Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

28 thg 5, 2013

THÁC LỜI ANH NGUYỄN BÁ THANH

TRƯỚC HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 7

Bất ngờ gặp lại Bá Thanh 
Tuấn Anh* thỏ thẻ: "Hà thành vui không?" 
Bá Thanh bày tỏ nỗi lòng: 
"Ở đây phức tạp hơn trong kia nhiều 
Nhưng giờ tau đã có chiêu 
Dễ dàng trụ lại trong triều thật lâu" 
Tuấn Anh mới phán một câu: 
"Chuyện này cũng chẳng dễ đâu mi nờ 
Ngay xưa ngồi ghế bí thơ 
Sông Hàn Đà Nẵng đôi bờ của mi 
Giờ ra giữa chốn kinh kì 
Tàng long ngọa hổ, thách mi làm càn" 
Bá Thanh bảo: "Nếu có gan 
Trời này, đất ấy trong bàn tay ta 
Thăng Long, Hà Nội, Đại La 
Một mai cũng sẽ như Đà Nẵng thôi 
Phần mi một chú đồi mồi 
Còn tau tất cả đất trời thủ đô"...
Tuấn Anh nghe vậy cười ồ: 
"Rứa là không hiểu Thủ đô Thanh à 
Thăng Long, Hà Nội, Đại La 
Trận đồ bát quái thiên la... khó lường 
Nói thật há miệng mắc xương 
Cái xương biện chứng – tình thương – nhân vèn (văn) 
Rối nội bộ - thêm khó khăn 
Đố mi vừa nói vừa làm được đo" 
Thanh rằng: tau chẳng có lo...


(*): Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL, cựu Chủ tịch Đà Nẵng Hoàng Tuấn Anh 

SAU HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 7

Tuấn anh gặp lại Bá Thanh:
"Bê Xẻ Tê trượt mi đành răng đây"
Bá Thanh buồn bả giải bày:
"Không ngờ kết cục thế này, Anh ơi!
Tưởng rằng phía trước sáng ngời
Giờ đây chán thiệt ngồi chơi đuổi gà
Nghe lời Trọng Lú mà ra
Nếu tau biết rứa tà tà ở quê
Bây chừ không có đường về
Lưỡng nan tiến thoái mô tê ai ngờ
Đau như bò đá mi nờ
Theo anh X hay theo cờ Đảng ta
Bây chừ tau gỡ không ra
Ở ngoài mi sáng, có pha mô bày."
Tuấn Anh mặt mũi hây hây:
"Ngày xưa mi có thế này đâu Thanh
Ngày xưa mi giọng đàn anh
Ăn trên ngồi trước, Đà thành sợ mi
Mi coi tau có ra gì
Tau làm chủ tịch, chuyện chi cũng thò
Ngày xưa có miếng thơm tho
Đất đai, dự án tau mò mi xơi
Bây chừ nói chuyện khơi khơi
Đồng hương tình nghĩa đôi lời với mi:
Mi coi Phúc hói hắn đi
Cứ theo anh X chuyện chi cũng thành
Mi đừng dại dột nổi danh
Cáo quan từ chức nó hành mi ngay
Án ba nghìn tỷ còn đây
Nằm im ngậm miệng chờ ngày yên thân
Cớ chi mi dám lấn sân
Hô to hốt hết mấy ngân hàng kìa
Chim lồng cá chậu lia thia
Phận mình phải biết để chia lộc trời."
Tuấn Anh vừa mới dứt lời
Bá Thanh ngẩn mặt lên trời mà ca:
"Chiều chiều ra ngắm Sơn Trà
Cha ơi, Mẹ hỡi! con ra thế này."

Nguồn: PHAMVIETDAO

THỬ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN TRƯƠNG DUY NHẤT BỊ BẮT



Tôi ít khi viết về những cá nhân. Vì viết khen thì cũng không xong, mà viết chê thì lại hóa ra mình chẳng ra chi, vì chuyện bếp núc của một cá nhân. Nhưng trong câu chuyện của cựu nhà báo, blogger Trương Duy Nhất bị bắt, nên phải viết để phân tích cho rõ tường tận mọi việc, để đúng tiêu chí của tôi đề ra ở blog này là, chia sẻ kiến thức đến mọi người. Nên trong bài viết này có gì mà mọi người không đồng ý thì hãy bàn luận thật rốt ráo, để tránh những việc đáng tiếc như trường hợp của Nhất.

Tiếc cho Trương Duy Nhất thì có nhiều cái để tiếc. Cái tiếc thứ nhất là tuổi đang chín muồi, sung sức và có chí khí để góp phần cho xã hội tốt nhất của một đời người, nhưng gãy gánh giữa đường.

Cái tiếc thứ hai là, cách viết của Nhất ngắn gọn mà đủ ý, nhưng lại bỏ chiến trường báo chí để viết blog. Dẫu sao, ở nước Việt ngày nay, quyền lực thứ tư vẫn còn là độc quyền của đảng cầm quyền. Ở trong chiến trường ấy, nếu có trí, có dũng, có mưu, thì bút pháp sẽ có thần để nói lên những gì dân thấp cổ bé miệng không nói được, hơn là bỏ chiến trường để ra đối đầu với một sức mạnh độc quyền.

Cái tiếc thứ ba đối với Nhất là, đã ra khỏi chiến trường báo chí, thì sao lại còn nặng lòng phe phái và chính trị, chính em để rồi có những bài viết xưng tụng chính khách đấu nhau như bài phỏng vấn trên BBC: Tại sao kỳ vọng vào ông Nguyễn Bá Thanh?

Nhưng nếu chỉ có một loạt bài Nhất cho người ta thấy anh đang đứng về ông trưởng ban nội chính trung ương đảng, thì không ai làm Nhất phải bị bắt khẩn cấp như báo Tuổi Trẻ đưa tin.

Đằng này, Nhất lại viết trên blog của mình 2 bài rất nặng ký mà theo tôi nó là giọt nước làm tràn ly để Nhất phải bị bắt theo điều 258 thuộc bộ luật hình sự quy định, đó là bài Tổng Bí Thư và Thủ Tướng nên ra đi ngày 24/4/2013, và bài Hai tân ủy viên Bộ chính trị vào ngày 04/5/2013.

Chỉ cần đọc, nhìn nhận sự vật khách quan trong 3 bài viết này cho thấy rằng, Nhất đang nằm trong một phe phái chính trị đang đấu đá nhau giữa nghị trường đóng kín ở Việt Nam hiện nay. Trong cuộc chiến tranh, chỉ có chiến sĩ và nhân dân xung trận, các chính khách ngồi trên bàn hội nghị để hưởng oản khi trở thành bên thắng cuộc, hoặc xách gói ra đi nếu trở thành bên thua cuộc. Nhất là những chiến sĩ đã chọn nhầm cửa đặt cược cho ván cờ chính trị, thì phải lãnh đủ.

Nhất mà không là vật tế thần để nhằm mấy cái đích rất tiện lợi thì chỉ có các chính khách thiểu năng trí tuệ. Còn đối với các chính khách lõi đời của Việt Nam hiện tại thì bắt Nhất tiện cả đôi đường. Thứ nhất là răn đe toàn bộ hệ thống thông tin ngoài luồng hệ thống thông tin của đảng cầm quyền. Thứ hai là trừ hậu họa một mầm móng đang chỉ trích, mà lại là chỉ trích đích danh từng nhà quản trị đất nước về những sai trái, mà lại không có chứng cứ thuyết phục.

Trong một thể chế chính trị kinh tế xã hội như ở Việt Nam hiện nay, như tôi đã viết trong bài Ngây thơ và không tưởng, là:

Tôi thì tôi nhìn sự việc dưới góc nhìn khoa học xã hội. Nhà nước Việt là nhà nước điều hành kinh tế chính trị bằng, nghị quyết, nghị định, và quy định do ban nghiên cứu trung ương soạn thảo. Sau đó, các ủy viên trung ương họp để sửa chữa, rồi trình cho quốc hội xem xét thông qua. Tất cả đều do các đảng viên cao cấp của đảng cầm quyền làm việc này. Nên việc điều hành đất nước là việc của tập thể, mà hay nghe nói là "sở hữu toàn dân" kể cả trong điều hành đất nước. Vì thế, trách nhiệm không của riêng ai, và trách nhiệm cá nhân lại càng không tưởng. Và một cá nhân ông ủy viên kia không thể bẻ nạn chống Trời.
Thứ nữa, cái tư tưởng 2 phàm là của Mao chủ tịch, là chiến lược xuyên suốt trong sự nghiệp đoàn kết trong đảng cầm quyền. Hai cái phàm là này tôi đã từng viết trên blog này. Nó rất đơn giản, nhưng vô cùng chặt chẽ và đúng cho một hình thái chính trị kiểu nửa phong kiến, nửa quân phiệt. Một là, Mao và đảng nói là đúng. Hai là, cán bộ của đảng phải có tỳ vết. Tỳ vết là cái để cán bộ luôn phải biết giữ gìn sự đoàn kết và trung thành tuyệt đối với đảng cầm quyền. Ai đi ra khỏi cái đường ray định hướng, chiến lược sẽ bị cái phàm là thứ hai nghiền nát.

Trong khi đó, Nhất lại đi kết tội cho từng cá nhân và đi bênh vực cho một cá nhân khác. Thế có tiếc cho cách nhìn khác, lạ của Nhất không, nếu không nói là ngắn theo kiểu cái dũng của con nhà võ, hơn là một nhà văn quân sư tầm cỡ?
Là trí thức nước Việt, ở trong thời buổi nhiễu nhương này, tốt nhất là, không nên đứng về phe phái nào, mà nên nói lên những cái sai, cái đúng, vạch ra con đường đi của tổ quốc và dân tộc. Đó là cách của người trí thức chân chính bao đời của nhân loại.

Con đường sự nghiệp của Nhất xem như chấm dứt kể từ đây. Nhất chỉ còn 2 con đường để chọn. Một là thỏa hiệp để ra khỏi án tù, và hai là chịu mức án nặng nhất theo điều luật 258 của bộ luật hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là, từ 2 đến 7 năm ngồi bóc lịch. Vì với nhân cách của Nhất, theo như tôi đã được biết qua đọc những gì Nhất viết, không có chuyện lững lờ hay chịu tội để được giảm án.

Viết cho Nhất cũng là viết cho tôi, cho cả dân tộc này. Nên tôi xin cầu chúc cho Nhất, cho cả tôi và cả dân tộc này sức khỏe, hanh thông và nhiều phước lành.

Nguồn: BS HOHAI

AI ĐÃ CHỈ ĐẠO BẮT TRƯƠNG DUY NHẤT ?

Như trên mạng đã phân tích, việc bắt Trương Duy Nhất vào thời điểm này gây bất ngờ với giới phân tích. Thứ nhất là vụ bắt xảy ra ngay trước thời điểm lấy phiếu tín nhiệm Quốc hội. Thứ hai là đối tượng bị bắt là Trương Duy Nhất chứ không phải là các blogger quá khích khác như Phạm Viết Đào, Nguyễn Hữu Vinh, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Xuân Diện… Chính vì vậy đây là một vụ bắt “rất lạ”, việc bắt khám xét và di lý ra Hà Nội chỉ diễn ra trong vài giờ đồng hồ và ngay lập tức sau đó truyền thông đồng loạt lên tiếng cho thấy đây là một vụ bắt được chuẩn bị rất kỹ và rất quyết tâm.

Vậy ai đã chỉ đạo bắt Trương Duy Nhất?

.
Chắc chắn không phải là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nếu ông Dũng muốn bắt thì đã làm từ lâu do Trương Duy Nhất từ nhiều năm nay đã liên tục viết bài tấn công, bôi nhọ cá nhân ông. Mặt khác, nếu ông Dũng chỉ đạo bắt thì lần này sẽ bắt đồng loạt nhiều người chứ không chỉ riêng gì Nhất.
.
Theo nguồn tin chưa kiểm chứng của Tư Sang nham hiểm, lần này chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo bắt Trương Duy Nhất, dĩ nhiên với sự đồng tình của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Như đã phân tích trong bài "Hệ thống chuyên chính của nhà nước Việt Nam đã chết lâm sàng", trước đây Trương Duy Nhất nằm trong nhóm các blogger được Trương Tấn Sang bảo kê và sử dụng để tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Từ sau HNTW6 và gần đây là HNTW7, Trương Duy Nhất bất mãn, trở nên nguy hiểm và mất kiểm soát viết các bài tấn công ngược: kêu gọi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ chức, chê bà Phó Doan là người “không biết xấu hổ”, chê Trương Tấn Sang “hèn hạ” khi không dám nêu tên đồng chí X thậm chí gần đây còn chửi thẳng ông Sang là kẻ “nói nhiều làm ít”.
.
Những hành động này của Nhất trở nên không thể chấp nhận được đối với Tổng bí Thư và Chủ tịch nước nên một lệnh chỉ đạo miệng trực tiếp từ Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã giao cho A87 (nơi đã 3 lần gọi Nhất lên nhắc nhở) phải khẩn cấp bắt và vô hiệu hoá Trương Duy Nhất trước thời điểm bỏ phiếu tín nhiệm Quốc hội đã được thực hiện.
.
Tư Sang nham hiểm dự báo, Điều 258 chỉ là sự khởi đầu, là cái cớ để bắt Trương Duy Nhất, nếu Nhất không ngoan ngoãn hợp tác và chấm dứt chỉ trích Tổng bí thư, Chủ tịch nước, nhiều Điều khác trong Bộ Luật Hình sự đang chờ đợi Trương Duy Nhất.

Nguồn : PHAMVIETDAO

27 thg 5, 2013

TRỜI LUÔN CÓ MẮT

Như tôi đã dự đoán trước khi Nick Vujicic vào Việt Nam là, anh ta được thuê để làm công tác dân vận trong bài viết Chuyện bạn tôi và chuyện đất nước: "Hôm nay người tàn tật nổi tiếng nhất hành tinh - Nick Vujicic - được chính quyền cho nói chuyện với nhân dân về khả năng và nghị lực vượt lên chính mình. Tự nhiên mình nhớ đến câu chuyện của bạn mình. Ở nước Việt đâu thiếu những tấm gương đáng kính để làm cho thế hệ trẻ noi theo. Sao không lấy nó làm hình ảnh cho cuộc sống mai sau. Có phải vì những tấm gương ấy đã không còn phù hợp với mục đích dân vận?"

Cũng đầu tháng 5/2013 này tôi có viết bài: Cái đáng sợ của mục tiêu dân vận là, "Mỗi dư luận viên được trả 3 triệu đồng mỗi tháng, vị chi họ ngốn tiền thuế của dân 240 tỷ mỗi tháng. Con số này tương đương với 11,5 triệu đô la theo thời giá hiện hành cho những cái loa rè, thiếu khả năng và trình độ là quá phí. Đó là chưa tính những phí tổn dân vận của báo hình, báo tiếng và băng rôn biểu ngữ đầy đường.

Với 11,5 triệu đô la mỗi tháng có thể xây một cái bệnh viện cỡ 30 giường cho người bệnh đang rất cần ở các tuyến huyện và có thể xây khoảng 10 trường học khang trang cho các cháu và thầy cô giáo miền xa, miền sâu trong lúc mà chế độ chưa lo được, mà các cá nhân và nhà mạnh thường quân phải đứng ra lo lấy theo kiểu lá rách đùm lá nát, giật gấu vá vai.

Với cách tiêu tiền vô tội vạ như thế để tước bỏ sức mạnh toàn dân, hòng bóp nát một xã hội dân sự, trong khi đó nền kinh tế đang suy sụp cũng vì nhờ mọi độc quyền những món béo bỡ trong nền kinh tế quốc dân, để giúp tha hóa và tham nhũng lên ngôi, thì liệu bao lâu nữa, tự nó sẽ sụp đổ hoàn toàn?"

Nick Vujicic được tiền hô hậu ủng được thuê giá hơn 30 tỷ đồng Việt Nam tương tương 1,5 triệu đô la chỉ 3 ngày đến nói chuyện ở Việt Nam vì công tác dân vận

Nhưng chỉ một mình Nick Vujicic đã tiêu tốn đến 32 tỷ để làm công tác dân vận như bài báo Nick Vujicic chỉ lối doanh nhân Việt bằng tinh thần Hồ Chí Minh, thì tôi cũng thấy rợn người cho cái kiểu kiếm tiền vô nhân đạo của Nick Vujicic.

Câu chuyện Nick Vujicic làm theo hợp đồng ăn tiền để hoàn thành công tác dân vận làm tôi thắt cả ruột gan nhớ đến Người Hùng công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, ngày nào còn sống đã Nam chinh, Bắc phạt lo cho người tàn tật nước Việt có cơm ăn áo mặc mà rớt nước mắt, nhưng chẳng có đại gia hay nhà nước nào thuê Hùng để làm công tác dân vận.

Nguyễn Công Hùng - Người Hùng công nghệ thông tin ngày còn sống đã lập doanh nghiệp lo cho người tàn tật luôn không cô đơn bên cạnh những người bạn nghèo cùng lo toan chén cơm manh áo cho những thanh niên tàn tật nước Việt.

Đành rằng anh ta làm theo hợp đồng với đảng cầm quyền thông qua công ty First News và Tôn Hoa Sen, nên anh ta phải hoàn thành hợp đồng tài chính mà anh ta đã ký kết.

Nhưng tôi cũng xin lạy cậu đấy câu Nick Vujicic. Kiếp này cậu bị không tay không chân, tật nguyền là quả báo của kiếp trước rồi.
Nhân thì cậu có thể gieo, nhưng quả thì cậu phải gặt. Cậu còn làm tiền ác nhơn ác đức đến hơn 30 tỷ để làm công tác dân vận thì tội cho dân tôi quá.
Với hơn 30 tỷ thuê Nick làm dân vận thì có thể xây cho các cháu vùng cao đến 30 cái trường đấy Nick ơi. Cậu ăn tiền để nói như thế này thì kiếp sau cậu chẳng còn cu để đái, đít để ỉa đấy Nick Vunicic ơi.


Còn với những kẻ đã bỏ tiền ra thuê Nick để làm công tác dân vận trong khi kinh tế suy sụp, nhân dân đói khổ để làm chuyện mà đảng cầm quyền đã không còn lòng tin ở dân nữa, thì quá nhẫn tâm và đừng hòng có một tương lai tử tế. Hãy chống mắt mà xem. Trời luôn có mắt.

Nguồn : BACSIHOHAI

Blogger Trương Duy Nhất bị bắt

Blogger có tiếng Trương Duy Nhất đã bị bắt hôm 26/5 tại Đà Nẵng và bị chuyển ra Hà Nội trong cùng ngày.
Báo Thanh Niên đưa tin Bộ Công an bắt ông Nhất vì có "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự."

Ông Nhất, năm nay 49 tuổi, nghỉ viết báo và chuyển sang viết blog Một góc nhìn khác từ đầu năm 2011 để có thể nói thẳng những suy nghĩ của mình.

Blog thẳng thắn chỉ trích đích danh các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần bị tin tặc tấn công và hiện cũng đang không thể truy cập được.

Tâm sự với độc giả khi chuyển sang viết blog, ông Nhất nói ông đã làm cho báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng 8 năm và sau đó có vài năm làm tại báo Đại Đoàn Kết.
Ông Nhất đã nhiều lần bị Bộ Công an Việt Nam gây sức ép về những gì ông viết trên blog.

Blogger này từng chê Chủ tịch nước Trương Tấn Sang "hèn hạ" khi không dám nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật tại Hội nghị Trung ương 6 hồi cuối năm 2012.
Ông Sang gọi người bị đề nghị kỷ luật là "đồng chí X".
Mới đây ông Nhất kêu gọi ông Nguyễn Bá Thanh từ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương sau khi Ban chấp hành Trung ương bác đề nghị đưa ông vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7 hồi đầu tháng này.

'Khát khao thay đổi'

Một loạt các cuộc bắt bớ ở Việt Nam từ đầu năm 2012 được cho là có phần liên quan tới cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra trong đội ngũ cầm quyền cao cấp của Việt Nam.
Tại hai hội nghị trung ương gần đây nhất, Ban chấp hành Trung ương gồm 175 vị đã bác các đề nghị liên quan tới nhân sự của Bộ Chính trị, từ việc kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng cho tới việc đưa người được xem là đối thủ của ông, Trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh, vào Bộ Chính trị.
Trước khi bày tỏ sự thất vọng về ông Nguyễn Bá Thanh sau thất bại của ông này tại Hội nghị Trung ương 7, ông Nhất từng có nhiều kỳ vọng vào vị cựu Bí thư Đà Nẵng:
Ông Nhất nói trong một phỏng vấn với BBC hồi đầu năm nay:
"Trong con mắt của tôi, thì ông Nguyễn Bá Thanh là một nhân vật cần có trong lúc này, kể cả về tính cách, lẫn tài năng và tư duy. Không chỉ riêng tôi, mà nhiều người tỏ ra rất hồ hởi trước 'hiện tượng Nguyễn Bá Thanh'.
"Người dân đang khát khao một sự thay đổi, đúng sai gì không biết, nhưng tình hình đã quá u ám, trì trệ kéo dài. Phải thay đổi, phải khác những gì đang có.
"Tôi cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh là người làm được việc, nếu giao việc cho ông Thanh thì ông sẽ là nhân vật ít nhiều mang lại sự đổi thay chứ không u ám như bây giờ."

'Viết điều cần viết'

Blogger Trương Duy Nhất thu hút được nhiều sự chú ý khi bỏ viết báo để chuyên tâm viết blog.
Giải thích về quyết định này, ông Nhất viết hồi năm 2011:
"Trong nhiều năm liền, với chức phận là một nhà báo ăn lương, tôi luôn phải viết cả những điều không muốn viết.
"Ừ thì cũng như muôn vàn nhà báo khác thế thôi. Đó là những bài báo viết không cần suy nghĩ, không động não, không tư duy, viết khoán cho đủ chỉ tiêu bài vở nhận lương hàng tháng. Những bài báo vô thưởng vô phạt mà tự thân mình phải xấu hổ khi núp dưới bút danh khác.
"Nhưng: làm báo chả lẽ mãi như vậy? Trên trang blog của mình, tôi đã nhiều lần treo câu này “Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói". Đó là câu của cụ Huỳnh Thúc Kháng, người sáng lập đồng thời là chủ nhiệm tờ báo Tiếng Dân, sau này cụ được Hồ Chí Minh cử làm quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
"Tôi đã chọn cách của cụ Huỳnh trong nhiều năm khi giữ cho mình cái quyền “không nói (viết) những điều người ta ép buộc nói”.
"Nhưng đã đến lúc tôi chọn phương cách khác, lắc đầu nói không với cụ Huỳnh: Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì... nghỉ làm báo để viết được những điều mình cần viết!”
Ông Nhất chỉ là trường hợp mới nhất trong số hàng chục cây viết mà Việt Nam đã bắt giam trong vài năm qua.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới coi Việt Nam nằm trong số ít các nước bị coi là "Kẻ thù của Internet" do chính sách hà khắc của Hà Nội với các cây viết bày tỏ quan điểm ôn hòa trên không gian ảo.

Nguon : Ở ĐÂY

Cái còng và khẩu súng không thể chĩa vào Nhất

Trương Duy Nhất (áo đen) trong một lần ra Hà Nội
Trương Duy Nhất (áo đen) trong một lần ra Hà Nội
Tháng 10 năm ngoái, “Một góc nhìn khác” đã nhận được lời cảnh cáo về “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“.
Tuy nhiên, bấy giờ Trương Duy Nhất đã trả lời rằng “nếu chỉ đọc thấy trên trang này “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“, thì chính quí vị mới là kẻ tiêu cực, thiếu ý thức và kích động, thậm chí là… phản động!”. Nói thẳng như thế, với cơ quan an ninh.
Không ít lần, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp (trên một bản sử ký chẳng hạn tôi đã nói anh “mó dái ngựa”) tôi bóng gió nói về việc Trương quá thẳng thắn và những lời lẽ sắc bén như dao cạo của anh khiến ngay cả những người đọc bình thường cũng gây sốc. Nhưng, với tính cách người xứ Quảng (nơi anh lớn lên từ bé), Trương Duy Nhất nói anh không chịu nổi “cách nói kiểu Bắc Hà”.
Sau khi anh post bài này, tôi có trao đổi với anh rất dài. Trương Duy Nhất có đùa rằng nếu anh “có làm sao” thì hy vọng tôi là người sẽ đi thăm anh. Tuy nhiên, Nhất khẳng định Công an không thể bắt anh được. Vì anh công khai tên tuổi. Vì anh nói thật. Vì người ta không thể bắt một người vì nêu chính kiến cá nhân, dẫu những ý kiến đó là chỉ trích và có thể làm người khác tức giận.
Nhưng hôm nay, Trương Duy Nhất đã bị bắt. Dù lý do chưa được tiết lộ. Nhưng với điều 258, có lẽ, sẽ ít nhiều liên quan đến những điều anh viết. Thôi thì cứ coi như là “Sinh nghề tử nghiệp”. Cứ coi như anh phải trả giá cho khí chất xứ Quảng thẳng đến không thể chịu nổi.
Đây là bài mà Trương Duy Nhất đã viết vào tháng 10 năm ngoái, với nhan đề “Viết sau 3 cuộc làm việc với công an”.
Sau khi về quê ngoại truy lục lý lịch, sáng qua thứ sáu 12/10/2012, công an tiếp tục làm việc với tôi. Thật ra đây là lần thứ ba. Hai lần trước tôi đã im lặng bởi coi đó là những động thái góp ý thiện chí, tích cực. Lần này là A 87 (cục an ninh thông tin truyền thông Bộ Công an), cơ quan an ninh văn hóa và an ninh điều tra. Thượng tá Trần Quốc Bảo khuôn mặt tươi tỉnh, dễ cảm tình. Phía công an Đà Nẵng, đại tá Nguyễn Ngọc Dương và thượng tá Nguyễn Nho Chinh (trưởng- phó phòng PA83) thì không xa lạ gì. Đây là 3 khuôn mặt tạo cho tôi nhiều ấn tượng tốt, cho tới bây giờ. Nhưng sau khúc chào hỏi dạng tuyên bố lý do, giới thiệu mục đích quen thuộc khá nhã nhặn cảm tình là một buổi khảo tra, qui chụp khá nặng nề kéo dài đến gần 12 giờ trưa (cho dù tôi đã tuyên bố trước là chỉ làm việc đến 11 giờ). 3 cán bộ khá trẻ với những tập bài viết photo dày cộp ngồi đối diện tôi là Nguyễn Văn Cương (A87, không biết hàm chức gì vì mặc thường phục, không phù hiệu không bảng tên), thiếu tá Nguyễn Ngọc Ánh (PA83) và thượng úy Lê Thanh Dương (PA92). Phía công an gọi cuộc làm việc, truy hỏi này là “trao đổi đối thoại”, nhưng tôi không có nhu cầu trao đổi đối thoại với công an. Những gì cần viết tôi đã viết, những gì cần nói tôi đã nói, những gì cần trao đổi tôi cũng đã trao đổi, trao đổi đến cạn nghĩa dốc lòng qua hai lần làm việc trước. Vì thế lần thứ 3 này tôi không còn nhu cầu trao đổi đối thoại nữa. Một “biên bản lấy lời khai” được lập như mọi lần. Tôi ký như muốn rạch nát tờ giấy sau khi ghi “Tôi không đồng ý với cách ghi “lời khai” bởi tôi không phải là tội phạm và cũng không có hành vi sai phạm nào. Tôi không đồng ý với những nhận xét mang tính qui chụp của câu hỏi. Trang blog của tôi không có bất cứ điều gì sai phạm”. Đã 3 lần công an mời tôi lên làm việc. Thậm chí đã nhiều lần tôi chấp nhận cả các hình thức “trao đổi đối thoại” ở quán nhậu- cà phê. Vì thế, đây cũng sẽ là lần cuối cùng tôi chấp nhận đến làm việc với công an theo giấy mời. Tôi đã định dành một bài chi li trả lời lại những câu hỏi khảo tra đầy tính qui chụp qua tất cả 3 cuộc làm việc, nhưng nghĩ lại thấy không cần thiết. Điều đó đến giờ là quá thừa. Nên biết đọc và nhìn những bài viết trên trang của tôi ở nghĩa tích tực. Và thật sự rất nhiều bài viết, nhiều phản biện góp bàn của tôi đã tạo ra những hiệu ứng và thay chuyển tốt. Hơn 4 năm trước, khi một ông Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương phán định trang Trương Duy Nhất có “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“, tôi đã trả lời rằng “nếu chỉ đọc thấy trên trang này “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“, thì chính quí vị mới là kẻ tiêu cực, thiếu ý thức và kích động, thậm chí là… phản động!”. Tôi không phải tội phạm. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất- Một góc nhìn khác cũng không đả phá, không phản động. Những loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang “cõng rắn cắn gà nhà”, những “nhóm lợi ích” đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những “bầy sâu ăn hết phần của dân”, những “bộ phận không nhỏ” trong đảng đang đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ. Đấy mới là cách bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Bọn đó mới là tội phạm, là lũ trọng phạm đang đục khoét đe dọa đến sự tồn vong của đảng và chế độ, chứ không phải là trang blog của tôi. Bọn đó mới là lũ phải gửi “giấy mời”, phải triệu tập, phải bắt giam, phải… chém đầu bêu trước nhân dân! Đó mới đúng là chức phận của ngành công an. Cái còng và khẩu súng là để chĩa vào bọn vinh thân phì gia, những kẻ đang cài nhét con cháu vào ghế này chức nọ bất chấp nguyên tắc và đạo lý, đục khoét ăn hại tàn phá đất nước, chứ không phải chĩa về những cây bút dám vứt bỏ hi sinh tất tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm đêm ngày phản biện góp bàn cho sự chuyển thay tích cực của đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất

Nguồn : Daotuan

17 thg 5, 2013

TIẾNG NÓI UYÊN, KHA TRƯỚC TÒA, LỜI CẢNH TỈNH CUỐI CÙNG CHO ĐẢNG CSVN



Nhà thơ Hoàng Hưng
Chắc tôi không cần nói nhiều về sự phi pháp, phi nghĩa, phản dân phản nước, và cũng thật ngu xuẩn của những kẻ kết án nặng nề hai em Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên.
Phi pháp phi nghĩa vì không thể hạch tội hai em “chống ĐCS”, đơn giản vì không có tội danh này trong luật của chính nhà nước VN, vì không thể đồng nhất ĐCS với Nhà nước hay Dân tộc.
Phản dân phản nước lại còn ngu xuẩn: vì cáo trạng đã hạch tội Phương Uyên “nói những điều không hay về TQ” tức là công khai thú nhận cái bóng khổng lồ của thiên triều Trung Cộng đã đè bẹp luật pháp VN, công khai thú nhận bản án này là của một lũ bề tôi nhằm chuộc lỗi với thiên tử.
Truyền đơn của Uyên viết bằng máu
Ngu hơn nữa, vì không có sự nhạy bén chính trị để hiểu rằng bản án dành cho Kha, Uyên hôm nay chính là gáo nước lạnh cuối cùng cho tàn lửa hy vọng trong lòng những người VN yêu nước vẫn đang chờ đợi ĐCS có ý thức thực thi một lộ trình dân chủ hợp lý, chính là lời tuyên bố bất khoan dung với thế hệ trẻ của đất nước.
Điều tôi muốn bày tỏ, với tất cả lòng yêu thương cảm kích, với niềm hứng khởi và lòng tin vững chắc: phiên toà xử Kha, Uyên là một dấu mốc lịch sử trên con đường đấu tranh dân chủ của VN.Lần đầu tiên, những người rất trẻ, một nữ sinh tuổi 21, một thanh niên lao động tuổi 25, thể hiện ý thức chính trị rõ ràng, nhận thức sắc bén, lòng tin vững vàng trong hành động của mình. Những kẻ toan tính hạ thấp, bôi bẩn việc làm yêu nước của Phương Uyên bằng cách gán cho cô động cơ muốn có cái máy ảnh và vài đồng tiền còm… đã thất bại thảm hại. Kể cả một số vị có lòng muốn giảm án cho cô với lý do cô nhẹ dạ, bồng bột, chắc hôm nay thấy chính mình mới bồng bột vì đã đánh giá thấp thế hệ con em. 
Lần đầu tiên, những lời “nhận tội, xin khoan hồng” quen thuộc đưọc ngụy tạo nhờ thủ đoạn khủng bố cộng với lừa phỉnh đã bị hai người rất trẻ lật ngược trước pháp đình bằng lời khẳng định đanh thép “tôi không có tội”, hay “chỉ có một tội là yêu nước”.
Theo nhiều lời tường thuật đáng tin, phát biểu trước toà của Đinh Nguyên Kha thể hiện nhận thức rất chuẩn về luật pháp, hơn nữa, về một vấn đề chính trị căn bản đang nóng hổi trên diễn đàn lề phải cũng như lề trái xung quanh việc sửa đổi Hiến pháp – tính chính danh của ĐCS, quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Nhân dân, Dân tộc: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội". Lần đầu tiên, chân lý này được dõng dạc tuyên bố công khai từ miệng một người trẻ không vướng ân oán gì với ĐCS, trong khi không ít vị lão thành còn có gì đó lấn cấn.
Nguyễn Phương Uyên thì khẳng khái: “Ông Hồ Chí Minh nói: Một năm bắt đầu từ mùa xuân, con người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi là sinh viên có lòng yêu nước. Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước”. Trong câu nói của Uyên, có một chi tiết tưởng nhỏ mà không nhỏ: Lần đầu tiên, tôi nghe một nữ sinh thể hiện ý thức công dân trưởng thành khi gọi nhà lãnh đạo là “ông Hồ Chí Minh” như thông lệ quốc tế văn minh chứ không phải “Bác Hồ” theo lối “gia đình chủ nghĩa” quen thuộc kiểu làng xã, tuy cô vẫn thể hiện sự tôn trọng đúng mức.
Chính nhận thức chính trị vững vàng và sâu sắc đã tạo nên phong thái đàng hoàng, đĩnh đạc, hiên ngang, gương mặt sáng bừng của Kha, Uyên trước một “bày viết thuê và lũ giết thuê” (mượn chữ của Tố Hữu nói về Nguyễn Văn Trỗi trước pháp trường).
Không thể không nhớ đến câu nói của Lý Tự Trọng trước toà án thực dân Pháp: “Tôi chưa đủ tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng”. Không thể không nhớ đến nụ cười Võ Thị Thắng trước toà án Sài Gòn.
Chỉ với hai câu nói trước toà, Kha và Uyên đã đi vào lịch sử.

Nếu nhà cầm quyền đã lúng túng và lo sợ vì một tiếng bom Đoàn Văn Vươn, một hành động “tự phát” chỉ vì “con giun xéo lắm cũng quằn”, thì tiếng nói ôn hoà dõng dạc của hai người gái, trai rất trẻ Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên chính là lời cảnh cáo cuối cùng cho chế độ độc tài toàn trị. Bởi vì nói theo chữ của các nhà Marxist, tiếng nói ấy đánh dấu bước chuyển từ “đấu tranh tự phát” sang “tự giác” của những người dân bình thường không cần phải là “nhân sĩ, trí thức” hay “nhà dân chủ” gì hết! Và nội dung đấu tranh đã thể hiện nhận thức chính trị rất sáng rõ, rất rành mạch: Độc lập Dân tộc (cụ thể là chống “Tàu khựa” như chữ của Phương Uyên) từ nay không còn thể gắn với CNXH, tức là với ĐCS (như Đảng vẫn ra sức nhồi sọ), mà ngược lại, phải gắn với nền Dân chủ không có sự toàn trị của ĐCS.
Có chăng điều gì phải trao đổi với hai em, thì chỉ là một đề xuất về phương pháp đấu tranh: Truyền đơn của Kha, Uyên chưa vạch ra được con đường “diễn biến hoà bình” mà nhiều nguời yêu nước, trong đó có bản thân người viết bài này, hy vọng. Nhưng nếu ĐCS vẫn quyết tâm chỉ một con đường cố sống cố chết đàn áp mọi tiếng nói bất đồng, vẫn không chịu hoặc không còn khả năng đoàn kết toàn dân chống ngoại xâm, thì điều gì tất yếu sẽ xảy ra, chắc không cần phải đoán. 
 
Nguồn : BUDOAN

Sau thất bại, bác Cả Trọng đã tỉnh ngộ hay vẫn u mê?

2uv

S
au sự thất bại thảm hại của TBT Nguyễn Phú Trọng (xin được gọi theo kiểu dân Bắc là bác Cả Trọng cho nó thân thiện) tại hai hội nghị TƯ.6 & 7 vừa diễn ra. Người am tường thời cuộc cho đó cũng là sự tất yếu của qui luật sinh tồn. Khi kiến không ăn được cá thì cá ăn kiến là điều khó tránh.
Những ai quan tâm đến chính sự thời gian qua đều nhận thấy tư duy và bản lĩnh chính trị của bác Cả Trọng là lạc hậu và yếu kém. (Xem ở đây). Đã vậy ông còn đại ngôn như đã từng lên lớp ở trường đảng bên Cu-ba. Khiến cho bà Tổng thống cánh tả của xứ Ba-tây (Brazil) sợ tới mức phải đột ngột cáo bận mà không dám tiếp ông (dù trước đó đã long trọng kính mời) để tránh “gần mực“ khỏi bị đen lây?
Nếu nói theo logic lập luận của bác Cả hôm đầu xuân vừa qua ở Thạch Thất (“mình phải như thế nào thì người ta mới mời chứ“). Thì có thể hiểu bác Cả phải nói năng thất thố trước cửa ngõ nhà người ta (ở Cu-ba) tới mức nào thì bà Tổng thống Ba-tây mới cực chẳng đã, phải hủy lời mời như vậy?
Thử nghe lại một trích đoạn ngắn xem sao?
TBT Nguyễn Phú Trọng trên bục giảng tại trường Đảng Cao cấp Nico Lopez – ngày 10.04.2012 (Ảnh: Trí Dũng -TTXVN)
TBT Nguyễn Phú Trọng trên bục giảng tại trường Đảng Cao cấp Nico Lopez – ngày 10.04.2012 (Ảnh: Trí Dũng -TTXVN)

Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghiã: đời sống của đa số cư dân lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn vào lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật đơn giản là bản thân thị trường tự do của chủ nghiã tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu… “.
Những khó khăn và mâu thuẫn này xem ra gần với nền “kinh tế thị trường định hướng XHCN“ ở xứ ta hơn thì phải?!
Ở đoạn khác ông Trọng khoe khoang:
“Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, chứ không phải cạnh tranh thắng – thua vì lợi ích vị kỷ của các cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác và chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có” *
Đến đây thì chả cần bình bọt thêm làm gì cho mất thì giờ. Từ miệng ông Trọng tuôn ra cả đấy nhá. Chứ có tụi “thế lực thù địch“ nào xui ông đâu. Khi chỉ cần thay hai chữ ”chúng ta” thành chữ “chúng nó“ (CNTB Tây Phương) là chuẩn không cần chỉnh. Thật đúng là “cóc chết tại miệng“ là thế. Mang chuông đi đấm nước người, sứ giả còn phải giữ gìn huống chi nhà vua. Ai lại đi xưng xưng “Nói những gì không biết, viết những gì không hiểu và sợ mất những gì mình không có!” bất cẩn như thế bao giờ?
TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Bắc Kinh từ 11-15.10.2011
TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Bắc Kinh từ 11-15.10.2011

Xuất thân từ một anh thư lại không có công trạng gì với non sông. Chỉ theo học chuyên ngành về “xây dựng đảng“ ở cái nơi vốn là “thành trì của CNXH“ mà ngày nay người dân ở đó cũng đã kiên quyết khước từ. Bởi lỗi hệ thống của thứ chủ nghiã này qúa lớn (“được duy trì bằng sự giả dối“ – Lời Gorbachev). Ông Trọng sở dĩ có được cái may mắn leo cao không phải bằng tài ba lỗi lạc. Mà do được lòng ông bạn vàng khổng lồ Phương Bắc và sự đồng thuận tạm thời của các phe nhóm lợi ích trong đảng vào thời điểm đảng đang trên đà tuột dốc thê thảm vì nạn tham nhũng đang ngày càng trầm trọng.
Nếu so với đồng chí X (hơn nửa thế kỷ theo đảng, từng vào sinh ra tử), bác Cả Trọng chưa thấm vào đâu. Nhưng cái qúy nhất của bác Cả là đời tư liêm khiết và gia cảnh vợ con chưa hề có tai tiếng gì. Việc bác Cả quyết tâm chống “một bộ phận không nhỏ“ (“bầy sâu“) tham nhũng làm mất lòng tin của nhân dân với đảng và có nguy cơ làm sụp chế độ là một thiện ý tốt rất đáng ghi nhận. Nhưng bác Cả lại tự mâu thuẫn với chính mình khi kiên quyết đòi duy trì cho bằng được cái môi trường thuận lợi cho bầy sâu tham nhũng kia sinh sôi nảy nở (như giữ điều 4 và kiên quyết không tam quyền phân lập). Chính việc này đã là nguyên nhân sâu xa của sự thất bại ê chề. Nếu chưa muốn nói sự nghiệp chính trị của người đứng đầu ĐCS coi như kết thúc.
TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Vĩnh Phúc hôm 25/2/2013.
TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Vĩnh Phúc hôm 25/2/2013.

Lỗi là tại ông Trọng mà thôi, tuyên bố của ông ở Vĩnh Phúc đã đẩy ông vào thế đối đầu với dân chúng. Sau bài nói đó và cả bức thư của Nguyễn Đức Kiên uy tín của ông Trọng rớt thảm hại. Làm chính trị phạm những sai lầm kiểu ấy là sai lầm không thể sửa được. Các đối thủ của ông không nói ra nhưng rất biết và hết sức tận dụng điều đó. Mà, ông Trọng lại hoàn toàn không biết tự đánh giá lực lượng của mình (HN 6 đã thấy rõ…). Từ HN 6 đến HN7 đối thủ của ông không ngừng tập hợp gia cố uy tín ảnh hưởng. Lạ lùng là chính ông Trọng không biết điều đó. Làm chính trị lên đến chức vụ như ông mà như vậy quả thật là điều ngoài sức tưởng tượng. Không có gì để nói nữa…
Đó là nhận định của hậu duệ cụ Ngô Đức Kế trên trang nhà của nhà văn Phạm Viết Đào (xem ở đây)
Cũng như hôm khai mạc (1/5), hôm qua (11/5), sau khi nghe ông Trọng đọc lời bế mạc HN7, vẫn lại phải nghe những lời tua đi tua lại cũ rích đổ tội cho các “thế lực thù địch“ chống phá làm suy yếu đảng và làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của đảng…
Mới thấy sự lạc hậu của cỗ máy cũ do ông Trọng cầm lái đã tới mức nào rồi. Bình luận về việc này có ý kiến cho rằng, về mặt lý mà nói, chống tham nhũng là công việc của bên hành pháp. Hành pháp chống không được, hay không có chút tiến bộ nào, mà lại còn đầu têu, thì người đứng đầu hành pháp (thủ tướng) phải từ chức. Ngoài ra, chả có anh quái nào có tư cách chống tham nhũng cả.
Toàn cảnh HNTW 7 từ 1-11/5/2013
Toàn cảnh HNTW 7 từ 1-11/5/2013

Người đứng đầu chế độ như ông Trọng, lẽ ra phải là người hơn ai hết phải hiểu điều này. Thay vì tinh giản bộ máy cồng kềnh cho đỡ tốn tiền thuế của dân, ông Trọng lại cho đẻ thêm ra hai cái ban đảng (trước đây đã bỏ đi). Chẳng qua hai ban mới này chỉ là công cụ làm tăng uy thế của TBT mà cũng là nhằm gia cố cơ chế đảng trị lên trên guồng máy nhà nước. Làm như vậy là đi ngược với thiết chế của một nhà nước pháp quyền. Nên đã bị vô hiệu hóa bởi chính những người đã từng đưa ông Trọng lên chiếc ghế đầu triều ngày hôm nay.

Hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vì được bác Cả Trọng ưu ái mà đâm ra lỡ làng...
Hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vì được bác Cả Trọng ưu ái mà đâm ra lỡ làng…

Chỉ tội nghiệp cho hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ. Những gương mặt tương đối sáng trên chính trường thời gian qua. Hăng hái tham gia bài toán vô nghiệm của bác Cả mà thành nhỡ nhàng. Như ông Bá Thanh, ngoại lục tuần rồi. Không nắm chắc được kiếm trong tay… thật đi cũng dở mà ở thì không xong!
Nếu ở một đất nước dân chủ đa nguyên thì một người có năng lực như ông Bá Thanh, bị thất sủng ở đảng này có thể đầu quân hay đứng ra lập riêng một đảng chính trị khác. Nếu có tài và tâm mà lại được người dân tín nhiệm thì con đường hoạn lộ của những người như ông Thanh vẫn thênh thang chán. Nhưng với chế độ độc đảng toàn trị thì chấm hết (Stop). Như lời khuyên của blogger Trương Duy Nhất, ông Thanh nên sớm từ chức là hơn.
Bàn về chuyện thất bại của ông Trọng có độc giả nhận định:
Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh rớt Bộ Chính trị, mặc dù được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hết sức ủng hộ cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng trong Đảng còn vô cùng gian nan. Không thể chống tham nhũng khi duy trì thể chế độc đảng, vì bản thân độc đảng chính là hiện tượng tham nhũng điển hình: tham nhũng chính trị – nguồn gốc của mọi tham nhũng.
Điều gì sẽ xảy ra, nếu Bá Thanh vào Bộ Chính trị xong, rồi trở cờ, bắt tay với đc X, Bình Ruồi và đồng bọn phe cánh? Sẽ là thảm họa cho đất nước và nhân dân.
Muốn thoát cảnh bế tắc này, chỉ có đi theo con đường đa nguyên chính trị, đa đảng, tự do, dân chủ đích thực mà hầu hết nhân loại văn minh đã lựa chọn, hòa nhập đầy đủ với thế giới, tranh thủ được ủng hộ của quốc tế. Khi ấy, có được lòng dân, chính quyền VN Hà Nội sẽ thoát vòng cương tỏa của Bắc Kinh, mở ra thời kỳ độc lập thật sự, dân giàu, nước mạnh
Một độc giả khác thì than:
Thôi rõ rồi, không bỏ phiếu cho ông Thanh và ông Huệ cho thấy Hội nghị đã chống lại ông TBT Trọng, muốn ông Trọng và đảng của ông “nghỉ” thôi. Ông Phạm Quang Nghị cũng được báo trước là sẽ rớt ghế TBT khoá tới, vì “bị” ông Trọng đề xuất. Rõ ràng có một xu hướng chính trị mới xuất hiện.
Còn blogger nổi tiếng Nguyễn Huy Canh cũng góp lời:
960202_10151575392479709_2097185470_n_zpsc7952399
Nếu tôi là UVTW, được bỏ phiếu, tôi cũng sẽ bỏ phiếu chống lại ông Cả Trọng. Vì bây giờ ông vẫn còn khuyên người ta quay lưng lại với tiền bạc, với cám dỗ vật chất. Ông định biến tất cả cán bộ nhà nước và chúng ta thành nhà sư ư? Ông vẫn quyết tâm sở hữu toàn dân về đất đai, đó chính là ý chí của Marx đã trở thành lỗi thời, là tàn dư của tư duy Phật giáo; ông vẫn quyết không tam quyền… chính ông là người mong muốn, là kẻ đam mê quyền lực nhất hòng trị vì cả dân tộc này theo cách của những kẻ chăn cừu.
**

Hiện tình của Đảng CSVN hiện nay được ví như một quả bưởi ngoài bóng trong khô. Trông chờ có được một phép lạ thay đổi chỉ là điều không tưởng. Bởi đáng ra trong lúc kinh tế đất nước đang suy thoái như hiện nay, những người đứng mũi chịu sào phải đoàn kết tạo thành một khối vững chắc để lèo lái con thuyền vượt qua cơn khủng hoảng thì nội bộ lãnh đạo quay ra tỷ thí tranh giành quyền lực bách hại muôn dân.

Vậy nên đồng giao mới xuất hiện trên mạng gần đây đang loan truyền câu ca như thế này:
Thịt xôi ngập ngụa vương triều
Rằng ông Tổng Trọng chẳng điều được quân
Đảng đang phân liệt chia phần
Các nhóm lợi ích xoay vần choảng nhau…
  Nguồn " Gocomay

14 thg 5, 2013

Stop Nguyễn Bá Thanh nguyen ba thanh

nguyen ba thanh
Tình thế này, hay nhất lúc này là Nguyễn Bá Thanh nên từ chức.
Không vào được Bộ Chính trị, coi như đường đi của Nguyễn Bá Thanh kết thúc. Năm lần bảy lượt cơ cấu ghế này chức nọ, Phó Thủ tướng có, Chủ tịch Hà Nội có… nhưng toàn đến phút cuối thì tiêu.
“Đà Nẵng có Nguyễn Bá Thanh/ Lãnh đạo cũng giỏi đá banh cũng tài…” Dân Đà Nẵng làm vè ca ông vậy. Máu bóng đá và đá cũng được. Hiếm có quan chức hàng trung ương ủy viên nào hứng khởi xỏ giầy vào sân như cụ Bá.
Đội bóng Đà Nẵng và cơn lốc màu da cam trên cái chảo lửa Chi Lăng tạo được ấn tượng và tiếng vang như ngày hôm nay cũng phần lớn nhờ ông. Không chỉ kêu gọi kiếm tìm nguồn tài trợ cho đội bóng, nghe thiên hạ đồn nhiều khi ông nổi hứng can dự vào cả chiến thuật cho từng trận đấu, như thể chính Nguyễn Bá Thanh mới là huấn luyện viên trưởng vậy.|
Thế nhưng, trận cầu sự nghiệp của chính ông thì lại… chẳng ra gì. Ông luôn chết ở phút 89. Thậm chí dàn trận kéo giờ cho đá thêm hiệp phụ cũng thua.|
Ba Đình không phải như sân bóng Chi Lăng.
Dư luận phản ứng về cú nốc ao của Bá Thanh theo nhiều chiều hướng ngược. Bất bình, thất vọng nhiều. Có người bức xúc đến mức đòi trả thẻ đảng, rằng như thế là ý đảng đã không hợp lòng dân… Nhưng cũng có ý kiến tỏ ra vui mừng. Giáo sư Tương Lai cho rằng đó là “bước phát triển đáng mừng”. Còn tiến sỹ Lê Đăng Doanh bình luận: "Vấn đề là ông Nguyễn Bá Thanh đã không kinh qua một nhiệm vụ nào ở trung ương, cho nên xét về một Ủy viên BCT, có nhiều đồng chí trung ương cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh mới có kinh nghiệm ở địa phương chứ chưa có ở trung ương. Và điều nữa, có lẽ điều này mọi người đều đã biết, là trước và sau khi ra nhậm chức Trưởng ban Nội chính ở Hà Nội, ông Nguyễn Bá Thanh đã có một số tuyên bố làm công luận hết sức chú ý, là sẽ bắt hết, sẽ hốt liền, và các tuyên bố đó có thể làm cho người này người khác có e ngại nhất định" (nguồn: BBC)
Huy Đức nhận xét: “Việc Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ rớt chức ủy viên BCT, vừa có vấn đề tương quan, Tổng Bí thư không có được đa số ủng hộ ở trung ương, vừa có vấn đề cá nhân ứng cử viên. Vương Đình Huệ chưa có thành tích nổi bật gì còn Nguyễn Bá Thanh thì ngay từ đầu đã phạm không ít sai lầm. Việc ông ấy đòi "bắt nhốt, hốt hết" khi mới nhận chức Trưởng ban Nội chính cho thấy ông Thanh vừa không hiểu chức năng, quyền hạn của cương vị mới vừa không hiểu cơ chế vận hành quyền lực ở trung ương. Cái thời trung ương nghe lời Tổng Bí thư (nhân danh BCT) đã qua, "chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng", anh đang cần phiếu của người ta mà anh đã đe bắt người ta thì không rớt mới lạ” (nguồn: fecebook Osin)
Vâng. Nguyễn Bá Thanh đã việt vị ngay từ cú giao bóng đầu tiên. Mà cú nốc ao này cũng đâu hẳn dành cho riêng ông.
Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh chấm dứt từ đây. Với cú nốc ao này, sự nghiệp chính trị của ông coi như stop. Không vào được BCT, chắc chắn ông khó trụ lại trên cái ghế Trưởng ban Nội chính. Mà giả có trụ được ở đấy tiếp thì cũng chẳng để làm gì.
Trước tình thế này, hay nhất lúc này, tôi nghĩ ông nên từ chức.
“Sinh ra vốn dĩ là dân/Phấn đấu dần dần cũng được thành quan/ Hết quan rồi lại hoàn dân/ Hoàn dân rồi lại dần dần vào quan”- Tôi nhớ ông mới đọc câu này cách đây không lâu, trong một cuộc nói chuyện với đông đảo cán bộ quan chức Đà Nẵng trước khi ra Ba Đình. Câu ông đem ra căn dặn các thế hệ kế tục ở Đà Nẵng chưa gì đã ám vào chính số mệnh mình.
Tình thế đến nước này chẳng nên ngồi đó làm gì. “Đời người có khi chỉ cần một tác phẩm, một bài thơ hay là đủ, một “tác phẩm” như thành phố Đà Nẵng cũng là được rồi!”- Câu này là của chính ông, tôi nhớ đại khái vậy.
Rớt BCT, tan tành giấc mộng… Thủ tướng! Nhưng phải công tâm thừa nhận dù sao Nguyễn Bá Thanh vẫn là một hiện tượng đẹp.
Và, nó sẽ đẹp hơn nếu ngay ngày mai ông dám đứng bật dậy dõng dạc: Tôi từ chức! Còn cứ “vì đảng phân công không bao giờ thoái thác”, ngồi thêm hai năm, lúc đó sẽ chẳng còn được mấy ai nhắc đến cái tên Bá Thanh nữa.
Đời chính khách, cũng như thằng cầu thủ vậy (bóng đá chứ không phải nhóm lò đâu nhé) phải biết dừng lại đúng lúc. 

Phấn Đấu & Cơ Cấu

Thay vì bỏ phiếu chuẩn thuận ba ứng cử viên do Bộ chính trị đưa ra, Trung ương đã đề cử thêm rất nhiều người. Kết quả, sau 3 vòng bỏ phiếu, hai ứng cử viên do Bộ chính trị đưa ra thất cử.

Chiến thuật làm loãng phiếu bằng cách đưa thêm ứng cử viên từng được "áp dụng" hồi tháng 1-2009, đánh rớt cơ hội vào Ban bí thư của Tướng Lê Thế Tiệm. Nhưng không chỉ đơn giản là gạch bỏ Vương Đình Huệ hay Nguyễn Bá Thanh, lần này, dường như đang có nhiều Trung ương ủy viên muốn giành lại quyền quyết định (theo điều lệ) của Trung ương thay vì cam lòng biểu quyết như cơ quan chấp hành của Bộ chính trị.


Trong lịch sử bầu bán của Đảng cộng sản Việt Nam, những người không được Bộ chính trị hoặc Ban chấp hành trung ương giới thiệu, khi được các đại biểu hoặc các ủy viên trung ương khác giới thiệu, đều tự giác rút lui hoặc được yêu cầu rút lui. Không cần chờ tới Đại hội hay Hội nghị trung ương, một nhân vật đã được Bộ chính trị, được tổng bí thư hoặc có thời chỉ cần được Lê Đức Thọ "chấm" là chắc chắn vào Trung ương, thậm chí vào những vị trí cao hơn trong Đảng.


Dưới thời Tổng bí thư Đỗ Mười, có những câu chuyện làm nhân sự nghe cứ như giai thoại: Trước Đại hội VIII (1996), ông Đỗ Mười cho gọi một vị phó thủ tướng tới bảo: "Kỳ này tôi nghỉ anh thấy sao?". Vị phó thủ tướng, vốn là một trí thức lịch lãm, chân thành hỏi lại: "Ai sẽ thay anh?". Kết quả, ông bị loại ra khỏi danh sách tái cử. Ông Đỗ Mười lại cho mời một nhà lý luận bảo thủ tới và khi ông vừa dứt lời thì nhà lý luận này liền đập tay xuống bàn: "Trời ơi, đất nước đang như thế này anh nghỉ làm sao được". Kết quả, nhà lý luận giữ được ghế ủy viên Bộ chính trị.
Ngày 19-6-1996, tại Hội nghị Trung ương 12 (Hội nghị trước khi Đại hội VIII bắt đầu), Tổng bí thư Đỗ Mười đã yêu cầu Trung ương đưa vào danh sách đề cử ủy viên Bộ chính trị hai nhân vật bị Hội nghị Trung ương 11 đưa ra và yêu cầu tái cử thêm hai ủy viên Bộ chính trị quá tuổi, Đoàn Khuê và Nguyễn Đức Bình. Tuy bị ba uỷ viên trung ương phản ứng, khi ông yêu cầu "giơ tay biểu quyết", đa số Trung ương phải "chấp hành" ý kiến của ông. Sau Đỗ Mười, không có tổng bí thư nào có khả năng thô bạo với Trung ương như thế.

Từ Đại hội VI bắt đầu có chuyện ứng cử viên được đề cử bởi Ban chấp hành Trung ương bị thất cử ở trong đại hội. Hai nhân vật "tạo tiền lệ" là Tố Hữu (từng được Lê Duẩn chọn kế vị Tổng bí thư) và Hoàng Tùng, khi ấy đang là Bí thư trung ương Đảng. Năm 2011, Trung ương cũng từng đánh rớt một nhân vật được Bộ chính trị tái cơ cấu, Hồ Đức Việt, và Đại hội cũng đã không bầu Phạm Gia Khiêm một người được đưa vào danh sách chính thức của Trung ương.


Càng về sau, càng có nhiều ứng cử viên "giới thiệu thêm" được đưa vào danh sách bầu. Nhưng, cho dù danh sách ứng cử viên có đông hơn thì xác suất thất cử của các ứng cử viên được Bộ chính trị, Trung ương trình ra là rất thấp.


Ông Nguyễn Phú Trọng là "người của thiểu số" ngay khi bắt đầu trở thành Tổng bí thư. Ông ủng hộ "chế độ công hữu về tư liệu sản xuất" trong khi chiều 18-1-2011, 61,70% đại biểu của Đại hội XI đã chọn định nghĩa đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là "có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp".


Việc Đại hội không coi "sở hữu công" như là một đặc trưng chủ yếu của chủ nghĩa xã hội lẽ ra phải có giá trị như một hành động vứt bỏ vòng kim cô cuối cùng của Marx (căn cứ theo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản). Ông Trọng có thể đã có một vị lịch sử khác nếu ông "phục tùng đa số" như ông tuyên bố khi nhận chức Tổng bí thư, đẩy mạnh giải tư khu vực kinh tế quốc doanh và trao quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân. Nhưng, Nguyễn Phú Trọng đã chứng tỏ một cách hùng hồn là ông không có khả năng nhận ra thời cuộc cho chính ông, đừng nói là cho đất nước.


Từ Hội nghị Trung ương Bốn, ông Nguyễn Phú Trọng rõ ràng đã có nỗ lực để trở nên không tẻ nhạt như người tiền nhiệm của mình. Chỉnh đốn Đảng và chống tham nhũng là một lựa chọn khá được lòng dân. Nhưng, thay vì thừa nhận nguyên nhân tham nhũng là từ "lỗi hệ thống" để cải cách chính trị theo hướng dân chủ hơn; thay vì để cho Quốc hội và tư pháp được thực thi các quyền hiến định của mình, ông lại sử dụng những công cụ hết sức giáo điều trong khi trung ương không còn một đa số chỉ biết vâng lời như trước nữa.


Việc các cơ quan trung ương được cắt giảm chỉ còn sáu ban, kể từ năm 2006, là kết quả của gần hai thập niên cải cách chính trị theo hướng "Đảng lãnh đạo nhà nước chứ không làm thay nhà nước". Vậy mà tại Hội nghị Trung ương Năm, ông Trọng lại cho khôi phục Ban Nội chính và Ban Kinh tế trung ương (một ban chỉ mới được giải tán từ năm 2006).


Sau khi Hội nghị trung ương Sáu đồng ý "cơ cấu" chức ủy viên Bộ chính trị cho các trưởng ban. Thay vì bầu bổ sung Bộ chính trị trước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những bước đi "chắc ăn": Bổ nhiệm Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ làm trưởng ban rồi mới đưa ra Trung ương bầu bổ sung. Kết quả cả hai đều không đắc cử.


Đây không chỉ là vấn đề tiêu chuẩn cá nhân của ông Huệ hay ông Thanh mà là "sự nổi loạn" của các ủy viên trung ương. Có lẽ không mấy trung ương ủy viên không từng mơ tới chiếc ghế trong Bộ chính trị cao sang, và giờ đây không ít người trong số họ không muốn chỉ ngồi nhìn những kẻ có tiền qua mặt mình, hoặc không muốn chấp nhận nguyên lý "mười năm phấn đấu không bằng một lần cơ cấu".


Sau thất bại ở Trung ương Bảy, lẽ ra ông Trọng và Bộ chínhtrị phải nhận ra trong Đảng đã tự diễn biến, các phương thức chính trị cổ hũ đã không còn thích hợp với thực tiễn hiện nay. Thời kỳ các lãnh tụ áp đặt niềm tin cá nhân lên toàn đảng, toàn dân tộc đã qua, ngay trong nội bộ của hệ thống toàn trị cũng cần phải có những chính trị gia thật sự.


Thay vì dừng lại để tìm một hướng đột phá, lấy phương thức vận động tranh cử để làm "công tác cán bộ trong tình hình mới", Trung ương Bảy vẫn thông qua chiến lược nhân sự cho Đảng tới 2021 và vẫn dựa trên nguyên tắc "cơ cấu" và "quy hoạch".


Năm 2001, khi Trưởng ban Tổ chức trung ương Nguyễn Văn An được cơ cấu làm Chủ tịch Quốc hội, tôi đặt vấn đề "tranh cử trong đảng" với ông. Ông An lúc ấy cho rằng: "Tranh cử không khéo sẽ thành tranh giành, cục bộ. Hiện giờ trong Đảng mình chỉ bàn bạc dân chủ rồi phân công. Đảng phải làm sao đảm bảo có dân chủ mà trong Đảng vẫn giữ được sự thống nhất" (Thời báo Kinh Tế Sài Gòn 28-6-2001). Giờ đây, ông Nguyễn Văn An cũng phải nhận ra rằng chính "sự thống nhất" nếu còn thì chỉ để cho một số cá nhân lũng đoạn.


Nếu như tiến trình tranh cử trong đảng diễn ra công khai, thì người thực sự tài hơn trong đội ngũ hiện tại sẽ vượt lên; đội ngũ kế cận sẽ tự nó xuất hiện chứ không phải chỉ những kẻ biết làm vừa lòng cha chú được cơ cấu.


Đặc biệt, nếu tiến trình tranh cử bắt đầu nhiều tháng trước các dịp bầu bán, thì không cần "Nghị quyết trung ương Bốn", các ứng cử viên sẽ giúp Đảng phát hiện tài sản nổi, tài sản chìm, bồ nhí, con rơi...Giúp dân chúng hiểu được kẻ nào đã ban hành những chính sách hại dân, hại nước. Chính sự "rạn nứt" do tranh cử sẽ tạo ra một tiền đề mới cho cải cách chính trị.


Độc tài, toàn trị thì luôn đối lập với dân chủ. Tuy nhiên trong điều kiện Đảng vẫn cứ một mình cầm quyền và dân chưa biết làm thế nào để thay đổi tương lai chính trị của mình thì áp dụng một số phương thức dân chủ trong đảng cũng giảm được cho nước, cho dân phần nào tai họa.

nguồn : HUYDUC