Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

12 thg 5, 2014

BIỂN ĐÔNG, VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA NHỮNG TRÒ CHƠI CHÍNH TRỊ

Sáng nay ông bạn gọi điện thoại cho mình về vấn đề Giàn khoan dầu của Trung Hoa xâm lấn địa phận Việt Nam. Vào BVCR thì các bác sĩ bàn nhau chuyện này rất lung. Họ hỏi mình:

"Theo anh, kỳ này có đánh nhau không?"

Mình chưa trả lời, nhưng hỏi lại:

"Mấy em thử đặt mình vào bộ tứ Việt Nam và bộ thất của Trung Hoa xem, phải giải quyết như thế nào một cách khách quan và tổng thể vấn đề này xem sao?"

Cuộc đàm đạo trở nên rôm sảy. Hehehe, có bạn thì bảo kỳ này khó xử lắm. Bạn khác thì bảo cái điệp khúc tuyên bố chủ quyền sẽ diễn ra như cũ, một hai đi đều bước. Có bạn thì bảo, kỳ này đánh nhau to. Còn bạn khác thì cho rằng, như kiểu thằng giàu đang bực mình thằng nghèo vì nó chơi khăm, nên thằng giàu sang nhà thằng nghèo tác tai cái chơi". v.v...

Mình thì nghe rồi phán là sao không đặt ra các sự kiện Tân Cương ở Trung Hoa và Dương Nội ở Việt nam, chuyện quốc hội Hoa Kỳ xem xét có nên cho Việt Nam vào TPP hay không? Chuyện thả mấy tù nhân lương tâm, rồi bắt lại mấy người đấu tranh Dương NộiAnh ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Cùng với bản sao trung thành nhất từ Trung Hoa về Việt nam so với tất cả các phên giậu của Trung Hoa để thấy đây là trò 2 anh em bắt tay nhau cùng tạo sự kiện đẩy cao tinh thần dân tộc cực đoan và định hướng dư luận trong dân chúng ra biển Đông? Sáng nay lại có tin Hàng trăm người đập phá ủy ban nhân dân xã để đòi người.

Vì đặt cái giàn khoan trên biển chứ có phải xây cái nhà đâu? Nhưng xây cái nhà cũng phải mất ít nhất vài ba tháng thì làm sao qua mắt được phòng địa chính phường? Thế thì tại sao không phát hiện và tung tin từ trước, mà đến hôm nay mới "phát hiện" và tung tin? Hơn nữa, có nước nào trung thành với Trung Hoa hơn phên giậu Việt phải sao y bản chính kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, tuyên truyền dân vận, địch vận, v.v... kể cả chiến lược trường kỳ kháng chiến dù làm chết dân đến hàng triệu sinh mạng, kể cả cải cách ruộng đất, đánh tư sản tư doanh như Việt nam từ hơn 50 năm qua? Đã thế, năm nào 2 bên cũng có cuộc họp để bàn về lý luận để đưa ra phương án trị dân. hai bên còn là anh em 4 và 16, đồng minh chiếc lược của phe cánh tả.

Về Trung Hoa, thử xem có ai là bạn bè, đồng minh chiến lược vai u thịt bắp mạnh và quan trọng bằng Việt Nam trong các phên giậu sau: A Phú Hãn - Afghanistan; Hồi Quốc - Pakistan; Iran; Lào; Cambodia? Liệu Việt Nam và Trung Hoa thực sự làm mất lòng nhau trên biển Đông, sau khi đã ký kết về song phương ở biển Đông sau tuyên bố chung 2 nước trong chuyến đi của ngài Tổng bí thư hồi tháng 10/2011 và sau đó vào tháng 6/2013 được ngài chủ tịch nước lập lại một lần nữa cũng 8 điều rất cơ bản.

Thề thì tôi xin xách chiếu vàng, chiếu bạc ra trải dài từ Bắc Kinh đến Hà Nội, tôi lạy suốt 49 ngày đêm, bằng bàn thờ Gia cát Lượng cầu sao để đổi mệnh rằng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam xin cắn rơm, cắn cỏ mời Trung Hoa đánh nhanh, đánh mạnh, tốc chiến, tốc thắng như kỳ Đặng đánh Việt Nam vào tháng 02/1979, thì bộ thất của Trung Hoa cũng không dám làm chuyện đánh đấm, chứ đừng nói là dám đơn phương đem giàn khoan dầu đặt ở thềm lục địa Việt Nam.
Câu chuyện này làm tôi nhớ lại, câu chuyện tình báo Adward Snowden tung bí mật Hoa Kỳ nghe lén các quốc gia. Nó đánh tan những cuộc biểu tình chiếm phố Wall của dân Mỹ ở New York và sắp tràn ra khắp nước Mỹ năm 2013.

Như vậy, lâu lâu thấy căng thẳng ở trên đất liền của hai quốc gia anh em, thì chuyện biển Đông lại được tạo ra một cách thực sự và hùng hồn để làm gì? Chính trị là một trò chơi nghệ thuật của sự có thể - Otto Von Bismarck.
 

Tại sao họ giữ im lặng?

 
Việc Trung Quốc ngang nhiên mang giàn khoan HD 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế Việt Nam đang làm khắp thể giới chú ý và quan ngại. Người dân Việt chờ đợi sự lên tiếng từ lãnh đạo cao nhất nước để biết quan điểm của chính phủ trước cuộc xâm lược này nhưng cho tới nay gần một tuần lễ trôi qua vẫn chưa có một phát biểu nào mặc dù đại hội Trung ương đã khai mạc vào ngày 8 tháng 5 vừa qua. “Tại sao họ im lặng” là câu hỏi Mặc Lâm cố tìm hiểu sau đây.

Hình ảnh giàn khoan HD 981 vẫn bập bềnh trên vùng biển Việt Nam có lẽ khiến người dân trong và ngoài nước quan tâm hơn hết trong mọi sinh hoạt thường nhật. Báo chí Việt Nam trích đăng các bài viết của truyền thông và chuyên gia quốc tế bình luận về hành động này của Trung Quốc với tâm thức mượn lời người khác nói thay cho mình. Phóng viên không được phép theo tàu ra khơi để tận mắt chứng kiến cụ thể sự việc. Hình ảnh do nhà nước cung cấp và rất chiếu lệ khiến dư luận nghi ngờ vẫn còn điều gì bí ẩn mà Việt Nam chưa được phép công khai.

Trách nhiệm của Đảng và nhà nước
Trả lời chúng tôi về sự lo lắng chờ đợi của người dân trước một công bố chính thức từ nhà nước, ông Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương từ khóa VIII đến khóa XI Ủy viên Bộ Chính trị khoá X, XI. Trước đó, ông từng giữ chức Phó trưởng ban Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương, cho biết:
-Vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền việc thiêng liêng ai cũng phải làm. Đảng và nhà nước phải chịu trách nhiệm cái việc đó. Mấy hôm nay tôi cũng mới trên Điện Biên về vừa qua thấy tình hình ở nhà anh em thể hiện tích cực cũng như báo chí. Thực hiện tích cực như thế đều do các đồng chí chỉ đạo cả chứ có phải đâu là tự nhiên?
Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo chỉ có thể nhìn dưới dạng chia sẻ thông tin và hoàn toàn không phải là một phản đối đúng như thông lệ quốc tế khi một nước bị sự xâm lăng của nước khác.

Khi tuyền hình trực tiếp hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc bài diễn văn khai mạc đại hội Trung ương 9 khóa 11 vào ngày 8 tháng 5,  trong suốt bài diển văn ấy không thấy ông đá động gì tới hai chữ Trung Quốc và điều này gây thất vọng cho không biết bao nhiêu người trong đó có ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký hội Trí thức Tp HCM:
-Đây là lần đầu tiên tôi chịu khó ngồi nghe hết một diễn văn của Tổng Bí thư họp Ban chấp hành Trung ương. Lý do đây là lần đầu tiên bởi vì tôi cũng quan tâm coi thử ông Tồng bí thư và Ban chấp hành Trung ương phát biều chính thức thái độ của Đảng đối với việc giàn khoan của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của mình chỉ cách Lý Sơn 220 Km tức là 168 hải lý
Không phải chỉ có tôi mà toàn bộ những người quan tâm yêu nước và quan tâm tới vận mệnh đều quá thất vọng có cảm giác như việc Trung Quốc xâm lược vào đây không liên quan gì tới Đảng. Đảng chỉ lo phần của Đảng thôi còn vận mệnh đất nước thì không quan tâm đến. Vận mệnh của đất nước giao cho Đảng, Đảng tự nhận mình là người lãnh đạo mà có một thái độ như thế thì không những tôi mà tất cả những người Việt Nam yêu nước đều rất thất vọng.
Chính vì thề chúng tôi cương quyết tới ngày Chúa Nhật này cả nước sẽ tổ chức biểu tình phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc. Chúng tôi sẵn sàng đương đầu nếu nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục có những hành động khủng bố như trước đây.

Vào ngày hôm qua một nhóm trí thức nhân sĩ và cách mạng lão thành đã yêu cầu được gặp ông Chủ tịch UBND thành phố Lê Hoàng Quân để đề nghị biểu tình chống Trung Quốc nhưng yêu cầu này không được đáp ứng. GS Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội nhân văn cho biết lý do ông Quân tránh mặt:
-Vì muốn tiếp thì họ phải trả lời mà trả lời thì họ chưa có chủ trương. Chúng tôi đau đớn biết rằng các chiến sĩ hải quân, những người cảnh sát biển, những người ở tàu kiểm ngư của ta thì đang đổ máu ở ngoài cái vùng giàn khoan kia.
Theo GS Tương Lai thì việc Trung Quốc làm hôm nay là hệ quả trước mắt và lâu dài của một chính sách đối ngoại sai lầm.
-Chính sách đối ngoại sai lầm ấy sâu xa là do nhận thức một cách mơ hồ và sai lệch về cái được gọi là ý thức hệ do đó mới nảy sinh Hội nghị Thành Đô để từ hội nghị này tự ru ngủ lấy mình là chỉ có Trung Quốc là cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, phải dựa vào và từ đó bị ràng buộc dần đến nỗi rất khó thoát ra.

Việc không có lãnh đạo nào đứng ra công khai tuyên bố với Trung Quốc theo GS Tương Lai là còn lý do khác, sự đấu đá giữa hai phe thân và không thân Trung Quốc, ông nói:
-Tôi tin rằng đây là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa những người ngay trong nội bộ của Bộ Chính trị, của ban Chấp hành Trung ương của những người lãnh đạo nói chung. Hãy gạt bỏ thế lực thân Trung Quốc đi. Gạt bỏ thế lực thực sự đang bị thằng Trung Quốc nằm gáy đi. Chỉ có trên cơ sở đó mới có thể tìm ra một lối thoát cho Việt Nam được.
Đương nhiên họ có thể có những kế hoạch này nọ chứ tôi không nghĩ rằng họ bán nước cả đâu nhưng tôi có cảm tưởng rằng họ không đủ bản lĩnh và cũng không đủ sự nhất trí để đưa ra những hành động.

Ngoài những dư luận nóng vội hầu hết người dân Việt đều nhẫn nại chờ đợi sự lên tiếng của người cao nhất nước như điều mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải làm khi bị ngoại xâm. Nhân dân không chờ đợi một tuyên bố phát động cuộc chiến chống Trung Quốc, cũng không chờ đợi sự giải thích vỗ về người dân, thậm chí bằng con dao của tình hữu nghị. Người dân chỉ muốn biết lập trường của chính phủ, điều mà họ có quyền được biết một cách công khai.

Nguồn : Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok

30 thg 3, 2014

Luân Chuyển Cán Bộ và Nhân Sự Cho Đại Hội



Sau một quyết định luân chuyển, 44 vụ trưởng, thứ trưởng... bỗng trở thành phó tỉnh[1]. Nhiều người trong đó sau Đại hội sẽ lại ra Hà Nội làm Bộ trưởng, vào Trung ương. "Luân chuyển cán bộ" là một giải pháp được Hội nghị Trung ương Ba, khóa VIII (6-1997), đặt ra. Nhưng phải tới Hội nghị Trung ương Sáu (lần 2), khóa VIII (1998), mới bắt đầu được Tổng bí thư Lê Khả Phiêu áp dụng.

Chỗ Trống

Nếu những nỗ lực đưa tuổi về hưu lên 65 không thành công, Đại hội sắp tới hứa hẹn sẽ có rất nhiều "chỗ trống". Tuổi để không "tái ứng cử" của ủy viên Trung ương hiện là 60, tức là những người sinh từ năm 1956 trở về trước sẽ phải ra đi. Có tới 81/154 ủy viên trung ương (không tính Ban bí thư, Bộ chính trị) có năm sinh từ 1951-1956. Trong số này có 11 bộ trưởng, 15 bí thư tỉnh ủy và hai vị chủ tịch 2 thành phố Hà Nội, Sài Gòn.

Hy vọng không phải hoàn toàn tắt hết cho 15 vị ủy viên Trung ương sinh năm 1956. Nhưng cũng phải nhớ là ở Đại hội XI chỉ có 4 vị sinh năm 1951 (tương đương 1956 ở đại hội XII) lọt vào Trung ương: Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên Thường vụ Quốc hội Đào Trọng Thi, Bộ trưởng Giàng Seo Phử. Năm 2011, cũng có ba vị bộ trưởng khác "cố đấm" nhưng không "ăn được xôi": Lê Doãn Hợp (1951), Trần Đình Đàn (1951), Phạm Khôi Nguyên (1950).

Tuổi về hưu của ủy viên Bộ chính trị là 65. Có ít nhất 4 ủy viên Bộ chính trị chắc chắn sẽ bị vấn đề tuổi tác loại ra khỏi danh sách nhân sự Đại hội 12: Nguyễn Phú Trọng (1944), Nguyễn Sinh Hùng (1946), Ngô Văn Dụ và Tô Huy Rứa (cùng sinh năm 1947). Cũng có không nhiều cơ hội cho: Lê Hồng Anh (12-11-1949), Phùng Quang Thanh (2-2-1949), Phạm Quang Nghị (2-9-1949) và Lê Thanh Hải (20-2-1950).

Hai ủy viên Bộ chính trị, Phạm Gia Khiêm (6-8-1944) và Hồ Đức Việt (13-8-1947) đã bị đánh rớt tại Đại hội XI. Chỉ có một tiền lệ là trường hợp của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, ông được tái cử để đưa lên ghế Chủ tịch Quốc hội khi chỉ còn vài ngày là 65 tuổi (18-1-1946). 

Quy định tuổi tác và giới hạn hai nhiệm kỳ cũng có tác dụng tích cực trong một nền chính trị cả nể như Việt Nam. Ông Phạm Văn Đồng từng làm Thủ tướng từ năm 1955 đến 1987. Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn đều giữ chức cho đến "hơi thở cuối cùng". Trước Đại hội VIII, Đỗ Mười đã 79 tuổi nhưng vẫn còn "bám trụ".

Bộ Tứ

Từ sau Đại hội IX, tuổi không tái ứng cử của "bộ tứ" được quy định là 67. Đại hội XI diễn ra vào tháng Giêng 2011, khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng vẫn còn 3 tháng... để trở thành Tổng bí thư (ông Trọng sinh ngày 14-4-1944).

Nếu Đại hội XII tổ chức vào đầu năm 2016, Ông Trương Tấn Sang có thể chạm vào giới hạn tuổi tác (ông sinh ngày 21-1-1949) nhưng lại có lợi thế là mới giữ chức Chủ tịch Nước một nhiệm kỳ. Ông Nguyễn Tấn Dũng đang còn mấy tháng tuổi (ông sinh 17-11-1949) nhưng chỉ có một con đường "đi lên" vì đã có hai nhiệm kỳ Thủ tướng[2].[2]

Rất nhiều "hồng y" muốn trở thành "giáo hoàng" nhưng ai cũng phải giữ bề ngoài đạo mạo. Ai cũng cần người thay họ nói ra "tham vọng" đó (bằng cách đề cử trong những hội nghị trung ương cuối nhiệm kỳ). Trước Đại hội XI, cho dù uy tín của Nông Đức Mạnh thế nào, lời giới thiệu người kế vị của ông vẫn vô cùng quan trọng. Năm 2011, nếu không được Nông Đức Mạnh giới thiệu, Nguyễn Phú Trọng có thể chỉ là một ông già 67 tuổi về hưu.

Đề cử người kế vị của ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn vẫn có trọng lượng nhưng cách vận hành Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương giờ đây đã phức tạp hơn. Nó chịu chi phối rất nhiều của vấn đề "thế - lực".

Nguyễn Tấn Dũng là ủy viên dự khuyết từ tháng 12-1986. Trong khi tháng 1-1994 Nguyễn Phú Trọng mới được đặc cách vào Trung ương. Tuy vào Bộ chính trị gần như trong cùng một thời gian, mãi tới năm 2006 Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng mới có một ví trí có quyền lực ở tầm quốc gia. Trong khi từ năm 1996, Nguyễn Tấn Dũng đã được đưa vào nhóm năm người quyền lực nhất (Thường vụ Bộ chính trị) và lần lượt giữ những chức vụ mà các quyết định có thể "quy ra thóc", chi phối tới mọi ngóc ngách của hệ thống chính trị: Phó thủ tướng thường trực (1997); Thủ tướng (2006).

Người thắng cuộc là người có nhiều phiếu hơn. Người có nhiều phiếu hơn không hẳn vì uy tín lớn hơn mà còn có thể là người có nhiều "gót chân A-Sin" để sau khi bầu lên "đàn em" dễ dàng trục lợi.

Thành phần bỏ phiếu trong Đại hội không bị chi phối một cách trực tiếp bởi nguyên tắc lợi ích như trong Bộ chính trị, Trung ương, nhưng đại biểu lại thường là những người "phục tùng". Cho dù xác suất rất thấp, Đại hội vẫn có thể tạo ra bất ngờ nếu như các đại biểu hiểu là lá phiếu của họ có thể chỉ tập trung đặc quyền, đặc lợi cho một số người nhân danh "tập trung dân chủ".

Tại Sao Luân Chuyển

"Luân chuyển", theo Nghị quyết Trung ương Ba, là để "giúp cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn". Nhưng, tại sao một ông phó chánh án Toà án Nhân dân Tối cao lại phải "rèn luyện" bằng cách về tỉnh làm phó bí thư; một ông Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi lại phải cần "thực tiễn" ở ủy ban nhân dân một tỉnh..

Ban Tổ chức Trung ương có bao giờ hỏi ông Nguyễn Văn Giàu, hai năm cách ly với chuyên môn ở Ninh Thuận (2004-2006) có giúp được gì cho ông khi làm Thống đốc. Bí thư tỉnh ủy là một nhà chính trị địa phương trong khi Thống đốc ngân hàng làm công việc của một nhà kỹ trị. Ban Tổ chức cũng có bao giờ hỏi ông Nguyễn Hòa Bình (luân chuyển về Quảng Ngãi 2010-2011), kinh nghiệm làm Bí thư có giúp gì để  một ông tướng công an trở thành Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Đứng đầu "viện công tố" mà học được cái lắt léo của "chính trị gia" thì liệu có còn "độc lập, chỉ tuân theo pháp luật".

Cũng có những cán bộ được quy hoạch để làm chính trị khi về địa phương, bị đặt trước thách thức phải tự "tìm chỗ trống có cơ cấu" như Thứ trưởng Trần Thế Ngọc (trước đương kim Bí thư Trần Thị Kim Cúc ở Tiền Giang hồi năm 2010); Phải phản công tự vệ như phó ban Tư tưởng Văn hóa Phạm Quang Nghị khi về làm Bí thư Hà Nam (1997-2001). "Đấu đá nội bộ" cũng có tác dụng trui rèn bản lĩnh nhưng không phải là con đường nhất định để trở thành chính trị gia.

Không thể coi luân chuyển là "thử thách" khi đó chỉ là quy trình một cán bộ được Ban bí thư xếp sẵn ghế rồi "ẵm" về địa phương. Chỉ có rất ít trường hợp thất bại như Vũ Trọng Kim (Quảng Trị 2001-2005). Luân chuyển chỉ là cơ hội để các bên cài đặt nhân sự của mình vào những vị trí có cơ cấu. Cả khách lẫn chủ đều biết chịu đựng nhau. Xuôi chèo mát mái thì đến hẹn họ mới đi cho. Đó là thời gian "nín thở qua sông" chứ không phải là "rèn luyện".

Cho dù Đảng kiểm soát tuyệt đối về công tác cán bộ nhưng không có nghĩa là cán bộ của Đảng thì có thể ngồi bất cứ chỗ nào. Có những bí thư tỉnh ủy có thể làm bộ trưởng. Nhưng không có nghĩa ai có "hàm bộ trưởng" là có thể phiên ngang. Chính trị địa phương không giống như chính trị quốc gia và điều quan trọng hơn, viên chức hành chánh, viên chức chính trị và chính khách là những vị trí không thể luân qua, chuyển lại.

Hành Chánh Chuyên Nghiệp

Cho dù độc đảng hay đa đảng một quốc gia muốn ổn định đều cần phải thiết lập được một nền hành chánh công vụ chuyên nghiệp và độc lập. Các viên chức hành chánh, nếu muốn vẫn có thể "học tập đạo đức Hồ Chí Minh" và chính trị Marx - Lenin, nhưng điều họ bắt buộc phải học là chỉ được làm những gì pháp luật cho làm, tuân thủ các chuẩn mực hành chánh một cách chính xác và không cần sáng kiến.

Bộ máy hành chánh có thể hình thành từ trong các bộ, ngành, từ tỉnh, quận, huyện và phường xã. Đứng đầu các bộ máy hành chánh ở tất cả các cơ quan này là những người được đào tạo trong trường hành chánh. Họ là các chủ sự, các đốc sự và tham sự hành chánh. Họ có thể có hàm tương đương với thứ trưởng, phó tỉnh trưởng hay phó quận trưởng...

Các bộ trưởng, tỉnh trưởng có thể bị thay thế sau mỗi nhiệm kỳ, nhưng người đứng đầu bộ máy hành chánh thì chuyên nghiệp. Khi nào có bộ trưởng, tỉnh trưởng mới tới, họ lại giúp tập huấn để các chính trị gia biết giới hạn, thủ tục khi ứng xử các quyền hành chánh.

Viên chức hành chánh là một "ngạch" có thể chọn qua thi tuyển.

Viên chức chính trị bổ nhiệm (political appointee)

Đây là một lực lượng hết sức hùng hậu, trung ương có các bộ trưởng, các thẩm phán (bao gồm cả chánh án), công tố viên (kiểm sát viên - bao gồm cả viện trưởng viên kiểm sát)...; địa phương có các giám đốc sở... Họ được bổ nhiệm bởi những chính trị gia được quốc hội hoặc các cuộc tổng tuyển cử bầu lên như thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch tỉnh... và thường phải được phê chuẩn của quốc hội hay hội đồng
nhân dân các cấp.

Quyền lựa chọn nhân sự cho các vị trí này thuộc về các chính trị gia. Nếu họ đưa "em út" hay đưa những kẻ "chạy chức, chạy quyền" vào thì có thể sẽ bị phát hiện trong quá trình điều trần. Nếu người mà họ bổ nhiệm không được phê chuẩn thì họ sẽ rất có thể mất uy tín, phải từ chức hoặc chịu thất cử trong nhiệm kỳ kế tiếp.

Tuy quyền lựa chọn là của cá nhân nhưng để có sự hậu thuẫn chính trị các chính trị gia buộc phải lựa chọn nhân sự từ nhiều nguồn khác nhau. Thay vì dựa vào "kho dự trữ cán bộ" của Bộ chính trị, Ban bí thư, Thủ tướng sẽ lựa chọn các bộ trưởng trong hàng các chính trị gia hoặc trong các nhà kỹ trị, các nhà văn hóa lớn; Chủ tịch nước sẽ chọn các thẩm phán không phải từ những người được quy hoạch mà có thể từ các luật sư nổi tiếng, giỏi nghề nghiệp và liêm chính.

Chính Trị Gia

Công tác cán bộ như hiện nay không thể làm xuất hiện chính trị gia cho dù vẫn có những chức danh được đặt vào thông qua bầu cử. Chính trị gia thực thụ phải là những người trưởng thành từ các hoạt động chính trị, xã hội... được công chúng biết đến và chọn lựa.

Không phải tự nhiên, cho dù có học vấn cao hơn, phẩm chất chính trị gia của lãnh đạo càng ngày càng tụt xuống. Trước đây, các lãnh đạo địa phương được điều ra Trung ương thường nhờ thành tích "đổi mới" (như Võ Văn Kiệt, Đoàn Duy Thành, Nguyễn Văn Chính - Chín Cần...). Ngày nay, không ai biết thành tích ở địa phương của các bí thư tỉnh ủy được đưa lên là gì. Không có môi trường chính trị để những người trở thành lãnh đạo thực sự cao hơn các đồng chí của họ "một cái đầu", các nhà lãnh đạo đã chọn những kẻ kém mình "một cái đầu" cho dễ bảo.

Hiện tượng xuất hiện các nhà lãnh đạo dưới 40 tuổi có học vấn cao, được đào tạo ở Mỹ, ở Canada như Nguyễn Thanh Nghị (phó bí thư Kiên Giang), Nguyễn Xuân Anh (phó bí thư Đà Nẵng) lẽ ra phải được coi là tích cực. Nhưng họ lại đang trở thành đối tượng để dư luận "xì xào". Vấn đề là tại sao lại chỉ có hai vị ấy mà không phải là những người xuất sắc khác trong số hàng chục ngàn bạn trẻ vừa du học trở về.

Nếu không có một môi trường chính trị minh bạch thì những người tử tế rất khó có chỗ đứng trong giới cầm quyền. Nếu không có một môi trường tranh cử công khai thì người tài không thể xuất hiện và được thử thách. Nếu đội ngũ kế cận chỉ gồm những người được cha chú "lôi từ trong túi áo ra" thì cho dù họ lên tới cấp nào cũng chỉ có thể hành xử như hàng thuộc hạ.


 

[1] Trong 44 cán bộ được luân chuyển đợt này, có 2 ủy viên dự khuyết Trung ương, 19  thứ trưởng và tương đương; 25 cục trưởng, vụ trưởng và tương đương; 3 cán bộ nữ. Theo Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, 25 người giữ chức Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; 19 người giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

[2] Theo Nghị quyết Trung ương Ba, Khóa VIII: “Cán bộ đứng đầu từ cấp huyện, quận trở lên không giữ một chức vụ quá hai nhiệm kỳ”.

Nguồn:

29 thg 3, 2014

Bỏ Asiad không phải là ngu ngốc, nếu như không nói là ngược lại.



 

  • Đ t chc Asiad Qung Châu 2010, nước ch nhà Trung Quc đã chi đến 18,7 t USD

Nhà thể thao kỳ cựu Nguyễn Hồng Minh không chút đắn đo đưa ra một con số: “Theo dự đoán của tôi, số tiền tối thiểu cũng phải khoảng 400 triệu USD mới đủ”.
Bởi theo ông, “số tiền dự kiến tổ chức 150 triệu USD mới chỉ đủ xây mới một số công trình và nâng cấp, sửa chữa các địa điểm tập luyện, thi đấu”, trong khi “những nước từng đăng cai tổ chức Asiad đều phải bỏ ra gấp 5-10 lần so với dự kiến ban đầu”.
Nhưng ngay cả có thể “siêu tiết kiệm” với 150 triệu USD, có nghĩa là 3.149 tỉ đồng thì ít nhất những người đóng thuế cũng cần được trả lời một câu hỏi giản dị nhất trần đời mà bất cứ người mua nào cũng đặt ra: Để làm gì?

Ngắn gọn, theo Bộ trưởng Tuấn Anh: 150 triệu USD sẽ mua được “cơ hội lớn giúp VN nâng cao vị thế chính trị”, “thu hút đầu tư”, rồi thì “khách du lịch”, “tạo niềm tin cho khu vực, thế giới”.

Những cái đó bảo cần thì cũng cần, nhưng không bức thiết đến mức người dân phải thắt chặt thêm chi tiêu để hy sinh đến như vậy.

Hôm qua, đồng hồ nợ công cho biết mỗi người dân Việt từ sơ sinh đến nguời già đang phải gánh trên vai khoản nợ bình quân 20 triệu đồng mỗi người.

Đó có thể là “khó khăn tạm thời” - nói như Bộ trưởng Tuấn Anh. Nhưng chẳng ai biết được đến 2019, sẽ lại còn có những “khó khăn tạm thời nào nữa”.
Huống chi trên đất nước này đang thiếu tiền cho những điều tưởng như là tối thiểu nhất: Một cây cầu vượt suối hay áo cơm cho 1,794 triệu lượt đồng bào đang còn đói ăn mỗi năm.
Xin hãy giải thích cho dân đi: Tại sao phải bỏ tiền tươi thóc thật từ mồ hôi nước mắt của nhân dân để “mua” về những thứ chưa thiết thân như vậy.

Tại sao phải bỏ 10.000 tỉ đồng xây “vòng chảo đua xe đạp” để rồi sau đó nhãn tiền có thể thấy sẽ trở thành nơi bán lợn lửng hay massage đá nóng như ở Mỹ Đình.
Tại sao dân phải đóng thuế để tổ chức một kỳ Asiad mà các SVĐ phải miễn phí để mời người đến xem.

Hôm qua, trên Tiền Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban Olimpic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang, người được xem là “có công” mang Asiad về Việt Nam đã trả lời câu hỏi “Chi phí tổ chức Asiad 2019 có thể lên tới 300 triệu USD, thậm chí cao hơn?” bằng đúng một câu hỏi “Không nhẽ chúng ta bỏ không đăng cai nữa?”

Không phải là chưa từng có tiền lệ. Singapore, quốc gia láng giềng của Việt Nam cũng đã từng trả quyền đăng cai Asiad sau khi Thủ tướng Lý Quang Diệu trong một bài phát biểu trước toàn dân đã tuyên bố: “Một quốc gia nhỏ bé như Singapore không cho phép mình phí phạm thời gian cho việc chạy đua tranh giành những tấm huy chương ở Olympic, Asian Games hay SEAP. Với những cường quốc, điều này sẽ giúp họ đẩy mạnh nhiều khía cạnh, nhưng thật ngu ngốc và lãng phí nếu sao chép mô hình này cho các quốc gia nhỏ bé. Sẽ chẳng có lợi ích nào cho Singapore”.