Nhà
thể thao kỳ cựu Nguyễn Hồng Minh không chút đắn đo đưa ra một con số: “Theo dự
đoán của tôi, số tiền tối thiểu cũng phải khoảng 400 triệu USD mới đủ”.
Bởi
theo ông, “số tiền dự kiến tổ chức 150 triệu USD mới chỉ đủ xây mới một số công
trình và nâng cấp, sửa chữa các địa điểm tập luyện, thi đấu”, trong khi “những
nước từng đăng cai tổ chức Asiad đều phải bỏ ra gấp 5-10 lần so với dự kiến ban
đầu”.
Nhưng
ngay cả có thể “siêu tiết kiệm” với 150 triệu USD, có nghĩa là 3.149 tỉ đồng
thì ít nhất những người đóng thuế cũng cần được trả lời một câu hỏi giản dị
nhất trần đời mà bất cứ người mua nào cũng đặt ra: Để làm gì?
Ngắn
gọn, theo Bộ trưởng Tuấn Anh: 150 triệu USD sẽ mua được “cơ hội lớn giúp VN
nâng cao vị thế chính trị”, “thu hút đầu tư”, rồi thì “khách du lịch”, “tạo
niềm tin cho khu vực, thế giới”.
Những
cái đó bảo cần thì cũng cần, nhưng không bức thiết đến mức người dân phải thắt
chặt thêm chi tiêu để hy sinh đến như vậy.
Hôm
qua, đồng hồ nợ công cho biết mỗi người dân Việt từ sơ sinh đến nguời già đang
phải gánh trên vai khoản nợ bình quân 20 triệu đồng mỗi người.
Đó
có thể là “khó khăn tạm thời” - nói như Bộ trưởng Tuấn Anh. Nhưng chẳng ai biết
được đến 2019, sẽ lại còn có những “khó khăn tạm thời nào nữa”.
Huống
chi trên đất nước này đang thiếu tiền cho những điều tưởng như là tối thiểu
nhất: Một cây cầu vượt suối hay áo cơm cho 1,794 triệu lượt đồng bào đang còn
đói ăn mỗi năm.
Xin
hãy giải thích cho dân đi: Tại sao phải bỏ tiền tươi thóc thật từ mồ hôi nước
mắt của nhân dân để “mua” về những thứ chưa thiết thân như vậy.
Tại
sao phải bỏ 10.000 tỉ đồng xây “vòng chảo đua xe đạp” để rồi sau đó nhãn tiền
có thể thấy sẽ trở thành nơi bán lợn lửng hay massage đá nóng như ở Mỹ Đình.
Tại
sao dân phải đóng thuế để tổ chức một kỳ Asiad mà các SVĐ phải miễn phí để mời
người đến xem.
Hôm
qua, trên Tiền Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban Olimpic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang,
người được xem là “có công” mang Asiad về Việt Nam đã trả lời câu hỏi “Chi phí
tổ chức Asiad 2019 có thể lên tới 300 triệu USD, thậm chí cao hơn?” bằng đúng
một câu hỏi “Không nhẽ chúng ta bỏ không đăng cai nữa?”
Không
phải là chưa từng có tiền lệ. Singapore, quốc gia láng giềng của Việt Nam cũng
đã từng trả quyền đăng cai Asiad sau khi Thủ tướng Lý Quang Diệu trong một bài
phát biểu trước toàn dân đã tuyên bố: “Một quốc gia nhỏ bé như Singapore không
cho phép mình phí phạm thời gian cho việc chạy đua tranh giành những tấm huy
chương ở Olympic, Asian Games hay SEAP. Với những cường quốc, điều này sẽ giúp
họ đẩy mạnh nhiều khía cạnh, nhưng thật ngu ngốc và lãng phí nếu sao chép mô
hình này cho các quốc gia nhỏ bé. Sẽ chẳng có lợi ích nào cho Singapore”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét