Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

26 thg 6, 2012

CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG NÃ "SÚNG CỐI" VÀO ĐÂU ?

Ông Sang phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn đặc biệt dành cho tờ Tuổi Trẻ, nhân dịp ông vào TP. HCM để gặp cử tri.


Câu hỏi cuối cùng trong bài phỏng vấn đặt vấn đề “nhiều cử tri rất than phiền” về giải thích của Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng rằng quy trình bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải là đúng.
Vị chủ tịch nước trả lời: “Quy trình được xây dựng là để lựa chọn những con người có đức, có tài, không phải để chọn những con người hư hỏng.”
“Ở đây cũng cần xem thấu đáo có phải do không biết các sai phạm trước đó hay do bao che nhau.”
Ông nói tiếp: “Ðương nhiên người ký quyết định bổ nhiệm trường hợp như thế phải chịu trách nhiệm.”
Bấm Giới quan sát cho rằng bình luận này thực ra nhắm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bấm người ký quyết định ngày 6/2/2012 đồng ý đề nghị chuyển ông Dương Chí Dũng từ Vinalines sang Cục Hàng Hải.
Chủ tịch nước nhấn mạnh:
“Trong quá trình kiểm điểm theo tinh thần của nghị quyết trung ương 4 tới đây chắc chắn những trường hợp như thế sẽ được làm rõ.
Trong một phỏng vấn khác với tờ Sài Gòn Giải Phóng, ông Trương Tấn Sang bình luận “tuy có đạt một số kết quả nhất định, song vẫn chưa đẩy lùi được tham nhũng, thậm chí có mặt còn nghiêm trọng hơn”.
Ông nói: “Trung ương đã cân nhắc rất kỹ về bộ máy chống tham nhũng cần được thay đổi và do Tổng Bí thư đứng đầu.”
“Tổng Bí thư cũng đã nói đến ‘lợi ích nhóm’, cho nên càng phải có biện pháp quyết liệt hơn,” ông Sang nói.

"Ðương nhiên người ký quyết định bổ nhiệm trường hợp như thế phải chịu trách nhiệm."
Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước
Đây là lần đầu tiên một ủy viên Bộ Chính trị công khai nhận xét về quyết định thay đổi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Ở Hội nghị Trung ương Đảng lần 5 hồi tháng Năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị buộc bàn giao chức lãnh đạo ban này.

‘Có lỗi khi để dân sợ’

Chuyến vào Nam gặp cử tri của Chủ tịch nước Việt Nam gây nhiều chú ‎ý với những bình luận được cho là “cởi mở” của ông Sang.
Báo chí trong nước đưa tin, những người ở hai quận của TP. HCM được vào gặp Chủ tịch đã nêu nhiều bức xúc, như lỗ lã của tập đoàn nhà nước, các vụ Vinashin, Vinalines, bổ nhiệm cán bộ, sự có mặt của người Trung Quốc trong các lĩnh vực bị cho là “nhạy cảm”.
Ông Trương Tấn Sang nói đảng viên và người dân “không thể thụ động”.
“Chúng tôi cũng cảm thấy có lỗi để cho dân và đảng viên sợ, nhưng mặt khác, đảng viên và người dân cũng phải có trách nhiệm của mình, không thể thụ động.”
“Nếu tất cả chúng ta sợ hết thì đất nước sẽ như thế nào, Đảng sẽ ra sao? Không thể được đâu, phải hành động thôi,” ủy viên Bộ Chính trị nói tại buổi gặp cử tri.
Theo trang tin VietNamNet, tại các buổi gặp, ông Sang còn nói thẳng rằng sẽ làm rõ “trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, xung quanh vấn đề thất thoát, lỗ lãi của các tập đoàn, tổng công ty; vấn đề bổ nhiệm cán bộ…”
"Chúng tôi cũng cảm thấy có lỗi để cho dân và đảng viên sợ, nhưng mặt khác, đảng viên và người dân cũng phải có trách nhiệm của mình, không thể thụ động."
Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước
Cố gắng lấy lòng dư luận của vị Chủ tịch nước tiếp tục bằng bài phỏng vấn trên hai tờ báo ở TP. HCM.
Với tờ Sài Gòn Giải Phóng, ông Sang nói ông “muốn nghe sự thật chứ không phải những lời hoa mỹ”.
Ông tuyên bố: “Quốc hội sẽ bỏ phiếu tín nhiệm, bãi nhiệm các chức danh được bầu và phê chuẩn. Đảng cũng sẽ bỏ phiếu tín nhiệm qua kiểm điểm cá nhân lần này.”


Còn khi gặp báo Tuổi Trẻ, ông cho hay Ủy ban Kiểm tra trung ương đang kiểm tra tin về “biệt thự” của con trai bí thư Tỉnh ủy Hải Dương.
Ông Trương Tấn Sang tiết lộ khi gặp cử tri, “có một ý kiến phản ảnh về một cán bộ cấp cao được cấp đến mấy suất đất”.
“Hay một ý kiến khác nói rằng có trường hợp ‘chiêu đãi’ đoàn thanh tra của trung ương trước khi kết thúc công việc bằng một đêm ‘vui vẻ’ với các cô gái xinh đẹp tại khách sạn,” ông nói và cho biết đã “cử ngay” cán bộ tìm hiểu.
Ông cam kết “nhất định phải làm trong sạch Ðảng, trong sạch bộ máy nhà nước, không còn cách nào khác”.
Từ bên ngoài, giới quan sát chú ý đến vai trò và thái độ của ông Sang từ mấy năm qua liên quan đến chính trị nội bộ của Việt Nam.
Trong tài liệu ngoại giao Hoa Kỳ hồi 2010 do Wikileaks tiết lộ, giới chức Bấm Mỹ nhận xét cả hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang đều không ủng hộ cải cách chính trị ở mức như là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Tuy thế, họ đều ''thực dụng, theo kinh tế thị trường, và đều muốn có thêm những bước tiến trong quan hệ với Hoa Kỳ'', theo tài liệu được Wikileaks công bố mà cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều không thừa nhận.


Nguôn : PHAMVIETDAO

25 thg 6, 2012

Những “Pulitzer” báo chí Việt


vukhoanvietbao1Nhìn danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí quốc gia để biết đời sống và chất lượng cái “làng” báo Việt ở mức nào. Nhiều tác phẩm, nhiều cây bút “đỉnh” đoạt giải (mô phật có cả một vị cựu Phó Thủ tướng) nghe xong cứ phải quay mặt… nhổ nước bọt!
          Tôi không quá lời đâu. Bởi chất lượng các tác phẩm đoạt giải báo chí quốc gia ngày một tuột dốc đến tệ hại. Ông Hữu Thọ, cựu Trưởng ban tư tưởng văn hóa trung ương, thành viên hội đồng chấm giải tâm sự “vẫn còn ít những bài điều tra sâu sát công phu mà tôi thường nói là đọc trên những bài báo thấy ít giọt mồ hôi quá. Những giọt mồ hôi vào trang giấy, nó cựa quậy, nó gây xúc động con người…”.
          Không biết các nhà báo, nhất là các tác giả đoạt giải nghĩ sao trước nhận xét này? Tôi thì xem đó chẳng khác gì câu… chửi!
          Ở entry trước, tôi đã giới thiệu toàn văn bài viết của cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan, bài “Cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh”. Năm nay, báo in không có giải A. Bài của ông Khoan đoạt giải B. Như vậy đây được xem là một trong số ít tác phẩm xuất sắc nhất, “Pulitzer” báo chí Việt 2011.
          Nói thật, nếu là Tổng biên tập, chỉ cần liếc qua cái tít bài đó, tôi đã vò nát quăng sọt rác. Một cách đặt tít lười suy nghĩ, dễ dãi và cực sến.
          Bài khá dài. Nội dung chẳng khác gì một bài nói chuyện của cán bộ tuyên huấn cho các học viên trường đảng. Nhạt, sáo rỗng, chung chung, vòng vo và quan trọng là đọc xong chẳng biết tác giả nói về cái gì điều gì? Nếu gọi đó là bài báo, là một “tác phẩm báo chí” thì có lẽ chỉ nên cho nó ngồi vào các tờ báo tường ở… trường đảng!
          Sau 24 giờ tôi post lên, đã có rất nhiều comment của bạn đọc chê đến muối mặt. Nhiều comment nặng lời, miệt thị quá buộc phải xóa. Không tìm được một lời khen, toàn những nhận xét chê… chửi! Người thì bảo cái “tác phẩm” của ông Khoan “đao to búa lớn chẳng có nội dung gì”, rằng “thấy mỗi chữ chả thấy nghĩa, chắt Mác, lọc Lê, bê quá khứ, dấm dứ thời hiện tại… nói đại nhặt ô-sa (mũ quan!) báo chấy”, “là một mớ khẩu hiệu chắp nối với nhau”, người nói “giống “bài thu hoạch” sau các đợt tập trung học chính trị, nghị quyết”, người lại ví von “tác phẩm” ông Khoan là một “món lẩu thập cẩm với mỗi thứ một tí, một tí chính trị, một tí kinh tế, một tí lịch sử, một tí tin tức… ăn vào rất dễ đau bụng”.
          Không biết đọc qua các comment này, ông Khoan có biết xấu hổ?
          Cho dù ông có khiêm tốn rằng mình cùng lắm cũng chỉ là “lều báo”, nhưng nghe cái cách ông lên lớp dạy đời nhà báo thì nó vừa sến, sáo rỗng và lại cứ muốn… nhổ nước bọt:
          “Mượn chính tiêu đề tác phẩm đoạt giải của mình, ông Vũ Khoan tâm sự, nhà báo phải yêu cái dân ưng, ghét cái dân kỵ, đó chính là “trái tim nóng”. Còn “cái đầu lạnh” theo ông, là viết cái có lợi cho dân, cho nước và không viết cái không có lợi cho nước cho dân” (nguồnVnexpress)
          Nói vậy không phải chê mỉa gì ông Khoan. Với ông, chỉ cần viết cho sạch chính tả, câu chữ diễn đạt không quá ngô nghê, chấm câu đừng dài quá làm hụt hơi bạn đọc là được rồi. Từng là Bí thư trung ương đảng, Phó Thủ tướng, hưu rồi ông chọn cách viết báo cũng là để mua vui. Tựa như các cụ hưu phường xã hay làm thơ vậy. Cũng là để đỡ buồn chán lúc tuổi già. Tôi nghĩ cũng vô hại, chẳng chết ai.
          Điều đáng nói là ở những người đã lôi ông lên cái bục “Pulitzer” nọ. Việc đưa cái “tác phẩm” báo tường của ông vào danh sách chấm giải báo chí quốc gia và trao giải cao nhất cho nó là một sự sỉ nhục các nhà báo.
          Tất nhiên, báo chí không phải của riêng nhà báo. Cái giải “Pulitzer” báo chí kia cũng vậy. Động viên khích lệ các cây bút nghiệp dư là cần, đúng và nên. Nhưng dường như người ta chấm trao giải vì cái tên Vũ Khoan, chứ không phải chấm chất lượng tác phẩm.
          Mà đây lại là năm thứ hai liên tiếp ông Khoan đoạt giải B báo chí quốc gia.
          Danh sách tôn vinh giải báo chí quốc gia năm nay, ngoài cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan, còn vài cái tên to nữa: Hà Đăng, Đào Ngọc Dũng, Nguyễn Thế Kỷ… Cả 3 ông Hà Đăng (cựu Tổng Biên tập báo Nhân Dân), Đào Ngọc Dũng (đương quyền Tổng Biên tập báođiện tử đảng Cộng sản Việt Nam), Nguyễn Thế Kỷ (Phó ban Tuyên giáo trung ương) đều đoạt giải C.
          Tôi không biết “tác phẩm” đoạt giải của các vị là những bài nào. Cứ cho là các “tác phẩm” đó hay và xuất sắc gần bằng “tác phẩm” của ông Vũ Khoan, thì việc trao giải cho các ông cũng rất không nên, là một điều đáng… xấu hổ!
          Hình như cả 3 ông đều là thành viên hội đồng chấm giải. Đây là điều rất vớ vẩn của giải báo chí quốc gia. Phải đặt ra một nguyên tắc thật dân chủ rằng: đã là thành viên hội đồng chấm giải thì không được phép gửi bài, hoặc anh đã có bài dự giải thì nghiêm cấm anh ngồi ghế hội đồng để chấm chính bài của mình.
          Nhìn những Hà Đăng, Đào Ngọc Dũng, Nguyễn Thế Kỷ chen chân trong đội ngũ đoạt giải đêm 21/6 vừa qua thấy nó lốn nhốn rất hề.
          Báo chí xa rời, tránh né các điểm nóng, các điều nhạy cảm. Ở bài “sự hèn mạt của báo chí” tôi đã viết: Tại sao báo chí lại tránh né những Dương Nội, Văn Giang, Vụ Bản? Tại sao những tấm băng rôn, những vành khăn tang giữ đất nóng hực và nhức nhối tâm can lại không nên nổi “tác phẩm” nào?
          Trong khi lại xuất hiện ngày càng nhiều những “Pulitzer” báo chí Việt như Vũ Khoan, Hà Đăng, Đào Ngọc Dũng, Nguyễn Thế Kỷ với những “tác phẩm” giáo điều, sáo rỗng, chán nhạt hơn nước ốc.
          95 tác phẩm đoạt giải. Những “Pulitzer” báo chí Việt mà chẳng tìm được tác phẩm nào thật sự ấn tượng, thật sự thấy được những “giọt mồ hôi”, thật sự thấy nó “cựa quậy”, nó gây “xúc động con người”. Nhìn danh sách các tác phẩm “Pulitzer” để biết đời sống và chất lượng cái “làng” báo Việt ở mức nào.
          Và nếu nhìn vào đời sống báo chí để đo sức khỏe tinh thần của chế độ thì quả thật cái  "sức khỏe tinh thần" ấy đáng báo động.
—————
          – Pulitzer là một giải thưởng của Mỹ, trao cho nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng hơn cả là về báo chí và văn học. Đặc biệt về báo chí, Pulitzer được xem như là giải thưởng danh giá nhất hành tinh.

Nguồn :TRUONGDUYNHAT

22 thg 6, 2012

BÁO CHÍ VIỆT NAM BỊ CƯỠNG HIẾP ĐÚNG NGÀY SINH NHẬT THỨ 87


Chiều nay, 21/6, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIII  sau 1 tháng làm việc đã kết thúc.
Điều nhân dân mong đợi nhất là được biết rõ Quốc hội có hay không thông qua Luật biển.
Báo chí trong nước nơi "hậu trường" tiết lộ rằng: Luật Biển Việt Nam đã được thông qua với sự đồng thuận của 99,2% đại biểu.
Tuy nhiên, trăm nghe không bằng một thấy, nhân dân muốn mục sở thị các văn bản của Quốc hội, đảng, chính phủ về Luật biển được thể hiện trên các cơ quan truyền thông nhà nước, đặc biệt là trên báo chí, nhất là Luật biển được thông qua đúng ngày hôm nay 21/6 là ngày kỷ niệm 87 năm ngày Nhà báo Việt nam.
Nhưng điều kỳ lạ là không có bất kỳ tờ báo nào trong số 700 tờ báo chính thống đăng tải tin đáng được coi là quan trọng nhất này.
Tìm trong các trang thông tin điện tử của đảng, quốc hội, chính phủ  không có bất kỳ một dòng nào nói về Luật biển. Không có một chữ nào dính đến từ BIỂN.
Trong khi đó báo chí nước ngoài nhanh chóng có tin bài về vấn đề Quốc hội Việt nam đã thông qua luật biển.
Các đài Mĩ: VOA, Anh: BBC, Pháp: RFI đều đăng tải trên đầu trang: Hôm nay 21/06/2012 Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển, trong đó khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Đặc biệt phóng viên hãng thông tấn AFP có bài, trong đó nêu rõ: Đại biểu Quốc hội đồng thời là nhà sử học Dương Trung Quốc đã xác nhận với AFP việc Quốc hội Việt Nam hôm nay đã thông qua Luật Biển, trong đó có đoạn « khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ». Tuy nhiên, ông cho biết bộ luật này chưa được công bố trong nhiều ngày tới. Còn theo báo chí Việt Nam, Luật Biển đã được 495/496 đại biểu bỏ phiếu tán thành, đạt tỉ lệ 99,2%.
Điều lưu ý là gần như ngay lập tức Trung Quốc ngày 21/6  đã lên tiếng cực lực phản đối Luật Biển Quốc hội Việt Nam thông qua khẳng định chủ quyền Việt Nam ở các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa trên Biển Đông. 
Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân của Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Việt Nam, Nguyễn Văn Thơ, yêu cầu Hà Nội phải chỉnh sửa ngay lập tức vì luật mới của Việt Nam ‘vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc’ tại Biển Đông (RFI)
Theo BBC, phản ứng trước tuyên bố của Trung quốc, Ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt nam lên tiếng: "Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông."
Việc động trời rùm beng như vậy mà các trang mạng dưới sự chỉ đạo của các bộ não "đỉnh cao trí tuệ" và báo chí trong nước im thít coi như chuyện ở nước Công gô chứ không dính gì đến nước mình.
Điều đó cho thấy rõ như ban ngày là báo chí Việt nam đã bị bịt mồm đưa vào bụi rậm cưỡng hiếp đúng vào ngày sinh nhật tuổi 87.
Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là: Báo chí chính thống (còn bị dân gọi là Lề Đảng hoặc Lề Cải) đã bị bịt mồm bởi ai?
Đặt ra là trả lời: Còn ai bịt mồm báo chí trong nước nữa nếu không phải là phe quyền lực nhất trong Bộ chính trị Trung ương đảng cộng sản hiện nay.
Đất nước không phải chỉ là của đảng mà là còn là của dân, dân cần phải biết  những quyết sách về chủ quyền đất nước của nhân dân.
Tại sao đảng lại quyết tâm ngăn chặn, bưng bít thông tin về chủ quyền đất nước, chủ quyền biển đảo đến với nhân dân như vậy?
Phải chăng đảng đã quá quen coi thường dân, hoặc là phe quyền lực nhất trong Bộ chính trị đảng cộng sản còn sợ sự thật đến được với nhân dân còn hơn cả sợ mối đe dọa xâm lăng đến từ "nước lạ"?

Nguồn : MAITHANHHAI

Luật Biển, báo chí và nhân dân











Một bộ luật mà người dân có muốn cũng không thể biết có thể gọi là gì nếu như không phải là một bộ luật bí mật?
Điều mà báo chí quan tâm nhất trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, có lẽ chính là việc QH có thông qua luật Biển? Và báo chí sẽ đưa những gì, đưa như thế nào về dự án được xem là quan trọng nhất trong kỳ họp lần này?
Câu hỏi thứ nhất có thể trả lời ngay: Hóa ra các vị đại biểu QH không kém như người ta tưởng. Căn cứ vào bản giải trình tiếp thu, thì trong các phiên thảo luận mà báo chí không được phép tham dự và đưa tin trước đó, rất nhiều đại biểu đề nghị quy định rõ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại Điều 1 của dự thảo Luật. Có ý kiến thậm chí đề nghị cần quy định trong Luật này vị trí địa lý của các đảo, quần đảo. Điều này đã được Ban soạn thảo tiếp thu và ngay trong điều 1 luật Biển, chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định. Khoảng 10h20 phút sáng qua, Quốc hội với 495/496 đại biểu tán thành đã thông qua luật Biển Việt Nam.

Chỉ có một điều đáng nói. Đó là vị đại biểu thứ 496. Dù không đồng ý thông qua hay không bỏ phiếu thông qua thì vị đại biểu duy nhất này cũng đã tạo ra sự ngạc nhiên đến sững sờ đối với những người chứng kiến. Thật khó có thể cắt nghĩa “lá phiếu thứ 496” này.

Có lẽ là tình cờ khi luật Biển, một bộ luật có ý nghĩa cách mạng- được thông qua đúng vào ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21-6. Chỉ có điều, báo chí không “cách mạng” như người ta tưởng. VietNamNet là tờ đầu tiên đưa tương đối chi tiết luật Biển vào buổi trưa 21-6. Có điều, bài báo được gỡ xuống gần như ngay sau đó. Không cần phải đọc báo sáng nay cũng biết: Luật Biển chỉ được thể hiện dưới dạng tin một dòng. Đại khái QH thông qua luật Biển. Không chi tiết. Ngoại trừ trường hợp cực khó cắt nghĩa, là một bài to uỵch trên báo Nhân dân dưới dòng tít: “Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam”.

Nguyên Bộ trưởng Bộ 4T Lê Doãn Hợp, trong ngày báo chí cách mạng đã khẳng định hùng hồn: “Không có vùng cấm nào, chỉ có báo chí ngại không vào thì thành vùng cấm”. Đã không có “vùng cấm” mà báo chí lại chỉ đưa “tin một dòng”- không chi tiết, không bình luận về một bộ luật được quan tâm nhường đó thì chỉ có một khả năng: Các nhà báo, các tòa soạn cho rằng dân không được phép biết, hoặc không cần biết.

Tháng 8 năm ngoái, đại biểu QH Dương Trung Quốc đã có phát biểu vô cùng thẳng thắn xung quanh báo cáo về tình hình Biển Đông, một “báo cáo không đầy 1 tiếng và không có thảo luận”, rằng: Trừ một vài nội dung chi tiết, còn về căn bản nếu những nội dung báo cáo đó được trình bày cho dân chúng thì chỉ có tốt trở lên, dân sẽ tin hơn vào những gì Chính phủ đã làm. Nó làm sáng tỏ phần nào những băn khoăn, trăn trở của dân và quan trọng hơn là sự ủng hộ của dân được tổ chức, được huy động có hiệu quả”. Vị đại biểu, đồng thời là một nhà sử học nhấn mạnh:”
Cái gì cần tế nhị trong quan hệ ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân thì không cần đến sự tế nhị mà cần sự tin cậy, thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng với ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng trong “nội giao”, đừng tạo ra những khoảng cách, những xung đột không đáng có giữa Chính phủ và nhân dân, cho dù sự cảnh giác là cần thiết”.
21-6 năm nay thì lại là một bộ luật “bí mật”.

Ai sẽ là người bảo vệ chủ quyền nếu không phải là nhân dân! Ai sẽ là người thực thi các bộ luật ngoài nhân dân! Nhưng liệu người dân có thể thực thi các bộ luật khi nó được các tòa báo “dấu kín”. Liệu họ có thể bảo vệ chủ quyền biển đảo nếu như hoàn toàn mù tịt, không biết bộ luật đó nói về cái gì!
Và liệu một bộ luật còn có giá trị thực thi nếu như chỉ vài trăm vị, dù là đại biểu dân cử được bàn, được biết?

21 thg 6, 2012

Làm báo thời thổ tả

- Liệu bài có được đăng không? 

- Không biết… nhưng hy vọng là ổn. Anh TBT đã bảo là "có gì sẽ trao đổi với phóng viên trực tiếp trong ngày hôm nay”. Tinh thần chỉ là sửa bớt những chỗ quá cụ thể, còn thì sẽ đăng và phải đăng. 

- Ái chà chà. Thế cơ à? 

- Vì ảnh bảo, có những lúc, nếu chúng ta không nói, sẽ là có tội. Sau này về già, còn mặt mũi nào nhìn con cháu mà chém gió: “Ngày xưa ông làm báo thế đấy!”. 

- Quá chuẩn! Thế mới là TBT chứ! Sao anh tổng nhà tôi không được như thế? 

- Há há, lêu lêu… 

- Sướng nhỉ? Đang nghĩ là nếu bài được đăng, bà con bên Văn Giang sẽ mừng lắm đây. Nhớ mua lấy mấy chục tờ mang về biếu bà con. 

- Ấy, đừng vội mừng sớm... Nói thế chứ vẫn lo lắm. Đã đăng đâu, mới là “sẽ đăng” thôi. Mà đưa một bài lên, bị thổi còi ngay chẳng hạn, là xong… 

* 

Ngày xưa ông làm báo thế đấy!”. 

Mô típ “chúng ta nói gì với con cháu chúng ta” hẳn là đã được sử dụng nhiều trong văn học, sách báo, phim ảnh. Như nhà văn Phan Tứ (1930-1995) viết trong tiểu thuyết nổi tiếng “Mẫn và tôi” về tình yêu thời chiến tranh: “Bầy cháu nội ngoại sẽ nghe tôi kể: “Ông gặp bà giữa hồi núi sụp rầm rầm, nước dâng như chưa hề ghi trong sử sách…”. Chúng cười khì, tưởng tôi mượn chuyện thời vua Hùng. (…) Đành vậy, lớn lên chúng sẽ biết, sẽ nhớ. Tôi phải giúp chúng nhớ. Đừng để những bông hoa mai sau tự rứt mình ra khỏi cây vì không muốn dính dáng với bầy rễ cắm vào bùn”. 

Đánh Chu Lai, chắc Mẫn lại kẹp cácbin đưa các anh đặc công lội trắng đêm trên cát và đời nào em tôi chịu vắng bóng trong đợt pháo hoa cuối cùng. Tôi chia lửa cho Mẫn là phải, riêng tây gì đâu. Phải không em, Mẫn, dù anh đi khắp chân trời góc biển, mỗi lần ra trận chúng mình lại gặp nhau; có phải lúc này em đang quấn quít bên anh, em gần đến nỗi anh chỉ đẩy ngón tay đặt nên tim là nghe ngay tiếng người thương rủ rỉ trong tai, kể rằng quê ta thắng Mỹ rất ngon, và hai đứa mình là bông bạc vẫy hai ngón giữa dòng?”. 

Nghe nhà văn viết những dòng thủ thỉ, thấy tình yêu của hai nhân vật chính – Mẫn và Thiêm – sao mà đẹp đến lý tưởng. Đúng là cuốn tiểu thuyết “một thời khuấy động hàng triệu con tim”, cũng chẳng khác gì “những nhạc phẩm lừng danh của Trịnh Công Sơn”, “đầy phẫn nộ, khát khao cho một niềm hy vọng chung của cả dân tộc”… (*) 

Lũ nhà báo bây giờ sau này kể lại cho con cháu nghe chuyện làm báo của mình thời nay, sợ rằng không được đẹp như thế. Nó thảm hại hơn nhiều, lố bịch hơn nhiều, hèn nhát hơn nhiều… 
* 

Nó là câu chuyện của những nhà báo hễ xuất hiện ở điểm nóng nào là chỉ đi cùng “lực lượng chức năng”, áo nhiều túi, máy ảnh trước ngực, vẻ mặt nghiêm trọng. Cũng là câu chuyện của những phóng viên về Văn Giang lúc xế chiều để chứng kiến một cánh đồng tung tóe, cây cối đổ nát nghiêng ngửa. Dân quê thấy người lạ vào, chẳng ai buồn ngẩng lên, vẫn cắm cúi đào bới, nhặt nhạnh, xúc, đổ đất… Nhưng đến khi thấy “người lạ” lúi húi lấy máy ghi âm, sổ và bút ra, thì họ vây lấy, thẫn thờ: “Sao đến giờ nhà báo mới về? Mất rồi. Mất hết rồi!”. 

Rồi họ nhất định kéo nhà báo vào nhà, để họ pha trà, mời nước, và nghe họ kể lể chuyện “mất hết rồi”. Hàng xóm lục tục kéo đến, người nào cũng phải xán lại, nhìn, chạm tay vào áo khách một cái, khẩn khoản: “Nếu nhà báo giúp được chúng tôi đòi lại được đất, thì chúng tôi mang ơn nhà báo suốt đời”. Màn đêm buông xuống, trai tráng trong làng rầm rập đưa xe máy hộ tống nhà báo về. Người dân nông thôn bao giờ cũng là vậy, họ có thể khôn ngoan hay thực dụng, nhưng vẫn có cái hồn hậu chất phác – nên không để ý thấy nhà báo đang cúi gằm mặt, lủi thủi rời khỏi hiện trường. 

Và từ ấy, ngày nào họ cũng ngong ngóng ra bưu điện huyện, chờ xem có báo nào đưa tin, viết bài “về xã mình” không. Những mảnh báo hiếm hoi nhắc đến vụ việc của làng họ được photocopy ra hàng chục bản, và truyền tay nhau nhiều quá, đã nát ra rồi… 
 * 

Họ không nhìn thấy cảnh nhà báo phóng xe máy rời làng, đầu cúi gằm. Họ cũng không biết đến chuyện, có những lần, nhà báo về làng khi trời vẫn còn chưa tối. Trên đường đi, dưới ánh hoàng hôn, cây lá trong vùng vẫn xanh biếc như thế, triền đê vẫn mườn mượt cỏ, gió vẫn lồng lộng, và nhà báo dở hơi bỗng nghĩ tới lời thề của danh tướng Trần Quốc Tuấn thời xưa: “Trận này không phá xong giặc Nguyên, quyết không về bến sông này nữa”. Thì chúng cháu cũng vậy, Hưng Đạo Đại Vương ơi! Chúng cháu cũng muốn đứng trên đê, nhìn xuống cánh đồng xanh mượt mà thề: “Chuyến này không đăng được bài, quyết không về chốn này nữa”. Nhưng nói vậy thôi, chúng cháu sao dám gở miệng như thế - vì chúng cháu hiểu, sẽ còn nhiều, rất nhiều những vụ cưỡng chế đất đai, những bạo lực, đổ máu, hận thù, bất mãn… mà nếu còn nghĩ tới chuyện làm báo thì còn phải chứng kiến, và viết. Không ở đây thì cũng ở nơi khác mà thôi. 

Những người dân quê chất phác. Họ chẳng biết gì tới sự căng thẳng của ban biên tập, nỗi dằn vặt của phóng viên. Họ cũng chẳng biết đến Internet, cùng những cuộc cãi vã xô xát trên đó, bảo rằng họ tham lam, đã nhận tiền rồi nay thấy ít nên lại đòi tăng, rằng họ bất mãn nên bị bọn phản động lợi dụng, rằng cưỡng chế đất đai là việc không thể tránh khỏi trên con đường phát triển của Việt Nam (chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tóm lại là “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”). 

Họ càng không biết tới Hiến pháp, tới bài toán phát triển kinh tế của đất nước – toàn những thứ vĩ mô đến thế. Họ chỉ biết vào cái buổi sáng hôm ấy, hàng chục xe cam nhông, xe tải chở lính, đã “bò như cua” vào thôn làng họ, và họ bị xô đẩy, dồn ra ngoài cái mảnh đất cho đến rạng sáng vẫn còn là của họ trong tiếng loa oang oang nhắc nhở: “Không phận sự miễn vào”. Không chống lại được thì họ cự lại, phản ứng, họ chửi, khóc, ngồi bệt, rồi lăn cả ra đấy, uất ức như những đứa trẻ bị cướp đồ ăn. 

Lúc ấy, ai còn dám lý luận với họ về những vấn đề cao siêu, ví dụ, về sự cần thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất? 

Nhưng nếu đặt câu hỏi ngược lại, rằng giả sử cuộc cưỡng chế diễn ra căng thẳng và khốc liệt, rồi một nhân viên công vụ bị đánh trọng thương, máu me be bét, lực lượng cưỡng chế buộc phải rút lui trong thất bại, thì có ai vui mừng hả hê với chiến thắng của “phe nhân dân” không? Câu trả lời, với những người làm báo nghiêm túc, sẽ là không. Đơn giản bởi vì người ta ai cũng xương cũng thịt. Ai cũng là tinh cha huyết mẹ mà thành. 

Báo chí không thể ủng hộ, cổ vũ bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào. Một điều mà các nhân viên an ninh “ít chữ” rất hay muốn làm rõ là “Anh/chị viết bài vì động cơ gì?”. Họ không hiểu rằng với nhà báo, sự thật là tối thượng, và nếu có thể gọi đấy là “động cơ”, thì nhà báo chỉ có động cơ duy nhất là phản ánh sự thật. Đôi khi, một nhà báo viết hết, phản ánh hết – đúng 100% - những gì một bên đưa ra (ý kiến, bằng chứng…), mà vẫn là không chấp nhận được. Bởi vì như vậy là không đủ khách quan, công bằng: Mọi bên đều phải có cơ hội thể hiện quan điểm như nhau. 

Nếu dân sai thì ngay cả có bị dí súng vào đầu bắt viết “vu vạ” cho công an, người làm báo cũng không viết. (Ở đây, phải giới hạn là không phải tất cả các nhà báo đều như nhau, ngoài ra, nhiều khi họ không viết xấu về chính quyền không phải vì tôn trọng sự thật khách quan, mà là vì không đủ bằng chứng, hoặc vì sợ bị trừng trị). Ngược lại, nếu chính quyền sai thì dù có cố đến đâu cũng khó lòng bênh nổi. 

Ai đó đã nói về “chiến dịch” đưa tin của báo chí trong và sau các vụ Tiên Lãng, Văn Giang như sau: “Một cuộc vật lộn để được nói sự thật”. Thực tế còn hơn thế nữa: Một cuộc vật lộn để được biết sự thật, để được viết sự thật, và để được khách quan (tất nhiên cũng chỉ dám mong ở mức độ tương đối). Thế mà, cho đến giờ, cái đích ấy vẫn chưa đạt được. 

37 năm sau ngày thống nhất đất nước. Hơn nửa thế kỷ sau cải cách ruộng đất. 67 năm sau ngày thành lập nước. Sáu thế kỷ sau thời kỳ tích lũy tư bản nguyên thủy ở phương Tây. Bước vào thời đại toàn cầu hóa, hội nhập, ở Việt Nam, vẫn còn diễn ra những cuộc cưỡng chế đất đai nhốn nháo, tiếng la hét chửi bới của dân lẫn trong khói hơi cay và tiếng oàng oàng chói tai của “quả nổ nghiệp vụ”. 

Tệ hơn nữa là chuyện ấy lại diễn ra cùng với đây đó những mệnh lệnh (miệng) yêu cầu báo chí “hạn chế đưa tin”, và những cuộc tranh cãi ầm ĩ, đầy ngụy biện, trên mạng, về quan tham, dân gian và bọn báo chí lề phải, blogger lề trái ngu dốt, phản động. 

“Ngày xưa ông làm báo thế đấy”.

Nguồn : ĐOAN TRANG

20 thg 6, 2012

Sự hèn mạt của báo chí


papers“Cái sợ cái hèn của người cầm bút, nhất là làm báo, nguy hiểm lắm. Rất vô thức, nhưng anh ta sẽ làm “lây nhiễm” cái sợ, cái hèn nhát cho đồng bào mình” (Nguyễn Chính, cựu phóng viên báo Đại Đoàn Kết).
          Chưa khi nào báo chí hèn mạt như giai đoạn này. Nhớ vài năm trước, trong bữa nhậu nhân hội nghị tuyên giáo toàn quốc tại Đà Nẵng, một lão bá vai tôi buông câu rất hách “báo chí các cậu hèn bỏ mẹ!
          Tức. Một tay nó bóp dái, tay kia dán băng keo bịt miệng, thế mà vẫn lớn tiếng chê mình hèn. Định vung cho lão một đấm, nhưng nghĩ lại thấy lão nói đúng chứ đâu sai. Báo chí kiểu gì mà chỉ một cú điện thoại, một văn bản miệng đã răm rắp tự bịt miệng nhau.
          Một cái lệnh miệng từ văn phòng UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) cũng khiến tất cả hơn 700 tòa báo câm lặng, không dám cử phóng viên đến đưa tin. Khi hai phóng viên của đài tiếng nói Việt Nam (VOV) bị đánh đập, trấn áp dã man, bị còng tay bắt giữ như tội phạm, thu máy ảnh, thu thẻ nhà báo, thẻ đảng, thẻ luật gia… nhưng không một tòa báo nào dám lên tiếng, kể cả cơ quan chủ quản của họ. Và bản thân 2 nhà báo bị đánh cũng không dám công khai lên tiếng.
          Phải đợi đúng nửa tháng sau, trước sức ép dữ dội từ dư luận và sự mắng chửi từ các trang mạng lề trái, VOV mới miễn cưỡng đăng vài mẩu tin lên tiếng bảo vệ phóng viên của mình. Nhưng được vài hôm rồi im bẵng đến nay. Không còn nghe bất cứ một tòa báo nào nhắc lại chuyện này nữa. Câu chửi “Đ.M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi” trong vụ trấn áp Văn Giang vẫn văng vẳng mãi như một nỗi ô nhục của nghề báo.
          Chưa bao giờ báo chí lại sợ hãi đến vậy. Chưa bao giờ báo chí kỳ lạ như giai đoạn này, xa lánh, tránh né hầu hết các vấn đề nhạy cảm. Vì sao tránh, vì sao không đăng, vì sao không can dự? Vì đó là vấn đề “nhạy cảm”- Một lối chỉ đạo và bao biện phản tuyên truyền, thậm chí là… phản động! Nhạy cảm mới cần báo chí can dự. Không nhạy cảm thì viết để làm gì, tuyên truyền làm gì và can dự làm gì?
          Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin- truyền thông kiêm Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương có than một câu rằng báo chí giai đoạn này “thiếu vắng những cây bút giỏi, những bài báo hay, những cây bút chúng ta từng thấy trong lịch sử như Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà… hoặc những nhà báo rất đáng kính trọng như Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng…”
          Vì sao?
          Vì cái thời làm báo của Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà, Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng không bao giờ phải nơm nớp lo sợ những mệnh lệnh “nhạy cảm” như thời chúng tôi. Không có ban Tuyên giáo nào cấm cản những Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà, Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng lao vào điểm nóng, tránh điều “nhạy cảm”. Báo chí thời chúng tôi, không thiếu anh hào, nhưng không sản sinh ra nổi những Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà, Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng… bởi nhà báo không được phép lao vào những Dương Nội, Văn Giang, Vụ Bản… Bởi một cái lệnh miệng của văn phòng UBND huyện Văn Giang thôi cũng đã khiến tất cả các tòa báo câm lặng. Bởi tất tật các vấn đề “nhạy cảm” đều không được phép viết, không được phép đăng.
          Khi nào còn những vòng siết “nhạy cảm” này, thì những mầm mống Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà, Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng sẽ bị bóp chết ngay từ những trang bản thảo.
          Nhà báo/blogger Phan Văn Tú có một câu rất đau “trong đầu thằng nhà báo Việt nào hình như cũng có một cái kéo. Nó tự cắt nó trước khi bị người khác cắt”. Cái thói tự biên tập, tự ra lệnh, tự cột nhốt đã hình thành như một thói nết tệ hại trong làng báo.
          Còn nhà báo Đào Tuấn, cây bút kỳ cựu của Đại Đoàn Kết, nay sang tờ Dân Việt thì chua chát rằng: “nhiều người cầm bút giờ còn bi kịch hơn khi hàng ngày phải viết những điều không giống với sự thật … hàng ngày, dù không tin, nhưng vẫn phải viết ra một điều không thật– một cách khéo léo đến dối trá, để thuyết phục người đọc tin rằng đó là sự thật
          Run sợ đến dối trá. Đến mức bao điểm nóng nhức nhối về đất đai vắng bóng nhà báo. Tại sao báo chí lại tránh né những Dương Nội, Văn Giang, Vụ Bản? Tại sao những tấm băng rôn, những vành khăn tang giữ đất nóng hực và nhức nhối tâm can lại không nên nổi “tác phẩm” nào? Tại sao lại cứ phải “viết ra một điều không thật– một cách khéo léo đến dối trá, để thuyết phục người đọc tin rằng đó là sự thật”?
          Nhìn vào danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí quốc gia để thấy cái gì, điều gì được phản ánh qua báo chí? Ông Hữu Thọ, cựu trưởng ban Tư tưởng-văn hóa trung ương nhận xét về các tác phẩm đoạt giải: “Vẫn còn ít những bài điều tra sâu sát công phu mà tôi thường nói là đọc trên những bài báo thấy ít giọt mồ hôi quá. Những giọt mồ hôi vào trang giấy, nó cựa quậy, nó gây xúc động con người…”.
          Với người cầm bút, phải hiểu lời nhận xét ấy không khác gì một câu… chửi!
          Báo chí chưa bao giờ nhạt chán, hèn nhục đến vậy.
          Việt Nam chưa cho phép báo chí tư nhân, không có báo đối lập. Nhưng không nên “đồng thuận” hóa tất tật trên 700 tờ báo hiện có đến mức thành một chiều, thành sợ hãi như thế thì báo chí chỉ còn là mấy tờ giấy dành để gói xôi vỉa hè. Báo chí phản biện, thậm chí phê phán, đối lập có lợi cho chính phủ hơn là báo chí ca tụng, minh họa chủ trương.
          Bạn đọc ký tên “Hâm mộ đảng ta” viết một comment vào trang tôi rằng: Chưa thấy một chính phủ nào lại sử dụng một dàn truyền thông hùng hậu đến thế chỉ để ngợi ca chính mình, huy động dàn hợp xướng bằng mọi cách phải “tạo sự đồng thuận” với mọi sai đúng mà không chú ý đến vai trò phản biện của báo chí. Có thể nói sự đồng lõa, thỏa hiệp, tuyên truyền cho những quyết sách sai trái của chính quyền trong một thời gian quá dài vừa qua là một cái tội rất to của báo chí. Nếu chú ý đến vai trò phản biện thì hẳn các nhà cai quản đã có chính sách để lựa chọn đội ngũ thực tài, đủ bản lĩnh. Nhưng vì chỉ chú trọng đến mục đích tuyên truyền ngợi ca, tạo đồng thuận, và giải trí tầm thường nên ở Việt Nam, nếu không mù chữ thì ai cũng có thể làm nhà báo được.
          Nhận định có vẻ hơi quá, cực đoan, nhưng đáng suy ngẫm.
          Ngay cả lớp Tổng Biên tập hiện thời cũng là một đội ngũ quá hèn. Trước 75, báo chí có phong trào “ngày ký giả ăn mày”, đóng cửa xuống đường đấu tranh. Thời nay, có ông Tổng nào hoặc cỡ chục tờ báo một sớm mai đồng loạt phản ứng bằng những bản báo in “bị đục bỏ”, những tờ báo trắng để phản ứng? Có ông Tổng nào dám công khai chống lệnh, một cái lệnh cấm cản quen thuộc từ những cú điện thoại, những buổi giao ban mang tên “nhạy cảm” để ưỡn ngực hiên ngang bảo vệ quyền được thông tin?
          Nói thật, dù sao tôi cũng không mê những Sóng Hồng, Thép Mới, Hoàng Tùng, Hồng Hà, Hữu Thọ, Hà Đăng, Đỗ Phượng như cách ông Nguyễn Bắc Son lấy làm “thần tượng”. Tôi mê và thèm ước những cái tên rất gần đây thôi như Võ Như Lanh, Kim Hạnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Sơn Phước, Nguyễn Công Khế, Thế Thanh, Nam Đồng, Tống Văn Công… – Một thế hệ tổng biên tập tài năng rất gần với chúng tôi, nhưng không hèn nhục như bây giờ.
          Chua và nhục đến mức các trang mạng lề trái cực đoan ví von mỉa mai hình ảnh nhà báo qua vụ Văn Giang rằng: bị đánh mà không dám “ẳng” lên một tiếng.
          Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam chưa bao giờ nhạt chán, hèn nhục như lúc này. Tôi không nói quá đâu. Tự thân mỗi nhà báo, tôi tin ai cũng nhìn ra điều này.
          Mà “cái sợ cái hèn của người cầm bút, nhất là làm báo, nguy hiểm lắm. Rất vô thức, nhưng anh ta sẽ làm “lây nhiễm” cái sợ, cái hèn nhát cho đồng bào mình” (Nguyễn Chính, cựu phóng viên báo Đại Đoàn Kết).

Nguồn : TRƯƠNG DUY NHẤT

CHINA MUỐN GÌ Ở BIỂN ĐÔNG



Ngày 10/06/2011, hội nghị Sangila vừa kết thúc, bài phát biểu của Bộ trưởng BQP TQ tại hội nghị nhắc tới từ Hòa bình tới 27 lần, cộng với vô số lời cam kết khẳng định không dùng bạo lực, gần như ngay sau đó, tàu thăm dò thứ hai của Việt Nam tiếp tục bị phá hoại cáp. Lần này, để tỏ vẻ "dân sự" hơn, TQ dùng tàu cá và cho tàu ngư chính yểm hộ.


Đây là một chiến thuật cáo già, nhưng hiệu quả thì gần như không đáng nhắc tới. Thứ nhất là những hành động kiểu này gần như không thể chặn được hoạt động thăm dò hợp pháp của Việt Nam. Nó sẽ vẫn được tiến hành, dù có thể phải chuẩn bị chu đáo, tốn kém và phiền phức hơn. Mặt khác, trong lúc thế giới và các nước trong khu vực đang hết sức dè chừng TQ, thì bộ lộ thái độ hung hăng lộ liễu kiểu này quả là không khôn ngoan chút nào. Xét cả về lợi ích thực tế là tìm cách chặn người Việt Nam thăm dò, TQ đều không đạt được, và xét về uy tín quốc tế, TQ tổn hại thấy rõ.

Đến đây cần đặt ra một câu hỏi, vậy TQ cố tình tiến hành các sự kiện này nhằm vào mục đích gì???

Chắc chắn không phải do TQ thừa tàu, thừa thời gian để mai phục sâu trong lãnh hải Việt Nam và Philippin, tối ngày rình rình cắt cáp. TQ cũng không có khả năng tranh chấp chủ quyền thực sự đối với vùng lãnh hải đã quá rõ ràng thuộc về Việt Nam, hơn thế, lại nằm trọn vẹn trong năng lực phòng thủ quân sự hữu hiệu của hệ thống không quân, tên lửa đất đối hải, và các căn cứ hải quân ven bờ dày đặc của người Việt tại vùng biển phía nam này. Vậy tại sao TQ lại tiến hành? Nếu cho rằng đây là sự bột phát do thừa năng lượng thì hòan toàn không phải. Kinh tế TQ hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn, nội trị hiện ngày một căng thẳng, và về năng lực quân sự cũng chẳng có sự phát triển nào mới mẻ.

Sâu chuỗi các sự kiện, cho thấy vấn đề thực sự hiện nằm ở kế hoạch đưa giàn khoan dầu khí khổng lồ, có khả năng khoan tới độ sâu 3000 m nước mà TQ đang định đưa vào khai thác ở Biển Đông trong thời gian tới. Theo kế hoạch ban đầu, TQ công bố định đưa giàn khoan vào hoạt động từ đầu tháng 7/2011. Nhưng hiện họ đã hoãn lại, do chưa thấy chín muồi.

Đến đây câu chuyện khá rõ ràng: Tất cả những hành động gây hấn hung hăng gần đây của TQ tại các vùng biển thuộc vùng lãnh hải "đương nhiên và không có tranh chấp" của Việt Nam và Philippin là nhằm mục đích gây rối trí và lúng túng cho cả hai quốc gia này, dọn đường cho TQ đưa giàn khoan dầu vào vùng biển "tranh chấp thực sự" mà Việt Nam và Phillipin có dự phần. Bằng cách gây sức ép và tạo tranh chấp giả tạo liên tục trong các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền hai nước này, khiến cả Việt Nam lẫn Philipin phải dồn nguồn lực ra ứng phó và khó có khả năng chặn lại hữu hiệu khi TQ thực sự kéo dàn khoan khổng lồ vào vùng biển tranh chấp đích thực. Nếu anh Lãng đoán không nhầm, giàn khoan của TQ sẽ được đặt phụ cận vùng Trường Sa, trong vùng chồng lấn mà Việt Nam và Phillipin cùng khẳng định chủ quyền.

Nhìn thấu được mục đích thực sự của TQ, sẽ cho phép chúng ta tỉnh táo đánh giá vấn đề, và đưa ra giải pháp phù hợp đối với tình hình. Các sự kiện cắt cáp liên tục trong thời gian gần đây, do đó, chỉ là bình phong cho một kế hoạch lớn đích thực của TQ, nhằm hiện thực hóa việc khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp, vốn trước giờ TQ chưa có khả năng thực hiện.

Do đó, các sự kiện cắt cáp, gây công phẫn nhưng chỉ là màn đánh dứ ngụy tạo mà Trung Quốc đang cố dựng ra, nhằm che đậy mục đích thực sự của chúng. Ngay từ bây giờ, cả Việt Nam và Phillipin, cần lên kế hoạch phá hoại bằng được giàn khoan thăm dò của TQ, một khi nó được kéo vào vùng biển tranh chấp.
Xây dựng giàn khoan thì khó, phá hoại nó thì đơn giản hơn rất nhiều. Phá bằng cách nào, phá bằng phương tiện gì, phá ở đâu, phá vào lúc nào, anh giành cho các bạn có chuyên môn trong lĩnh vực phá hoại đưa ra câu trả lời. Anh chỉ đưa ra định hướng có tính chỉ đạo thế này: "Nhất thiết không được dùng lực lượng quân sự trực thuộc quân đội phá giàn khoan của Khựa". Dùng ngay chính miếng võ khựa đang dùng hiện nay: cho tàu cá và các loại tàu thuộc lực lượng không thuộc biên chế hải quân phá hoại trang thiết bị của các nước láng giềng.

Riêng với các hành động cắt cáp liên tục của tàu "dân sự" Trung Quốc ngay trong vùng biển rõ ràng thuộc phạm vi lãnh hải 200 hải lý của Việt Nam, nhất thiết không thể chỉ đánh vuốt đuôi, mà phải dùng sức mạnh răn đe thực sự. Anh nghĩ Việt Nam cần lựa chọn vài chục tàu có hỏa lực nhẹ phù hợp thuộc hải quân, cấp tốc tạm thời chuyển biên chế sang làm cảnh sát biển. Mời một lọat quan sát viên quốc tế thuộc các nước Asean (Indo, Philipin, Bruney, Singapore và Malai thôi, thằng Mianma hay Thái, Cam dí dái thèm mời, bọn này sẽ đặt điều bất lợi cho chúng ta), và các quan sát viên thuộc EU, Nhật, Ấn, Mỹ hoặc nếu cần thì mời quan sát viên thuộc Liên Hợp Quốc (Nếu mà có bọn đấy) đi tham quan vùng biển Việt Nam. Khi lừa được bọn đó lên tàu rồi, phải canh thời điểm thật chuẩn, lúc tàu "dân sự" TQ đang phá hoại tài sản của Việt Nam ở vùng biển chúng ta có quyền tài phán, thì dùng lực lượng bán vũ trang kia nổ súng răn đe thực sự, bắn thiệt hại càng nặng tàu TQ càng tốt, bắt sống đưa về càng tốt nữa. Mục đích kéo bọn quan sát viên quốc tế đi cùng là để chúng xác nhận cho tọa độ Việt Nam thực hiện chế tài. Việc chuẩn bị chu đáo đó, đảm bảo thành công và đảm bảo lẽ phải thuộc về Việt Nam, TQ không thể vu cáo hoặc chối cãi khi có sự xác nhận của đám quan sát viên quốc tế.

Khi xác định nổ súng trong vùng biển Việt Nam, cần chuẩn bị đụng độ thật sự và kiên quyết, có tính toán tới khả năng TQ đưa máy bay và tàu quân sự tới giải vây. Nghĩa là lực lượng tên lửa đất đối hải, không quân đánh biển và tàu tên lửa của Việt Nam cũng đồng thời phải trực chiến 24/24. Rất không may cho Khựa, trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam, chắc chắn không có cửa thắng nào cho không quân và hải quân TQ tính từ vùng biển Đà Nẵng về phía Nam.

Chỉ cần thực hiện một lần, đến đầu đến đũa, anh tin chắc lực lượng hải giám, kiểm ngư, lẫn tàu cá TQ sẽ vắng mặt trong vùng lãnh hải Việt Nam một thời gian dài.

Điều mấu chốt hiện nay là, làm thế nào đánh chìm được cái giàn khoan khổng lồ Khựa đang định kéo vào Biển Đông.

Hỡi các bạn, đây chính là lúc ai có trí dùng trí, có mưu dùng mưu, không có trí, mưu thì dùng chân, tay, chân giữa.... nhất định phải phá bằng được cái giàn khoan TQ đang âm mưu cắm tại Trường Sa. Chúng ta quyết không để mất vùng biển này vào tay tàu Khựa thêm một mẩu nào nữa.

Nguồn : PHOTPHET

NHẬN ĐỊNH CHINA- GIUÊ NẢN

 
Khi mối nguy về một cuộc đụng độ quân sự Việt - Trung ngày một hiện hữu tỷ lệ thuận với sự hung hăng và dã tâm bành trướng Trung Hoa, đã đến lúc chúng ta ngồi đánh giá một cách khách quan, xem thực sự TQ có thể dùng bao nhiêu triệu lính tấn công Việt Nam, và xác suất thành công của hai phía ở mức nào.

Theo số liệu thống kê gần nhất, dân số TQ hiện có 1,33 tỷ người. Cơ cấu dân số đang già hóa với tốc độ ngày một cao. Số người trên 60 tuổi hiện chiếm xấp xỉ 17% dân số và ngày một tăng nhanh theo thời gian. Suất sinh do chính sách dân số ngặt nghèo suốt 3 thập niên, luôn dưới 1, và đang có xu hướng giảm. Số người dưới 17 tuổi của TQ cũng chỉ chiếm trên 16%. Dân số phân bố không đồng đều, khá thưa thớt ở lãnh thổ Tây Tạng (cũ) mà TQ xâm lược trái phép năm 58 và vùng Nội mông cướp đọat của người Mông Cổ. Ngược lại, tập trung đông cao độ tại các trung tâm kinh tế ven biển và phía Nam.

Đứng về mặt số học mà nói, nếu tổng động viên, TQ có thể huy động không dưới 20 triệu lính. Hiện tại quân đội TQ cũng đang có số lượng đứng đầu thế giới với hơn 2 triệu lính thường trực.

Đối mặt với họ, Việt Nam có một đội quân thường trực hơn 400 nghìn người, cộng với một lực lượng dự bị có thể tái tổ chức trong thời gian ngắn khoảng 3 triệu người.

Một cuộc chiến tổng lực nổ ra giữa hai bên, Việt Nam có trụ được trước biển người của Trung Quốc?

Nhìn vào lịch sử mà nói, trong các cuộc chiến tranh giữa hai bên, lần nào ưu thế số lượng cũng nghiêng lệch tuyệt đối về TQ. Theo sử liệu ghi nhận, thời Trần, Trung Quốc huy động 60 vạn quân xâm lược Việt Nam, đối địch lại, Hưng Đạo Vương có trong tay 20 vạn quân. Thời Minh, TQ mang sang 30 vạn quân, gồm cả các đạo quân tiếp viện đến sau, Lê Lợi vào lúc mạnh nhất có trong tay không quá 5 vạn lính. Thời nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị xua 20 vạn quân tiến chiếm Thăng Long, Nguyễn Huê mang 10 vạn tân binh mới tuyển ở Phú Xuân ra cự địch... Nếu nhìn xa hơn nữa vào các cuộc chiến thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, tương ứng với nhà Hán, Đường, Tống, Minh của TQ, tương quan quân sự trong các cuộc chiến cũng hoàn toàn giống thế. Tuy nhiên, phần thắng cuối cùng luôn thuộc về Việt Nam.

Gần như tuyệt đại bộ phận chiến cuộc, Việt Nam luôn dựa vào cuộc chiến nhân dân, dàn trải trường kỳ, phối hợp cường công chính diện khi thời cơ đến để giành phần thắng. Ngoại trừ duy nhất vị tướng tài ba lỗi lạc Quang Trung, khi tiến công thần tốc vỗ mặt đánh tan đạo quân xâm lược của Tôn Sĩ Nghị trong thời gian ngắn. Nhiều chuyên gia quân sự sau này nghiên cứu đều thấy sự giống nhau đáng ngạc nhiên về triết lý điều binh giữa Nguyễn Huệ và Napoleon, với lối tiến công quyết liệt, biết sử dụng hỏa lực một cách cực kỳ hợp lý và tài điều phối quân chuẩn xác trong các diễn biến chiến tranh.

Trở lại câu chuyện thực tại, sau 30 năm hòa bình, dân số Việt Nam tăng rất nhanh, gần như phủ kín mọi m2 lãnh thổ. Người Việt Nam cũng đã hòan thành chỉ tiêu phá rừng trước thời hạn dự kiến 30 năm. Mật độ các thành phố mới tăng rất nhanh, đặc biệt là vùng Bắc Bộ, dự kiến sẽ là chiến trường chính một khi chiến tranh Việt - Trung nổ ra. Có thể nói, trong thời hiện đại ngày nay, với lãnh thổ đã được văn minh hóa nhiều của Việt Nam, không còn ưu thế để ẩn núp ngụy trang như thời chiến tranh với người Mỹ và người Pháp.

Năng lực vũ khí và khí tài quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay có chênh lệch, nhưng không có khoảng cách về thế hệ. TQ có vũ khí hạt nhân, nhưng không thể sử dụng (Lý do anh Lãng đã phân tích ở một bài viết trước, dí dái gõ lại vào đây cho mỏi tay). Đối chiếu kinh nghiệm chiến cuộc thời 1979, Việt Nam sử dụng 20 vạn lính ô hợp, chủ yếu là dân quân, du kích, tự vệ và một số đơn vị chính quy, đã chặn đứng và đánh quỵ đạo quân xâm lược 60 vạn của Đặng Tiểu Bình trong cuộc chiến chớp nhoáng Việt -Trung lần một. Đây là một thành tích đáng nể, nhưng lúc đó Việt Nam đang sở hữu một thế hệ cả dân lẫn lính thiện chiến khi kinh qua 30 năm chiến tranh ác liệt, còn TQ lúc đó chỉ có một đám lính man rợ có thừa mà năng lực tác chiến thì gần bằng không. Hiện nay, sau một thời gian dài lính tráng hai bên đều không trải qua thực chiến, cái gọi là kinh nghiệm chỉ còn là quá khứ, và chúng ta phải căn cứ vào thực tế trước mắt để ước đoán.

Một cuộc chiến tổng lực xảy ra, Miền Bắc Việt Nam sẽ rơi vào hỗn loạn. Sẽ có một cuộc đại di tản về phía Nam, trong lúc các lực lượng chiến đấu lo phòng giữ lãnh thổ. Việt Nam có thể vận dụng cấp thời ít nhất 20 vạn quân, trong lúc Trung Quốc, với năng lực cơ động hiện có, cũng chỉ có thể đưa tối đa 60 vạn quân vào tham chiến bước một. Mấu chốt thành bại nằm ở chỗ Việt Nam có chặn TQ lại được ở vùng biên giới phía Bắc như năm 79 hay không, nếu thành công, TQ sẽ sa lầy và chắc chắn thất bại.

Đây là một điều khá khó ước đoán, trong những năm vừa qua, do giàu có hơn và quản trị tốt, lính Trung Quốc được huấn luyện rất chu đáo, nhất là những thành phần thuộc các đơn vị đặc biệt. Lính Việt Nam được gọi nhập ngũ đều đặn hàng năm, nhưng chắc chắn không huấn luyện tốt như lính Trung Quốc.

Tuy nhiên, xét về tố chất, chính sách một con trong suốt 30 năm qua cũng biến vài thế hệ lính Trung Quốc hiện nay thành loại lính diễu binh: Trông rất béo tốt, múa võ rất đẹp, huấn luyện đi rất đều, hò hét rất to, nhưng đều là loại con một công tử bột và không có khả năng chiến đấu, động chảy máu là ngất xỉu.

Ngược lại, lính Việt Nam phải đi bộ đội đa phần thuộc những gia đình nghèo, đông con, độ lì và chịu khó chịu khổ cũng không kém là mấy những thế hệ cha anh từng tham gia chiến tranh 30 năm trước. Đám lính này khi quăng vào thử lửa đích thực, càng đánh sẽ càng lỳ. Chưa kể tới tố chất người Việt hễ nghe nói đến đánh Tàu là đều sôi máu vằn mắt.

Trung Quốc có hỏa lực vượt trội xét về số tăng, pháo, oanh tạc cơ và tên lửa đất đối đất. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế về địa lợi khi chiến đấu chỉ với mục đích phòng thủ và có kinh nghiệm chiến tranh nóng hổi hơn. Trên thực tế, chênh lệch hỏa lực hiện tại giữa Việt Nam và Trung Quốc còn chưa bằng một phần nhỏ chênh lệch hỏa lực giữa Việt Nam và Mỹ trước đây (Mỹ từng giộng xuống Việt Nam ngót 7 tr tấn bom, ném mãi, sau chán đành bỏ cuộc rút quân về nước).

Khi xảy ra một cuộc chiến tổng lực, Trung Quốc không thể huy động quá một lực lượng 15 triệu lính tiến đánh Việt Nam, trong đó giao chiến trực tiếp không quá 1 triệu do giới hạn chiều dài chiến trường. Trung Quốc rất dễ lâm vào nội loạn một khi số lính huy động cho chiến tranh quá lớn. Trong khi đó, Việt Nam có thể huy động không ít hơn 10 triệu lính tình nguyện khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, bởi nhắc đến đánh nhau với Tàu Khựa, mọi bất đồng về ý thức hệ, giai cấp, đẳng cấp giữa người Việt đều gần như được xóa bỏ toàn bộ.

Việt Nam có lợi thế lớn vì chắc chắn sẽ nhận được nguồn viện trợ vũ khí vô điều kiện từ Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Nga .. (Giống như TQ đang tuồn vũ khí vào Libi hiện nay cho Kadafi). Bọn này không yêu Việt Nam, nhưng rất thích thú nếu TQ sa lầy, và người Việt thì một khi đã phải đánh nhau với Tàu thì không còn lựa chọn nào khác, phải bằng mọi giá kiếm lấy mọi nguồn hỗ trợ.

Miền Bắc Việt Nam gồm Hà Nội nhiều khả năng sẽ bị tàn phá nặng nề, chiến tranh càng kéo dài, tổn tất càng lớn. Chiến lược của Việt Nam ở phía Bắc chỉ có thể thiên về phòng thủ, kéo TQ vào trận thế sa lầy. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế rõ rệt để tấn công ở phía Nam. Đến đây bọn chã sẽ thắc mắc, Trung Quốc nào ở phía Nam mà đòi tấn công phía Nam?

Trung Quốc không ở phía Nam, nhưng miếng ăn miếng uống của nó đều từ phía Nam mà về. Eo Mallaca là một tử huyệt của TQ. Chẳng hạn để thay thế một chiếc tàu dầu tải trọng 100 nghìn tấn chạy qua eo Mallaca, Trung Quốc phải dùng khoảng 30000 xe téc chở dầu, mỗi xe chở được khoảng 3 tấn, chạy quãng đường gần 1000 km qua ngả Mianma, điều này đương nhiên là bất khả thi. Thậm chí kể cả TQ có xây xong hệ thống ống dẫn dầu qua ngả Mianma và phía Trung Á, cũng không thay thế được đường vận tải qua Mallaca, vì nguồn dầu chính của thế giới là Trung Đông, chỉ có thể về TQ qua Ấn Độ Dương và xuyên qua Mallaca.

Trong điều kiện chiến tranh tổng lực, Việt Nam cần dồn lực lượng không quân lui sâu về phía Nam, và đánh đắm mọi tàu vận tải của Trung Quốc lưu thông qua eo biển. Xác định đâu là tàu TQ chỉ là vấn đề mang tính kỹ thuật, còn kiếm một cái cớ để đánh tàu thương mại trong chiến tranh cũng chẳng khó khăn gì, khi chúng ta liệt dầu vào một loại nhiên liệu quốc phòng thiết yếu. Khi đó Việt Nam sẽ bị Trung Quốc gây thiệt hại nặng phía Bắc, nhưng ngược lại, người Việt có khả năng bóp nghẹt cổ Trung Quốc ở phía Nam. Trong vòng 6 tháng, cả hai phía sẽ phải xuống thang đàm phán, kèm theo sự nghi kỵ nặng nề, mà hậu quả lâu dài TQ cũng rất khó khắc phục vì hoạt động thương mại của nó sẽ không thể bình thường trong ít nhất 20 năm. Thời gian đó đủ dài để Ấn Độ trèo lên đầu TQ, và Mỹ đủ thời gian xác lập lại trật tự mới cho khu vực.

Nói chung nhìn ngược nhìn xuôi, tính kiểu gì anh cũng thấy chiến tranh tổng lực do đó éo có thể xảy ra. Mặc dù vậy, anh phát rờn người khi cách đây hai hôm ngồi trong quán nhậu máy lạnh mát rượi gặm chân ba ba, mấy thằng bụng bự ngồi cạnh anh gãi bụng nói văng miệng: "Tàu Khựa sợ éo gì, nó choảng nhau là các anh đi vác súng ngay".
Anh Lãng thế này chẳng lẽ lại thua mấy thằng chúng nó? Khựa mà vào, anh tham chiến ngay, anh làm công tác tổ chức hậu cần, ngoại giao, lo vận động viện trợ của bạn bè quốc tế cho các chú yên tâm cầm súng bắn nhau, việc lớn đã có anh lo, èo mẹ.

NGUỒN : PHOT PHẸT