Nghĩ về chiến dịch Mậu Thân 1968, nhà thơ Chế Lan Viên hỏi: “Ai
chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người?” Và ông tự trả lời: “Tôi!
Tôi/người viết những câu thơ cổ võ/
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong”.
Vâng, nhà thơ vĩ đại ơi, lỗi tại chúng tôi, những nhà thơ, nhà văn đã
hùa theo ông tụng ca cái chết mà không biết mình đã góp trí tuệ làm cho
cái chết trên đất nước này nhiều thêm ! Hu hu…
*
Nhà thơ Phùng Quán kể chuyện bọn tham nhũng, dối trá đang lúc nhúc nẩy
nòi , rồi nhà thơ cạn chén ngậm ngùi :” Lỗi tại tôi. Lỗi tại tôi. Tôi đã
không có những áng văn chương thật xúc động để bọn tham những, độc ác,
bọn dối trá, lẹo lươn, đọc là khóc , là quyết tâm “làm lại cuộc đời”…
Vâng, xin giơ tay đồng tình với Phùng Quán : Lỗi tại chúng tôi, những
nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có những tác phẩm làm cho bọn bất
lương rơi nước mắt, cho chúng biết “đi với nhân dân” như nhà thơ “Lời
mẹ dặn”…
*
Nhà thơ Tuân Nguyễn đạp xe đạp đi bỏ báo cho người bán báo buổi sáng.
Bỗng một chiếc xe ô tô con rẽ ngang không còi, không thèm quan sát, đâm
vào làm anh ngã gục bên đường. Trước khi chết , anh thều thào :” Lỗi
tại tôi. Lỗi tại tôi. Đừng bắt anh lái xe đó…”
Vâng, lỗi tại chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có
những tác phẩm làm cho bọn lái xe độc ác đọc là rơi nước mắt, để chúng
biết thương người đi đường. Chứ như bây giờ tim chúng đã thành sắt .
*
Vâng, lỗi tại chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có
những tác phẩm thật hay, làm cho các quan chức Hải Phòng, Tiên Lãng đọc
là phải khóc , phải thương những người nông dân như anh Đoàn Văn Vươn
suốt tháng năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời để có được mấy héc-ta
đầm nuôi thủy sản kiếm sống, để không có việc cưỡng chế bất công, bất
minh, bất nghĩa….
*
Vâng, lỗi tại chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có
những tác phẩm thật vĩ đại về nông dân , làm cho lãnh đạo tỉnh Hưng Yên,
huyện Văn Giang, ngàn chiến sĩ công an nhân dân đọc phải khóc, phải
thương người nông dân như bố mẹ ông bà tiên tổ mình, để ném dùi cui, roi
điện, súng bắn hơi cay xuống sông, không xông vào cuộc cưỡng chế bạo
tàn , vung cả dùi cui, hơi cay, roi điện vào mặt nông dân , nhà báo,
coi họ như cầm thú, bởi đồng tiền đã làm họ hóa đá dây thần kinh nhân
tính.
*
Vâng, lỗi tại chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có
những tác phẩm thật hay, thật xúc động làm cho quan lại quận Cái Răng,
Cần Thơ và doanh nhân Công ty Cổ phần Xây dựng số 8 (CIC 8) thuộc Bộ
Xây dựng đọc phải mủi lòng, khóc trước trang văn, để đến khi họ nhìn mẹ
con bà Phạm Thị Lài cởi trường giữ đất , họ phải biết xót thương ,
không sai vệ sĩ lôi hai mẹ con khỏa thân xềnh xệch như lôi hai con vật
…Ôi, văn hóa Việt đang trở về thời hồng hoang rừng rú ? . Vâng, lỗi tại
chúng tôi…
*
Vâng, lỗi tại chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có
những tác phẩm thật hay, thật xúc động làm cho những cha nội như Tổng
Giám đốc Vinashin Pham Thanh Bình, Vinaline Dương Chí Dũng cùng đồng
bọn và quan thầy đã rót vốn vô tư để chúng vơ vét, làm giàu, cho chúng
biết thương nước đang nghèo, thương dân còng lưng đóng thuế… Để cho cơn
lũ tham lam đã cuốn rỗng hồn người . Ôi lỗi của chúng tôi. Lỗi của chúng
tôi…
*
Tổ Quốc Việt Nam ơi, ngàn lần tha tội cho chúng tôi , những nhà văn, nhà
thơ của nhân dân , ăn cơm uống nước nhân dân, từng no đới rét lạnh với
nhân dân, từng cầm súng chiến đấu cùng nhân dân, nhưng cả đời chỉ biết
viết loại văn chương “phải đạo”, làm cho thầy Hoàng Ngọc Hiến bực mình,
nên không có những tác phẩm chân thật, xúc động để làm cho bọn tham
những, bọn “lợi ích nhóm” chuyên ăn cướp đất của dân, đọc phải khóc,
phải biết thương nước thương dân, bỏ bút không ký, bỏ tiền không tham …
Ôi …
Lỗi tại chúng tôi
Lỗi tại chúng tôi
Lỗi tại chúng tôi
Nguồn : NGÔ MINH
14 thg 4, 2013
5 LẦN “PHÁ” CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỂ TỒN TẠI
Không ai
biết Chủ nghĩa xã hội ( CNXH) là một hình thái xã hội như thế nào. Nó có
trong trí tưởng của ai đó hay có ở hành tinh khác.
Chỉ nghe thầy giáo
chính trị giảng đi giảng lại trong lớp học từ bé lớp một cho đến sinh
viên đại học, rằng : Nước ta đang xây dựng CNXH, giai đọn đầu của Chủ
nghĩa Cộng sản. Chủ nghĩa xã hội là sung sướng gấp vạn lần, dân chủ, tự
do gấp vạn lần chủ nghĩa tư bản. Nhưng thực tế ở nước ta ( và nhiều nước
CNXH “anh em” khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, các nước Đông Âu ,
Liên Xô ( cũ) 80 năm qua, càng xây dựng CNXH thì cuộc sống càng đi
xuống, bị kềm nén không có tự do báo chí, không có tự do lập hội, thiếu
dân chủ.v.v..
Chỉ đi xe chục tiếng sang Thái Lan, thấy đời sống nước họ,
tự do dân chủ nước họ mà thèm. Đó là chưa nối đến Hà Lan,Thụy Sĩ, Thủy
Điển, Đan Mạch… cuộc sống của họ là thiên đường thực sự .
Ở xứ ta, chỉ
có giai cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền là ngày càng giàu sang và quyền
lực. Các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm một cuộc “cách mạng mềm” lật đổ
CNXH để xây dựng cuộc sống mới. Bốn trăm triệu người ở Liên Xô và Đông
Âu được giải phóng, vô cùng hoan hỷ.
Nước ta từ năm 1954 ở miền Bắc và
từ sau năm 1975 trên cả nước, ai cũng nhận thấy càng xây dựng CNXH thì
dân càng đói kém, cuộc sống càng bị o ép khổ cực. Đến bây giờ nước ta
vẫn được xếp hạng một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nhưng nhân
dân ta đã có những cuộc vượt phá chiếc “vòng kim cô” “ CNXH” để mưu sinh
và tôn tại rất ngoạn mục
1. Cuộc “lãn công” vĩ đại dưới thời Hợp tác xã.
Sau chiến
thắng Điện Biên Phủ, ở miền Bắc tiến hành Hợp tác hóa nông nghiệp và cải
tạo tiểu thủ công nghiệp. Hợp tác xã là Chủ nghĩa xã hội. Lúc đầu bà
con háo hức lắm . Nhưng rồi tham nhũng nảy nòi, được thể chế CNXH khuyến
khích : Một người làm việc bằng hai / Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe/
Một người làm việc bằng ba / Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân…
Đưa ruộng
cha ông để lại vào hợp tác rồi, người nông dân không còn ruộng đất canh
tác nữa, phải đi làm đồng theo kẻng. Ruộng chung như cha chung không ai
khóc, nắng lên khỏi ngọn sào mới lục tục ra đồng, chưa xong đường cày đã
giải lao, chiều mặt trời còn con sào đã về. Nên cuối vụ chia công điểm,
mỗi công được 2 lạng thóc .Dại gì mà làm cho thằng khác ăn. Thế là đói.
Cả xã hội nông thôn lãm công. Người gần rừng thì đi đào củ mài. Người
không có rừng thì đào cua bắt ốc ra chợ đổi gạo. Nên cả miền Bắc nông
dân lãn công.
Lãn công đến độ, bờ xôi ruộng mật cũng
chẳng ai ngó ngàng đến. Thấy cảnh dân đói quá, các nhà quản lý buộc phải
“phá lệ XHCN”, chia “Đất phần trăm” cho nông dân . Đất % là đất được
xác định 5% quỹ đất của địa phương chia cho các hộ gia đình để sản xuất
rau màu,cấy lúa. Những người sinh từ 1962 trở về trước được chia 2 thước
ta tức là 48m2/người và được toàn quyền sử dụng. Trên mảnh đất phần
trăm đó, các hộ nông dân đã trong khoai cấy lúa nuôi sống gia đình mình,
không cần đến thu nhập của HTX. Đất % tư nhân ấy là cú “phá CNXH” đầu
tiên của nông dân Việt Nam.
2. Khoán hộ Kim Ngọc – cú đấm vào mặt CNXH
Có đất phần trăm rồi vẫn nhiều hộ đói, vần tiếc ngẩn ngơ hàng triệu hecta đất màu mỡ vào HTX không mang lại thu nhập, bà con ở Vĩnh Phú, theo anh Kim Ngọc nghĩ ra cách khoán hộ, để có người chịu trách nhiệm hiệu quả trên tầng thước đất. Khoán Kim Ngọc ra đời. Tổng bí thư đảng kêu lên :” Khoán hộ là phá CNXH”. Thế là Kim Ngọc bị kiểm điểm. Phá CNXH cũng không chết bằng đói. Thế là phong trào khoán hộ phát triển rầm rộ ở nhiều tỉnh như Hải Phòng, Hải Hưng…Cuối cùng thì Bộ Chính trị buộc phải “phá CNXH” ra nghị quyết “Khoán 10”. Khoán Kim Ngọc như một nắm đấm đấm vỡ mặt Chủ nghĩa xã hội ảo tưởng.
3. CNXH : PHÂN NHƯ CỨT, CỨT GÌ CŨNG PHÂN
CNXH được định nghĩ là “nền kinh tế Kế hoạch hóa từ sản xuất đến tiêu dùng”. Nên kế hoạch sản xuất hàng hóa hàng năm giao cho các nhà máy, xí nghiệp. Sản xuất được bao nhiêu nộp cho nhà nước để nhà nước phân phối theo kế hoạch. Nhưng sản xuất không đủ cung cấp cho nhu cầu ngày càng cao. Nên tất cả các nước đều phải áp dụng chế độ tem phiếu một cách triệt để. Chỉ có lãnh đạo cao cấp là được mua theo nhu cầu ,toàn hàng tốt ở của hàng Tông Đản, còn cán bộ, công hnân viên đều có đủ loại tem phiếu, từ mớ củi, bìa đậu phụ, bó rau… đến mét vải màn cho phụ nữ vệ sinh, đều có tem phiếu hoặc sổ mưa hàng . Bắt cởi trần phải cởi trần .Cho may ô mới được phần may ô . Cung cấp thành nếp sống. Lãnh đạo đẩng tuyên bố : “Kế hoạch hoa tiêu dùng chính là bản chất của CNXH”. Buổi sáng nọ, ở công Sở Thương Mại tỉnh nọ có câu đối : Phân thì như cứt. Cứt gì cũng phân. Nhưng đến khi Bộ trưởng thương mại Trần Phương vạch kế hoạch bỏ tem phiếu, TBT kêu lên :” Làm thế thì phá CNXH còn gì ?”. Nhưng dân tộc ta đã “phá CNXH”, từ bỏ được chế độ tem phiếu để tồn tại. Từ bỏ cảnh cung cấp bao năm trời làm đau khổ chị em: Hôm nay mồng tám tháng ba / Chị em phụ nữ đi ra đi vào / Hai tay hai củ xu hào/ Miệng luôn lẩm bẩm: Nên xào hay kho ?
4. TỰ CHỦ TÀI CHÍNH –CUỘC PHÁ CNXH NGOẠN MỤC
Sau năm 1975, Bộ Chính trị đảng chỉ đạo tức tốc “cải tạo công thương nghiệp miền Nam, đánh bại bọn tư bản, nếu không thì không thể xây dựng CNXH được”. Thế là đua nhau đập phá, cải tạo. Các nhà máy, xí nghiệp hiện đại đang vận hành êm ru bỗng chốc tiêu điều. Nguyên liệu không có để sản xuất, công nhân không có việc làm, không lương. Nhiều giám đốc tư bản rãy chết bị thay bằng “giám đốc học Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ra”. Cái trường ấy cũng lạ, ai tốt nghiệp trường đó có thể ra làm bất cứ việc gì, từ bí thư, chủ tịch, đến giám đốc nhà máy dệt, giám đốc công ty điện tử êm ro. Không cần sản xuất hàng hóa nhiều, chỉ cần suốt ngày phê bình tự phê bình, đấu tranh giai cấp. Thế là cả một nền kinh tế miền Nam không lồ chỉ vài năm sau thành kiệt quệ. Đói đầu gối phải bò. Anh em công nhân đề xuất chủ trương “tự hạch toán”, “tự chủ tài chính”, “kế hoạch ba”, “xuất khẩu để lấy ngoại tệ mua vật tư nguyên liệu”… TBT đảng hét :” Bọn bây phá chủ nghĩa xã hội à !”. không phá thì chết đối cả nút. Thế là cuộc “phá” CNXH lần thư tư diễn ra không thể đảo ngược.
5. CNXH LÀ KHÔNG ĐƯỢC CÓ NHÀ 2 TẦNG TRỞ LÊN
Qua 4 lần “phá CNXH”, đời sống của nhân dân khá lên đôi chút. Có người buôn bán có tiền làm nhà lầu vài ba tầng. Thế mà một lãnh đạo đảng hét lên :” Giàu như rứa là trái với bản chất chủ nghĩa xã hội”. Thế khoảng tháng 3 năm 1983, chỉ thị Z30 một chỉ thị miệng ra đời, nhằm tịch thu nhà, tài sản của những gia đình có nhà hai tầng trở lên tại các thành phố . Chỉ thị mật, không rõ của Ban Bí thư hay của Chính phủ ra lệnh , không có người ký, không có văn bản, không dựa trên bất kỳ một điều khoản pháp luật hiện hành, chỉ truyền miệng qua hệ thông Công an. Thế mà ở Hà Nội đã tịch thu 105 nhà, không cần tòa án và cũng không có bất cứ một bằng chứng nào để có thể khẳng định đó là tài sản bất minh. Có một gia đình bị tịch thu, cả nhà đội khăn tang, bị đẩy lên xe, khóc sướt mướt. May mà có một số người đã phá cái lệnh CNXH đó. Nguyễn Văn An bí thư Hà Nam Ninh đã đốt danh sách (khoảng 100 quyết định) do công an tỉnh lập để tiến hành tịch thu, đã được đóng dấu ngay trước đêm định thực hiện trong danh sách 200 gia đình xếp theo ABC . Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh cũng không tuân lệnh “bảo vệ CNXH” ấy.
Đấy, CNXH là rứa đó, nhân dân ta đã bao nhiêu năm điêu đứng , lầm than vì nó, đã 5 lần vùng lên “phá CNXH”, cố thoát ra khỏi cái ách đó , mà không thể thoát được. CNXH lại biến thành cái đuôi đằng sau cái khái niệm : Kinh tế thị trường định hướng XHCN, pháp chế XHCN.v.v..với kinh tế nhà nước là chủ đạo. Thế là tha hồ cho bọn tham lam hốt tiền ngân sách. Các tập đoán nhà nước đã thất thoát hơn triệu tỷ đồng, bọn bán biệt tự Hà Nội trốn thuế 1.400 tỷ đồng, những Vinashine, Vinaline… mọc lên như nấm.Bây giờ thì CNXH đã lộ nguyên hình là một hình thái xã hội tham nhũng, ăn cắp. Ăn đất, ăn biển, ăn rừng, ăn dự án, ăn chức, ăn quyền… ăn cả học vị và học hàm giáo sư, tiến sĩ. ĂN CẮP CẢ XƯƠNG MÁU ĐỒNG ĐỘI ĐỂ CÓ DANH HIỆU ANH HÙNG. Đau đớn thay ! Nhưng nhân dân Việt Nam vốn thông minh và dũng cảm, nhất định sẽ tìm cách để vứt bỏ chiếc vòng kim cô CNXN vô lý đang thít chặt quanh đầu mình …
Nguồn : NGOMINH
Hội nghị TW 7 - Cuộc sống mái cuối cùng?
Đột nhiên mấy ngày này các
phương tiện truyền thông báo chí của nhà nước có một cái gì đấy không bình
thường. Đó là hầu như tất cả đều đồng loạt dừng đưa tin về việc sửa đổi Hiến
pháp 1992, hay việc các tờ báo chính thống hàng bậc nhất, như hai tờ Nhân Dân và
Quân Đội Nhân Dân đã xuất hiện các tin tức liên quan đến chủ quyền Biển Đông và
đặc biệt báo Nhân Dân còn đã đăng một bài tố cáo hàng tiêu dùng của Trung Quốc.
Đó là những dấu hiệu bất thường rất đáng lưu ý, đặc biệt những việc này lại xảy ra vào thời điểm chuẩn bị khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Khóa 11 lần thứ 7 (Hội nghị BCH TW 7 - Khóa 11), vào trung tuần tháng 5 sắp tới. Đây là những chỉ dấu cho thấy sự trỗi dậy của phe đồng chí X, người thoát chết trong cuộc tắm rửa bất thành của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trọng Hội nghị BCH TW 6 - Khóa 11 tháng 10.2012 vừa qua. Chỉ khác giờ đây đồng chí X đã trở lại ở vai trò người làm chủ cuộc chơi mới mang tính báo thù.
Nếu ngược thời gian lại khoảng 2-3 tháng trước đây, nếu không nói đến đòn cảnh cáo mang tính thăm dò của đồng chí X đối với tân trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh và các đồng chí đứng đằng sau Thanh về vụ việc thanh tra việc sử dụng đất đai, thì mấy sự việc dưới đây cũng đã khiến Tổng Bí thư Phú Trọng vã mồ hôi hột.
Như:
Chúng ta cùng chờ xem
rồi sẽ thấy, điều đồng
chí X đã từng lớn tiếng
với chiến hữu sau trận
chiến Hội nghị Trung
ương 5 tháng 10.2012 kết
thúc rằng "Khóc vờ a,
tui sẽ làm cho lão già
khóc thiệt. Chờ coi!".
Nguồn : KAMIN
Đó là những dấu hiệu bất thường rất đáng lưu ý, đặc biệt những việc này lại xảy ra vào thời điểm chuẩn bị khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Khóa 11 lần thứ 7 (Hội nghị BCH TW 7 - Khóa 11), vào trung tuần tháng 5 sắp tới. Đây là những chỉ dấu cho thấy sự trỗi dậy của phe đồng chí X, người thoát chết trong cuộc tắm rửa bất thành của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trọng Hội nghị BCH TW 6 - Khóa 11 tháng 10.2012 vừa qua. Chỉ khác giờ đây đồng chí X đã trở lại ở vai trò người làm chủ cuộc chơi mới mang tính báo thù.
Nếu ngược thời gian lại khoảng 2-3 tháng trước đây, nếu không nói đến đòn cảnh cáo mang tính thăm dò của đồng chí X đối với tân trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh và các đồng chí đứng đằng sau Thanh về vụ việc thanh tra việc sử dụng đất đai, thì mấy sự việc dưới đây cũng đã khiến Tổng Bí thư Phú Trọng vã mồ hôi hột.
Như:
1.
Tại Hội nghị toàn quốc
về chống thất thu thuế
3/2013 do Bộ Tài chính
tổ chức vừa qua, một
trường hợp tiêu cực đặc
biệt nghiêm trọng diễn
ra dưới thời Bí thư
Thành ủy Hà Nội
Nguyễn Phú Trọng cuối
2004, đã bị phe đồng chí
X nêu đích danh là vụ
trốn thuế lớn nhất lịch
sử Việt Nam với số tiền
thất thoát nhiều nghìn
tỷ đồng. Và số tiền
khoảng 3.000 tỷ đồng đã
trở thành siêu lợi nhuận
của nhà đầu tư bất động
sản CIPUTRA. Để đổi lại
hành động cố tình “tạo
điều kiện” cho doanh
nghiệp, làm thất thu
thuế của nhà nước hàng
nghìn tỉ đồng này, thì
một số đồng chí đã được
doanh nghiệp lại quả
bằng các tòa biệt thự
triệu đô. Vì thế Bộ Tài
chính đã yêu cầu các cơ
quan chức năng phải sớm
điều tra, truy cứu trách
nhiệm cá nhân lãnh đạo
cao cấp nhất còn đương
nhiệm (ám chỉ đồng chí
Lú). Được biết, trong vụ
này các cá nhân liên
quan gồm các nhân vật
cao cấp đã nghỉ hưu như
Phan Văn Khải, Nguyễn
Công Tạn, Hoàng Văn
Nghiên, Vũ Hồng Khanh và
riêng ông Nguyễn Phú
Trọng vẫn đang tại chức.
Nghe nói sắp tới, trong
Hội nghị TW 7 vụ này sẽ
được phe đồng chí X
chuyển cho Tân trưởng
Ban Nội chính TW Nguyễn
Bá Thanh để xem Ban Nội
chính sẽ xử lý thế nào?.
2.
Chiều 25/1, tại trụ sở
Chính phủ, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã có
buổi làm việc định kỳ
với các chuyên gia, tư
vấn về tình hình kinh
tế-xã hội tháng 1/2013
và các giải pháp, chính
sách thực hiện mục tiêu
năm 2013. Được biết, sau
những nội dung hoạt động
chính bên lề hội nghị
đồng chí X đã bày tỏ
những suy nghĩ của cá
nhân mình trước thực
trạng chính trị, kinh
tế, xã hội. Hôm đó Thủ
tướng có nêu ra hàng
loạt nguy cơ có biến
động lớn nếu như không
thay đổi căn bản và
nhanh chóng. Đặc biệt
trong đó có vấn đề chủ
quyền biển đảo, tình
hình kinh tế, và quyền
tự do dân chủ của dân.
3. Trong việc tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992, giữa lúc phe của đồng chí Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đang làm mưa làm gió để biến Hiến pháp của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam trở thành một văn bản nghị quyết của đảng CSVN. Với mục đích để nhằm biến Hiến pháp trở thành một boongke trú ẩn an toàn của đảng CSVN và một bầy sâu. Thì đùng một cái, tại cuộc họp chuyên đề về Hiến pháp của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, hội nghị đã có kiến nghị nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý, về các nội dung liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, Chính phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân. Và đã có10/25 thành viên CP biểu quyết đề nghị quy định: “Dự thảo HP được trưng cầu ý dân sau khi QH thông qua với ít nhất 2/3 tổng số đại biểu QH biểu quyết tán thành. Trình tự, thủ tục trưng cầu ý dân do luật định”. Vì theo chính phủ phải Hiến định như vậy sẽ hàm ý biểu quyết Hiến pháp thông qua trưng cầu dân ý là quyền dân chủ trực tiếp cao nhất, là quyền đương nhiên. Qua đó thì Hiến pháp mới bảo đảm vị trí tối thượng trong đời sống xã hội.
4. Cũng trong cuộc hội nghị này, dưới sự chủ trì của đồng chí X hội nghị cũng chính phủ cũng đã có những kiến nghị rất tiến bộ về quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân và cho rằng cần ghi nhận nguyên tắc các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được bảo đảm thực hiện bằng luật và cũng chỉ có thể bị hạn chế bằng luật. Ví du, khoản 2 điều 15 dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần giới hạn hẹp hơn nữa căn cứ giới hạn quyền, thành: “Quyền con người, quyền cơ bản của công dân chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia và sức khỏe của cộng đồng”. Khác với dự thảo, có thêm hai trường hợp “trật tự, an toàn xã hội”, “đạo đức xã hội” và không có “bằng luật”. Hoặc đề nghị thay thế cụm từ “theo quy định của pháp luật” thành “theo quy định của luật” ở nhiều quyền cơ bản quan trọng. Bao gồm: Quyền bí mật thư tín (điều 23); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước (điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (điều 26); quyền bảo hộ về sở hữu tư nhân, quyền thừa kế (Điều 33)… Hay ý kiến về thu hồi đất Chính phủ cũng có kiến nghị rất đáng chú ý liên quan đến thu hồi đất và quyền sử dụng đất, cụ thể, khoản 3 điều 56 dự thảo sửa đổi Hiến pháp quy định Nhà nước trưng mua, trưng dụng có bồi thường “theo giá thị trường” với tài sản của công dân. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản, thì khoản 3 điều 58 dự thảo lại quy định Nhà nước thu hồi “có bồi thường theo quy định của pháp luật”. Thì chính phủ cho rằng quy định như vậy là không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Vì vậy cần sửa đổi theo hướng Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản, hay thu hồi đất thì đều phải bồi thường theo giá thị trường.
Dẫn chứng một vài ví dụ để thấy phe đồng chí X đang cố gắng lấy lại niềm tin của quần chúng nhân dân sau một thời gian khi mà uy tín của thủ tướng đã rơi xuống điểm thấp nhất chưa từng có trong 10 năm trở lại đây. Bằng tư duy khẳng định vai trò quyền lực của nhân dân là tối thượng, bảo vệ lợi ích của nhân dân trong việc thu hồi đất đai, hay tôn trọng quyền con người, quyền cơ bản của công dân chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết vì những lý do hạn chế. Phải chăng điều đó cho thấy đồng chí X như đang có vẻ tỏ ra mình là một con người cải cách?
Được biết, trong tháng 5 tới sẽ có các sự kiện quan trọng dự kiến sẽ diễn ra. Thứ nhất, đó là Hội nghị BCH TW 7 - Khóa 11, với nhiệm vụ nhằm kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 và tổng kết việc tự phê bình và phê bình trong toàn đảng nhằm tăng cường chấn chỉnh sự lãnh đạo lãnh đạo của đảng. Thứ hai là tháng 5 cũng có cuộc họp Quốc hội thường niên, với nhiệm vụ nhằm bàn tiếp về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đặc biệt là có nhiều khả năng Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm cho các chức vụ lãnh đạo cao cấp do dân cử. Đây là những điểm hẹn gặp để so găng một mất một còn giữa các phe phái ở trong đảng CSVN, không chỉ dừng lại ở mức độ ai sẽ lọt qua cửa ải để vào ngồi trong 1-2 ghế Ủy viên Bộ Chính trị mà còn là chuyện ai ở, ai đi.
Sau kết quả của Hội nghị BCH TW 7 - Khóa 11, người mà được dư luận đánh giá rằng sẽ bị buộc phải ra đi đầu tiên là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Người được cho rằng phải chịu trách nhiệm về việc kinh doanh bất chính gây hậu quả thất thoát lớn của hàng loạt các ngân hàng thương mại. Nhưng cho đến giờ này, vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gọi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bằng "anh" này xem ra vẫn vững như bàn thạch. Và chính sách ổn định vàng, thực chất là một chủ trương mang tính trục lợi của lợi ích nhóm vẫn triển khai, bất chấp phản ứng của xã hội và các khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế. Điều đó cho thấy phe phái của đồng chí X vẫn đang giữ một sức mạnh đáng gờm, các phe phái khác không dễ gì mà ăn tươi nuốt sống như nhiều người nghĩ. Và không ít người cho rằng, hình như đồng chí X đang có ý định để mượn thời cơ này, thời cơ mà dân chúng muốn có một sự thay đổi mang tính thoát xác, để tập hợp lực lượng trở thành một lực lượng cải cách thực thụ, từ bỏ công thức chính trị giáo điều đã quá lạc hậu và bảo thủ mà đảng CSVN theo đuổi trong mấy chục năm qua (!?)
Đòn thù trong chính trị, nếu khi đã tung ra mà không tính toàn kỹ để đối phương không chết tươi tức khắc thì coi chừng đòn phản. Phản đòn rất nguy hiểm vì nó được đối phương tung ra khi tưởng chừng họ đang rất yếu thế, khiến đối thủ chủ quan. Ai mà nghĩ một kẻ vừa thoát chết như đồng chí X lại ra đòn hiểm như ta thấy. Trước thềm Hội nghị BCH TW 7 tháng 5 tới, thì cùng một lúc cho quân chọc vào hai vụ tiêu cực đất đai siêu khủng với số tiền thất thoát đều hàng nghìn tỉ, một ở Đà Nẵng và một tại Hà Nội. Đặc biệt là hai vụ tham nhũng trên đều chủ ý nhằm đánh thẳng vào những người người đứng đầu bộ máy Nội chính, Chống tham nhũng của đảng. Đó là Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Tân trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh. Đó mới là những cái chúng ta đã thấy. Ngoài lề nghe thiên hạ nói còn một số vụ khủng hơn nhiều, nếu tung ra thì đối thủ sẽ không chết thì cũng bị thương
3. Trong việc tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992, giữa lúc phe của đồng chí Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đang làm mưa làm gió để biến Hiến pháp của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam trở thành một văn bản nghị quyết của đảng CSVN. Với mục đích để nhằm biến Hiến pháp trở thành một boongke trú ẩn an toàn của đảng CSVN và một bầy sâu. Thì đùng một cái, tại cuộc họp chuyên đề về Hiến pháp của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, hội nghị đã có kiến nghị nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý, về các nội dung liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, Chính phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân. Và đã có10/25 thành viên CP biểu quyết đề nghị quy định: “Dự thảo HP được trưng cầu ý dân sau khi QH thông qua với ít nhất 2/3 tổng số đại biểu QH biểu quyết tán thành. Trình tự, thủ tục trưng cầu ý dân do luật định”. Vì theo chính phủ phải Hiến định như vậy sẽ hàm ý biểu quyết Hiến pháp thông qua trưng cầu dân ý là quyền dân chủ trực tiếp cao nhất, là quyền đương nhiên. Qua đó thì Hiến pháp mới bảo đảm vị trí tối thượng trong đời sống xã hội.
4. Cũng trong cuộc hội nghị này, dưới sự chủ trì của đồng chí X hội nghị cũng chính phủ cũng đã có những kiến nghị rất tiến bộ về quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân và cho rằng cần ghi nhận nguyên tắc các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được bảo đảm thực hiện bằng luật và cũng chỉ có thể bị hạn chế bằng luật. Ví du, khoản 2 điều 15 dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần giới hạn hẹp hơn nữa căn cứ giới hạn quyền, thành: “Quyền con người, quyền cơ bản của công dân chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia và sức khỏe của cộng đồng”. Khác với dự thảo, có thêm hai trường hợp “trật tự, an toàn xã hội”, “đạo đức xã hội” và không có “bằng luật”. Hoặc đề nghị thay thế cụm từ “theo quy định của pháp luật” thành “theo quy định của luật” ở nhiều quyền cơ bản quan trọng. Bao gồm: Quyền bí mật thư tín (điều 23); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước (điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (điều 26); quyền bảo hộ về sở hữu tư nhân, quyền thừa kế (Điều 33)… Hay ý kiến về thu hồi đất Chính phủ cũng có kiến nghị rất đáng chú ý liên quan đến thu hồi đất và quyền sử dụng đất, cụ thể, khoản 3 điều 56 dự thảo sửa đổi Hiến pháp quy định Nhà nước trưng mua, trưng dụng có bồi thường “theo giá thị trường” với tài sản của công dân. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản, thì khoản 3 điều 58 dự thảo lại quy định Nhà nước thu hồi “có bồi thường theo quy định của pháp luật”. Thì chính phủ cho rằng quy định như vậy là không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Vì vậy cần sửa đổi theo hướng Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản, hay thu hồi đất thì đều phải bồi thường theo giá thị trường.
Dẫn chứng một vài ví dụ để thấy phe đồng chí X đang cố gắng lấy lại niềm tin của quần chúng nhân dân sau một thời gian khi mà uy tín của thủ tướng đã rơi xuống điểm thấp nhất chưa từng có trong 10 năm trở lại đây. Bằng tư duy khẳng định vai trò quyền lực của nhân dân là tối thượng, bảo vệ lợi ích của nhân dân trong việc thu hồi đất đai, hay tôn trọng quyền con người, quyền cơ bản của công dân chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết vì những lý do hạn chế. Phải chăng điều đó cho thấy đồng chí X như đang có vẻ tỏ ra mình là một con người cải cách?
Được biết, trong tháng 5 tới sẽ có các sự kiện quan trọng dự kiến sẽ diễn ra. Thứ nhất, đó là Hội nghị BCH TW 7 - Khóa 11, với nhiệm vụ nhằm kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 và tổng kết việc tự phê bình và phê bình trong toàn đảng nhằm tăng cường chấn chỉnh sự lãnh đạo lãnh đạo của đảng. Thứ hai là tháng 5 cũng có cuộc họp Quốc hội thường niên, với nhiệm vụ nhằm bàn tiếp về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đặc biệt là có nhiều khả năng Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm cho các chức vụ lãnh đạo cao cấp do dân cử. Đây là những điểm hẹn gặp để so găng một mất một còn giữa các phe phái ở trong đảng CSVN, không chỉ dừng lại ở mức độ ai sẽ lọt qua cửa ải để vào ngồi trong 1-2 ghế Ủy viên Bộ Chính trị mà còn là chuyện ai ở, ai đi.
Sau kết quả của Hội nghị BCH TW 7 - Khóa 11, người mà được dư luận đánh giá rằng sẽ bị buộc phải ra đi đầu tiên là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Người được cho rằng phải chịu trách nhiệm về việc kinh doanh bất chính gây hậu quả thất thoát lớn của hàng loạt các ngân hàng thương mại. Nhưng cho đến giờ này, vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gọi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bằng "anh" này xem ra vẫn vững như bàn thạch. Và chính sách ổn định vàng, thực chất là một chủ trương mang tính trục lợi của lợi ích nhóm vẫn triển khai, bất chấp phản ứng của xã hội và các khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế. Điều đó cho thấy phe phái của đồng chí X vẫn đang giữ một sức mạnh đáng gờm, các phe phái khác không dễ gì mà ăn tươi nuốt sống như nhiều người nghĩ. Và không ít người cho rằng, hình như đồng chí X đang có ý định để mượn thời cơ này, thời cơ mà dân chúng muốn có một sự thay đổi mang tính thoát xác, để tập hợp lực lượng trở thành một lực lượng cải cách thực thụ, từ bỏ công thức chính trị giáo điều đã quá lạc hậu và bảo thủ mà đảng CSVN theo đuổi trong mấy chục năm qua (!?)
Đòn thù trong chính trị, nếu khi đã tung ra mà không tính toàn kỹ để đối phương không chết tươi tức khắc thì coi chừng đòn phản. Phản đòn rất nguy hiểm vì nó được đối phương tung ra khi tưởng chừng họ đang rất yếu thế, khiến đối thủ chủ quan. Ai mà nghĩ một kẻ vừa thoát chết như đồng chí X lại ra đòn hiểm như ta thấy. Trước thềm Hội nghị BCH TW 7 tháng 5 tới, thì cùng một lúc cho quân chọc vào hai vụ tiêu cực đất đai siêu khủng với số tiền thất thoát đều hàng nghìn tỉ, một ở Đà Nẵng và một tại Hà Nội. Đặc biệt là hai vụ tham nhũng trên đều chủ ý nhằm đánh thẳng vào những người người đứng đầu bộ máy Nội chính, Chống tham nhũng của đảng. Đó là Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Tân trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh. Đó mới là những cái chúng ta đã thấy. Ngoài lề nghe thiên hạ nói còn một số vụ khủng hơn nhiều, nếu tung ra thì đối thủ sẽ không chết thì cũng bị thương
Nguồn : KAMIN
Những cái đầu chỉ để mọc tóc (*)
Hàng loạt các chủ trương quyết sách nảy ra từ những cái đầu dường như chỉ để mọc tóc.
Nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng khiếu kiện, tại một phiên họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có vị đưa ra “sáng kiến” bắt dân khi đi khiếu nại tố cáo phải đặt tiền cược.
Nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng khiếu kiện, tại một phiên họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có vị đưa ra “sáng kiến” bắt dân khi đi khiếu nại tố cáo phải đặt tiền cược.
Nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính, Tổng cục Dân số- kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) ban hành chủ trương chi 3.000 tỷ đồng để động viên, hỗ trợ các gia đình sinh con gái một bề.
Để cứu các tập đoàn “cá mập đất” đang ngắc ngoải, Chính phủ quyết định
đưa ra gói giải cứu 3 vạn tỷ. Thậm chí còn có “sáng kiến” đòi đánh thuế tiền gửi tiết kiệm của dân để dồn nguồn vốn vào mua nhà cho lũ “cá mập đất” này.
Trong khi Trung Quốc đang thúc hối việc trang bị vũ khí cho ngư dân và
tăng cường các đội tàu hải giám tràn xuống biển Đông cướp phá, bắn cháy
tàu cá ngư dân Việt, thì Ban chấp hành trung ương đoàn TNCS Việt Nam lại
nghĩ ra “sáng kiến” trang bị 1.000 lá cờ và… thơ cho ngư dân tiến ra biển.
Rồi “sáng kiến” xây dựng mạng xã hội 200 triệu USD cho thanh niên…
—————
(*): Mượn ý một tít bài của Đào Tuấn.
Từ Đồng Nọc Nạn đến Đoàn Văn Vươn
5 năm hoặc cho dù hơn thế, cho dù tòa đã tuyên và bản án phúc thẩm (nếu có) rồi cũng khó có thể chuyển xoay. Nhưng tôi tin rất ít người coi Đoàn Văn Vươn là tội phạm, nhất là với những người dân mất đất- họ đã và mãi xem anh là một anh hùng.
Một khi dân tình đã công khai ủng hộ hành động cài bom, chĩa súng bắn
vào chính quyền của anh em nhà Đoàn Văn Vươn, thì phải xem lại cái chính
quyền đó nó đã làm gì, đã gây ra những hậu họa gì cho dân.
Một cuộc trấn áp cướp đất của dân lại được gọi là “trận đánh đẹp” thì phải xem lại quân đội đó, cảnh sát đó, chính quyền đó là của ai, phục vụ cho ai? Chắc chắn nó không phải “của dân do dân vì dân”.
Một cuộc trấn áp cướp đất của dân lại được gọi là “trận đánh đẹp” thì phải xem lại quân đội đó, cảnh sát đó, chính quyền đó là của ai, phục vụ cho ai? Chắc chắn nó không phải “của dân do dân vì dân”.
Tại sao một “tội phạm giết người” lại được dân tình khắp nơi cổ vũ, ủng
hộ đến vậy? Tại sao chính những nạn nhân trong vụ án cũng không ai dám
đòi bồi thường thiệt hại và thương tổn? Tại sao đến những con chó nghiệp vụ cũng chần chừ cưỡng lại không muốn xông lên tấn công “tội phạm”?
Đoàn Văn Vươn sẽ mãi đi vào lịch sử giữ đất của người Việt như vụ án Đồng Nọc Nạn
xưa, kích hoạt cho một phong trào vùng lên giữ đất rộng khắp của bà con
nông dân khắp các vùng miền từ Bắc chí Nam, từ Văn Giang, Vụ Bản, Dương
Nội, Kim Sơn- Đông Triều đến Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Cái Răng
Cần Thơ, Vĩnh Long… Từ ngọn lửa Văn Giang, những vành khăn tang Vụ Bản
đến Nguyễn Văn Tưởng ở Thăng Bình (Quảng Nam) uất ức đến mức vung dao
đâm cán bộ giải tỏa rồi uống thuốc sâu tự tử, đến mẹ con bà Phạm Thị Lài
(phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, Cần Thơ) khỏa thân giữ đất…
Đoàn Văn Vươn mãi mãi là một biểu tượng đẹp của những người dân giữ đất.
Về phía chính quyền: Tòa đã xử, án đã tuyên, nhưng có lẽ cả hai mục
tiêu cần có của một bản án là trừng trị và răn đe giáo dục đều không đạt
được.
Cứ chiều này, tôi tin tình trạng tranh chấp kiện tụng đất đai sẽ căng thẳng hơn. Rồi sẽ còn nhiều Đoàn Văn Vươn khác.
Tháo những ngòi nổ đất đai như Đoàn Văn Vươn không khó, nếu chính quyền
thật sự biết nghe được tiếng kêu của đất, biết nhìn đúng, biết tôn
trọng và bảo vệ quyền lợi người dân, giữ đất cho dân, chứ không phải cho
các loại tập đoàn “cá mập đất”.
Vụ Đồng Nọc Nạn xưa, thương vong và tổn mạng cho cả hai phía, nhưng tòa tuyên tha bổng.
Vụ Đoàn Văn Vươn, không có người chết, nhưng anh em nhà họ Đoàn vẫn bị
kết tội giết người với bản án 15 năm 6 tháng tù (ông Vươn 5 năm, Đoàn
Văn Quý em ông Vươn 5 năm, Đoàn Văn Sịnh anh ông Vươn 3 năm 6 tháng
và Đào Văn Vệ 2 năm), cùng 33 tháng tù treo cộng 66 tháng thử thách
dành cho Phạm Thị Báu và Nguyễn Thị Thương với tội danh “chống
người thi hành công vụ”.
Xem ra, cái nền pháp trị của thể chế thực dân từ những năm đầu thế kỷ
trước lại nhân đức và “vì dân” hơn cái nền pháp chế XHCN của chúng ta
ngày nay. Hay nói như tiến sĩ Nguyễn Quang A: nó "bộc lộ sự khốn cùng của nền tư pháp".
Hãy nghe Tricon, một trong hai vị luật sư người Pháp bào chữa cho gia đình Biện Toại trong vụ án Đồng Nọc Nạn xưa nhận định:
“Nguồn gốc của vụ án là vấn đề điền địa. Ông cho rằng chính sách ruộng
đất thời Nguyễn công bằng và hợp thực tế, còn luật lệ do người Pháp đặt
ra chưa được áp dụng đúng, thiếu thực tế, những người trong Hội đồng
Phái viên chỉ ngồi một chỗ, chưa hề bước ra sở đất mà họ xem xét, chỉ
quyết định dựa trên báo cáo. Ông ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang
của gia đình Biện Toại: họ phải đấu tranh với thiên nhiên, với bọn cường
hào, với cả các thủ tục pháp lý. Chúng ta, những người Pháp, nên xây
dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của
súng đạn, nhưng là sự độc tài của trái tim (Non pas de la dictature de
la force du mousqueton, mais de la dictature du coeur). Ông cũng ca ngợi
lập luận của công tố viên, cho rằng chính sách của nhà nước thì tốt,
nhưng người thừa hành xấu đã làm cho chính sách trở nên xấu đối với dân
chúng. Ông nói nên sa thải vài ông phủ, ông huyện bất hảo và vạch rõ
hành động của cặp bài trùng Bang Tắc – Tri phủ H. đã dẫn đến tấn thảm
kịch Nọc Nạn. Ông xin tòa tha thứ cho các bị can: Lần này sẽ có một bà
lão khóc về cái chết của bốn đứa con. Bốn người này đã chết, vì họ tưởng
rằng có thể tự lực gìn giữ phần đất ruộng mà họ đã từng rưới mồ hôi và
máu của họ lên đó” (nguồn dẫn: wikipedia)
Và hãy nghe lại một đoạn trích trong bài diễn văn thống thiết của trùm
da đỏ Seattle từ năm 1853, sau khi họ khai tạo nên khu vực bang
Washington và chính phủ Mỹ đề nghị người da đỏ ký các hiệp định mua đất
của họ:
“Làm sao các người có thể mua bán khung trời và hơi ấm của đất? Ý nghĩ
đó đối với chúng tôi thật kỳ lạ. Thế nếu chúng tôi không sở hữu cái mát
mẻ của không khí và cái lung linh của mặt nước, thì các người làm sao mà
mua? Mỗi mẩu đất này đều thiêng liêng cho dân tộc chúng tôi. Linh hồn
những người da trắng đã quên xứ mình sinh ra khi đi vào giữa các vì sao.
Linh hồn những người chết chúng tôi không bao giờ quên trái đất tuyệt
vời này, vì trái đất là mẹ của người da đỏ. Các ông (người da trắng)
phải dạy cho con cháu là đất chúng bước lên được tạo bởi tàn hương của
tổ tiên. Dạy cho chúng biết tôn trọng đất, bảo chúng là đất được giầu có
bởi đời sống của dòng dõi. Dạy cho con cái các ông những điều mà chúng
tôi dạy cho con cái chúng tôi, là đất là người mẹ. Cái gì xảy đến cho
đất sẽ xảy đến cho con cái của đất. Ai khạc nhổ lên đất là khạc nhổ lên
chính mình.” (nguồn dẫn: Hiệu Minh blog)
Hãy đọc lại đi, đọc đi để cay đắng hỏi rằng: Tại sao cái nền pháp trị này nó đã tụt lùi một bước dài đến vậy?
Điều duy nhất tôi không thích, thậm chí rất dị ứng ở Đoàn Văn Vươn là lời nói sau cùng trước vành móng ngựa khi anh “gửi lời cảm ơn tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chính phủ và các ban ngành”.
Tại sao lại phải ơn đảng ơn nước ơn chính phủ ở đây? Hay có phải chính
cái thói quen “ơn đảng” ấy cũng là một thành tố góp phần tạo nên những
bước lùi thảm hại đó?
Nguồn : TRUONGDUYNHAT
Nguồn : TRUONGDUYNHAT
Nhãn:
BÁN NƯỚC HẠI DÂN,
CHUYÊNCHÍNH,
QUAN CS
VIỆT NAM ĐI TRƯỚC VỀ SAU
Điểm lại lịch sử, phong trào người dân các nước nô lệ đứng dậy giành lại
độc lập trên toàn thế giới, thì Việt Nam là nước sớm nhất khi cụ Hồ đọc
bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình vào ngày 02/9/1945.
Ngay cả so với Trung Hoa cũng phải hơn 4 năm sau thì Mao Trạch Đông mới
khai sinh ra nước Cộng hoa Nhân dân Trung Hoa bây giờ vào ngày
01/10/1949. Tất cả các quốc gia quanh vùng Đông Nam châu Á cũng phải độc
lập ở thập niên 1950. Càng chậm hơn nữa đối với các quốc gia châu Phi
và các châu lục khác.
Thế nhưng vì cái gì mà mãi đến 30/4/1975 Việt Nam mới có ngày thống nhất?
Thế nhưng, vì cái gì mà mãi hôm nay Việt Nam vẫn còn lẹt đẹt theo đuôi
các nước đang phát triển quanh vùng Đông Nam Á, chứ chưa dám nói đến
chuyện Việt Nam có thể sánh vai cùng năm châu, bốn bể như cụ Hồ đã từng
tuyên bố?
Và thế nhưng, vì cái gì mà hôm nay Việt Nam vẫn còn mang hình thái, dáng
vóc của một Trung Hoa về cả kinh tế lẫn chính trị, một cách rập khuôn?
Tất cả những câu hỏi trên đã là những đề tài tốn không biết bao nhiêu
giấy mực trong hơn nửa thế kỷ qua. Để rồi hôm nay, một Việt Nam với cái
gọi là đã từng "đánh thắng 3 đế quốc", lại là một nước Việt Nam nghèo
nàn, lạc hậu, tự ăn thịt gia sản tổ tiên để lại, và tự phá nát văn hóa,
giáo dục, đạo dức con người, kinh tế, v.v... dưới một thể chế chính trị
thối nát như chưa bao giờ thối nát bằng hôm nay.
Hàn Quốc, họ chỉ mới thay đổi hiến pháp 1 lần từ sau đất nước chia đôi vào năm 1987.
Mới chỉ 26 năm sau thay đổi hiến pháp để biến một nhà nước độc tài quân
phiệt thành một nhà nước dân chủ tự do, để giải phóng sức sản xuất của
toàn xã hội, và họ đã biết sử dụng được sức mạnh của toàn dân để đi lên
thành cường quốc trên toàn cầu. Cho nên có một nguyên lý cơ bản là, để
thoát cái nghèo anh chỉ cần một thập niên làm ăn cần mẫn, nhưng cái mất
văn hóa và đạo đức anh cần cả thế kỷ để gột rửa những vết nhơ.
Ba câu hỏi trên, kẻ thắng cuộc thì cho mình là chân lý và độc quyền
truyền thông để biện mình mình đúng. Người thua cuộc thì cũng cho mình
là chính nghĩa. Nhưng có một điều rất đau lòng là, dù thắng hay thua thì
nhân dân cũng đã phải nằm xuống hàng triệu sinh linh, để hôm nay có một
Việt Nam thấp hèn và bạc nhược thuộc vào hàng nhất khu vực. Thế thì,
thắng hay thua để làm gì?
Có câu nói cửa miệng ngày còn nội chiến Nam Bắc Việt Nam, là miền Nam đi
trước về sau. Và sau khi đất nước thống nhất, miền Nam cũng là nơi chịu
nhiều thiệt thòi nhất. Nhưng cái đáng nói hơn là sao không ai để ý đến,
Việt Nam đi trước thế giới các dân tộc bị áp bức nộ lệ, nhưng lại về
sau cho mãi đến tận hôm nay?
Có phải chăng vì nhân dân Việt Nam không đủ tư chất để làm thay đổi vận
mệnh quốc gia, hay là vì tầng lớp "tinh hoa" Việt chưa bao giờ đặt tổ
quốc lên trên quyền lợi cá nhân, mà bỏ qua nhiều cơ hội để đất nước đi
lên, nhân dân ấm no, hạnh phúc? Một vận hội mới năm Quý Tỵ - 2013 - này
đang chờ phía trước thông qua việc gia nhập Tổ chức Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương,
mà Việt Nam là một trong 9 thành viên đầu tiên đăng ký tham gia, liệu
có bị bỏ qua không, trong khi các quan đầu triều vẫn còn mãi lo chuyện tranh ngôi đoạt vị vẫn chưa xong?
Có lẽ, nếu các lãnh đạo và nhân dân Việt Nam bình tâm ngồi lại, suy nghĩ
để trả lời được câu hỏi: Vì sao Việt Nam đi trước mà phải chịu về sau,
thì mới hy vọng nước Việt có một tương lai tốt đẹp.
Nguồn: BACSI HOHAI
Nhãn:
CHINHTRỊ,
CHUYÊNCHÍNH,
QUAN CS
2 thg 4, 2013
Lấy búa đập ruồi
Washington DC đã sang xuân dù trời khá lạnh. Nghe nói tuần sau nhiệt độ vẫn ở khoảng 1 – 2oC, hoa đào khó mà nở như đúng hẹn. Tuy thế, ruồi, muỗi và kiến bắt đầu vào nhà như mỗi dịp xuân về.
Mình đang ngồi xem tivi thấy cậu con trai Bin xuống bếp, một tay cầm dao nhọn, tay kia cầm búa lên nhà. Hỏi làm gì, ông Bin nói, để con giết ruồi.
Bố khỉ, mình chưa từng thấy ai lấy búa đập ruồi.
Mình cười ngất, đúng là trò trẻ con. Không cẩn thận, ruồi không giết được, lại lấy búa đập vào tivi, phá đồ đạc trong nhà, đứt tay vì dao chém ruồi cũng nên.
Chợt nghĩ đến vụ án Đoàn Văn Vươn sắp xử. Thế nào cả hệ thống chính trị, an ninh, tòa án và tuyên truyền cũng vào cuộc. Kết quả anh Vươn sẽ bị kết án phạm tội định giết người, chống người thi hành công vụ.
Một nông dân yếu thế, chẳng có thế lực nào đứng đằng sau, tòa xử thế nào cũng được. Quyền lực trong tay muốn làm gì thì làm.
Đã bao vụ án kiểu Kangaroo “án lệ bỏ túi”, xử lấy được. Hình ảnh quốc gia cứ thế mờ dần. Đôi lúc bị quốc tế phản đối quá lại thả, thành ra cách hành xử cứ như trẻ con.
Nhớ chuyện cu Bin lấy búa đập ruồi, sao mà thấy thú vị. Tuy nhiên, Bin chỉ học lớp 4, 10 tuổi, hơi tự kỷ, cu cậu làm như thế là bình thường.
Nhưng ở tầm quốc gia mà không xử vụ Đoàn Văn Vươn cho đến nơi đến chốn, đúng người, đúng tội, mà chỉ xử lấy được, chả khác gì một đứa trẻ lấy búa và dao…giết ruồi.
Lợi bất cập hại.
Nguồn : HIEU MINH
Địa chỉ lợi ích
Nếu có ai đó hỏi rằng con gì chạy nhanh nhất. Câu trả lời sẽ là con xăng.
Hai sự lạ đã diễn ra trong chỉ 7 ngày. Đầu tiên, giá xăng bất ngờ “đánh úp” người dân khi “tăng thẳng cẳng” lên 1.430 đồng/lít. Nói đánh úp là bởi giá xăng thế giới thì đang giảm. Điều hành xăng dầu kiểu Việt Nam đúng là đến lạ. Thế giới tăng, ta tăng. Thế giới giảm, ta vẫn tăng. Thế giới không giảm không tăng, ta… điều chỉnh. Ngày 27.3, đến “bạn” cũng giảm giá vì giá thế giới giảm suốt. Nhưng ngày 28.3, “ta” vẫn tăng.
Nhưng đáng để nói nhất phải là nguyên nhân tăng giá xăng là tại buôn lậu. Đại khái theo Bộ Tài chính hiện giá trong nước thấp hơn giá của các nước có chung đường biên giới với Việt Nam từ 2.000 đồng/lít đến trên 5.000 đồng/lít dẫn đến tình trạng buôn lậu xăng dầu diễn ra phức tạp. Ta “điều chỉnh” vừa để chống buôn lậu, vừa để ngân sách khỏi bù lỗ.
Xem ra, với cách giải thích này, chính nhân dân là người phải chịu trách nhiệm vì tình trạng buôn lậu.
VietNamNet hôm qua lẩy một cái tít “Cả tạ rau không mua nổi cân thịt”. Những người trồng rau chẳng hạn, đương nhiên sẽ phải đổ mồ hôi nhiều hơn, sẽ phải thọc sâu hơn vào túi khi tần ngần đứng trước hai chữ “điều chỉnh” ngoài cây xăng. Có lẽ, cứ điều hành kiểu “ta” thế này rồi sẽ đến lúc “cả tạ rau không mua nổi lít xăng. Bởi rau, có lẽ là không thể độc quyền được.
Trong khi đó, thị trường vàng “giựt kinh phong” sau phiên đấu giá ế 24.000 tấn vàng của Ngân hàng Nhà nước.
Điều lạ là hơn 2.000 tấn vàng với giá trên trời vẫn có người mua. Mới biết để ai đó khoe khoang rằng “vẫn có mua”, không ít người phải bấm bụng.
Điều lạ là lời giải thích chính thức của đại diện Ngân hàng nhà nước sau đó: Trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, NHNN giải thích họ chỉ “quan tâm đến việc bình ổn thị trường vàng” mà không quan tâm đến “bình ổn giá”.
Lời giải thích này nó cưỡng từ đoạt lý đến nỗi ngay cả các chuyên gia tài chính cũng không thể đưa ra một ví dụ tiền lệ về một thứ hàng hóa mà lại không liên quan đến giá. Cưỡng từ đoạt lý còn là bởi thứ mà người dân quan tâm nhất thì lại chỉ là giá. Có tình hình thị trường nào không bắt đầu và đương nhiên phải bắt đầu từ giá. Có loại bình ổn nào tách rời được yếu tố giá? Hay là chúng ta đang quay về thời kỳ tiền tiền tệ với hình thức mua bán là vật đổi vật?!
2 mặt hàng, 2 hành vi quản lý, 2 mức giá vô lý. Nhưng lại có một điểm chung.
Khi Ngân hàng nhà nước vừa tay trái ký các quyết định làm chính sách, độc quyền vàng SJC chẳng hạn, thứ độc quyền mà Tướng công an đương nhiệm, ông Nguyễn Tiến Lực, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Bộ Công an khẳng định: “việc quy định SJC là thương hiệu vàng quốc gia đã đem lại lợi ích cho Công ty SJC, làm phương hại đến lợi ích của các thương hiệu vàng miếng khác”. Và tay phải thì gõ búa trong một phiên đấu giá vàng. Thì câu chuyện giá vàng trong nước gần với giá vàng thế giới vẫn còn xa lắm.
Còn xăng. Nói đi nói lại mãi vẫn chỉ là câu chuyện độc quyền mà việc “điều chỉnh”, thấy rõ địa chỉ lợi ích dứt khoát không phải là người dân.
Nguồn : ĐÀO TUẤN
Nhãn:
BÁN NƯỚC HẠI DÂN,
CHINHTRỊ,
CHUYÊNCHÍNH,
DÂN BÀN,
KINHTÊ,
XĂNG DẦU
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)