“Ngày 17-7-2012, Cơ quan an ninh điều tra
Công an TP. HCM đã bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc đối với Phạm Chí
Dũng, cán bộ một cơ quan nhà nước tại TP. HCM, về hành vi câu kết với một số tổ
chức phản động lưu vong ở Mỹ, biên soạn nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt,
xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hiện Cơ quan an
ninh điều tra Công an TP. HCM đang tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý.” (1)
Phạm Chí Dũng là ai? và những tài liệu ấy có nội dung như thế nào? lật đổ chính
quyền hay vạch trần sai trái của những ai?
Về Phạm Chí Dũng
Ông Phạm Chí Dũng đảm nhận nhiều vị trí công tác cả công khai
lẫn bí mật. Về mặt công khai, trước đây Phạm Chí Dũng thuộc Ban Dân
vận nhưng vai trò kín là cán bộ Ban An ninh nội chính thành ủy Tp. Hồ
Chí Minh. Trong vai trò an ninh nội chính này Phạm Chí Dũng thường gặp gỡ
báo cáo và tháp tùng với ông Trương Tấn Sang lúc ấy là Bí thư Thành
phố HCM, nhưng Phạm Chí Dũng không phải là trợ lý của ông Sang.
Sau khi ông Trương Tấn Sang ra trung ương thì Phạm Chí Dũng
qua công tác bên Ban Tôn giáo một thời gian. Vợ của Phạm Chí Dũng tên là
Khanh hiện công tác ở Ban Tôn giáo. Phạm Chí Dũng làm việc ở Ban Tôn
giáo một thời gian và sau đó trở lại vị trí An ninh nội chính cho
đến ngày bị bắt. Theo BBC trích từ một "nguồn tin khác" thì Phạm
Chí Dũng là con trai ông Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành
ủy TP HCM (2).
Ngoài những vị trí trên, có nguồn tin cho rằng Phạm Chí Dũng
còn là cán bộ của Tổng Cục 2.
Theo nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, Phạm Chí Dũng còn là một nhà
văn và phê bình. Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1986, và đã xuất bản các tác
phẩm: tập truyện ngắn “Những bông hoa hoang dã” (1993), tập truyện ngắn “Tự
thú” (1994), tập truyện ngắn “Những chiếc bồn tắm định mệnh” (2005), tiểu thuyết
“Cuộc phiêu lưu của linh hồn cầm cố” (2005), tiểu thuyết “Ngài nghị sĩ” (2006).
Ngoài ra, nhà văn Phạm Chí Dũng còn có tập phê bình sân khấu “Vẫn ngôi nhà trái
tim tan vỡ ấy” (2004) tập kịch bản sân khấu “Thuyền chở nước Côlômba” (2005),
và các tập nghiên cứu “Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chí Minh” (2005),
“Viện trợ phi chính phủ ở Việt Nam: con cá hay cần câu?” (2006) “Tự sự chứng
khoán – Những gam màu ám ảnh” (2007 - ảnh bên) (3)
Sinh năm 1966 và thích sống lãng tử, mãi đến gần 40 tuổi mới
lấy vợ nên đối với bạn bè, Phạm Chí Dũng còn có biệt danh là "Dũng ất
ơ".
Ngày 17-7-2012, Phạm Chí Dũng bị cơ quan an ninh điều tra
Công an TP. HCM bắt - không phải vì "ất ơ" với đời sống tình cảm của
mình mà vì "ất ơ" với "nội bộ đảng". Chính xác hơn là
"ất ơ" đối với một số người đang nắm quyền lực trong guồng máy của
nhà nước mà đứng đầu là Nguyễn Tấn Dũng cùng với đám đàn em, đệ tử, tay
chân Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vương Đình
Huệ – Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bùi Quang Vinh – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Đinh La Thăng – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, và tập đoàn
đại gia tư bản đỏ như Nguyễn Đức Kiên, Trầm Bê, Hồ Hùng
Anh, Nguyễn Thanh Phượng...
Những "ất ơ" của Phạm Chí Dũng
Theo báo Tuổi Trẻ - tờ báo duy nhất đăng tin Phạm Chí Dũng
bị bắt - thì Phạm Chí Dũng "biên soạn nhiều tài liệu có nội
dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"
biên soạn nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân." (1). Những tài liệu này là gì? Là những
tài liệu mật được kín đáo trao nhau giữa các cán bộ trong Ban Tôn giáo, trong
Ban An ninh nội chính hay... Tổng cục 2. Không, những tài liệu này là những bài
viết, công khai, được đăng tải trên khắp các trang mạng từ lề đảng cho đến lề
Dân, được tiếp tục đăng tải lại bởi nhiều trang blog, web và nhiều người biết
đến, giới thiệu nhau đọc.
Ngòi bút Viết Lê Quân
Viết Lê Quân (VLQ) viết ở nhiều lãnh vực khác nhau nhưng được
biết đến nhiều nhất là những bài thuộc về lãnh vực kinh tế và hoạt động của các
tập đoàn. Những đối tượng VLQ nhắm đến nhiều nhất là EVN, Petrolimex
và Ngân hàng nhà nước. Bộ phận được chiếu tướng thường xuyên là Bộ
Tài chánh và Bộ Công thương. Không nói rõ ra nhưng phảng
phất ở đâu cũng có bóng dáng ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong bài Quyết định 24 của Chính phủ - chỗ dựa dẫm của EVN (4) tự nhan đề cũng đã nói lên được toàn cảnh những
nhân vật đứng đăng sau sự lộng hành của EVN. VLQ viết: "Không thể nói
Chính phủ là “vô can” trong chuyện tăng giá điện. Cái cớ lớn nhất mà Bộ Công
thương và EVN vẫn thường nại ra là Quyết định số 24, được Thủ tướng ban hành
vào tháng 2/2011 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường." Theo
ông, chính Bộ Công thương với Vũ Huy Hoàng là người đỡ
đầu" của "cậu ấm" EVN. Bố già đỡ đầu này lại chống gậy thủ
tướng "EVN tăng giá điện là theo quy định của Chính phủ".
Cũng theo VLQ thì "không thể nói Chính phủ là “vô
can” trong chuyện tăng giá điện. Cho tới nay, cái cớ lớn nhất mà Bộ
Công thương và EVN vẫn thường nại ra là Quyết định số 24, được Thủ tướng
ban hành vào tháng 2/2011 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường.
Theo đó, khoảng cách tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá điện là 3 tháng. Nếu
giá điện tăng trong phạm vi 5%, EVN chỉ cần thông báo tới Bộ Công thương, Bộ
Tài chính. Cấp cao nhất là Thủ tướng Chính phủ chỉ can thiệp phê duyệt khi giá
điện được đề xuất tăng trên 5%."
Thế là cậu ấm EVN cứ mà tà tà tăng giá điện miễn sao
dưới 5% trong vòng 3 tháng. Dân có than thì lôi đầu ông Thủ tướng đứng đầu
chính phủ ra mà tố bởi cái quyết định 24 nuông chìu cậu ấm EVN
mà ông ta đã ký. Và VLQ kết luận:
"Người dân sẽ cần phải mổ xẻ nguồn gốc vấn nạn xã hội này
ở địa chỉ nào - EVN, Bộ Công thương, hay cao hơn nữa là Quyết định 24
của Chính phủ, một văn bản dù bất hợp lý nhưng dường như vẫn được duy trì
một cách hữu ý, bởi một thái độ không thể nói là nhằm “loại trừ quyền lợi
của các nhóm lợi ích”?
Bài viết này cũng như nhiều bài viết khác của VLQ được đăng
bởi Tamnhin.net,
trang mạng đã bị ra lệnh đóng cửa vào ngày 20 tháng 7, 3 ngày sau khi
Phạm Chí Dũng bị bắt. (5)
Những bài viết khác của VLQ về "cậu ấm" EVN
và Bộ Công thương:
"Bài toán đặt ra: Chính phủ cần cứu EVN bằng cách chấp
thuận cho tăng giá điện đến một mức nào đó đủ để tập đoàn này trả hết khoản nợ
hơn 31.000 tỷ đồng, hay nên xem xét lại có thật nguồn cơn độc quyền kinh
doanh đã biến DN thành một "cậu ấm hư hỏng"?
Với kết quả thanh tra trên, dư luận thấy rõ là đã có sự
"dung túng" một cách có hệ thống để EVN tăng giá bán điện cao hơn mức
cho phép, gây khốn đốn cho DN và xáo trộn cuộc sống của người dân. Không
biết đối mặt với bằng chứng không thể phủ nhận trên, Bộ Công Thương sẽ trả lời
ra sao?
EVN đã đầu tư ngoài ngành như thế nào? Cũng kết quả thanh tra của Thanh tra
Bộ Tài chính, EVN đã đầu tư vốn vào 36 công ty con, tổng số vốn thực góp là
43.087 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/6/2010, công ty mẹ đã góp vốn vào 30 công ty
con với tổng số vốn thực góp là 44.584 tỉ đồng. Trong đó, các lĩnh vực EVN tham
gia đầu tư là chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng vượt quá tỉ lệ quy định tại điểm
3 Điều 12 Nghị định 09/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đó là đầu tư tại Ngân hàng
An Bình, Công ty Cổ phần bảo hiểm Toàn cầu, Công ty chứng khoán An Bình. (6)
"Với tất cả những gì mà EVN đã biểu hiện từ mấy năm qua,
đã đến lúc Chính phủ cần xem xét nghiêm minh về trách nhiệm của những cá nhân
lãnh đạo trực tiếp, kể cả gián tiếp đối với tập đoàn này." (7)
"Một khi giá điện được tự do chuyển về quyền tự quyết
của một doanh nghiệp còn nguyên thế độc quyền và đặc lợi, sẽ khó có nhà nước
nào tiên đoán được, càng không thể giải quyết được những hậu họa kinh tế và
thảm họa xã hội gây ra bởi cảnh tượng kinh doanh vô liêm sỉ... ",
"quan niệm lợi dụng độc quyền nhà nước để phục vụ một nhóm thiểu số,
cung cách điều hành kinh doanh yếu kém và cả về những kế hoạch đổ lỗ lên đầu
người dân đóng thuế." (8)
Đối với tập đoàn Petrolimex Viết Lê Quân (VLQ) cũng
đặt câu hỏi "Chính phủ còn nhượng bộ nhóm lợi ích xăng dầu bao lâu
nữa?" Một nhan đề khéo léo ở dạng câu hỏi nhưng là một xác định "Chính
phủ nhượng bộ nhóm lợi ích" - vấn đề là... bao lâu nữa. Và đây không
phải là nhượng bộ lần đầu "Petrolimex và một số quan chức của ngành
công thương lại bắt đầu xúc tiến một cuộc vận động tăng giá mới" mà là
"Một lần nữa lại đã diễn ra, và nếu lại có những lần khác trong
năm 2012 này, Chính phủ phải nhượng bộ trước quyền lợi và sự đòi hỏi vô lối
của các nhóm lợi ích, người dân sẽ còn trông cậy vào đâu để khôi phục niềm
tin của mình với Chính phủ?" (9)
Những bài viết khác về Petrolimex lẫn Bộ
Công thương và dĩ nhiên lấp ló bóng dáng của thủ tướng:
Cú đánh vào 'nhóm lợi ích' xăng dầu - "Đã
đến lúc cần có một cuộc thanh tra toàn diện về tình hình tài chính và về những
con số lãi, lỗ đang ẩn giấu trong khối doanh nghiệp xăng dầu. Đã đến lúc cần
chấm dứt kiểu cách tự tung tác của họ bằng những chế tài và kỷ luật nghiêm
khắc..." (10)
Khoản lỗ 1.800 tỷ và 'vở kịch' tại Petrolimex - "Nếu như trong cùng một Petrolimex, người dân
đã không thể hiểu được DN này thực chất lỗ hay lãi, thì trong cùng Bộ Công
Thương, hình như lại tồn tại mâu thuẫn lớn khi vào tháng 9/2011, ông Tú thứ
trưởng khẳng định Petrolimex lỗ; còn vào tháng 11/2011, ông Hoàng bộ trưởng lại
khẳng định Petrolimex lãi." (11)
Sang đến Ngân hàng nhà nước, VLQ cũng đã vạch trần những sai trái, nghi vấn đối
với quan thống đốc mới Nguyễn Văn Bình: "Thống đốc Nguyễn Văn
Bình đã bước qua cái mốc 100 ngày đầu tiên trên cương vị người đứng đầu NHNN -
một vị trí mà vào tháng 8/2011, người dân và báo giới đã từng kỳ vọng như một
"gương mặt mới. Thực tế, gương mặt mới đã thật sự xuất hiện nếu thị trường
vàng không còn đó những nghi vấn về nạn đầu cơ vẫn hầu như không được
"bình ổn", cũng như đã không tồn tại một khoảng cách quá khó hiểu
giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động trong hơn 100 ngày qua..."
(12)
Cũng một lối đặt câu hỏi cho bài viết "Ai đã gây ra nguy cơ thiểu phát?", cũng cách đặt câu hỏi "Nguồn cơn nào, những cơ quan
hay nhóm lợi ích nào đã gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra hậu quả trên?"
với những dữ kiện không thể chối cãi như "Ngân hàng ACB - đã chính thức
bác bỏ lập luận về “khó khăn thanh khoản” do thống đốc Nguyễn Văn Bình thuyết
minh, với dẫn cứ rất cụ thể: ACB hiện còn tồn đến 3 tỷ USD mà không cho vay
được." Viết Lê Quân đã không ngần ngại để có câu trả lời "cái
cách mà những cơ quan có chức năng điều tiết tín dụng và tài chính nhằm phục vụ
nền kinh tế như Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính lại cũng bộc lộ quá nhiều
dấu hiệu đình trệ." (12)
Từ những cái gọi là "dấu hiệu đình trệ" Viết Lê
Quân đã mài sắt ngòi bút: "Và cũng gần 5 tháng qua kể từ ngày thống đốc
Nguyễn Văn Bình nhậm chức, điều có thể được gọi là "dấu hiệu đầu cơ"
đã thường vượt gấp 10 lần chiều cao của chính nó... (13).
Bên cạnh việc vạch trần những "hư hỏng",
"nhượng bộ", "vở kịch", "đình trệ" của lãnh vực
điện, xăng, tiền dưới ô dù của chính phủ, Viết Lê Quân cũng "thò bút"
qua nhiều lãnh vực khác cũng nằm dưới bóng dù của thủ tướng:
Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy? (bài này đăng trên tamnhin.net và bị gỡ bỏ, đăng lại
bởi Danlambao) - "chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về
hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những chỉ đạo của Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, kể từ thời điểm ông quan tâm chỉ đạo đến vụ Tiên
Lãng." (14)
Và có lúc Viết Lê Quân đã đụng sâu vào nguồn gốc của mọi vấn
đề:
Tại Việt Nam, khối DNNN tuy chiếm đến 70% vốn đầu tư toàn xã
hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70%
nguồn vốn ODA, nhưng chỉ đóng góp khoảng 37-38% GDP. Có đến 31% DNNN bị lỗ
trong sản xuất kinh doanh, 29% hoạt động không hiệu quả, lỗ lãi tượng
trưng.
Chỉ riêng năm 2009, nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà
nước (chưa tính Vinashin) đã là 813.435 tỷ đồng. Nếu tính cả nợ của Vinashin,
theo báo cáo của Bộ Tài chính là 86.000 tỷ đồng, thì nợ của khu vực DNNN đến
năm 2009 đã lên tới 54,2% GDP của năm 2009.
"Nếu ở Việt Nam, điều trước đây chỉ có thể xem là “dấu
hiệu kém hiệu quả” ứng với trường hợp Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex) hay Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thì cho đến nay những dấu
hiệu đó đã biến thành một chuỗi mắt xích liên hoàn, xảy ra một cách có hệ
thống, và đặc biệt là có chủ ý...
Công việc tái cấu trúc DNNN - đang được Chính phủ Việt Nam
lập kế hoạch, sẽ chỉ mang tính hình thức, hoặc nói cách khác sẽ chỉ là công
đoạn sắp xếp lại một số mắt xích “cho phù hợp hơn” (15)
Những “công bộc của dân” vì thế cũng đã từ lâu vượt quá xa
thiên chức của mình. “Sự tồn vong của chế độ” chỉ có thể
được giải quyết dứt khoát bằng biện pháp con người, thay cho lý do cơ chế mà
luôn dẫn đến hệ quả “chỉnh đốn” mãi vẫn chưa xong. (16)
Trong một thời gian dài, Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng
đã thuộc về Chính phủ. Lẽ tất nhiên cơ quan này phải được đảm trách và chỉ đạo
bởi cấp thấp nhất là một phó thủ tướng. Còn người chịu trách nhiệm chính về
hoạt động và kết quả của nó là Thủ tướng.
Kết quả cũng đã có, ít nhất trong 6 năm qua. Song như những
đánh giá lặp đi lặp lại qua từng năm về mức độ “còn quá khiêm tốn”, rõ
ràng cơ chế Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trực thuộc chính quyền đã không
thích ứng nhanh, đầy đủ trách nhiệm và cả công tâm với diễn biến tham
nhũng - vốn đã tăng vọt theo cấp số nhân tại các cấp chính quyền thừa hành có
điều kiện trực tiếp đụng chạm với người dân và doanh nghiệp. (17)
và
đăng lại bởi Dân Làm Báo:
Những bài viết khác của Viết Lê Quân:
Nhà báo Tự Do ở Tp HCM
Tháng 7 năm 2011 BBC đăng bài "Nhóm lợi ích: Cần một cuộc đại
phẫu". Tác giả là Thường Sơn - Nhà báo tự do ở Tp HCM. Đối
tượng của cuộc giải phẩu là Vinashin với vụ thua lỗ 4,4 tỷ USD - 4,5%
GDP Việt Nam;
là Petrolimex với "tác động của đợt tăng giá xăng dầu các loại
ngày 29/3/2011 đã làm cho chỉ số CPI tăng khoảng 1,6%"; là "cậu
ấm hư hỏng EVN" (cùm từ của... Viết Lê Quân) "đã
trở thành quán quân về đầu tư ngoài ngành, đổ tiền vào các thị trường chứng
khoán và bất động sản. Lại tiếp tục thách thức dư luận với đề nghị tăng giá
điện thêm 13%. Chưa tính đến khả năng đề nghị này được thông qua, từ năm 2007
đến nay, giá điện đã tăng khoảng 50%, góp phần làm cho các doanh nghiệp sản
xuất lâm vào tình trạng khốn đốn..."; là bộ trưởng mới của Bộ Tài
chính Vương Đình Huệ... (18). Tất cả đều đầu mình chân tay của
cái xác Nguyễn Tấn Dũng đang cần cuộc đại phẫu.
Trong vai trò "Nhà báo Tự Do" bút hiệu Thường
Sơn đã có một "khoảng không gian" rộng rãi hơn để làm cuộc
đại phẫu. Khoảng không gian đó không nằm trong cái gọi là lề đảng.
Nguyễn Văn Bình trở thành "cục cưng" - "bí thư
thứ nhất"của Thủ tướng (sau khi cục cưng Đinh La Thăng... hà):
- Quyết định của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về trao quyền “tự
chủ” cho Ngân hàng nhà nước đối với một vấn đề như mức giảm lãi suất, vốn có
tác động rất lớn đến hoạt động của nền kinh tế và đời sống dân sinh, là đáng
ngạc nhiên.
- Trên bình diện công luận, đây là lần đầu tiên từ khi được
bổ nhiệm vào chức vụ thống đốc Ngân hàng nhà nước vào đầu tháng 8/2011, ông
Nguyễn Văn Bình được thủ tướng ưu ái đến thế. Điều này xét ra cũng gần như
chưa có tiền lệ.
- Thậm chí, vai trò của ông Bình còn vượt hơn cả một số bộ
trưởng có thâm niên chức vụ từ trước ông. Điều đó cho thấy hiện nay ông Bình là
một trong những trợ thủ đắc lực nhất của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhóm lợi ích trong chiến dịch lãi suất và vàng:
- Từ tháng 9/2011, dư luận trong người dân và trên nhiều tờ
báo ở Việt Nam đã bắt đầu đề cập ngày càng nhiều và càng bức xúc về hiện tượng có
một nhóm lợi ích nào đó trong việc giữ giá vàng treo cao để “xả hàng”. Một
trong những doanh nghiệp được nói đến và bị nghi ngờ nhiều nhất là công ty vàng
bạc SJC. Công ty này về danh nghĩa thuộc Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, nhưng lại
chịu sự chỉ đạo và điều hành rất chặt chẽ từ phía Ngân hàng nhà nước.
- Những nghi ngờ về mối quan hệ thân thiết giữa ông Nguyễn
Văn Bình và “tập đoàn độc quyền”’ SJC đã càng trở nên rõ rệt hơn theo thời
gian. Không ít lần báo chí Việt Nam
đã đề cập đến việc SJC có được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ cơ chế ưu ái
mà Ngân hàng nhà nước đã dành cho công ty này. (19)
Bài viết này đã làm nền tảng cho những bài viết khác về quan
hệ của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Bình và tập đoàn độc quyền.
Việc lộng hành của những "nhóm lợi ích" không chỉ
nằm trong ô dù cục cưng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Văn Bình. Nó
còn tràn lan khắp nơi và điển hình là trong lãnh vực ODA. Thường Sơn gọi đó là
nạn ăn cắp vặt:
- ODA là một loại sân chơi bòn rút dành riêng cho giới
quan chức tại một số cấp chính quyền trung ương và địa phương phụ trách
lĩnh vực này. PMU18 là một minh họa điển hình
- PCI – Đại lộ Đông Tây ở TP.HCM năm 2008. Chỉ đến khi đó, dư
luận thế giới mới hiểu rõ chân tướng thực của những kẻ như Huỳnh Ngọc Sĩ và
hình bóng ẩn giấu của một ủy viên Bộ Chính trị là như thế nào,
Trong số hơn 49 tỷ đồng mà dự án ODA chuyển cho phía
Việt Nam, có đến hơn 11 tỷ đã “bốc hơi”, chiếm đến 23%. trong 3 dự án
viện trợ của Đan Mạch...
Bài viết về các quan chức tại một số
cấp chính quyền trung ương này đã được gửi đến Tạp chí Phía Trước - một trang
Web lề Dân (20).
Cũng từ trang Phía Trước, Thường Sơn vẻ chân dung
của quan Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình - "cục cưng phó bí
thư" của Thủ tướng:
- Một trong những người được xem là thủ hạ thân tín nhất
của thủ tướng đương nhiệm là Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn
Bình.
- Cùng với cơn bão phản ứng đối với thủ tướng
đang đột ngột ập đến, đã loan truyền một dự đoán về khả năng Nguyễn Văn Bình
có thể trở thành con cờ đầu tiên bị “hy sinh”.
- Bối cảnh nhậm chức của tân thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại
trùng với khoảng thời gian mà các thị trường đầu cơ ở Việt Nam chỉ tồn tại
duy nhất một con sóng vàng.
- Vị tân thống đốc đã nêu ra một “tiêu chí”
mà được giới phân tích và toàn bộ báo giới ghi nhớ: chỉ cần giá vàng trong nước
cao hơn giá vàng thế giới 400.000 đồng/lượng là vàng có dấu hiệu bị đầu
cơ.
- Nhưng sau khi thông điệp “400.000” được phát đi từ tân
thống đốc, cho đến cuối năm 2011 vẫn không hề xuất hiện một động tác kiểm tra,
thanh tra nào từ phía cơ quan Ngân hàng Nhà nước, trong khi giá vàng thoải mái
nhảy múa trên thị trường tự do. Mức giá niêm yết hàng ngày lại khởi phát từ một
nơi được giới đầu tư nhận thức là “hậu phương” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Công
ty Vàng bạc đá quý SJC. Đây cũng chính là công ty trực thuộc Ban Tài
chính quản trị của Thành ủy TP.HCM.
- Để sau gần một năm kể từ ngày thống đốc Nguyễn Văn Bình
nhậm chức, điều có thể được gọi là “dấu hiệu đầu cơ” đã thường vượt gấp 10
lần chiều cao của chính nó.
- Chiều cao đó lại là chiều sâu lợi nhuận của kẻ đã
tạo ra nó.
Thế là Thường Sơn - Nhà báo tự do tại Tp HCM đã chính thức
chiếu tương cục cưng của Nguyễn Tấn Dũng!
- Trong bối cảnh giá vàng trong nước lao dốc cùng giá thế
giới, Ngân hàng Nhà nước cùng với Công ty SJC và một số ngân hàng được mệnh
danh là “Nhóm G” đã phát đi một thông điệp mới: “Lấy nó nuôi nó”, hay
còn gọi là giải pháp tạo ra quỹ vàng quay vòng can thiệp thị trường.
- Tuy nhiên cho đến cuối năm 2011, sau khi giải pháp trên
được nêu ra, đã chẳng có bất kỳ sự thay đổi nào.
- Lời hứa hẹn trước công luận “Sẽ phối hợp với công an
để làm rõ đối tượng đầu cơ, làm giá trên thị trường” của tân thống đốc Nguyễn
Văn Bình vào cuối tháng 8/2011 đã mau chóng chìm vào dĩ vãng.
- Giải pháp “lấy nó nuôi nó” của Ngân hàng Nhà nước thực ra
chỉ là một bức bình phong giúp cho các doanh nghiệp vàng có thêm thời
gian để tiếp tục bán vàng giá cao, bao gồm vàng tự có và lượng vàng đã
nhập khẩu, theo phương châm riêng của họ: lấy vàng nuôi vàng.
- Tức giá vàng trong nước được các “ông lớn” trong giới
kim quý điều chỉnh cuộc chơi theo trình tự: áp giá thấp để thu mua rồi mang
đi xuất khẩu trong trường hợp giá thế giới cao hơn; giữ giá trong nước cao,
nhập khẩu vàng về bán trong trường hợp giá vàng thế giới thấp hơn!
- Trong gần một năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã chơi trò tung hứng
bên nặng bên nhẹ: không công khai cơ chế nhập khẩu vàng, không quản lý giá niêm
yết vàng, không làm rõ được bất kỳ đối tượng nào đầu cơ vàng, nhưng lại muốn
đóng vai trò đạo diễn cho một sân khấu với sự diễn xuất của diễn viên duy
nhất mang tên SJC.
“Lấy dân nuôi nó”?
- Đầu cơ vàng có nhiều hình thức và biến tướng đi kèm. Tiếp
theo thành công quá dễ dàng đạt được trong chiến dịch thâu tóm các ngân hàng
nhỏ, Nguyễn Văn Bình còn đưa ra một đề xuất gây chấn động: hình thành quỹ
huy động vàng từ dân.
SJC và một số ngân hàng có quota nhập khẩu vàng như ACB,
Eximbank, Vietcombank…, đều là những địa chỉ mà nhóm đại gia ngân hàng nắm
quyền chi phối và dễ dàng thao túng.
Trong đó, có cả những thách thức chính trị bắt đầu xuất hiện
từ nhóm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đối với
cái ghế đã bắt đầu lung lay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cái ghế của Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng bắt đầu chao đảo… (21)
- Nguyễn Văn Bình - đệ tử của Nguyễn Tấn Dũng - được
bố già đại gia Nguyễn Đức Kiên vận động để nắm ghế ủy viên Trung ương
Đảng và Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
- Quyết định về tái thiết lập trần lãi suất huy động 14% của
Ngân hàng Nhà nước thực tế là một vực thẳm được tạo ra bởi một vực thẳm khác: thị
trường liên ngân hàng - biến thị trường ngân hàng thành một thị trường cá lớn
nuốt cá bé: sân chơi của tập đoàn - nhóm lợi ích dưới ô dù của Nguyễn
Tấn Dũng và đệ tử thống đốc ngân hàng. Danh sách những ngân hàng nhỏ
cần phải được thâu tóm. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan lập ra danh sách đó
và được thông qua bởi lãnh đạo Chính phủ.
- Ngân hàng Cá nhỏ như Phương Nam bị thâu tóm
biến thành Cá bự và Cá bự như Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) bị vào
lưới, nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên, cùng
với sự chi phối và hỗ trợ của Ngân hàng Bản Việt – nơi Nguyễn
Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giữ vai trò chủ chốt.
(22)
Song song với những màn kịch thâu tóm vàng, ngân hàng dành
cho tập đoàn tư bản đỏ còn được gọi là "nhóm lợi ích", Thường Sơn còn
rọi đèn vào một góc tối sâu khác của Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Tấn Dũng với bài
viết Chiến dịch bất động sản bắt đầu!:
- Ngân hàng nhà nước thò tay công khai giải cứu sân chơi Bất
động sản của tập đoàn tư bản đỏ đang nổ bong bóng bởi thông tư 2056.
- Trước đó Bộ Xây dựng đã trở thành cơ quan khởi phát chiến
dịch giải cứu bất động sản vào tháng 4/2012. 40.000 căn hộ trung – cao cấp tại
Hà Nội và 50.000 tại TP. Hồ Chí Minh được giải vây. Ghi chú: Tháng 11,
2011 Nguyễn Thanh Nghị được ông bố Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm vào ghê Thứ trưởng
Bộ Xây dựng.
- Bây giờ là Nguyễn Văn Bình với "nhóm
lợi ích ngân hàng đã chính thức trở nên bá chủ ở Việt Nam. Kết quả của tinh
thần độc tôn ấy chỉ có thể đo đếm bằng số lượng những “đồng chí giám đốc”
ngân hàng có tài sản hàng tỷ đô la đến năm 2014 – như một lời “nguyện ước”
cách đây không lâu, và sẽ càng làm hố phân hóa xã hội ở quốc gia miền lúa nước
này thêm rộng lớn và sâu sắc hơn bao giờ hết." (23)
Kết quả là "hàng loạt vụ mua lại khách sạn, khu du
lịch, thì điều chỉ được phỏng đoán vào năm 2011 lại được hiện thực hóa vào năm
2012: không phải ai khác, mà là chính các đại gia Việt Nam đã tiến hành những
vụ thâu tóm từ Hà Nội đến Đà Nẵng và vào tận một số tỉnh phía Nam như TP.HCM,
Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu."
Kết quả là "những món nợ lại như từ trên trời rơi
xuống": "Tính đến thời điểm cuối năm 2011, tổng dư nợ cho vay bất động
sản là 348.000 tỷ đồng. Số nợ xấu bất động sản tại các ngân hàng cao gấp 8 lần
so với số liệu do chính các ngân hàng này thông tin. Theo nhận định của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia,
con số này vượt hơn 1,8 lần so với con số đã được các ngân hàng công bố trước
đây"
- Ngân hàng BIDV đã trở thành “quán quân” về dư nợ cho vay
xây dựng – hơn 42.000 tỷ đồng.
- Ngân hàng Vietinbank – 41.000 tỷ đồng đối với bất động sản và xây dựng.
- ACB và Sacombank cũng nằm trong danh sách “Top 10”
- Nhưng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn trong tổng dư nợ lại là những ngân hàng nhỏ
như Phương Nam, Phương Tây, Đông Á – 26%.
Từ tháng 5/2012, báo chí bắt đầu đề cập đến “cái chết” của
ngân hàng, dưới bàn tay và cây đủa thần quậy tới bến của Nguyễn Văn Bình. (24)
Thường Sơn và "Tổng Thống Nguyễn Tấn Dũng"
"Chưa bao giờ kể từ năm 1975 cho đến nay, vai trò của
thủ tướng lại trở nên đáng giá và hướng đến hình ảnh độc tôn như giờ
đây. Được tích lũy qua hai nhiệm kỳ thủ tướng, gần như toàn bộ khối nhân sự
của những bộ ngành quan trọng nhất đang thuộc về những chủ kiến sắp xếp và điều
hành của Nguyễn Tấn Dũng."
Trong đó những đệ tử thân tín của Nguyễn Tấn Dũng được ông
liệt kê ra và từ đó nhìn lại mới thấy rõ toàn bộ khung cảnh những bài viết của
ông: Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vương
Đình Huệ – Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bùi Quang Vinh – Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đinh La Thăng – Bộ trưởng Bộ Giao
thông Vận tải…
Thường Sơn đã đánh giá Nguyễn Tấn Dũng: dùng người kém hơn
mình và phải biết nghe lời, không phải là một vị thủ tướng có đầy đủ sự sáng dạ
và quyết đoán, tầm nhận thức so với Trương Tấn Sang được người đời đánh giá
thấp hơn...
Từ nhiều năm qua, trong con mắt của lớp quan lại thăng quan
tiến chức nhờ luồn lọt và ân sủng của bề trên, Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành một
ông vua không ngai.
Những gì mà Nguyễn Tấn Dũng giành được trên chính trường đã
để lại sự trả giá cho cả một nền kinh tế đang trong tình cảnh suy thoái trầm
kha và một xã hội hầu như biến mất nền tảng đạo đức và văn hóa.
Với vai trò độc tôn trong hệ thống chính quyền và gần như độc
tôn trong cả hệ thống đảng, những gì mà Nguyễn Tấn Dũng cần làm giờ đây và
trong tương lai là gìn giữ được quyền lực và tài sản của ông và của gia đình
ông. (25)
Trong phần 2 của bài viết, trước những đấu đá đang xảy ra trong nội bộ đảng,
Thường Sơn nhận xét:
Từ đầu năm 2011 đến nay, tính độc đoán của Nguyễn Tấn Dũng đã
gần như chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích có vai trò độc tôn: ngân hàng.
Khác hẳn với nửa cuối năm ngoái, giờ đây vị trí của Thủ tướng
trong Bộ Chính trị gần như là một sự tách rời giữa chính quyền với đảng.
Không có sự đồng nhất, cũng không còn được đồng thuận bởi
phần lớn nhân vật trong Bộ Chính trị, Nguyễn Tấn Dũng dường như đang tự cô lập
mình. Ở một chiều kích ngược lại, sự xích lại gần nhau của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã kéo theo một số nhân vật khác
– vốn trước đây theo quan điểm “chiết trung”. (26)
Và cuối cùng là dự phóng về bản án dành cho Thủ
tướng / Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng và bầy đàn:
Lòng tham vô độ luôn là nguồn cơn đẩy con người vào trạng
thái thoái hóa nhân tính ở cấp độ cao. Nếu nhóm Nguyễn Đức Kiên, Trầm Bê, Hồ
Hùng Anh, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Văn Bình… đã dám hy sinh cả nền kinh
tế cùng các doanh nghiệp chỉ nhằm phục vụ cho chiến lược thâu tóm chưa từng có
trong lịch sử ngành ngân hàng và doanh thương Việt Nam, cũng như để thỏa mãn
cho họ với một loại quyền lực không ngai, thì thật khó có thể tìm ra một dấu
vết xót thương nào từ lớp người này đối với đồng nghiệp và hơn thế là đồng loại
của họ.
Dù còn khá sớm để khẳng định, nhưng chính trường Việt Nam
đang manh nha một không khí “hồi tố” nào đó. Liệu trong tương lai không quá xa,
bầu không khí ấy có thể hướng đạo một sự kiện lịch sử: Vụ án Nguyễn Tấn
Dũng?
Vụ án Nguyễn Tấn Dũng chưa biết có xảy ra hay không thì ngày
17 tháng 7, 2012 Phạm Chí Dũng cán bộ an ninh nội chính bị bặt giam.
Trong phần số 2 của bài viết "Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng",
Thường Sơn cũng để ra một phần lớn đề cập đến trang blog Quan Làm
Báo: "Không phải ngẫu
nhiên mà vào đầu tháng 6/2012, cùng với làn sóng tin đồn về thay đổi nhân sự có
thể diễn ra ở Hà Nội, một blog mới và hết sức ấn tượng cũng xuất hiện: Quan
Làm Báo. Ngay từ “số ra” đầu tiên của blog này, người được đã
nhận ra một nét khác biệt rất lớn so với nhiều blog khác. Đó là lần đầu tiên kể
từ khi hiện diện tờ báo chui Người Sài Gòn vào năm 1998, rất nhiều tin tức nội
bộ trong đảng và chính quyền đã được công bố bởi Quan Làm Báo."
Quan Làm Báo cũng đã đang đăng một loạt bài về
Phạm Chí Dũng và có viết: "Hiện nay Phạm Chí Dũng đã bị bắt, và nếu
trang Quan làm báo vẫn đăng đều đều các bài viết về "thâm cung bí sử"
của chế độ hiện nay với thông tin có độ tin cậy trong một khoảng tối thiểu nhất
định thì có thể thấy Phạm Chí Dũng không liên quan gì với trang Quan làm
báo." (27)
Những bài viết "khác"
...
Nhìn
lại toàn bộ những bài viết của Phạm Chí Dũng với những bút hiệu khác nhau chúng
ta thấy được cả một công trình tri thức, thông tin chuyên nghiệp và lòng can
đảm. Việc bắt giam ông diễn ra trong lặng lẽ, chỉ mỗi một mình Tuổi Trẻ đăng
lên với một bản tin ngắn ngủi, thiếu vắng dữ kiện.
Nguyễn Tấn Dũng và những đệ tử dư tiền thiếu lương tâm không thể làm khác hơn
là bịt miệng ông để bịt tai, che mắt dư luận và tiếp tục yên tâm làm giàu trong
những góc tối mà Phạm Chí Dũng đã phanh phui.
Đất nước Việt Nam lúc nào cũng có những con người là vốn quý. Trong trường hợp
của Phạm Chí Dũng, vốn quý của dân tộc nằm ngay trong guồng máy của chế độ với
bộ đồng phục bên ngoài là An ninh nội chính nhưng với trái tim rất Việt Nam,
đầy lòng yêu nước ở bên trong.