Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

28 thg 1, 2011


PHẦN I .Báo Úc tiếp tục viết bài về vụ Securency

Thứ hai tuần này, hai ký giả Nick McKenzie và Richard Baker thuộc tờ the Age của Úc tiếp tục đưa ra một bài báo khác về vụ hối lộ từ ngân hàng Securency của Úc.
Bài báo trực tiếp cáo buộc cựu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã nhận hối lộ từ ngân hàng Securency của Úc để trao cho công ty này hợp đồng in tiền Polymer tại Việt Nam hồi năm 2002. Đây là một trong loạt bài điều tra do hai ký giả này thực hiện liên quan đến vụ hối lộ này kể từ tháng 5 năm 2009.


Việt Hà có cuộc nói chuyện với nhà báo Nick McKenzie về những tình tiết mới của vụ án. Trước hết nhà báo McKenzie cho biết về những tình tiết mới mà hai nhà báo vừa tìm ra như sau:

Nick McKenzie: “Hôm thứ hai vừa rồi chúng tôi có viết một bài báo điều tra về một công ty của Úc tên là Securency thuộc Ngân hàng dự trữ trung ương Úc, cung cấp tiền polymer cho Việt Nam. Nhưng để thắng được hợp đồng này, ngân hàng Securency đã hối lộ cựu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy, trả tiền cho con trai của ông ta được học ở một trường đại học có tên là Durham ở Anh. Chúng tôi tin là để có hợp đồng này Securency đã hối lộ ông Lê Đức Thúy, người hiện vẫn giữ một ví trí rất cao ở Việt Nam.

Thông tin mà chúng tôi có được cho chúng tôi thấy là việc làm ăn này của Securency là rất đáng nghi ngờ. Điều mà thính giả đài RFA cũng nên biết đó là Securency thuộc sở hữu của ngân hàng dự trữ trung ương Úc. Vào khoảng thời gian từ 2000 đến 2002, Securency nhìn đến Việt Nam như một nơi để bán tiền polymer. Để làm việc được việc này Securency thuê Lương Ngọc Anh thuộc công ty CFTD, ông ta là người trung gian trong thương vụ này, ông ta được cho là mối quan hệ khăng khít với nhiều quan chức cao cấp trong chính phủ, đặc biệt là bộ nội vụ lúc đó.”

Việt Hà: Thông tin mà ông đưa ra trong bài báo thì khoản tiền này là 15 triệu đô la, vậy ông có biết chính xác ông Lương Ngọc Anh được bao nhiêu, ông Lê Đức Thúy Được bao nhiêu và luồng tiền đi như thế nào đến tay người nhận?

Nick McKenzie: “Lương Ngọc Anh được trả cực cao, khoảng 15 triệu đô la ÚC tương đương 15 triệu đô la Mỹ bây giờ để giúp Securency có được hợp đồng này ở Việt Nam. Các nguôn tin mà chúng tôi có được cho thấy khoản tiền này được dùng để bôi trơn để lấy được hợp đồng, khoản tiền này được trả cho những người có quyền ở Việt Nam. Khoản tiền này được chuyển đến nhiều tài khoản khác nhau trên thế giới, trong đó có một tài khoản ở Thụy sĩ và Hồng Kông. Câu hỏi cần phải đưa lúc này, mà theo tôi chính là câu hỏi mà giới chức Việt nam điều tra tham nhũng phải hỏi là tại sao tiền được trả vào tài khoản của Thụy Sĩ, và tại sao tiền hoa hồng trị giá đến 15 triệu đô la để lấy được hợp đồng, thương vụ này là rất đáng nghi ngờ. Người dân Việt Nam xứng đáng được nghe câu trả lời hợp lý.

15 triệu đô la này bao gồm cả tiền trả cho Lương Ngọc Anh và trả cho công CFTD như là tiền hoa hồng. Có một người nữa cũng làm cho công ty tên là Nguyễn Quang Nam, mà theo tôi đang là phó tổng giám đốc của CFTD cũng được trả một khoản khá lớn trong số 15 triệu đô la đó. Cho nên 15 triệu đó được trả bao gồm tiền hoa hồng và với một số người thì là tiền hối lộ. Chúng tôi tin là khoản tiền này cũng được trả cho Lê Đức Minh, lúc đó ông ta làm việc cho Banktech cũng thuộc CFTD. Có nghĩa là 15 triệu đô la được trả cho học phí tại đại học của con trai ông Lê Đức Thúy, mà tôi tin là hàng chục nghìn đô la, và tôi tin là Lê Đức Minh cũng nhận một phần trong khoản tiền này.”

Nên điều tra ngay
Việt Hà: Trong bài báo mới nhất ông cũng nói là khoản tiền này được chi trả cho một số quan chức chính phủ, vậy ngoài những tên được nêu, còn những ai nữa trong chính phủ Việt Nam cũng có khả năng được chia khoản tiền này?

Nick McKenzie: “Chúng tôi chưa có tên để có thể công bố trước mọi người bây giờ, chúng tôi vẫn trong giai đoạn tìm hiểu, điều tra vụ bê bối này, nhưng cần phải tập trung sự chú ý vào họ hàng của Lương Ngọc Anh, họ là ai? Hồ sơ từ chính phủ Úc cho biết Lương Ngọc Anh cũng chính là một quan chức chính phủ, nhưng bố của ông ta và bố vợ ông ta cũng từng hoặc đang nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính phủ, chúng tôi tin là họ hàng của Lương Ngọc Anh cũng nằm ở nhiều bộ ngành khác nhau trong chính phủ, như bộ công an chẳng hạn.”

Việt Hà: Theo thông tin mà các ông có được thì cảnh sát liên bang Úc đã điều tra vụ này được đến đâu, và chúng ta có thể hy vọng những tiến triển mới trong thời gian gần đây không thưa ông?

Nick McKenzie: “Đã có một phần điều tra đã được hoàn tất ở Úc thuộc Cảnh sát điều tra liên bang, kết quả của cuộc điều tra đã được trình bày tại hạ viện tức là cho phép phía Hạ viện tham gia điều tra. nhưng thính giả Việt Nam phải hiểu là chưa có bất cứ một quan chức nào của Việt nam bị điều tra tại Úc liên quan đến vụ bê bối này. Úc chỉ điều tra những người Úc thôi. Việc điều tra quan chức Việt nam thì hoàn toàn tùy thuộc vào phía giới chức Việt Nam. Và cho đến lúc này tôi không thấy họ sẵn sàng muốn làm việc này. Vấn đề chung liên quan đến các vụ tham nhũng tại nhiều nước trên thế giới là việc điều tra thường kéo dài quá lâu hoặc bế tắc. Vào lúc này phía Việt Nam nên điều tra vụ này một cách nghiêm túc vì có liên quan đến các quan chức cao cấp của chính phủ.

Cho đến giờ tôi vẫn không thấy phía Việt Nam điều tra vụ này một cách nghiêm túc, không thấy bất cứ một báo cáo nào cho thấy những quan chức có dính líu đến vụ này bị thẩm vấn điều tra, không có giới chức nào hỏi về các tài khoản đáng nghi ngờ ở nước ngoài. Cơ quan điều tra chống tham nhũng của Việt Nam nếu thực sự nghiêm túc điều tra vụ này thì họ phải nhìn vào những vấn đề tôi vừa nói, và vụ này nếu được điều tra tại Việt Nam sẽ có kết quả. Và theo tôi họ nên điều tra ngay lập tức.”

Việt Hà: Các ông bắt đầu điều tra vụ án này từ bao giờ, và các ông có gặp khó khăn gì từ phía Việt Nam khi điều tra?

Nick McKenzie: “Chúng tôi bắt đầu điều tra vào cuối năm 2008. Mất 6 tháng để điều tra để chúng tôi đưa ra bài báo đầu tiên. Việc lấy được các câu trả lời và phản hồi từ việt Nam hết sức khó khăn, chúng tôi cố gắng liên hệ với CFTD, với Lương ngọc Anh và các quan chức chính phủ, đại sứ Việt nam thậm chí cả ngân hàng nhà nước Việt Nam nhưng câu trả lời mà chúng tôi có từ họ là hoàn toàn số 0. Không một ai trả lời gì chúng tôi cả. Những vụ án liên quan đến tham nhũng ở Việt nam luôn luôn khó điều tra nếu so với các nước khác mà chúng tôi đã điều tra. Tại các nước khác chúng tôi có được các phản hồi và thông tin từ các quan chức chính phủ khá dễ dàng hơn so với Việt Nam. Ngoài ra việc thiếu tự do báo chí ở Việt nam cũng làm cho cuộc điều tra trở nên khó khăn hơn.”
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho đài chúng tôi buổi phỏng vấn này.


PHẦN II.Liên quan đến vụ Securency – Thanh tra Chính phủ chưa được giao theo dõi vụ việc

SGTT.VN – Trước thông tin từ một số tờ báo của Úc về việc công ty Securency của nước này tài trợ học bổng cho con trai ông Lê Đức Thuý, nguyên thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 25.1, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, phó tổng Thanh tra Chính phủ, cục trưởng cục Phòng chống tham nhũng (thuộc Thanh tra Chính phủ) Mai Quốc Bình cho biết: hiện tại, đơn vị này chưa nhận được chỉ đạo phải theo dõi, tìm hiểu vấn đề gì về vụ việc trên.


Trước đây, khi có thông tin trên báo chí nước ngoài về vụ việc liên quan đến công ty Securency, Chính phủ hình như đã giao cho bộ Ngoại giao, bộ Công an liên lạc với phía nước ngoài để tiếp nhận thông tin, hồ sơ?
Tôi không được giao theo dõi vụ việc này nên không biết. Tôi chỉ đọc thấy trên báo thôi. Vụ này rất phức tạp, còn nhiều đoạn đường dài lắm và bên trên chưa cho làm…


Thanh tra Chính phủ có chức năng là đầu mối tổng hợp, theo dõi, nắm bắt về công tác phòng, chống tham nhũng. Vậy cục Phòng chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ có thể chủ động gửi công văn yêu cầu ông Lê Đức Thuý giải trình vì việc này phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của cục?
Chính phủ chưa giao việc nên mình chưa thể tham gia. Việc này không tự nhiên mà làm được, phải theo sự chỉ đạo của Chính phủ.
Nhưng theo ông, báo chí nước ngoài đăng như vậy mà cơ quan hữu quan trong nước không làm gì thì người dân có băn khoăn về quyết tâm chống tham nhũng của chúng ta không?
Dư luận người ta không chịu, nhưng cơ chế là như vậy.
Trước đây Thanh tra Chính phủ đã có đoàn vào thanh tra ngân hàng Nhà nước. Đoàn thanh tra có phát hiện được sai phạm gì liên quan đến vụ in tiền polymer không, thưa ông?
Thanh tra Chính phủ đã cử đoàn thanh tra do một phó tổng Thanh tra Chính phủ làm trưởng đoàn thực hiện việc thanh tra rồi nhưng phạm vi chỉ đến thế. Trách nhiệm cày xới sâu hơn nữa thì phải do cơ quan điều tra. Theo tôi biết, cơ quan công an sau đó có vào cuộc, còn thông tin cụ thể thế nào tôi không nắm rõ.

PHẦN III .Chừng nào ba Dũng kêu tui mới… làm
Cả một tập đoàn mang thẻ đỏ, toàn quan chức lớn lập quỹ đen 15 triệu đô Mỹ chia nhau bốc hốt; đồng chí quan to Lê Đức Thúy bị nêu đính danh, thế mà khi hỏi đến thì ngài phó TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ- cục trưởng ục Phòng chống THAM NHŨNG lại phán: “hiện tại, đơn vị này chưa nhận được chỉ đạo phải theo dõi, tìm hiểu vấn đề gì về vụ việc trên“.
Đồng chí phó tổng kiêm trưởng cục Mai Quốc Bình thỏ thẻ: “Tôi không được giao theo dõi vụ việc này nên không biết. Tôi chỉ đọc thấy trên báo thôi. Vụ này rất phức tạp, còn nhiều đoạn đường dài lắm và bên trên chưa cho làm…”


Hỏi đồng chí liền nè:
1. Chứ vậy thì Thanh tra là cái mốc xì gì? Đó tới giờ dân đen nhà em cứ tưởng thanh tra là phải tự tìm hiểu, điều tra để tìm cho ra những đồng chí ăn bẩn, quan lớn ăn dơ để thực hiện điều tâm huyết học tập đạo đức bác Hồ của đảng ta. Nhiều khi còn âm thầm tìm hiểu để cho đám lợn không biết đường để mà chùi miệng trước. Đáng lý ra đồng chí đã phải tự tìm hiểu trước khi mấy cái tờ báo của đế quốc bên ngoài nó phanh phui ra tùm lum chuyện trong nhà mình. Đằng này đồng chí phải chờ bên trên cho làm!. Vậy cái ghế của đồng chí là để ngồi chờ chăng. Đề nghị: đổi tên cái bộ phận Thanh tra Chính Phủ thành Thanh tra ngồi chờ Chính phủ. Nhất trí nhé.

2. Mà lỡ “bên trên” các đồng chí ấy bốc, hốt, tham ô, nhũng loạn rồi sao cà. Đồng chí ôm ghế ngồi chờ các bác hoạn quan ấy ra lệnh tìm hiểu, điều tra chăng? Chờ nhau chờ đến kiếp nào!? Kẹt cho đồng chí ghê!

3. Đồng chí phán rằng vụ này còn phức tạp, còn nhiều đoạn đường dài như phim bộ thế thì sao không mần sớm sớm, nhảy vào lẹ lẹ mà còn chờ gì nữa? À quên, chờ bên trên! Mà sao đồng chí chỉ đọc báo, không tìm hiểu, điều tra mà lại biết là “phức tạp”. Bộ có dính chùm nhiều “thằng lớn” nhễ?

4. Mà đồng chí đọc báo ở đâu để nắm rõ sự tình thế? Cho biết để nhân dân đọc với? Hay là đồng chí mày mò đọc về mấy cái vụ dơ dáy, làm nhục luôn cả nước này từ các báo / blog / mạng lề trái? He he, cho biết đi mà…

Mới nói có 1 câu mà hỏi đến 4 điều, thiệt tình!!!
Còn nữa. Khi được hỏi: “Nhưng theo ông, báo chí nước ngoài đăng như vậy mà cơ quan hữu quan trong nước không làm gì thì người dân có băn khoăn về quyết tâm chống tham nhũng của chúng ta không?“
Đồng chí cục trưởng lại chèo xuôi con nước đò ngang: “Dư luận người ta không chịu, nhưng cơ chế là như vậy“. Thiệt là bó tay chấm còm, bó chiếu đem chôn luôn á. Mà phải khen đồng chí 1 điều: đồng chí thiệt là thành thật. Có sao nói vậy. Cứ tưởng tượng nếu là đồng chí đang ngồi ở chiếu rượu thì đảm bảo câu nói ấy sẽ được đồng chí hát theo cơn men rằng: Dư luận nhân dân cái con mịa gì, làm điếu được chúng ông, luật là ta, đảng là ta, đất nước cũng là ta! Ai băn khoăn thì cứ băn khoăn, vào đảng mà không ăn thì vào làm quái gì! Không ăn nhiều (chứ không phải ăn không được) mới là điều băn khoăn trầm trọng của chúng tớ.

Khi được hỏi thêm: “Trước đây Thanh tra Chính phủ đã có đoàn vào thanh tra ngân hàng Nhà nước. Đoàn thanh tra có phát hiện được sai phạm gì liên quan đến vụ in tiền polymer không, thưa ông?“.
Cục trưởng trả bài: “Thanh tra Chính phủ đã cử đoàn thanh tra do một phó tổng Thanh tra Chính phủ làm trưởng đoàn thực hiện việc thanh tra rồi nhưng phạm vi chỉ đến thế. Trách nhiệm cày xới sâu hơn nữa thì phải do cơ quan điều tra. Theo tôi biết, cơ quan công an sau đó có vào cuộc, còn thông tin cụ thể thế nào tôi không nắm rõ.”

He he, cái này thì lại chơi trò “xiếc chữ”. Phạm vi chỉ đến thế!!! – thì nói đại là ở trên biểu làm cho qua loa, đừng có khui hũ mắm mà thối cả Ba Đình. Trách nhiệm cày sới sâu hơn!!! - thì cứ toạt móng heo ra mà nói bán cái qua cái đám công an còn đảng còn mình nó mần gì thì mần (mà có mần chi mô!). Đảm bảo nếu đi hỏi mấy đồng chí công an thì sẽ được trả lời rằng thì là “điều tra rồi nhưng phạm vi chỉ đến thế. Trách nhiệm kết luận như thế nào là của các đồng chí thanh tra chính phủ”. Đúng không nào?! Đồng chí còn nói thông tin cụ thể thế nào không nắm rõ. Vậy thì làm thanh tra để chi. Đi thanh tra tới “phạm vi chỉ đến thế” rồi đám khác điều tra ra sao thì kệ tía nó, tui hổng rõ. Mèn ơi!!!
Vậy đó. Cứ mỗi ngày, mỗi chuyện lại càng thấy rõ như ban ngày: chống cái quái gì! Tham nhũng đã trở thành bản chất chứ không còn là hiện tượng. Làm sao có thể chống lại chính mình đồng chí ơi!

Nguồn : Trên NET

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét