Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

31 thg 5, 2011

Vỡ trận


Hồi bé đọc Tam Quốc, mình rất nhớ đoạn này, nói theo ngôn ngữ trồng cải bây giờ thì là “Những giờ phút cuối cùng của Vân Trường”:

Quan Công đuổi đánh hơn hai chục dặm, lại nghe có tiếng reo, thì là Hàn Đương ở mé hang núi đổ ra, Chu Thái ở mé hữu kéo đến; Tưởng Khâm quay đánh ập lại. Quan Công vội rút lui. Đi chưa được vài dặm, thấy trên gò núi Nam Sơn, có một số người tụ ở đấy, khói bốc nghi ngút. Trên núi có là cờ trắng bay phấp phới, đề bốn chữ: “Kinh Châu thổ nhân”. Họ gọi ơi ới: “Những người bản xứ, mau mau ra hàng đi”.

Quan Công giận lắm, muốn lên núi giết bọn ấy. Bỗng ở trong hang núi lại có hai toán quân của Đinh Phụng, Từ Thịnh đổ dậy đất, chiêng chống rầm trời, vây khốn Quan Công mà đánh, tướng sĩ thủ hạ dần dần tán hết. Đánh nhau mãi đến mờ mờ tối, Quan Công trông ra bốn phía núi, thấy toàn là quân Kinh Châu, người thì gọi anh tìm em, kẻ thì réo con gọi cha, tiếng kêu như ri, rủ nhau đi mất cả. Quan Công quát ngăn lại cũng không được.

Thấy đoạn này minh họa rõ cho cái ý “vỡ trận”. Mà hình như kinh tế, giáo dục, báo chí nước Nam ta giờ đang ầm ầm rơi vào thế ấy.

Bấy giờ báo chí đói lắm, nhiều tòa báo phải tung quân đi các nơi trồng cải, bắt doanh nghiệp làm thịt, mò cả vào làng showbiz thịt “sao”, có khi đói quá ăn thịt lẫn nhau. Người nào yếu, mắt mờ chân run không theo được, đành nằm nhà chờ chết hoặc kêu khóc đợi ứng cứu. Báo điện tử câu view điên cuồng, bọn quân sư nghĩ ra ngày càng nhiều tít bệnh hoạn, dân tình tuy vẫn vào đọc, nhưng thực bụng sợ lắm.

Báo sĩ nhiều người thấy tình hình trồng cải, làm thịt dân rối ren như thế, trong lòng không nỡ, muốn viết khác đi, nhưng phi cải ra, động cái gì cũng bị triều đình hạch tội. Số báo sĩ nao núng, muốn bẻ bút về quê làm ruộng ngày càng nhiều. Lắm kẻ sinh phẫn chí, tối ngày uống rượu rồi trông mặt về phía “Trung ương” mà khóc hu hu, tổng biên tập quát ngăn lại cũng không được. Tiếng kêu than vang trời dậy đất…

Vỡ trận rồi còn đâu? Nước Nam ta từ ngày có báo điện tử đã bao giờ suy đến thế này chăng, trời hỡi trời? 


Nguồn : ĐOANTRANG

Không thể giữ nước chỉ bằng sự phẫn nộ


Sau hàng chục vụ bắt bớ, giam giữ trái phép ngư dân, ngang nhiên ra lệnh cấm đánh bắt cá trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, có vẻ việc tàu Trung Quốc vào rất sâu trong lãnh hải Việt Nam thực hiện các hành động phá hoại, ngăn cản các hoạt động bình thường và đe doạ sử dụng vũ lực đang cho thấy tính chất leo thang trong các hoạt động xâm lấn biên giới biển của họ.



Video clip, do các thuỷ thủ tàu Bình Minh 02 quay lại vụ tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam được đăng tải trên Petrotimes, tờ báo chính thức của ngành Dầu khí, cho thấy những con tàu hải giám, một loại tàu cảnh sát của Cục Hải dương Trung Quốc đã tới rất gần các con tàu dân sự Việt Nam. Khoảng cách giữa các tàu Trung Quốc tới Bình Minh 02 và các cáp thu địa chấn chỉ là 500m, khoảng cách bằng nửa tầm bắn súng trường, trong khu vực lọt hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Bình Minh đã liên lạc nhưng không nhận được câu trả lời. Kéo còi cảnh báo nhưng bị phớt lờ.

Và sau đó, tàu Trung Quốc thẳng tay phá hoại cáp địa chấn bất chấp sự ngăn cản của hai tàu Việt Nam là Đông Nam và Vạn Hoa. Một hành động khiêu khích và sử dụng vũ lực không thể gọi khác. Và sau đó, tàu Trung Quốc ngang nhiên cho rằng Bình Minh đã “xâm phạm chủ quyền lãnh hải Trung Quốc”. Vụ việc hôm 26-5 là vụ việc nghiêm trọng nhất từ trước đến nay bởi ngoài hành động phá hoại  theo kiểu vừa ăn cướp vừa la làng thì đây cũng là lần đầu tiên tàu Trung Quốc kéo cờ, dàn trận, công khai vào rất sâu lãnh hải Việt Nam. Vị trí tàu Trung Quốc phá hoại cáp địa chấn nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam, thậm chí chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý. Nghiêm trọng nhất là chỉ sau đó chưa tới 48 giờ đồng hồ, trong thông cáo chính thức, phía Trung Quốc vẫn lớn tiếng cho rằng: Phía Việt Nam đã tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển do Trung Quốc quản lý. Và vì vậy, sự vi phạm chủ quyền hôm 26-5 không phải là hành vi mang tính cá biệt mà là một chủ trương mang tính nhà nước.


Trong nhiều năm qua, với yêu sách đường lưỡi bò, một yêu sách bị tất cả các quốc gia phản đối, Trung Quốc liên tục cử các tàu hải giám xâm phạm các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam , trong thông cáo mới nhất đã cho rằng: Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Ðông”.



Trong vụ khiêu khích hôm 26-5, tàu Bình Minh 02 bất chấp nguy hiểm đã tri trì tại chỗ, thậm chí thu hết các dãy súng trên tàu không để Trung Quốc lấy cớ khiêu khích đồng thời kiên quyết cho rằng họ đang trên vùng thuộc chủ quyền Việt Nam. Nhưng đó là những giờ khắc các thuỷ thủ tàu Bình Minh 02 mô tả đó là vô cùng căng thẳng. Họ sợ dù không làm gì sai. Có thể, ngày mai, các con tàu của Việt Nam, những ngư dân Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục ra khơi, đôi khi vì nhiệm vụ, vì miếng cơm manh áo hơn là những tinh thần dân tộc hay yêu nước gì đó mà họ được phong, nhưng thứ mà họ mang theo sẽ là sự sợ hãi. Sợ vì không biết điều gì sẽ xảy ra khi họ một mình trên biển.



Cũng là lần đầu tiên, sự phản ứng được công khai trên báo chí Việt Nam , dù nội dung vẫn lại chỉ là một thông cáo không có gì mới hơn từ phía Bộ Ngoại giao. Nhưng nếu chúng ta chỉ lên tiếng xác nhận chủ quyền mà không có những hành động cương quyết để bảo vệ chủ quyền thì trong tương lai không loài trừ trường hợp tàu vũ trang Trung Quốc sẽ bắt bớ, giam giữ, đòi tiền chuộc đối với những con tàu của Việt Nam, đang hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam như những câu chuyện đau xót ngày ngày vẫn xảy ra đối với các ngư dân. Giải quyết bằng biện pháp hoà bình không có nghĩa chỉ là bằng những lời tuyên bố xuông.



Chúng tôi mong rằng Trung Quốc sẽ thể hiện vai trò có trách nhiệm của một nước lớn, thực hiện đúng tinh thần tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc”- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói. Nhưng đối với nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền của một nước nhỏ, rõ ràng chúng ta cũng phải làm gì đó chứ chỉ phẫn nộ thôi thì chưa đủ. Mấy ngàn năm nay cha ông ta chưa bao giờ giữ nước chỉ bằng sự phẫn nộ.

Nguồn : ĐAOTUẤNBLOG

29 thg 5, 2011

"Tổ quốc nhìn từ biển" - Thơ của Nguyễn Việt Chiến

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không


Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình góa phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

Nguồn : http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110528/To-quoc-nhin-tu-bien-Tho-cua-Nguyen-Viet-Chien.aspx

Hãy nghe người trực tiếp làm việc trên tàu Bình Minh 02 nói gì?

Báo chí ở bờ chỉ biết lấy tin tức từ Thông tấn xã thôi.
Em là người trực tiếp làm việc trên tàu Bình Minh 02 đây. Em cũng là cái thằng phải khổ sở kéo cáp thả cáp trong suốt 3 ngày đây. Trong đó có một ngày đưa thằng Philipine vào bờ vì nó bị bệnh nghiêm trọng (ở Nha Trang), sau đó vừa quay ra lại thả cáp được 6 tiếng, đang quay đầu vào line thu nổ thì 3 thằng tàu Khựa nó xông xông đến cắt cáp. Chuyện chi tiết thì hấp dẫn lắm. Em sẽ kể sau.
Giờ đang ở trên tàu internet hạn chế không thể gửi ảnh và video lên được. Nhưng trước sau gì em cũng đưa lên cho anh em xem. Đầu tiên nó xông thằng vào cáp ngay chỗ gần đuôi cáp. Nhưng em đã cho cáp xuống 15m thay vì 8m như bình thường, nó không cắt được. Ngay lập tức nó quay đầu đi thằng về tàu mẹ với tốc độ tới gần 30 knots trong khi tốc độ tàu mẹ chỉ là gần 5 knots (do đang kéo cáp). Chạy sao thoát, các tàu bảo vệ thực ra là tàu hải quân giả dạng tàu bảo vệ đi kèm tàu em, nhưng chỉ có thể phi thẳng vào nó khi nó đã đến rất gần tàu mẹ rồi.


Các anh ấy nói chưa có lệnh từ Bộ chính trị, chưa dám bắn dù tức vãi cứt ra rồi. Chúng nó cắt cáp ngay chỗ cách tàu 1km. Chứ không phải 3km như báo nói. Sau đó bọn em phải nhờ tàu bảo vệ đi vớt đoạn cáp dài 7km còn lại dưới biển (nhờ có SRD – phao nổi) nên không bị chìm sâu. Mẹ nó, bọn chó lợn Trung Quốc. Lúc em đứng nhìn nó cắt cáp xong còn chạy nghênh nghênh sát tàu mẹ cảnh báo tàu mẹ phải biến ngay nếu không nó bắn, lúc đó tức muốn khóc luôn. Thấy nhục nhã cho cái tổ quốc này, cho bao nhiêu năm kiên cường bất khuất. Giờ bị nó can thiệp sâu như thế cũng không dám động đến nó. Trong khi vùng biển này cách bờ chưa tới 200 hải lý.
Chuyện còn nhiều chi tiết chưa được công bố. Em sẽ kể sau, kèm hình ảnh. Giờ internet hạn chế quá. Mời các bác vào bàn luận chơi.Lô đang khảo sát này thuộc dự án PK-10 (Phú Khánh 2010) của tập đoàn PVN, Việt Nam mình. Còn PVN nó bán cho ai thì chưa biết. Hình như các lô đều đã được bán quyền khai thác rồi. Cái này em không rành, chỉ biết khách hàng trực tiếp là PVN.
Hình thì trước mắt các bác cứ vượt firewall mà vào facebook xem nhé. Hình gốc khi nào về bờ em post. 1/6 này về rồi.
Phải đính chính vài thông tin:
– 3 tàu TQ là 17, 72, 84 (chứ không phải 12, 17, 84 như báo đài đưa tin).
– Nó cắt cáp cách tàu đúng 1km chứ không phải 3km. Cáp dài khoảng 8km chứ không phải 10km.
– Lúc đầu thấy nó phi vào gần phao đuôi em cũng hoảng, cho cáp hạ xuống 15m (bình thường 8m). Sau đó thấy gọi radio nó đếch trả lời, cho hạ xuống 25m. Cuối cùng hạ xuống hẳn 30m (sợ không dám đưa sâu hơn vì các SRD bung ra, lúc đó cáp nổi lềnh bềnh). Lúc này nó không cắt được, lập tức quay đầu thẳng hướng tàu mẹ (nó có chân vịt mũi nên quay đầu nhanh cực). Nhìn trên rada nó phi nhanh lắm, 30 knots (ngang với tốc độ cano rồi). Đến gần tàu mẹ thì nó đi ngang cáp, cắt bằng một dạng như mỏ neo mài bén, lôi thật mạnh. Lúc đó thì thôi rồi, anh em trên tàu tràn cả ra mạn phải chém gió, hút thuốc xì khói. Tức vãi cứt ra mà không làm gì được nó. Tàu bảo vệ của mình phi băng băng tới gần nó xong … xì tốp. Chắc tới để chụp hình báo cáo. Chứ không dám tấn công.
– Đây không phải lần đầu tiên nó cắt cáp. Nó đã làm thế nhiều lần với các tàu địa chấn 2D, 3D của nước ngoài làm thuê cho VN. Đây chỉ là lần đầu tiên nó cắt cáp tàu của VN, và lại vào khá sâu trong lãnh hải của mình.
– Ngoài 3 thằng tàu Surveillance (mà thực ra là tàu chiến) này, còn có vài chiếc tàu hàng chở container em nghi cũng là quân của nó, vì nó chia ra bao vây tàu mẹ đủ các hướng, đưa tàu mẹ vào bẫy. Lúc cáp đã bị cắt mà các tàu hàng này cũng chỉ nằm đó, không tiếp tục di chuyển.
Sau khi bị cắt cáp, tàu mẹ bị nó ép chạy hướng về bờ. Chỉ có tàu bảo vệ dám ở lại giữ đầu cáp bị cắt, nhưng không kéo đi được vì không đủ sức. Sau đó lúc khoảng 9h tàu mẹ mon men lại nối dây cuốn cáp, thay cáp và tiếp tục làm việc. Đoạn tin trên VTV có cảnh 3 ông Việt Cộng đang sửa cáp là tụi em đó (em mặc áo cắt mất tay hở lòi nách cho mát, hà hà).
– Nói chung chuyện cũng không có gì ồn ào nếu ta làm đúng mực. Chỉ đưa tin khắp mặt báo như thế không phải là cách đối đầu với thằng Trung Quốc mất dạy này.Thôi anh em vào đây xem ảnh trước đi ạ.
 Nguồn :TTHN

25 thg 5, 2011

MÁU ĐANG CHẢY ĐẦY ĐƯỜNG?

Tối 22/5/2011 trong mục bình luận kinh tế Việt Nam của các nhà kinh tế tài chính trên truyền hình lúc 21h tối cuối tuần, ông tổng giám đốc ngân hàng Bảo Việt có một phát biểu với những con số rất ấn tượng và kết luận rất thực tế: "Theo thống kê, năm 2011, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng tương đương 3 triệu tỷ đồng, tương ứng với 1,2 lần số tiền huy động tín dụng cả năm.
Ước tính năm 2012, số dư nợ tín dụng sẽ tăng lên 1,4 lần so với tổng huy động tiết kiệm trong cả nước. Cái vòng luẩn quẩn thiếu thanh khoản ngân hàng cứ tiếp diễn và lãi suất kịch trần vẫn cứ xảy ra, mặc dù báo cáo tình hình tăng trưởng tín dụng của khối tài chính ngân hàng vẫn cứ cao. Nhưng kết quả cuối cùng là lạm phát tăng cao, và nền kinh tế chụp giật cứ mãi tồn tại".

Tiếp lới ông ngân hàng Bảo Việt là câu kết của ông cựu thống đốc ngân hàng cho rằng vấn đề kinh tế Việt nam là vấn đề thuộc về cơ cấu nền kinh tế và hình thái chính trị xã hội Việt nam không đúng với qui luật, chứ không còn là vấn đề đem nghị quyết này, hay chủ trương nọ ra chữa cháy tạm thời. Một nền kinh tế giật gấu vá vai, trên một kiến trúc thượng tầng cũ nát. Và vòng xoắn bệnh lý kinh tế Việt ngày càng trầm kha.

Đã hơn 2 năm nay, tôi đã đứng trên quan điểm triết học viết rất nhiều bài về hình thái xã hội và sự phát triển, cũng như lý luận đưa ra hình thái kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa là sai lầm về mặt lý luận và triết học. Nhưng nó vẫn cứ được đại hội đảng lần thứ 11 thông qua và vẫn cứ thực hiện giai đoạn quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa. Cuối cùng, trong 4 tháng qua kết quả, các nước trên thế giới đang đi ra khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới thì, nền kinh tế nước ta đang lao vào cuộc khủng hoảng kép. 

Hôm nay, để chào mừng thắng lợi của cuộc bầu cử quốc hội lần thứ 13 và hội đồng nhân dân các cấp thành công rực rở, nền kinh tế Việt Nam đầu tuần này có những dấu hiệu báo động một thời kỳ khó khăn đang đến. Khi thị trường chứng khoán, nơi đại diện đầu tư lâu dài bán tháo cổ phiếu, chứng kiến một đợt rơi tự do lớn với 8 phiên giao dịch rớt giá liên tục. Còn nền nông nghiệp mà ta luôn tự hào là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới thì, nhà nông bỏ ruộng vì chi phí tăng.

Ba khu vực kinh tế nước nhà: bất động sản đang trên đà vỡ bong bóng. Hệ thống công thương nghiệp đang tháo chạy. Nông lâm thủy hải sản đang chết mòn vì ngoại và nội xâm. Để cho 3 khu vực ấy có sức khỏe, thì tiền tệ phải lưu thông. Nhưng tiền tệ đã, đang và sẽ bị đóng băng vì những biện pháp cực đoan do lỗi lầm của một cấu trúc thượng tầng không hợp thời. Máu đang chảy đầy đường, và các con kền kền đang chực chờ những thây ma đang hấp hối.

Nếu những gì đang diễn ra là đúng thì, rõ ràng phải cảm ơn chính phủ đã có công gầy đắp cho lượng tích đủ thành chất để cho cuộc họp quốc hội đầu tiên của khóa 13 sẽ làm nên những thay đổi ngoạn mục vào tháng 7 tới.

Cấu trúc hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Khi cấu trúc hạ tầng đổ máu không cầm được, thì cái thây ma kiến trúc thượng tầng cũng đã đến giờ cần phải chôn cất, tẩm liệm để một vòng tuần hoàn mới được tái sinh.

Và khi máu đang chảy đầy đường cũng là lúc những ai muốn một đất nước Việt hùng cường hãy chuẩn bị tâm thế và tư thế để đầu tư và phát triển cho nền kinh tế Việt vì một thương hiệu toàn cầu.
Nguồn : BACSIHOHAI

Dự đoán lạm phát của ông Bộ trưởng đã phá sản


Ngày 3-5-2011, tại Hội nghị cấp cao về Kinh doanh trong khuôn khổ hội nghị hàng năm của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch Đầu tư nói, “Việt Nam đang phấn đấu để lạm phát năm 2011 xấp xỉ năm 2010, tức là vào khoảng 11,75%”.


Một ngày sau đó, bình luận về phát biểu trên của ông Bộ trưởng tôi đã viết một bài cho Lao Động Cuối Tuần. Bài báo đó đã phân tích rằng nếu chỉ số giá tiêu dùng, CPI, của mỗi trong 8 tháng còn lại chỉ tăng 0,24% so với tháng trước, thì CPI cuối năm sẽ là “khoảng” 11,75%. Còn nếu CPI không âm trong bất cứ tháng nào và chỉ cần 1 tháng duy nhất nào đó CPI cao hơn 1,92% thì mong ước trên sẽ thành mây khói.


Tôi cũng dự tính với việc tăng lương tối thiểu từ 1-5-2011, với giá ga tăng thêm khoảng 8,6% từ 1-5-2011 và người dân kêu trời về sự tăng giá các mặt hàng khác, thì CPI tháng 5 này ít nhất cũng phải 1,92% hay nói cách khác mong ước của ông Bộ trưởng có thể tan như mây khói ngay vào cuối tháng này.


Vài hôm trước báo chí đã cho biết CPI tháng 5-2011 của Hà Nội tăng 1,76% so với tháng 4, còn của Hồ Chí Minh tăng 2,38% so với tháng trước (trong khi đó các con số tương ứng của tháng 5-2010 so với tháng 4 ở 2 thành phố này là 0,41% và 0,48%). Tháng 5 năm 2010 CPI cả nước chỉ tăng 0,27%.
Và hôm nay 24-5-2011 Tổng Cục Thống Kê công bố CPI tháng 5-2011 của cả nước tăng 2,21% so với tháng trước. Con số 2,21% cao hơn con số 1,92% nêu trên và dự tính của ông Bộ trưởng cách đây đúng 3 tuần đã hoàn toàn phá sản.
CPI hiện nay so với tháng 12-2010 đã lên tới 12,07% vượt con số 11,75% mà ông Bộ Trưởng mong ước cho cả năm. Và nếu so với cùng kỳ năm trước, thì lạm phát đã lên đến 19,78% một con số đáng sợ.


Có người sẽ nói vẫn phải đợi đến 24-12-2011 khi Tổng cục Thống Kê công bố CPI cả năm thì mới rõ liệu dự đoán của ông Bộ trưởng có đúng hay không, vì nếu CPI của 7 tháng còn lại có thể là âm (tức là 1+CPI là một con số nhỏ hơn 1), thì CPI cả năm có thể giảm xuống. Điều đó có thể xảy ra trên lý thuyết, chứ dứt khoát không thể trong thực tế. Vì vậy có thể kết luận một cách chắc chắn rằng dự tính của “tư lệnh” về kế hoạch của Việt Nam đã hoàn toàn phá sản sau 3 tuần lễ!


Thế mới thấy chất lượng của các quan chức Việt Nam cao đến thế nào.
Hy vọng với hơn 99% cử tri vừa đi bầu ra các đại biểu quốc hội và các ông/bà nghị ấy có thể chọn ra những người điều hành đất nước khá hơn trong phiên họp đầu tiên. Hay hy vọng của tôi cũng sẽ hoàn toàn phá sản sau 2 tháng nữa? Rất có thể vì nhìn các con số quá đẹp khiến tôi sinh nghi, nhưng tôi không dự đoán, dự tính, mà chỉ cầu mong thôi tuy biết trước hy vọng rất có thể là vô căn cứ.

Nguyễn Quang A
Nguồn : BASAM

23 thg 5, 2011

The MamTom Times – Số : 1.


Thời báo Mắm Tôm ( The MamTom Times ) chọn ngày nầy, 22/5/2011 là ngày ra số đầu tiên bởi một nhẽ đơn giản, đây là ngày toàn dân tham gia cho các đồng chí vào hòm. Ngày đảng chọn, chắc đẹp, bản báo ăn ké, mong sự phương trưởng, hanh thông.


I .Xã luận Trứng Thối: Toàn dân tham gia cho các đồng chí vào hòm.

Theo như hệ thống Mõ làng của đảng loan báo, có hơn 800 đồng chí sẽ cho vào hòm đợt này và gần 500 đồng chí sẽ được bầu ( chọn ) cho ra ghế ngồi ngáp cho nhiệm kỳ quốc hội thứ 13 tới đây.
Kinh phí cho công cuộc nầy, theo loan báo khoảng 1 ngàn 4 tỷ, nhưng con số thực tế có thể gấp đôi, hoặc hơn. Đây nà nét tiêu pha đậm chất An-nam, cần phát huy và bảo tồn.
Với hơn 800 đồng chí trong hòm, lấy gần 500 đồng chí ra ngoài, tỷ lệ chọi phải nói là cực thấp, thua xa tỷ lệ chọi vào đại học, phổ thông, tiểu học, thậm chí mẫu giáo. Không sao, thế đã là tiến bộ, văn minh, dân chủ lắm rồi, đòi hỏi cái ....

Tuy nhiên, xét thực tế chính trị An-nam và những thứ đã trình bày trên, bản báo thiết nghĩ đảng chỉ nên hiệp thương, nhặt nhạnh, thêm pha, ấn định đủ quân số là ô văn kê, bày vẽ làm gì, hình thức, tốn kém, không cần thiết. Người ta biết cả đấy, nhưng như thế thì mất dân chủ quá. Vả lại, không vẽ việc, bày mâm, lấy gì mà đánh chén. Việc quốc gia đại sự chứ đâu phải việc làng, việc tổng, phỏng ạ?


Chủ bút của bản báo nầy, sáng nay, khi ngồi biên xã luận này, không ít dưới 5 lần bị réo gọi bởi con tổ phó khu phố kiêm tổ viên thu tiền điện của phường bắt ra bầu cử. Chủ bút bản báo bảo rằng, đ.. ra, nhờ bỏ hộ rồi. Nó mắng nhiếc thậm tệ, trí thức cái cục cứt gì chúng mày, chả gương mẫu, ý thức gì cả. Hehe, may là chủ bút bản báo đ.. là đảng viên, không thì nguy to lắm lắm.

Lại nói thêm, năm nay chủ bút bản báo tròn băm nhăm tuổi, kể từ ngày được ( có) quyền làm người, à mà không, quyền công dân ( cho đúng với tinh thần nghị quyết và hiến pháp) thì chưa một lần trực tiếp tham gia cho các đồng chí vào hòm. Lý do giản dị thôi, là đ.. thích. Bởi một nhẽ cũng cực kỳ là giản gị là biết đéo đồng chí nào là đồng chí nào

Kể ra cũng nghịch lý, đảng cấm hoặc hạn chế những sinh hoạt chính trị hoặc mang màu sắc chính trị với quần chúng, coi việc đó là việc riêng của đảng, nhưng hễ cứ có bầu bán lại lôi quần chúng ra làm bình phong, thậm chí làm bịch bông. Nghĩa vụ mà đéo song hành với quyền lợi là rất hỏng, thậm chí...hỏng hẳn. Thế nên, chủ bút bản báo đ.. tham gia bao giờ, tuyền trốn nằm nhà với vện hoặc đi chơi. Có nhờ vả cũng phải dặn dò kỹ rằng, gạch hết đi nhé, đừng để sót đồng chí nào. Ha ha...

Nếu bạn đọc để ý và chịu khó khảo cứu lịch sử thì sau ngày lập quốc, mồng 2/9/1945, việc sinh hoạt chính trị của toàn dân là rất văn minh và dân chủ, mặc dù dân An-nam khi đó hơn 90% mù chữ, cũng cơ số đó thối tai, toét mắt, sâu răng. Ấy thế mà hay ho, chuẩn mực, mọi nhẽ.
Thế nên cứ bảo dân trí lên cao sẽ tiệm cận dần với văn minh, dân chủ là ...rất ngu. Đấy, bằng chứng sờ sờ ra đấy, như ngày nay chả hạn, gần 100% dân An-nam biết chữ, cũng gần số đó no cơm, chưa kể giai cấp trí thức lớn mạnh vượt bậc, nhà nhà tiến sĩ, người người giáo sư, thế mà có ra cái c... gì đâu. Vậy nên, để mọi nhẽ được dân chủ, văn minh thì thể chế chính trị phải văn minh, dân chủ trước hết. Nguyên lý đấy, thật thà mà nói vậy.

Thôi, đằng đ.. nào chủ bút bản báo cũng đ.. tham gia cho các đồng chí vào hòm, đòi hỏi cái c..... Trốn nghĩa vụ mà lại cứ đi đòi quyền lợi, bất cập bỏ mẹ. Chấm hết xã luận Trứng Thối ở đây. Số đầu, coi như bản đề mô, mọi nhẽ.




2- Tin Kinh ( Kinh tế – Xã hội )
Hệ thống ngân hàng và chế độ tín dụng An-nam đang có nguy cơ đổ sụp bất cứ lúc nào. Trên toàn cõi địa cầu, đ.. có một quốc gia nào mà lãi suất cho vay lên tới gần 30%/năm. Đi theo nó là lãi suất huy động cũng lên tới cộng trừ 20%/năm, đái xòe luôn trần lãi suất huy động mà ngân khố quốc gia An-nam hoạch định. Hậu quả của nó là gì? Bạn đọc tự suy luận nhế, bổn báo đéo có nghĩa vụ phân tích, bởi biết chó gì đâu, chỉ giỏi sủa.
Bổn báo tạm dừng, sửa mo rát.



Có tin, chủ tịch HĐQT cung sư Hà thành chứng khoản ôm 100 tỷ đồng An-nam bỏ trốn. Tin nghe có vẻ động trời nhưng thực chất cũng là sự giời ơi mà thôi. Cũng cùng nghành nghề, cung sư Kim Long chứng khoản cũng tuyên bố giã từ cuộc chơi cách đây 2 tháng. Lý do đơn giản thôi, thằng nào trước khi chết chả giang tay bắt...chuồn chuồn, hí hí.
Tuy là việc giời ơi, nhưng rõ ràng động thái bắt chuồn chuồn cũng gây nhiều quan ngại cho nền kinh tế An-nam nói chung cũng như thị trường Trứng ( chứng ) nói riêng. Nói thế, nghe chung chung, mõ làng bỏ mẹ. Thôi, nói thẳng mẹ ra là chứng khoản An-nam trong tương lai gần và rất xa, toi vĩnh viễn. Chả có thị trường trứng nào lại sản sinh trên sự bạc nhạc về kinh tài và sự ẩu đả của ý chí ( duy ý chí).

Vina-xin chính thức đã toi. Động thái An-nam chính phủ quốc gia ký bảo lãnh vay nhưng không chịu trách nhiệm thanh khoản được coi như sự bội tín đáng nguyền rủa. Các chủ nợ của Vina-xin than thở, chúng tôi đã bị lừa. Hehe, đ,,, mẹ, khác đ... gì văn sĩ Dương Thu Hương sau 1975 khi vào tiếp quản Sài gòn chua chát nói, chúng tôi cũng bị lừa, cả một thế hệ.
Đ  mẹ, đừng tin đảng nói, hãy nhìn việc đảng làm. Dã thú không giết con, nhưng nếu với tình trạng và sự thoái thác nầy, đảng sẽ giết Vina-xin tắp lự. Đ,, nuôi được thì giết. Chôn đi, hương khói bái vọng nhẽ còn tử tế hơn nhiều, thay bởi sự nay đòi, mai bắt.
Lại fải lượn lờ rồi, tối nhế. Mất điện, mong bạn đọc thông cảm.

Mõ làng loan tin, bom bất động sản đang nổ. Láo đấy, nổ l... ý. Không bán đất, đánh thuế trên đất, bơm đểu, vá bong bóng thì đảng lấy l..  tiền tiêu trong thời khắc khốn khó như nầy. Thừa cơ, bọn đầu tư, đầu cơ, cơ hội nổ cũng zăng miểng, rằng, mua nhanh chiết khấu 10%, hay, đây là thời điểm tốt để mua bất động sản cho nhu cầu sử dụng. Đ,,mẹ, ( ui, cố nhịn mà cứ phải chửi mới nhục chứ ), bạn đọc đừng nghe nhời chúng nhế, bởi nhẽ sự thật sẽ  chỉ xảy ra khi đến...mùa quýt chín ( tên một bộ phin của Tầu, và có thể sẽ xẩy ra bên Tầu he he). Hết tin Kinh.



3- Tin CHÍNH ( Chính trị – Xã hội )
Nguyễn Chí Vịnh là một cái tên gây nhiều chú ý và tranh cãi trong mấy năm gần đây. Được coi là một bố già đầy quyền lực thời nắm trong tay tổng cục 2, với những thông tin nội bộ có thể làm méo mặt hầu hết giới tai to mặt lớn Việt Nam, khi nhắc đến Nguyễn Chí Vịnh, hầu hết đều có sự e dè và phần nào sợ hãi.

Nhiều thông tin không được kiểm chứng trên internet, còn đề cập đến vai trò nổi trội của ông ta trong các vụ đấu đá quyền lực hậu trường, khiến nhiều thế lực chính trị thất điên bát đảo, thậm chí, còn có cả can dự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Nếu coi chính trị là một trò chơi quyền lực, sự đấu đá giữa các phe cánh là một tất yếu.

Anh Lãng từng đưa ra nhận xét: Đấu đá phe cánh là một hiện tượng tốt đối với sự phát triển của Việt Nam, miễn nó được khống chế trong một chừng mực hợp lý. Không gì tồi tệ hơn bằng một thể chế cai trị độc tài có tính thống nhất cao, bởi lúc đó các thành viên thống trị đoàn kết và bóp cổ dân đen sẽ ở mức đáng sợ nhất. Chỉ khi chính bộ máy ấy có sự xung đột nội tại, các thế lực khi đấu đá nhau mới cần lôi kéo thêm hậu thuẫn, khi đó, họ mới tính đến lợi ích dân đen với tư cách một lực lượng cần lôi kéo chứ không phải đơn thuần bóc lột.
Những năm qua ở Việt Nam, mỗi đợt đấu đá quyền lực, người ta lại thấy tiếng nói dân chúng được lắng nghe hơn và quyền lợi đám đông được cải thiện hơn. Đây là một điểm sáng của nền chính trị độc đoán nhưng phân cực ở Việt Nam.

Là con của cố đại tướng Nguyễn Chí Thanh, một công thần chế độ, con đường hoạn lộ của Hải đăng Nguyễn Chí Vịnh khá thuận buồm xuôi gió. Trong hai năm trở lại đây, được thăng hàm Trung tướng và nhậm chức thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, nhiều người, trong đó có anh, cho rằng việc tăng chức để điều tướng Vịnh khỏi tổng cục 2, trên thực tế là một cách giảm bớt mối uy hiếp và quyền lực của nhân vật chính trị này. Với nền chính trị mà hầu hết các quan chức cấp cao đều có tài sản, hoặc con cái, họ hàng giàu có như ở Việt Nam, thì việc một người nắm quyền lâu năm ở một cơ quan chuyên về thông tin mật như tổng cục 2 là một mối đe dọa trực tiếp. Tướng Vịnh, do đó, là một người gây tranh cãi.

Quan sát những gì ông thể hiện ra trong hai năm gần đây, kể từ khi lộ diện khỏi bóng tối quyền lực, phải thừa nhận rằng ông ta có phẩm chất của cha mình, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, một người có nhãn quan chính trị rất xa, tài hùng biện xuất sắc và may mắn thay, gồm cả lòng yêu nước.
Trong một bài viết từng đề cập đến tướng Vịnh, anh Lãng từng nêu nhận xét này, và đến giờ, anh tin mình đúng. Bất chấp ông Vịnh là một người gây tranh cãi ra sao trong các màn đấu đá quyền lực hậu trường, nhưng phải khẳng định đây là một nhân vật có tầm nhìn sắc sảo, và tài hùng biện ít ai bằng. Hơn nữa, có lẽ chịu ảnh hưởng từ người cha, tướng Vịnh thể hiện lập trường mềm dẻo nhưng rất kiên quyết về chủ quyền lãnh thổ. Lợi ích quốc gia của Việt Nam, sẽ được đảm bảo hơn khi có nhiều nhân vật như tướng Nguyễn Chí Vịnh trong hệ thống quyền lực.

Con đường hoạn lộ của Hải đăng Vịnh đến nay vẫn là một ẩn số. Một mặt phải thừa nhận quyền lực rất thực tiễn mà tướng Vịnh đã (và có lẽ) vẫn đang nắm trong tay khi ông ta từng phụ trách tổng cục 2 trong một thời gian rất dài, và đứng sau một loạt vụ đấu đá quyền lực trong nội bộ hệ thống cầm quyền. Hơn nữa, trong cương vị thứ trưởng bộ quốc phòng, tướng Vịnh thể hiện một năng lực ít ai ngờ thông qua các hoạt động ngoại giao quốc phòng, và một phong cách đầy bản lĩnh khi trả lời các cuộc phỏng vấn.
Thành công của nền ngoại giao quốc phòng Việt Nam trong năm 2010, có đóng góp quan trong của tướng Vịnh. Tuy nhiên, khi bước gần tới đỉnh chóp của hệ thống quyền lực, thì thâm niên chính trị của tướng Vịnh vẫn chưa đủ mức để có thể nhìn tới những vị trí cao hơn, đại loại Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng hay tương tự thế. Ít nhất, trước mắt tướng Vịnh cần được cơ cấu vào Trung ương hay là thành phần của Bộ Chính Trị, mà điều đó, vẫn còn là ẩn số.

Cá nhân anh tin rằng tướng Vịnh rất có năng lực trong đấu tranh quyền lực. Ông ta sẽ còn tiến xa. Hơn nữa, tài hùng biện và nhãn quan chính trị của tướng Vịnh khiến anh có cảm giác tìm được tri âm. Đối với nền chính trị còn lâu mới đạt tới ngưỡng cửa dân chủ như ở Việt Nam, thì việc những nhân vật như tướng Vịnh tham gia hệ thống quyền lực, mang lại lợi ích cho đất nước nhiều hơn, và cần đến những người như vậy. ( Bài bình luận của thông tín viên Lãng phò, đệ tử của chủ bút bổn báo )


Nguồn : PHOTPHET

22 thg 5, 2011

HÀ NỘI NÔ NỨC BẦU QUỐC HỘI, HĐNDTP DƯỚI ÁNH SÁNG ĐÈN LỒNG TRUNG QUỐC ?



Theo phong tục Trung Quốc, “đèn lồng đỏ” là một loại công cụ xua đuổi tà ma, ngoại đạo; đây là thứ mà người Trung Quốc thường sử dụng trong các ngày lễ trọng, ngày lễ trong lĩnh vực tâm linh…Trong những ngày lễ tâm linh đó,người Trung Quốc thường treo nhiều đèn lồng đỏ trong các đền, chùa, trước cửa nhà, sử dụng màu đỏ được ánh sáng khuyếch tán của đèn lồng để cho tà mà, ngoại đạo, loại vẫn thường lén lút sinh hoạt trong môi trường bóng đêm, khi thấy đèn lồng đỏ lập tức trốn đi chỗ khác kiếm ăn, gây sự…
Do được sử dụng các vách ngăn gió bằng màu đỏ nên đèn lồng, sản phẩm sáng tạo của người Trung Quốc tạo ấn tượng đặc biệt khi về đêm; bên cạnh đó đèn lồng lại có hình thức đẹp, thường xuyên thay đổi mẫu mà nên dần dần được sử dụng ra ngoài lĩnh vực tâm linh…
Không phải ngẫu nhiên mà ở Hà Lan có phố đèn đỏ, là phố giành cho các nhà chứa kinh doanh nghề “ bán hương, buôn phấn “…
Không biết do vì yêu thích, lợi dụng vẻ đẹp của đèn lồng Trung Quốc, nên trong những ngày bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân thành phố ngày 22/5 năm nay, người dân Hà Nội lại được nhìn thấy đèn lồng Trung Quốc treo trang trí dọc đường phố Huế, đoạn phố Huế giao nhau với Đại Cồ Việt tới ngã tư Nguyễn Công Trứ…
Đèn lồng Trung Quốc treo trước các cửa nhà của các cửa hiệu, các trụ sở các cơ quan, đoàn thể và trước cửa của các địa điểm bầu cử. Đèn lồng treo xem kẽ với những băngjôn ghi: Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp 22/5/2011…


Rất nhiều người đi đường tự hỏi: Phải chăng do Hà Nội mê cái vẻ đẹp bắt mắt về đêm của đèn lồng Trung Quốc, hay do Hà Nội cũng mê tín, muốn sử dụng sức mạnh của đèn lồng, một công cụ xua đuổi tà ma, ngoại đạo của người Trung Quốc để ngăn, xua đuổi cái đám tà ma, ngoại đạo không cho chui vào các cơ quan quyền lực cao nhất của Thành phố Hà Nội, của Quốc hội ?
Nếu quả vậy sao Hà Nội không chịu khó đọc blog, rất nhiều blog đã cung cấp các thông tin có căn cứ về một số “ tà ma, ngoại đạo” đã có mặt trong danh sách ứng cử các cơ quan quyền lực kể trên; Nếu Hà Nội thật sự cầu thị, chịu khó đọc sẽ phân biệt được ai là ứng cử viên xứng đáng, ai là tà ma ngoại đạo…
Còn sử dụng đèn lồng Trung Quốc vô tình Hà Nội thể hiện cái sự yếu bóng vía của mình: Tin hàng mã Trung Quốc hơn các blogger Việt Nam…


Điều đáng suy nghĩ nữa là: trên những chiếc đèn lồng này lại viết bằng chữ Trung Quốc mà không viết chữ Việt Nam, nhưng chữ chẳng liên quan gì tới bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố…
Một blog biết tiếng Trung Quốc đã có ý kiến, “ giải mã “ về các chữ viết trên những chiếc đèn lồng này, xin được đưa lại đây:” Cái chữ Tàu trên đèn lồng đó, là chữ Tài trong cụm Phát Tài. Tui học qua chữ Tàu tí ti nên biết được nó gồm chữ Tài là tài năng cộng thêm chữ bối tức là cái vỏ sò (tiền đấy ạ). 
Nghĩ cũng lạ thiệt, mừng Đảng mừng đất nước phát tài chăng, hay chúc các bác trúng cử sẽ mau phát tài. Haizzz... Nghe nói, một thằng tỉ phú phát tài phải đi kèm 2 vạn thằng đói ăn. Nếu mà cả nước mình phát tài chắc toàn thế giới phải đói ăn mới đủ cái công thức này quá…”
 
Hiện nay các cơ quan chức năng rất thận trọng trong việc kiểm tra việc viết lách của các blogger trên mạng; các blogger nếu có ý kiến gì đó “ngỗ ngược” thì cũng chỉ là ý kiến cá nhân, chỉ lưu hành trên mạng…Mà hiện tại không phải là toàn dân ai cũng có thời gian, phương tiện, kỹ năng để vào mạng để đọc tin tức, theo dõi các blogger viết nhăng nhít…Nếu các blogger có viết ra điều gì trái ý, chỉ cần một cú phôn của cơ quan chức năng là bài lập tức bị hạ xuống liền sau vài phút…Còn về phương tiện vật chất thì họ không gây tổn thất cho bất kỳ ai…


Việc treo đèn lồng Trung Quốc của Hà Nội trong dịp bầu cử Quốc hội và HĐND thành phố ngày 25/5/2011 là một việc làm kính chẳng bõ phiền; những chiếc đèn lồng này đã vô tình hay cố ý biến một con phố Hà Nội thành phố Tàu ? Mà cái quang cảnh này đập vào mắt hàng vạn cư dân Thủ đô Hà Nội trong nhiều ngày, thế mới đau…
Chưa kể theo một vài thông tin, giá một chiếc đèn lồng như vậy trên thị là 200.000 đ; với một dãy phố dài như phố Huế, cách vài mét một chiếc đèn lồng, dễ phải đến ngót nghét ngàn chiếc đèn lồng Trung Quốc đã được sử dụng…Cộng với tiền điện, tiền công treo dễ phải mất vài ba trăm triệu để mua sắm cái thứ xua đuổi tà ma ngoại đạo nhập về từ Trung Quốc chứ không phải chuyện chơi…
Các cơ quan chức năng quản lý văn hóa Hà Nội nghĩ sao ??? Có thấy xót tiền dân không ?!
 



Nguồn : PHAMVIETĐAO

20 thg 5, 2011

HỌC NGHỊ QUYẾT


Hồi mình còn học bên trường Báo chí, mỗi lần có Hội nghị Trung ương hay bầu cử bầu cung là vui lắm: kiểu gì cũng là chủ đề được đem ra để thảo luận trước lớp, đôi khi phân ra thành các nhóm cãi nhau rất hăng.


Thường thì nguyên nhân cãi nhau cũng chỉ đại khái như nhóm này bảo con lợn kêu eng éc thì nhóm kia bảo con lợn kêu ụt ịt, đến khi nhóm này bảo con lợn kêu ụt ịt thì nhóm kia cãi không phải, con lợn kêu eng éc. Cuối cùng nhóm này đi đến kết luận là nhóm kia “đếch” hiểu gì về lợn, còn nhóm kia thì bảo nhóm này thiếu sự hiểu biết một cách có khoa học về... heo.

Thú vị nhất là Phòng Cán bộ các khoa ở tầng dưới hay ở đối diện ngay phòng học, nhưng nhiều cậu dẫu sắp kết nạp Đảng đến nơi mà vẫn cầm micro đứng nói oang oang: “Dù sao tôi nghĩ đa đảng vẫn hơn. Này nhé, ví như các bạn cầm tiền ra chợ mà có mỗi một cửa hàng bán thịt lợn, nó bán đắt, các bạn vẫn phải mua, vì nó độc quyền. Nhưng nếu có một cửa hàng nữa cũng bán thịt lợn, bạn sẽ có thêm sự lựa chọn...”. Ngồi dưới có thằng gật gù: “Chí lí, chí lí. Lâu nay tao ngỡ thằng này có mỗi tài oánh lô, nay mới biết thêm nó có tài nói phét nữa chúng mày ạ. Làm chính trị được”.

Nhưng mình ấn tượng nhất vẫn là những lần đi học Nghị quyết Đảng. Mỗi khi Đại hội hay Hội nghị xong là kiểu gì cũng có công văn Ban Tuyên giáo Trung ương sắc xuống trường, trường gửi xuống khoa, khoa phổ biến đến từng lớp, cán bộ lớp thông báo đến từng người. Sau đó là mất khoảng 3-4 hôm - mà có khi cả tuần - đến hội trường ngồi dài cổ ra để nghe phổ biến Nghị quyết. Thằng nào trốn, nắm chắc cái hạnh kiểm loại yếu, khá lắm thì được xếp loại trung bình.

Phòng Ðào tạo điểm danh rất gắt gao, một buổi phải điểm danh đến 3 lần: lúc mới vào, lúc nghỉ giữa giờ, lúc gần về nên hầu như không thằng nào dám bỏ. Cán bộ Đoàn trường thường xuyên đi lại giữa các hàng ghế ngồi để kiểm tra xem có ai ngủ gật mà không chịu ghi chép hay không, phát hiện là ghi ngay vào sổ. Mình thuộc loại sinh viên cá biệt, vừa dốt vừa lười, bỏ học liên miên. Mỗi khi vào lớp, thầy cô giáo chỉ cần nhìn lướt qua một lượt, nếu thấy mặt mình chường ra là y như rằng hôm đó cả buổi học không cần phải điểm danh, cuối giờ rất tự tin phết vào sổ: “lớp đi học đầy đủ”.

Lại nói về đi học Nghị quyết Đảng, để tránh buồn ngủ mình thường đem theo truyện cười để đọc. Có một lần, bọn mình phải đi nghe phổ biến cái nghị quyết gì gì đại khái về xây dựng liên minh công nông trí thức, nói chung là có nhắc đến vai trò của trí thức hiện nay. Đúng lúc mình đọc đến một đoạn truyện cười cực kỳ hay, không nhịn được mới cười phá lên. Ngay lập tức vị đang đứng thuyết trình ngừng lại, gỡ cặp kính ra: “Cậu kia đứng dậy nói cho tôi biết: chính sách của Đảng xây dựng liên minh công-nông-trí thức nhằm làm gì?”.

Thấy mình đứng ngây ra mấy em nữ xinh xinh ngồi cạnh bên mới nhanh nhẩu nhắc mình: “Anh ơi, nghĩa là muốn lái xe công nông thì phải là trí thức, tức là phải đi học để có bằng lái xe đấy ạ”. Mấy em này từ đầu buổi đến giờ cũng ngồi chơi y như mình, trong lúc mình đọc truyện thì các em ngồi lấy điện thoại ra nhắn tin rồi cười khúc khích với nhau. Tưởng thật, mình trả lời y như thế. Hôm đó mình bị phạt phải về chép lại Nghị quyết Đảng 5 lần ra giấy A4, hạn cuối tuần phải đem nộp.

Gần cuối tuần mình mới đem giấy ra chép, nhưng tập Nghị quyết để trên bàn tìm mãi chẳng thấy đâu, hỏi thằng bạn cùng phòng thì mới ngã ngửa: nó lấy làm mồi dóm bếp than tổ ong để đun nước tắm (độ ấy đang là mùa đông). Nó còn nhăn nhở: “Tao tưởng là giấy lộn. Mà lo gì, độ vài tháng nữa lại có Hội nghị, lại ra Nghị quyết, lúc đó sợ mày không đủ sức để mà chép”.

Rốt cuộc là mình chẳng chép mà cũng chẳng nộp. Cũng không thấy Phòng Ðào tạo có ý kiến ý cò gì. Đến giờ mình cũng vẫn chả biết trong Nghị quyết có những cái gì. Kể ra hồi đó mà chịu khó chép 5 lần Nghị quyết Đảng ra giấy A4 thì kiểu gì mà chả thuộc làu làu, hôm nay lấy cái vốn liếng giắt lưng ra vận động tranh cử Ðại biểu Quốc hội có phải ngon không?

Thành ra bây giờ mỗi khi nghe nói đến bầu cử, mình cứ ngậm ngùi tiếc mãi...




Hoàng Sơn, từ Hà Nội
Nguồn :NHIPCAUTG

Loa phóng thanh của Việt Nam Bị cho ra rìa nhưng vẫn không bị bịt miệng


Một giọng đàn bà từ trên trời chõ xuống vùng ngoại vi tất bật của Hà Nội, lấn át dòng xe cộ ồn ào đinh tai nhức óc, để cất tiếng nói với người dân Việt Nam sinh sống dọc hai bên đường phố.
“Bầu cử Quốc hội là ngày vui của toàn thể nhân dân. Đi bầu cử là quyền lợi và nghiã vụ của mỗi công dân”, cái giọng chán ngắt như trong tiểu thuyết George Orwell vang lên khắp nơi trước khi tiếng nhạc hiệu the thé của Đảng Cộng sản mở đầu cuộc phát thanh.
Việt Nam đang tiến vào cuộc bầu cử ngày 22 tháng Năm trong một quốc gia độc đảng, thế nhưng giọng phát thanh không chỉ dừng lại ở chuyện chính trị.
Nào tiêm chủng, nào lĩnh trợ cấp và thậm chí cả chuyện quét dọn đường phố nữa – nếu như có một công việc cần làm, thì hệ thống loa phát thanh công cộng từ hàng chục năm rồi đứng ra hoạt động để dắt dẫn 87 triệu dân của cả nước được biết mà làm.
“Cực kỳ ngán ngẩm. Chúng tôi không chịu được, nhưng chẳng biết làm gì nổi,” lời một chủ cửa hiệu 50 tuổi sống ngay bên dưới chiếc loa, ông ta sợ không dám xưng tên tuổi sau khi đã nói lời bình phẩm như vậy.
Được bắt đầu xây dựng từ những năm 1950, các phát thanh viên đã giúp mọi người bằng những cuộc báo động máy bay Mỹ thời Chiến tranh, nhưng rồi từ đó cứ tiếp tục và chỉ còn là những trò tuyên truyền thời thượng trộn với những chuyện quan liêu khác.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm, Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!” là điệp khúc điển hình vào những dịp có tầm quan trọng quốc gia khi lời lẽ loa đài càng thêm đắc dụng, thí dụ như vào ngày Quốc khánh hoặc ngày sinh nhật đảng cầm quyền.


Thế nhưng trong cái xã hội ngày càng sử dụng Internet và điện thoại di động thông minh, ít ai tỏ ra còn thích lắng nghe loa đài công cộng.
“Chẳng ai chú ý đến nó nữa,” lời của Lê Thị Ngọc Anh, sinh viên quản trị kinh doanh 22 tuổi, người ở ngoại vi thủ đô.
“Tôi không cho rằng loa đài còn có hiệu lực gì, khi mà ba bề bốn bên đều ồn ào như thế,” cô nói. “Tôi không nghĩ rằng mọi người trong gia đình tôi có chú ý đến những chiếc loa đó.”
Với những người khác, nhạc hiệu đều đặn hai lần một ngày không chỉ là một sự lỗi thời hoặc một sự phiền hà nho nhỏ – đó còn là một nguồn ô nhiễm gây ra bởi tiếng ồn dai dẳng.
“Họ mở loa phóng thanh quá sớm, thế là cả phố phải thức dậy,” cô thợ may Trần Thị Bích nói với phóng viên AFP trong lúc tay vẫn múc cháo bí hoặc cháo sắn nóng hôi hổi cho cô con gái và cho ông chồng.
Người đàn bà 50 tuổi, nhà ở bên kia đường cách cái loa phóng thanh chỉ một quãng ngắn ném hòn sỏi cũng tới, nói là bà “không chịu đựng nổi” và không sao quen được với tiếng loa bắt đầu quá sớm, thường là vào quãng 6 giờ 30 sáng.
“Tôi chẳng biết làm cách gì nữa. Có thể chỉ riêng tôi thấy khó chịu vậy thôi, còn những ai khác thì thấy chẳng có gì để phản đối cả,” bà thở dài nói.
Nhưng các quan chức thì rất mau mắn trong việc bảo vệ hệ thống loa đài này.
“Vâng, hệ thống đó cũ kỹ, bởi vì đây là một quốc gia tương đối nghèo,” đó là lời ông Phạm Quốc Bản, giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thuộc Ủy ban Nhân dân Hà Nội khi trả lời phỏng vấn.
“Nguốn lực của chúng tôi có hạn, chúng tôi không có tiền để gõ cửa từng nhà nhân dân. Trong một cộng đồng này, chúng tôi có hàng trăm nghìn người phần lớn là những người lao động bình thường, vậy làm cách gì chúng tôi có thể đem thông tin đến cho họ được kia chứ?”


Loa phóng thanh không phải là công cụ duy nhất của cái nhà nước kiểm soát dân chặt chẽ này: Việt Nam đầy những Công an mật vụ, các cuộc biểu tình đều bị quay phim, những cuộc xử án rất nhạy cảm đều không cho công chúng tới dự và nhà cầm quyền đều đặn nghe trộm điện thoại.
Báo chí và các phương tiện thông tin đều gắn với nhà nước, cái nhà nước Việt Nạm xếp thứ 165 trong số 178 quốc gia vào năm 2010 về chỉ số tự do báo chí tiến hành bởi nhóm vận động tự do báo chí Phóng viên Không Biên giới.


Phạm Quốc Bản nhấn mạnh rằng loa truyền thanh là những “công cụ thông tin” của địa phương và không thuộc về hệ thống phương tiện truyền thông quốc gia, chúng được tổ chức theo từng phường hoặc từng thôn trên cả nước.
“Rồi thế nào chúng cũng đuợc thay thế bằng những công cụ kỹ thuật khác,” ông nói.
Vị quan chức này đăm chiêu nhớ lại thời chiến tranh khi cô phát thanh viên được coi là “biểu trưng của Hà Nội”, ông nói: “Người thế hệ tôi vẫn còn nhớ giọng nói của cô ấy đấy.”
Giờ đây, dù có một số người thấy loa truyền thanh làm họ khó chịu và không thích hợp, song lại có những người khác coi hệ thống loa truyền thanh là hữu hiệu, thậm chí là mạch âm thanh mãi mãi hiện hữu trong đời mình.
“Tôi thích nghe tiếng loa truyền thành, không phải vì nghe nhiều thành quen đâu. Vắng tiếng loa truyền thanh thì lại thấy nhớ. Nghe cũng hay hay vui vui,” đó là lời bà bán hàng rong Nguyễn Kim Thanh, 51 tuổi, vừa nói vừa nhể ốc ăn chơi.


Với hầu hết những ai viếng thăm đất nước Việt Nam, khó có thể nói hệ thống loa này là một nguồn an ủi cho được – mà đúng hơn đó là biểu tượng lỗi thời của một chế độ sống bằng tuyên truyền và hoang tưởng.
“Thật sự chẳng còn ai cần đến kiểu truyền tin này nữa,” đó là lời một nhà phân tích phương Tây, người đã sống ở Việt Nam trong 15 năm ròng.
“Tại sao lại duy trì cái hệ thống với dây dợ chằng chịt khắp nơi như thế? Rất có thể, đó chỉ để nhắc nhớ rằng, có một con mắt đang kiểm soát bạn ở khắp chốn cùng nơi.”



Bài của Rachel O’Brien (AFP)
 Người dịch: Đại Phúc
Nguồn : BASAM

19 thg 5, 2011

Đại Vệ Chí Dị

Thưở ấy nước Vệ xanh tươi lắm, cây cối màu mỡ, đất đai bằng phẳng, phì nhiêu ,cánh cò bay lả lướt rập rờn. Non sông gấm vóc, trữ tình.Con người Vệ hiền hòa, chan chứa tình cảm. Họ sống cuộc đời tình làng, nghĩa xóm, trong vua, kính thầy, yêu cha mẹ....

Sau khi khởi nghĩa dành được xã tắc, thấm thoắt nhà Sản lên ngôi đã vài chục năm. Đất nước tạm yên bình, binh khí xếp vào kho đến nỗi hoen rỉ, quân lính chây ỳ không lo tập luyện. Các quan lại bấy giờ sinh ra ham ăn chơi xa xỉ đến nỗi thành một thú nghiện của nhiều người.

Phàm muốn xa xỉ thì phải có tiền, mà phàm làm quan muốn có tiền nhiều thì tất phải làm điều không đúng đạo làm quan. Mà quan nước Vệ từ kẻ lương cửu phẩm đến nhất phẩm ai cũng có gia sản gấp hàng trăm nghìn lần lương bổng của triều đình. Từ đó cũng suy ra cái đạo làm quan nước Vệ đang ở hồi nào.

Bấy giờ của cải trong ngân khố đã trống rỗng, tài nguyên cạn kiệt. Nước Vệ kêu gọi bọn tư thương ngoại bang đổ tiền vào đầu tư đất đai, nhân đó hòng hớt được những khoản hối lộ khổng lồ để cho bọn tư thương nước ngoài được những miếng béo bở. Nhưng đầu tư ở đây được nước Vệ gọi là đầu tư có chọn lọc, hay nói cách khác là chọn nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải ở nước có thân thiết với nước Vệ như nước Tề, phải biết cách hối lộ cho các quan Vệ. Những thứ này chỉ có tư thương nước Tề là hội tụ đầy đủ.

Ngày nọ tư thương nước Tề sang Vệ, quan Vệ dẫn đi chọn đất, đi từ vùng núi đến miền biển. Chả khác nào ngày xưa Cao Biền đi thám thính. Trên đường đi, tư thương nước Tề thấy dân Vệ nhìn mình thiếu thiện cảm, mới tỏ ý rụt rè, cân nhắc chuyện đầu tư, ý có vẻ muốn thoái thác rút lại ý đổ tiền đâu tư. Tể tướng nước Vệ biết chuyện, mới gọi họ vào phủ hỏi.

- Các ngài có e ngại gì nước Vệ chúng tôi không thật lòng chăng ?

Tư thương nước Tề nghĩ hồi lâu, ra vẻ đắn đo rồi nói.

- Xin kể câu chuyện này, ngày xưa có tên thương gia Mai Cồ hiệu là Phụ Lão ở xứ Cờ Hoa, ngày nọ theo lời kêu gọi của quan nước Cự Bá mang 2 nghìn lượng vàng sang đó đầu tư. Trên đường đi thăm thú làm ăn, Mai Cồ nhìn thấy toán cảnh binh bắt được người dân, người dân đó phanh bụng giật bộc phá tự sát, khiến cả đám cảnh binh chết theo. Mai Cồ suy ra triều đình  Bá Thịnh Xa của Cự Bá khó mà trụ được lâu. Mai Cồ tức tốc bỏ ý định đầu tư trở lại xứ Cờ Hoa. Y như rằng sau này không lâu Bá Thịnh Xa bị lật đổ.

Tư thương Tề ngừng lại lát mới tiếp lời.

- Chúng tôi không nghĩ các ngài không thật lòng, nhưng vừa rồi tôi có dạo vòng nước Vệ, thấy cái nhìn của dân Vệ mà bụng phân vân, xin ngài hiểu rõ lòng chúng tôi.

Bạo nghe xong , lặng thinh một hồi. Rồi đanh mặt, nghiến răng nói

- Các ngài cứ để ít bữa chúng tôi tính toán.

Tư thương Tề lui ra, Bạo đập bàn quát gọi bộ Hình lên hỏi

- Có nghe câu chuyện Tề thương gia vừa kể không ?

Đại thần bộ Hình tâu.

- Thần đã nghe.

Bạo.

- Nước Vệ thế nào mà để các nhà đầu tư phải ngại ngùng, phải làm sao để nước Vệ thành nơi hấp dẫn các nhà đầu tư. Nay không có tiền của họ đổ vào, thì lấy gì cho các ngươi ăn chơi xa xỉ đây. Không được để cho đứa nào cản trở những nhà đầu tư, kể cả cái nhìn nghe không.

Đại thần bộ Hinh vâng lời lui ra.

Tháng sau ở châu Ái, công sai nhà Vệ dùng cung nỏ bắn chết người dân, cả phụ nữ lẫn trẻ em vì dám ngăn cản việc đầu tư của tư thương ngoại bang.

Ở phương Nam nước Vệ, có mấy thanh niên trẻ tuổi vì bênh người lao động khiếu nại bọn đầu tư bạc đãi người lao đông, bị bộ Hình bỏ tù đến cả gần chục năm.

Mùa đông năm Canh Dần,nhân sĩ Hải Hoàng vốn ghét Tề, vừa hết hạn ngục vì tội liên quan đến thuế má, chưa ra khỏi nhà lao đã bị vào nhà lao khác vì tội nói năng không đúng phép với nước Tề.

Mùa xuân năm Tân Mão, Cù tiên sinh cũng ghét Tề mà bị kết án khổ sai.

Trước đó Phạm cô nương ở mạn duyên hải nước Vệ, bất bình với quân Tề nhũng nhiễu, giết hại ngư dân Vệ ngoài khơi, Phạm cô nương không quản mình hạc, vóc mai lặn lội  đi tìm hiểu sự thật, bố cáo cho thiên hạ biết rõ. Nhà Sản chẳng ngại ngần tống Phạm cô nương vào ngục tối, hết đời xuân xanh.

Bạo mới cho người mang hồ sơ những vụ đó đưa cho tư thương nước Tề xem.

Tư thương nước Tề xem xong, đàn đàn lũ lũ kéo sang Vệ mua đất đai, dựng cơ nghiệp, cho cả vợ con, trai tráng thất nghiệp sang sinh sống làm ăn, tạo thành những làng ấp Tề tại nước Vệ. Lúc có hội hè, vào kinh thành yến tiệc với triều nhà Sản. Bạo rượu lâng lâng mới nhắc lại chuyện xưa.

- Giờ các ngài đã yên tâm rồi chứ.  Phải không bộ Hình.?

Bạo đột ngột quát gọi.

Đại thần bộ Hình lật đật chay đến tâu.

- Năm nọ giữa kinh kỳ, hai Tề thương gia nắm chân một Vệ dân giộng đầu xuống đất đến chết. Dân Vệ đi lại nhìn thấy mà không ai dám nói nửa lời, cúi mặt mà đi. Giờ các Tề thương gia được tôn kính như Sài Thung thở  nào rồi. Cứ yên tâm mà làm ăn thôi.

Tư thương Tề nói.

- Dân Vệ đã thôi không ghét người Tề chúng tôi đã là điều tốt, nhưng nếu bộ Hình làm quá, e họ oán bộ Hình như người Cự Bá chăng ?

Bạo nhìn quan đại thần bộ Hình bảo

- Xin các ngài cho thư thả vài bữa chúng tôi có câu trả lời.

Năm ấy ở xứ Kinh Bắc công sai đánh chết người ở phủ, rồi ở kinh kỳ công sai cũng lôi người về phủ đánh chết, ở phương Nam có kẻ chết trong phủ công sai vì tự vẫn, rất nhiều kẻ đột tử, tự vẫn trong nhà lao, trong phủ công sai nước Vệ.Dân tình nhìn thấy áo nhà quan là khiếp đảm, vỡ mật, ai nấy cúi đầu mà đi, không dám nhìn thẳng mặt quan.

Tư thương Tề xem hồ sơ cười sằng sặc với nhau.

- Có câu chuyện Mai Cồ mà bao đứa cứng đầu nước Vệ phải đi tù, bao đứa dân lành phải chết để làm minh họa. Công sai nước Vệ quả tài gấp mấy bọn công sai nước Cự Bá.

Tư thương khác nói.

- Bá Thịnh Xa xứ Cự Bá nếu sống lại còn phải học Bạo tể tướng nhà Vệ nhiều về thuật cai trị, đúng là trùng dương sóng vỗ miên man, lớp sóng sau đè lên lớp sóng trước. Ấy cũng là lẽ đời, kẻ nào rút được kinh nghiệm thì kẻ ấy tồn tại được.

Kẻ khác nói.

- Thế này chả mấy nước Vệ không còn dân nữa, anh em ta nhỉ?

Cả đám ngửa cổ nâng cốc cười ha hả.

Nước Vệ giờ tan hoang, bụi mù mịt từ thôn quê đến kẻ chợ. Đâu đâu cũng thấy có mặt người Tề, họ xây dựng cái gì , dân cư chung quanh cũng không rõ.

Triều đình công bố những năm gần đây kinh tế đất nước phát triển tốt. Xe tứ mã nhập ngoại chạy đầy đường, nhà nhà cao ốc mọc lên như nấm.

Nước Vệ lại sắp hưng rồi !


Nguồn :  NGUOIBUONGIO

CHUYỆN XUA THỎ GIỮ GÀ, CHÓ NHÀ CẮN CHỦ


Chuyện thuộc loại “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng vẫn phải nói nữa là trong cuộc tọa đàm do Ban Tuyên Giáo Trung Ương phối hợp với ban tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức tại huyện đảo Lý Sơn vào chiều 27 tháng 4, 2011
Tại đây, ông Trần Ngọc Nguyên, chủ tịch huyện Lý Sơn thừa nhận một sự thật đau lòng, rằng “Những năm qua, ngư dân luôn phập phồng, lo âu mỗi khi đưa tàu ra khơi xa, nhất là tại vùng biển khu vực quần đảo Hoàng Sa. Có nhiều gia đình ngư dân bị phía Trung Quốc bắt, đòi tiền chuộc, tịch thu tàu đang lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần. Chỉ tính riêng trong năm 2010, 4 tàu với 52 ngư dân Lý Sơn khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa đã bị phía Trung Quốc vây bắt, đập phá, lấy đi một số tài sản và phạt tiền gây thiệt hại khoảng 1.7 tỉ đồng. Không chỉ bị vây bắt trong lúc hành nghề hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa mà ngay cả khi có áp thấp nhiệt đới hoặc bão, nhiều tàu thuyền của ngư dân Lý Sơn chạy vào tránh trú gió cũng bị phía Trung Quốc vây bắt, đánh đập, lấy tài sản”.


Lâu nay, trước quốc nạn “hải tặc” của người anh em “16 chữ vàng”, thái độ “nhà nước ta” về đối nội vẫn cứ đứng phía sau thúc vô đít ngư dân Việt Nam phải “vươn ra biển lớn”, “đánh bắt xa bờ”, ngư dân có trách nhiệm “khai thác gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo”, v.v.
Về đối ngoại vẫn “tích cực phản đối” bằng mồm: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng...” được nghe đi nghe lại từ thời “mồ ma” phát ngôn nhân Phan Thúy Thanh, Lê Dũng cho đến Nguyễn Phương Nga.


Lóng rày coi mòi bọn Trung Quốc hoành hành dữ quá, ngang nhiên ra lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt trong vùng biển quần đảo Hoàng Sa, “nhà nước ta” bèn “kiên quyết” bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng cách gom ngư dân lại thành lập trung đội dân quân biển (Thanh Niên ngày 13 tháng 5, 2011). Tên thì nghe rất oai, còn trang bị thì như lời một nhà khoa học nhận xét, là “hạm đội thuyền thúng” và “hành trang thời Mai An Tiêm”.
Ông Nguyễn Duy Trinh, phó chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh cho rằng “thuyền viên gật đầu “cái rẹt”, tự nguyện viết đơn tình nguyện vào dân quân biển”.

Người xưa có câu “Cầu nhân bất như cầu kỷ” (Cầu người không bằng cầu chính mình), không gật đầu sao được khi giờ đây họ có thêm bộ trang phục dân quân biển “trông rất oai” thay vì ở trần. Không gật đầu sao được khi đang là mùa cá không ra khơi thì gia đình họ đói, con cái họ không thể đến trường.


Ngày 5 tháng 5 năm 2011, Tuổi Trẻ thông tin “Hơn 240,000 dân Thanh Hóa thiếu đói”, “nhiều gia đình ở xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) phải dùng cả ngô giống để trên gác bếp xay ra ăn trừ bữa”.
Báo Tuổi Trẻ cho rằng do mất mùa, nhưng báo Nông Nghiệp Việt Nam lại khẳng định “có số liệu cho rằng tổng sản lượng lương thực của Thanh Hóa những năm gần đây đều đạt trên 1.6 triệu tấn/năm”, tức với thu hoạch này không thể đói.

Báo Nông Nghiệp Việt Nam lý giải nguyên nhân được mùa mà dân đói do “Dân nghèo nghẹt thở vì đóng góp”, “Dân đói đến mức như thế nhưng chính quyền một số nơi trong tỉnh Thanh Hóa vẫn thu của dân nghèo nhiều khoản đóng góp vô ly”Ô. Ðến thời điểm 18 tháng 5, 2011 vẫn chưa có thông tin gì về việc “nhà nước ta” cứu đói xứ Thanh.


Dân nghèo xứ Thanh cũng đừng ngạc nhiên, ráng nhịn ăn một thời gian, bởi lẽ nhà nước địa phương còn mắc tụ tập với quý vị nhà nước tai to mặt lớn “ở trển” để lo chống biểu tình, lo thu gom xe tăng, thiết giáp, xe chữa cháy, dùi cui, roi điện, lá chắn, lo gắn cho dân chúng mấy cái từ “gây rối”, “bạo loạn”, “khủng bố”...
Dân đói chỉ cần coi “diễn tập” là no rồi, cần gì ăn nữa. Dòm qua Hàn Quốc, Nhật, Mỹ dân họ chưa bị ai bắt bớ, cướp tàu nhiều như ngư dân Việt Nam mà bọn họ phối hợp tập trận chống xâm lấn lãnh hải hà rầm thấy phát ham. Còn ở Việt Nam bị cướp quá xá trời đất mà trông hoài không thấy ai diễn tập chống cướp biển.


Loài thỏ xưa nay vốn hiền lành, thiếu răng sắc chân khỏe để chiến đấu. Ngư dân Việt Nam tự dưng được “nhà nước ta” nâng cấp lên “tầm cao mới” với nhiệm vụ rất to béo là “khai thác gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo”, “gắn sản xuất, khai thác với bảo vệ an ninh trật tự và chủ quyền các vùng biển”, chẳng khác nào xua thỏ ra giữ con gà “biển đảo”.
Quân đội thì tuần tra ven bờ, ngư dân phải “đánh bắt xa bờ”, gặp “hải tặc” Trung Quốc thì mạnh ai nấy chạy, chạy không kịp thì bị bắt. Dương oai với đám dân đen mất đất mất nhà, tay không tấc sắt đi biểu tình kêu oan, thiệt chỉ đáng làm cho “hải tặc” Trung Quốc nó cười đến đau cả ruột.


Chó săn chân khỏe, răng bén, tai thính, mắt tinh, hằng ngày được gia chủ nuôi béo để giữ nhà. “Nuôi quân ngàn ngày, dùng quân một khắc”, trong lúc trộm cướp, côn đồ vây quanh, chó nhà không cắn địch mà chuẩn bị quay lại muốn cắn chủ, sự đời thiệt ngược ngạo vô cùng. Sắp tới đây e rằng tôi phải đề nghị với tổ chức làm sách Guiness thế giới đưa chuyện này vào mục các loại kỷ lục lạ ở Việt Nam, bảo đảm thế giới không ai cạnh tranh nổi nước ta.

Giành giật vớt vát chút hàng hóa vô giá trị nổi lên lềnh bềnh từ một con tàu bị chìm



James Hookway làm việc cho tờ Wall Street Journal đã có một bài phân tích nền kinh tế bị mất kiểm soát tại Việt Nam thông qua lăng kính của cái đống lộn xộn ngổn ngang là tập đoàn đóng tàu nhà nước Vinashin. Tháng 11 năm ngoái, tập đoàn này đã quá hạn thanh toán khoản nợ gốc và lãi đầu tiên là 600 triệu đô la vay của rất nhiều bên cho vay nước ngoài mà Credit Suisse là người chủ trì.


“Một số chủ nợ của Vinashin hiện nay đang than phiền rằng họ đã bị lừa,” bài báo viết. Các chủ nợ hi vọng rằng chính phủ Việt Nam đã từng có thư ủng hộ tập đoàn này tại thời điểm vay vốn thì nay phải can thiệp và đảm bảo sự an toàn cho họ. Tôi chưa tận mắt xem bức thư đó, song tôi tự hỏi liệu các chủ nợ có đầy đủ lý do chính đáng để hi vọng như vậy hay không. Các bên cho vay đã tính lãi suất là 7,15%, lãi suất này được thu xếp tại thời điểm (đầu năm 2007) khi mà trái phiếu quốc gia do Việt Nam bán ra bằng đồng đôla chỉ tính lãi suất vào khoảng 5.75%. Có phải rõ ràng là các bên cho Vinashin vay lúc đó đã kỳ vọng là chấp nhận rủi ro nào đó để đổi lấy khoản chênh lệch giữa hai lãi suất nói trên?

Có thể các chủ nợ của Vinashin không có lý do thuyết phục [khi họ cho vay], song biết đâu có thể họ vẫn có một mục đích nào đó. Theo lời của bài báo thì Việt Nam đang cần thu hút vốn nước ngoài để bù đắp một khoản thâm hụt khổng lồ vì nợ nước ngoài và để cứu đồng tiền của họ, tiền “đồng”, khi đồng tiền này đã bị phá giá sáu lần kể từ tháng 6 năm 2008.
Sáu trăm triệu đô la có khi chỉ là một cái giá ít ỏi phải trả để duy trì vị ngọt hấp dẫn của đồng vốn nước ngoài. 
Nhưng chính phủ còn có một ưu tiên khác nữa cũng đang đòi hỏi cấp thiết: hạn chế bớt sự chi tiêu phung phí của các doanh nghiệp nhà nước đã khát tiền tới mức điên cuồng lồng lộn ở thời điểm trước khi xảy ra vụ khủng hoảng của Vinashin. Khoản tiền 600 triệu đô la mà Vinashin nợ nhóm chủ nợ nước ngoài, chẳng hạn, chỉ là một phần nhỏ của tổng cộng 4,4 tỉ đô la mà tập đoàn này nợ tính cho tới giữa năm ngoái. Một số bộ phận trong chính phủ hiển nhiên đang tin rằng giờ đã đến lúc phải đưa ra một kỷ luật thị trường để bắt các doanh nghiệp nhà nước và các chủ nợ của họ phải có trách nhiệm đối với các khoản nợ phải trả.

Dưới vẻ bề ngoài phô trương hoành tráng, Vinashin đã thanh lập 289 công ty con với số lượng nhân viên là hơn 49.000 người. Chính phủ đang có kế hoạch từ nay đến năm 2013 sẽ giảm số lượng các công ty con của tập đoàn này xuống còn 43 với 30 000 người lao động.


Trước một kế hoạch tái cấu trúc khổng lồ như vậy, có lẽ việc trả nợ nước ngoài không phải là mối bận tâm hàng đầu của chính phủ. Ngoài ra, như Ben Bland ở tờ Financial Times đã chỉ ra, rất nhiều chủ nợ ban đầu [original creditor – tức chủ nợ cho vay lần thứ nhất] đang có những mối quan tâm làm ăn khác ở Việt Nam nên họ sẽ không muốn gây thù oán với chính phủ để mà hỏng việc. Credit Suisse, chẳng hạn, vừa được Vietcombank, một ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, thuê làm tư vấn để bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cho Việt Nam vay tiền có thể là một công việc làm ăn đầy rủi ro. Thế nhưng bán cổ phần của các ngân hàng đang cổ phần hóa ở Việt Nam thì vẫn đang là một công việc làm ăn đầy hấp dẫn.




Người dịch: Hiền Ba

Nguồn: S.C. | HONG KONG

17 thg 5, 2011

VINASHIN


Nỗi thất vọng đang ngày càng gia tăng của các chủ nợ đối với việc công ty đóng tàu quốc doanh của Việt Nam Vinashin không trả được khoản nợ xin khất từ năm ngoái là tai hại tiềm tàng đối với các chương trình kế hoạch của nước này định lôi kéo thêm nhiều vốn đầu tư để nâng cao hạ tầng cơ sở của mình và giảm thiểu những khó khăn đang đe dọa sự phát triển của Việt Nam.


Những khó khăn tại Vinashin dẫn tới các nguy cơ về đầu tư vào một nơi được coi là một trong những thị trường đang trỗi dậy hấp dẫn nhất trên thế giới. Chính quyền cộng sản Việt Nam muốn xây dựng công ty này, ban đầu tên là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, thành một nhân tố hết sức quan trọng trong thị trường đóng tàu thế giới, cạnh tranh được với những nhà máy đóng tàu trọng lượng lớn tại Trung Hoa, Nam Triều Tiên và Nhật Bản. Toàn bộ món tiền 750 triệu USD  kỳ phiếu phát hành lần đầu tiên đã được rót hết cho Vinashin năm 2005.
Năm 2007, chính phủ lại có thư ủng hộ công ty này để giúp nó vay thêm được 600 triệu USD để tạo ra vụ “bùng nổ” kinh tế nhanh nhất của nước này.
Nhưng vào tháng 12 năm ngoái, ở đoạn hậu kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, khi Vinashin không trả được nợ, thì chính phủ từ chối nhập cuộc để giúp nó trả cái khoản nợ mà các nhà đầu tư trên khắp thế giới đã mua lấy khi (họ) nhận thấy sự “bùng nổ” kinh tế tại các thị trường đang trỗi dậy. Hàng chục tổ chức tài chính đã đầu tư vào món cho vay này, trong đó có cả Standard Chartered PLC, Credit Suisse AG, Depfa Bank PLC và Elliott Advisers Ltd.”


Một số nhà cho Vinashin vay than phiền là họ đã bị lừa. Nhiều người trong đó cho rằng chính lá thư ủng hộ của chính phủ là nguyên nhân duy nhất để họ cho Vinashin vay. Tháng này, một nhóm hơn một nửa số nhà cho vay đã gửi thư tới chính phủ Việt Nam yêu câu trả món nợ đầu tiên là 60 triệu USD lẽ ra phải trả từ tháng 12 (năm ngoái).
“Cho tới nay thì bao giờ các nhà cho vay cũng chỉ quan tâm tới các món nợ được chính phủ bảo lãnh thôi,” một người biết rõ tình hình nói với tờ The Wall Street Journal. “Ngoài những chỗ đó, tiền sẽ không đến các địa chỉ tử tế.”
Có nhiều yêu cầu cho biết ý kiến nhưng các quan chức Vinashin và chính phủ Việt Nam đã không trả lời.


Các vấn đề khó khăn với Vinashin cho thấy rõ những nguy cơ mà các nhà đầu tư bắt gặp khi họ rót vốn vào những thị trường nhỏ. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ bao giờ cũng tìm kiếm những nơi “cao cấp” để rót 5,6 tỉ USD vào các thị trường kỳ phiếu mới trỗi dậy, và năm nay cũng chỉ bằng nửa năm ngoái thôi.
Sự lảng tránh của họ có thể gây ra mối đe dọa lớn cho các hy vọng của Việt Nam. Chính phủ đang vật lộn để hạn chế nạn lạm phát ngày càng tồi tệ. Giả cả tiêu dùng gia tăng đến 17,51% vào thàng Tư và còn có thể lên cao hơn nữa làm phức tạp thêm viễn cảnh kinh tế trực tiếp của đất nước.
Đồng thơi, các nhà phân tích cũng nói Việt Nam cần thu hút thêm đầu tư nước ngoài để xây dựng đường sá và hệ thống đường sắt quá tải và xây dựng các nhà máy điện để cung cấp cho nhu cầu năng lượng của Việt Nam, giữ cho kinh tế của nó phát triển mạnh. Đầu tháng náy, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói trước Hội nghị hàng năm tại Hà Nội của Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank) rằng Việt Nam hy vọng thu hút đến 300 tỉ USD đầu tư và viện trợ cho những nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc đưa đất nước tiến một bước mạnh mẽ hơn.


Một vài nhà kinh tế học cho biết chính phủ Việt Nam đang tìm kiếm chính sách kinh tế vĩ mô để tạo dựng lại niềm tin, đang đơn phương đưa ra các chính sách ủng hộ phát triển để chống lại sự mất niềm tin do nạn lạm phát đem lại. Tuần qua, Việt Nam đã hạ tỷ lệ phát triển năm nay xuống 6.5% (trước đây định là từ 7% tới 7.5%) nhằm tập trung hơn nữa vào việc hạn chế sự gia tăng tín dụng để chống lạm phát tốt hơn.
Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã tìm cách gây dựng lại lòng tin vào đồng tiền bị bao vây của họ sau một loạt cuộc hạ giá giữa năm 2008 làm mất đi một phần năm giá trị của nó. Để khuyến khich nhân dân hợp tác, thị trường đô-la và vàng chợ đen trước đây được thả lỏng và phát triển, thì mấy tháng vừa rồi đã bị kiểm soát nghiêm ngặt để buộc nhân dân giữ lại và đầu tư bằng tiền đồng.


Nhà kinh tế Johanna Chua của nhóm Citigroup cho biết rằng tiền đồng đã tăng gần 2% so với đồng đô-la trong tháng qua và Ngân hàng Trung ương có vẻ như đang “đi đúng hướng” để đạt mục tiêu duy trì tăng trưởng tín dụng dưới 16% năm nay so với 30% năm 2010. Song hệ thống liên ngân hàng vẫn đưa Việt Nam vào hàng các thị trường được nhiều ưu đãi hơn cả.
Thế nhưng vụ khủng hoảng Vinashin là một cú trượt vẫn đang còn diễn ra đối với các hy vọng xa xôi của nước này, phá hoại cả tiếng tăm của Việt Nam trước các nhà cho vay quốc tế và tiềm tàng hạ thấp dòng đầu tư nước ngoài đã từng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây.


Mục tiêu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là chuyển Vinashin thành một nguồn năng lượng duy trì công nghiệp đóng tàu trong tay nhà nước, nhưng dự án này đã bị tan tành khi nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, khiến Vinashin bị nợ khoảng 4,4 tỉ USD. Đơn đặt hàng tới công ty này bị cắt, làm mất đi dòng chảy tiền mặt vào cho nó. Mùa hè vừa rồi, cảnh sát điều tra bắt giữ nhiều quan chức cấp cao của công ty, trong đó có ông chủ tịch Hội đồng Quản trị Phạm Thanh Bình và kết tội ông này làm thay đổi số liệu tài chính để che dấu tình trạng thực với những vấn đề khó khăn đầy rẫy của công ty.

Tổ chức dịch vụ đầu tư Standard & Poor’s và Fitch Ratings của Moody đều hạ bậc đầu tư vào Việt Nam trong mấy tháng qua, nguyên nhân phần lớn là do những khó khăn tại công ty Vinashin. Thủ tướng lên truyền hình quốc gia xin lỗi trước Quốc hội vì vai trò quản lý không tốt đối với Vinashin.


Các nhà đầu tư của món nợ 600 triệu USD nói họ bất ngờ vì chính phủ Việt Nam đã không trả lời những điều họ quan tâm. Các nhà cho vay đã nhiều lần trong thời gian mấy tháng qua tìm cách hiểu cho đúng chuyện gì đã thực sự xảy ra tại Vinashin. Có nhiều việc, trong đó có việc chính phủ chuyển nhiều đơn vị trong Vinashin sang những doanh nghiệp nhà nước khác mà không hỏi ý kiến các cổ đông.
Dẫu sao chính phủ đã nhiều lần nói rằng các món nợ của Vinashin không thuộc trách nhiệm của chính phủ, điều đó khiến các nhà cho vay thấy chẳng rõ ràng gì hết về cách làm thế nào để thu hồi tiền họ cho Vinashin vay.

Trong khi đó, tình hình tài chính tại Vinashin lại càng lúc càng rất không ổn định. “Họ chẳng kiếm ra đồng nào từ những con tàu và chính phủ thì yêu cầu các ngân hàng địa phương cho vay thêm nhiều nữa và yêu cầu những nhà cung cấp tăng cường ủng hộ nhiều nữa,” nhân vật biết rõ tình hình tại Vinashin nói. “Nhưng ta không có cách gì nói rõ ra được chuyện gì đang xảy ra. Hoàn toàn tù mù.”

Nguồn :BASAM