James Hookway làm việc cho tờ Wall Street Journal đã có một bài phân tích nền kinh tế bị mất kiểm soát tại Việt Nam thông qua lăng kính của cái đống lộn xộn ngổn ngang là tập đoàn đóng tàu nhà nước Vinashin. Tháng 11 năm ngoái, tập đoàn này đã quá hạn thanh toán khoản nợ gốc và lãi đầu tiên là 600 triệu đô la vay của rất nhiều bên cho vay nước ngoài mà Credit Suisse là người chủ trì.
“Một số chủ nợ của Vinashin hiện nay đang than phiền rằng họ đã bị lừa,” bài báo viết. Các chủ nợ hi vọng rằng chính phủ Việt Nam đã từng có thư ủng hộ tập đoàn này tại thời điểm vay vốn thì nay phải can thiệp và đảm bảo sự an toàn cho họ. Tôi chưa tận mắt xem bức thư đó, song tôi tự hỏi liệu các chủ nợ có đầy đủ lý do chính đáng để hi vọng như vậy hay không. Các bên cho vay đã tính lãi suất là 7,15%, lãi suất này được thu xếp tại thời điểm (đầu năm 2007) khi mà trái phiếu quốc gia do Việt Nam bán ra bằng đồng đôla chỉ tính lãi suất vào khoảng 5.75%. Có phải rõ ràng là các bên cho Vinashin vay lúc đó đã kỳ vọng là chấp nhận rủi ro nào đó để đổi lấy khoản chênh lệch giữa hai lãi suất nói trên?
“Một số chủ nợ của Vinashin hiện nay đang than phiền rằng họ đã bị lừa,” bài báo viết. Các chủ nợ hi vọng rằng chính phủ Việt Nam đã từng có thư ủng hộ tập đoàn này tại thời điểm vay vốn thì nay phải can thiệp và đảm bảo sự an toàn cho họ. Tôi chưa tận mắt xem bức thư đó, song tôi tự hỏi liệu các chủ nợ có đầy đủ lý do chính đáng để hi vọng như vậy hay không. Các bên cho vay đã tính lãi suất là 7,15%, lãi suất này được thu xếp tại thời điểm (đầu năm 2007) khi mà trái phiếu quốc gia do Việt Nam bán ra bằng đồng đôla chỉ tính lãi suất vào khoảng 5.75%. Có phải rõ ràng là các bên cho Vinashin vay lúc đó đã kỳ vọng là chấp nhận rủi ro nào đó để đổi lấy khoản chênh lệch giữa hai lãi suất nói trên?
Có thể các chủ nợ của Vinashin không có lý do thuyết phục [khi họ cho vay], song biết đâu có thể họ vẫn có một mục đích nào đó. Theo lời của bài báo thì Việt Nam đang cần thu hút vốn nước ngoài để bù đắp một khoản thâm hụt khổng lồ vì nợ nước ngoài và để cứu đồng tiền của họ, tiền “đồng”, khi đồng tiền này đã bị phá giá sáu lần kể từ tháng 6 năm 2008.
Sáu trăm triệu đô la có khi chỉ là một cái giá ít ỏi phải trả để duy trì vị ngọt hấp dẫn của đồng vốn nước ngoài.
Sáu trăm triệu đô la có khi chỉ là một cái giá ít ỏi phải trả để duy trì vị ngọt hấp dẫn của đồng vốn nước ngoài.
Nhưng chính phủ còn có một ưu tiên khác nữa cũng đang đòi hỏi cấp thiết: hạn chế bớt sự chi tiêu phung phí của các doanh nghiệp nhà nước đã khát tiền tới mức điên cuồng lồng lộn ở thời điểm trước khi xảy ra vụ khủng hoảng của Vinashin. Khoản tiền 600 triệu đô la mà Vinashin nợ nhóm chủ nợ nước ngoài, chẳng hạn, chỉ là một phần nhỏ của tổng cộng 4,4 tỉ đô la mà tập đoàn này nợ tính cho tới giữa năm ngoái. Một số bộ phận trong chính phủ hiển nhiên đang tin rằng giờ đã đến lúc phải đưa ra một kỷ luật thị trường để bắt các doanh nghiệp nhà nước và các chủ nợ của họ phải có trách nhiệm đối với các khoản nợ phải trả.
Dưới vẻ bề ngoài phô trương hoành tráng, Vinashin đã thanh lập 289 công ty con với số lượng nhân viên là hơn 49.000 người. Chính phủ đang có kế hoạch từ nay đến năm 2013 sẽ giảm số lượng các công ty con của tập đoàn này xuống còn 43 với 30 000 người lao động.
Trước một kế hoạch tái cấu trúc khổng lồ như vậy, có lẽ việc trả nợ nước ngoài không phải là mối bận tâm hàng đầu của chính phủ. Ngoài ra, như Ben Bland ở tờ Financial Times đã chỉ ra, rất nhiều chủ nợ ban đầu [original creditor – tức chủ nợ cho vay lần thứ nhất] đang có những mối quan tâm làm ăn khác ở Việt Nam nên họ sẽ không muốn gây thù oán với chính phủ để mà hỏng việc. Credit Suisse, chẳng hạn, vừa được Vietcombank, một ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, thuê làm tư vấn để bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cho Việt Nam vay tiền có thể là một công việc làm ăn đầy rủi ro. Thế nhưng bán cổ phần của các ngân hàng đang cổ phần hóa ở Việt Nam thì vẫn đang là một công việc làm ăn đầy hấp dẫn.
Người dịch: Hiền Ba
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét