Nỗi thất vọng đang ngày càng gia tăng của các chủ nợ đối với việc công ty đóng tàu quốc doanh của Việt Nam Vinashin không trả được khoản nợ xin khất từ năm ngoái là tai hại tiềm tàng đối với các chương trình kế hoạch của nước này định lôi kéo thêm nhiều vốn đầu tư để nâng cao hạ tầng cơ sở của mình và giảm thiểu những khó khăn đang đe dọa sự phát triển của Việt Nam.
Những khó khăn tại Vinashin dẫn tới các nguy cơ về đầu tư vào một nơi được coi là một trong những thị trường đang trỗi dậy hấp dẫn nhất trên thế giới. Chính quyền cộng sản Việt Nam muốn xây dựng công ty này, ban đầu tên là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, thành một nhân tố hết sức quan trọng trong thị trường đóng tàu thế giới, cạnh tranh được với những nhà máy đóng tàu trọng lượng lớn tại Trung Hoa, Nam Triều Tiên và Nhật Bản. Toàn bộ món tiền 750 triệu USD kỳ phiếu phát hành lần đầu tiên đã được rót hết cho Vinashin năm 2005.
Năm 2007, chính phủ lại có thư ủng hộ công ty này để giúp nó vay thêm được 600 triệu USD để tạo ra vụ “bùng nổ” kinh tế nhanh nhất của nước này.
Nhưng vào tháng 12 năm ngoái, ở đoạn hậu kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, khi Vinashin không trả được nợ, thì chính phủ từ chối nhập cuộc để giúp nó trả cái khoản nợ mà các nhà đầu tư trên khắp thế giới đã mua lấy khi (họ) nhận thấy sự “bùng nổ” kinh tế tại các thị trường đang trỗi dậy. Hàng chục tổ chức tài chính đã đầu tư vào món cho vay này, trong đó có cả Standard Chartered PLC, Credit Suisse AG, Depfa Bank PLC và Elliott Advisers Ltd.”
Một số nhà cho Vinashin vay than phiền là họ đã bị lừa. Nhiều người trong đó cho rằng chính lá thư ủng hộ của chính phủ là nguyên nhân duy nhất để họ cho Vinashin vay. Tháng này, một nhóm hơn một nửa số nhà cho vay đã gửi thư tới chính phủ Việt Nam yêu câu trả món nợ đầu tiên là 60 triệu USD lẽ ra phải trả từ tháng 12 (năm ngoái).
Một số nhà cho Vinashin vay than phiền là họ đã bị lừa. Nhiều người trong đó cho rằng chính lá thư ủng hộ của chính phủ là nguyên nhân duy nhất để họ cho Vinashin vay. Tháng này, một nhóm hơn một nửa số nhà cho vay đã gửi thư tới chính phủ Việt Nam yêu câu trả món nợ đầu tiên là 60 triệu USD lẽ ra phải trả từ tháng 12 (năm ngoái).
“Cho tới nay thì bao giờ các nhà cho vay cũng chỉ quan tâm tới các món nợ được chính phủ bảo lãnh thôi,” một người biết rõ tình hình nói với tờ The Wall Street Journal. “Ngoài những chỗ đó, tiền sẽ không đến các địa chỉ tử tế.”
Có nhiều yêu cầu cho biết ý kiến nhưng các quan chức Vinashin và chính phủ Việt Nam đã không trả lời.
Các vấn đề khó khăn với Vinashin cho thấy rõ những nguy cơ mà các nhà đầu tư bắt gặp khi họ rót vốn vào những thị trường nhỏ. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ bao giờ cũng tìm kiếm những nơi “cao cấp” để rót 5,6 tỉ USD vào các thị trường kỳ phiếu mới trỗi dậy, và năm nay cũng chỉ bằng nửa năm ngoái thôi.
Các vấn đề khó khăn với Vinashin cho thấy rõ những nguy cơ mà các nhà đầu tư bắt gặp khi họ rót vốn vào những thị trường nhỏ. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ bao giờ cũng tìm kiếm những nơi “cao cấp” để rót 5,6 tỉ USD vào các thị trường kỳ phiếu mới trỗi dậy, và năm nay cũng chỉ bằng nửa năm ngoái thôi.
Sự lảng tránh của họ có thể gây ra mối đe dọa lớn cho các hy vọng của Việt Nam. Chính phủ đang vật lộn để hạn chế nạn lạm phát ngày càng tồi tệ. Giả cả tiêu dùng gia tăng đến 17,51% vào thàng Tư và còn có thể lên cao hơn nữa làm phức tạp thêm viễn cảnh kinh tế trực tiếp của đất nước.
Đồng thơi, các nhà phân tích cũng nói Việt Nam cần thu hút thêm đầu tư nước ngoài để xây dựng đường sá và hệ thống đường sắt quá tải và xây dựng các nhà máy điện để cung cấp cho nhu cầu năng lượng của Việt Nam, giữ cho kinh tế của nó phát triển mạnh. Đầu tháng náy, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói trước Hội nghị hàng năm tại Hà Nội của Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank) rằng Việt Nam hy vọng thu hút đến 300 tỉ USD đầu tư và viện trợ cho những nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc đưa đất nước tiến một bước mạnh mẽ hơn.
Một vài nhà kinh tế học cho biết chính phủ Việt Nam đang tìm kiếm chính sách kinh tế vĩ mô để tạo dựng lại niềm tin, đang đơn phương đưa ra các chính sách ủng hộ phát triển để chống lại sự mất niềm tin do nạn lạm phát đem lại. Tuần qua, Việt Nam đã hạ tỷ lệ phát triển năm nay xuống 6.5% (trước đây định là từ 7% tới 7.5%) nhằm tập trung hơn nữa vào việc hạn chế sự gia tăng tín dụng để chống lạm phát tốt hơn.
Một vài nhà kinh tế học cho biết chính phủ Việt Nam đang tìm kiếm chính sách kinh tế vĩ mô để tạo dựng lại niềm tin, đang đơn phương đưa ra các chính sách ủng hộ phát triển để chống lại sự mất niềm tin do nạn lạm phát đem lại. Tuần qua, Việt Nam đã hạ tỷ lệ phát triển năm nay xuống 6.5% (trước đây định là từ 7% tới 7.5%) nhằm tập trung hơn nữa vào việc hạn chế sự gia tăng tín dụng để chống lạm phát tốt hơn.
Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã tìm cách gây dựng lại lòng tin vào đồng tiền bị bao vây của họ sau một loạt cuộc hạ giá giữa năm 2008 làm mất đi một phần năm giá trị của nó. Để khuyến khich nhân dân hợp tác, thị trường đô-la và vàng chợ đen trước đây được thả lỏng và phát triển, thì mấy tháng vừa rồi đã bị kiểm soát nghiêm ngặt để buộc nhân dân giữ lại và đầu tư bằng tiền đồng.
Nhà kinh tế Johanna Chua của nhóm Citigroup cho biết rằng tiền đồng đã tăng gần 2% so với đồng đô-la trong tháng qua và Ngân hàng Trung ương có vẻ như đang “đi đúng hướng” để đạt mục tiêu duy trì tăng trưởng tín dụng dưới 16% năm nay so với 30% năm 2010. Song hệ thống liên ngân hàng vẫn đưa Việt Nam vào hàng các thị trường được nhiều ưu đãi hơn cả.
Nhà kinh tế Johanna Chua của nhóm Citigroup cho biết rằng tiền đồng đã tăng gần 2% so với đồng đô-la trong tháng qua và Ngân hàng Trung ương có vẻ như đang “đi đúng hướng” để đạt mục tiêu duy trì tăng trưởng tín dụng dưới 16% năm nay so với 30% năm 2010. Song hệ thống liên ngân hàng vẫn đưa Việt Nam vào hàng các thị trường được nhiều ưu đãi hơn cả.
Thế nhưng vụ khủng hoảng Vinashin là một cú trượt vẫn đang còn diễn ra đối với các hy vọng xa xôi của nước này, phá hoại cả tiếng tăm của Việt Nam trước các nhà cho vay quốc tế và tiềm tàng hạ thấp dòng đầu tư nước ngoài đã từng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây.
Mục tiêu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là chuyển Vinashin thành một nguồn năng lượng duy trì công nghiệp đóng tàu trong tay nhà nước, nhưng dự án này đã bị tan tành khi nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, khiến Vinashin bị nợ khoảng 4,4 tỉ USD. Đơn đặt hàng tới công ty này bị cắt, làm mất đi dòng chảy tiền mặt vào cho nó. Mùa hè vừa rồi, cảnh sát điều tra bắt giữ nhiều quan chức cấp cao của công ty, trong đó có ông chủ tịch Hội đồng Quản trị Phạm Thanh Bình và kết tội ông này làm thay đổi số liệu tài chính để che dấu tình trạng thực với những vấn đề khó khăn đầy rẫy của công ty.
Tổ chức dịch vụ đầu tư Standard & Poor’s và Fitch Ratings của Moody đều hạ bậc đầu tư vào Việt Nam trong mấy tháng qua, nguyên nhân phần lớn là do những khó khăn tại công ty Vinashin. Thủ tướng lên truyền hình quốc gia xin lỗi trước Quốc hội vì vai trò quản lý không tốt đối với Vinashin.
Các nhà đầu tư của món nợ 600 triệu USD nói họ bất ngờ vì chính phủ Việt Nam đã không trả lời những điều họ quan tâm. Các nhà cho vay đã nhiều lần trong thời gian mấy tháng qua tìm cách hiểu cho đúng chuyện gì đã thực sự xảy ra tại Vinashin. Có nhiều việc, trong đó có việc chính phủ chuyển nhiều đơn vị trong Vinashin sang những doanh nghiệp nhà nước khác mà không hỏi ý kiến các cổ đông.
Mục tiêu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là chuyển Vinashin thành một nguồn năng lượng duy trì công nghiệp đóng tàu trong tay nhà nước, nhưng dự án này đã bị tan tành khi nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, khiến Vinashin bị nợ khoảng 4,4 tỉ USD. Đơn đặt hàng tới công ty này bị cắt, làm mất đi dòng chảy tiền mặt vào cho nó. Mùa hè vừa rồi, cảnh sát điều tra bắt giữ nhiều quan chức cấp cao của công ty, trong đó có ông chủ tịch Hội đồng Quản trị Phạm Thanh Bình và kết tội ông này làm thay đổi số liệu tài chính để che dấu tình trạng thực với những vấn đề khó khăn đầy rẫy của công ty.
Tổ chức dịch vụ đầu tư Standard & Poor’s và Fitch Ratings của Moody đều hạ bậc đầu tư vào Việt Nam trong mấy tháng qua, nguyên nhân phần lớn là do những khó khăn tại công ty Vinashin. Thủ tướng lên truyền hình quốc gia xin lỗi trước Quốc hội vì vai trò quản lý không tốt đối với Vinashin.
Các nhà đầu tư của món nợ 600 triệu USD nói họ bất ngờ vì chính phủ Việt Nam đã không trả lời những điều họ quan tâm. Các nhà cho vay đã nhiều lần trong thời gian mấy tháng qua tìm cách hiểu cho đúng chuyện gì đã thực sự xảy ra tại Vinashin. Có nhiều việc, trong đó có việc chính phủ chuyển nhiều đơn vị trong Vinashin sang những doanh nghiệp nhà nước khác mà không hỏi ý kiến các cổ đông.
Dẫu sao chính phủ đã nhiều lần nói rằng các món nợ của Vinashin không thuộc trách nhiệm của chính phủ, điều đó khiến các nhà cho vay thấy chẳng rõ ràng gì hết về cách làm thế nào để thu hồi tiền họ cho Vinashin vay.
Trong khi đó, tình hình tài chính tại Vinashin lại càng lúc càng rất không ổn định. “Họ chẳng kiếm ra đồng nào từ những con tàu và chính phủ thì yêu cầu các ngân hàng địa phương cho vay thêm nhiều nữa và yêu cầu những nhà cung cấp tăng cường ủng hộ nhiều nữa,” nhân vật biết rõ tình hình tại Vinashin nói. “Nhưng ta không có cách gì nói rõ ra được chuyện gì đang xảy ra. Hoàn toàn tù mù.”
Trong khi đó, tình hình tài chính tại Vinashin lại càng lúc càng rất không ổn định. “Họ chẳng kiếm ra đồng nào từ những con tàu và chính phủ thì yêu cầu các ngân hàng địa phương cho vay thêm nhiều nữa và yêu cầu những nhà cung cấp tăng cường ủng hộ nhiều nữa,” nhân vật biết rõ tình hình tại Vinashin nói. “Nhưng ta không có cách gì nói rõ ra được chuyện gì đang xảy ra. Hoàn toàn tù mù.”
Nguồn :BASAM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét