Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

31 thg 1, 2011

Ý chí của nhà cai trị và lòng dân?


Trần Minh Thảo - Một vị tướng (vừa trở thành Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) trả lời phỏng vấn rất mạnh, hợp lòng dân, bộc lộ ý chí của một dân tộc tự quyết định vận mệnh của đất nước: Không để nước khác thỏa hiệp trên lưng mình.
Trăm năm qua, đã mấy lần Việt Nam trơ mắt nhìn người ta bắt tay thỏa hiệp trên lưng? Đã phản ứng thế nào? Nếu người ta lại thỏa hiệp lần nữa thì Việt Nam hành xử ra sao? Thử xem bằng cách nào Đảng biến lời nói thành sức mạnh chặn đứng những bàn tay bẩn thỉu âm mưu “đẩy tốt qua sông” lần nữa (thỏa hiệp trên lưng hay bắt tay qua đầu khi có cùng một điều kiện: kẻ có lưng sẵn sàng khòm, có đầu sẵn sàng cúi).
Có thể khẳng định, một nhà nước tồi với một dân tộc hèn thì tránh sao được việc người ta “múa gậy vườn hoang” trên vận mệnh dân tộc mình.
Nói về nhà nước, trước hết phải xem xét từ kiểu nhà nước (quốc gia, chính quyền).
Đặc điểm của nhà nước hình thành sau mỗi cuộc khởi nghĩa nông dân thành công là:
-Bộ máy cai trị cha truyền con nối (phụ thừa tử kế, con thầy chùa lại quét lá đa)
-Công hữu tài sản (chủ yếu là đất đai, dạng của cải quan yếu nhất của nền kinh tế nông nghiệp tuy đã phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại, “đất đai” là nhân tố quyết định nổ ra khởi nghĩa nông dân).
-Nhà nước vô chính phủ (cai trị bằng ý chí của giai cấp thống trị đại diện bởi vị hoàng đế danh nghĩa – tập trung dân chủ hay dân chủ tập trung gì đấy). Nhà nước ấy tất yếu là duy ý chí, điều hành bởi lợi ích phe nhóm, thỏa hiệp phe nhóm, coi nhà nước pháp quyền là thứ yếu, thậm chí là thù địch, là âm mưu diễn biến hòa bình. Luật pháp chỉ áp dụng cho thứ dân.
-Quan hệ xã hội là quan hệ trên-dưới, lớn-nhỏ, chủ-tớ.
-Quyền lực cai trị là tập hợp các thế lực, các thủ lĩnh của mỗi thế lực tạo địa bàn cát cứ khi mạnh lên sẽ tiêu diệt các thế lực khác, chưa mạnh hẳn thì thỏa hiệp phân chia quyền lực. Ông vua chỉ còn là “nhân danh”.
-Ngay khi cuộc khởi nghĩa nông dân toàn thắng thì đã manh nha trong lòng nó một cuộc khởi nghĩa nông dân khác.
Mô hình cai trị sau khởi nghĩa nông dân thành công từng bị những nhà lý luận Mác-xít kết án là phản bội giai cấp.
Xét khái quát tình hình chính trị xã hội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì thấy đúng như vậy. Bộ máy cai trị ở Trung Quốc là Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc sau khởi nghĩa nông dân thành công, đi lên từ hai thế lực: thái tử đảng (cha truyền con nối) và đoàn phái (còn gọi là đội hậu bị của Đảng – cũng là thành phần cốt cán – con ông cháu cha, phần còn lại không phải là con ông cháu cha thì chỉ là thành phần “giơ tay nhất trí”), đất đai vẫn được coi là tài sản chủ yếu thuộc quyền quản lý của tầng lớp thống trị (công hữu), ý chí của tầng lớp thống trị là vô đối, trái với ý chí đó đều bị buộc tội là phản động (vụ Lưu Hiểu Ba và Hiến chương 08 là một dẫn chứng. Do đó, giải Nobel Hòa bình cho ông được coi là một cú đánh vào thành trì thống trị của Đảng, là chống phá nhà nước Trung Quốc, thứ nhà nước “khởi nghĩa nông dân”).

Việt Nam giống Trung Quốc đến mức nào?
Nhà nước linh hoạt, sáng tạo hay nhà nước vô chính phủ và cơ chế thủ lĩnh?
Do thói quen hay cố ý, khái niệm nhà nước và chính quyền thường dùng thay thế nhau gây nhầm lẫn. TS Cù Huy Hà Vũ bị cáo buộc tội chống nhà nước (XHCN) nhưng xét việc làm của ông thì “nhà nước” ở đây là “chính quyền”, không phải là “quốc gia”.
Phản đối chính quyền, phê phán chính quyền, buộc tội chính quyền không coi trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, chỉ chú ý vun vén lợi ích phe nhóm, xâm hại lợi ích quốc gia thì không phải là chống nhà nước. Việc ấy, trong các xã hội trọng pháp, người công dân có quyền làm dựa trên luật pháp. Cũng không chừng, việc bắt vị tiến sĩ luật là theo phương thức “thần thiêng nhờ bộ hạ”, bộ hạ thực hiện mà thần muốn còn thiêng nên cũng phải gật đầu (tức là thực quyền nằm ở bên dưới). Xét rộng ra, theo tôi, những việc làm rất có trách nhiệm của TS Cù Huy Hà Vũ là để bảo vệ, kiện toàn nhà nước ở cả hai nghĩa: quốc gia, chính quyền.

Tại một địa phương, vị Chủ tịch UBND bị “đấu tố”: làm gì cũng luật và luật, không có năng lực sáng tạo, linh hoạt. Vị Chủ tịch bị mất chức, bị thuyên chuyển. Ở một địa phương kế cận, vị Chủ tịch UBND lại được khen biết làm việc, rất linh hoạt. Vị này được cho đi tham quan, học hỏi nước anh em, tương lai còn lên.
Sáng tạo, linh hoạt chính là mị dân, tùy tiện, vô chính phủ, bất chấp luật lệ, lợi ích nhân dân, quốc gia (một thứ chủ nghĩa dân túy kiểu châu Á?).
Nhưng tại sao đảng cầm quyền đánh giá cao những đảng viên “sáng tạo, linh hoạt”, lên án những đảng viên nào có ý thức về kỷ cương, luật pháp là chống Đảng? Phương thức điều hành việc nước của đảng cai trị nói lên điều đó. Đó là phương thức “kiên định, sáng tạo” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong dự thảo nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI. “Kiên định, sáng tạo” phải chăng là tùy tiện, duy ý chí, coi nhẹ lợi ích của nhân dân, đất nước?

Vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên, vụ phá sản tập đoàn Vinashin, đại dự án đường sắt cao tốc, bán đất rừng… cũng nằm trong “phạm trù” nhà nước (chính quyền) linh hoạt, tùy tiện, nhân danh nhà nước (quốc gia) làm những việc xâm hại an ninh quốc gia. Chứng minh ai đó nhân danh Đảng chấp chính hay nhà nước, làm trái luật có hại cho dân tộc là không khó. Nhà nước linh hoạt, tùy tiện thực chất là nhà nước vô chính phủ.
Một nhà nước vô chính phủ lại buộc tội người khác chống phá nhà nước, vi phạm pháp luật thì có hợp lý, hợp lẽ? Không hợp lý lẽ nhưng phải chăng hợp với quyền lợi của từng phe nhóm, từng vùng ảnh hưởng của các thủ lĩnh trong đảng cai trị?

Một vài dẫn chứng cho thấy cai trị kiểu “vô chính phủ” đã đưa đất nước lâm vào tình trạng tệ hại hiện nay:

-Về nội trị
1/Tấm bản đồ lốm đốm

Trong Hội thảo góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI do Hội Khoa học Kinh tế và Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch – Đầu tư) tổ chức, với sự tham dự của 22 trí thức – đảng viên cao cấp, đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Hội đồng Lý luận Trung ương, có một vị yêu cầu Đảng, Nhà nước công khai bản đồ Việt Nam ghi rõ các nơi có sự đứng chân của Trung Quốc. Nếu Đảng, nhà nước làm việc đó thì bản đồ Việt Nam là một thứ lốm đốm, da báo, xôi đậu (một thứ dư đồ rách của Tản Đà).
(Nguyễn Trung: “Tôi chỉ xin đề nghị thế này, nếu Đại hội chưa làm được cái việc này xin làm ơn vẽ cho một cái bản đồ của nước ta ở những địa điểm nào Trung Quốc có những xí nghiệp gì. Các anh chỉ cần nhìn vào cái bản đồ này thôi các anh sẽ thấy vấn đề nó ra làm sao.”
Vậy TS Cù Huy Hà Vũ chống nhà nước nói chung – là quốc gia (thực chất, chống như vậy cũng là vô chính phủ) – hay chống loại nhà nước (chính quyền) rước người ngoài vào “chiếm đóng”, “khai thác”, khuynh loát đất nước? Xét các cáo buộc của vị tiến sĩ luật thì thấy ông không chống nhà nước, ông chỉ chống những người nhân danh lợi ích đảng cai trị, nhà nước làm khốn quốc gia.
Tấm bản đồ lốm đốm, xôi đậu còn cho thấy tư tưởng nước lớn nước nhỏ, dưới trên, chủ tớ của văn hóa Khổng Nho được Đảng Trung Quốc hiện đại hóa về ngôn từ (anh em đồng chí “4, 16” gì đấy).

2/ Hành tinh Oxy
Là nhan đề cuốn truyện khoa học giả tưởng của một nước Đông Âu (“Hành tinh Oxy” của Klara Seher, nữ văn sĩ người Hungary (?), đã được dịch và nhà xuất bản Kim Đồng phát hành 30 năm trước). Trên hành tinh này có một thiên đường của tầng lớp cai trị thừa mứa oxy và một địa ngục mà oxy được bọn thống trị cấp phát hàng ngày như một thứ ân huệ hoặc trừng phạt.
Ở Việt Nam, thỉnh thoảng nghe nói ông này, bà kia chỉ dùng rau trái sạch trong nhà kính, có bệnh viện riêng rất hiện đại, ăn uống hàng ngày cũng khác dân thường (BBC: Phở cộng sản)… Trung Quốc và Việt Nam có những đặc điểm của hành tinh “thiên đường oxy”? Việt Nam hiện nay có không một tầng lớp ngồi ở trên và đại bộ phận sống lay lắt ở dưới? Ai đụng đến “thiên đường oxy” đều bị khoác tội “chống phá nhà nước XHCN”?

3/”Kẻ ăn không hết, người lần không ra”
Vinashin mất khả năng chi trả nợ đến hạn, Evn thì tự thú đang đứng ở chân tường và kiên quyết tăng giá điện trong năm 2011Nhiều ý kiến chuyên môn nói nợ quốc gia ở mức báo động nhưng chưa nghe Đảng khẳng định nợ nhà nước đang ở mức an toàn. Trong khi đó các đại gia ngày càng giàu, các nhà văn, nhà báo có tâm huyết gọi họ là “trọc phú” do cách xài tiền “kiểu Mỹ”. Trong một xã hội phần nhỏ “ăn không hết”, phần lớn “lần không ra”, của cải xã hội nhiều lên do đổi mới chủ yếu nằm trong tay ai? Sự sụp đổ, nợ nần, thua lỗ của các tập đoàn nhà nước làm ai giàu lên, ai nghèo đi, thành phần nào trong xã hội dễ bị tổn thương do các cuộc khủng hoảng sinh ra từ đường lối, chính sách “vô chính phủ”?
- Về ngoại giao
4/ Bán và mất

Phải bán gì và phải mất gì để Việt Nam trở thành “hành tinh Oxy”? Một quyền lực cai trị không thể không linh hoạt, không thể không vô chính phủ là vì lẽ gì?
TS Cù Huy Hà Vũ và những vị đang ngồi tù vì tội “chống phá nhà nước” có lẽ tin rằng có thể chuyển hóa một nhà nước (chính quyền) lạc hậu, vô chính phủ, chia năm xẻ bảy thành một nhà nước thống nhất, văn minh, hiện đại, thượng tôn pháp luật? Có thể chặn đứng việc “bán” và “mất” những thứ quý giá nhất của Tổ quốc?
Theo tôi, sau Đại hội, Đảng nên mở một đợt sinh hoạt chính trị nội bộ, cung cấp đủ thông tin về “bán” và do đó bị “mất” những gì cho 3,5 triệu đảng viên và người dân biết. Có làm được không? Ít ra là nên cho đảng viên và người dân biết về “tấm bản đồ lốm đốm” và “tình hình biển Đông không có gì mới”.

5/ Ý bạn là ý trời?
Vụ hai lãnh đạo cũ kết tội ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội tội chống Đảng do ông ấy đề nghị sửa hiến pháp , vụ bauxite TâyNguyên được nói là “chủ trương lớn” của Đảng, đường sắt cao tốc được khẳng định không thể không làm,… những việc lớn đó là theo ý muốn của ai? Dư luận trong, ngoài nước nói Việt Nam không thoát ra được cái bóng của Trung Quốc, không thể có độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ? Ai đã đưa đẩy đất nước vốn “ra đường gặp anh hùng” đến tình trạng tồi tệ đó?

6/ Kim chỉ nam hay kim chỉ bắc?
Một nhà nước sinh ra từ cuộc khởi nghĩa nông dân thì luôn là một nhà nước vô chính phủ, mất định hướng, phát triển tùy tiện dù cho nó tự nói về kim chỉ nam, ánh sáng của chủ nghĩa này, tư tưởng nọ nếu nhà nước ấy không bước ra khỏi truyền thống, tập quán vô chính phủ của các cuộc khởi nghĩa nông dân có trong lịch sử Trung Quốc, Việt Nam. Dù nói gì thì kim chỉ nam của cuộc cách mạng vẫn là “sáng tạo”, “linh hoạt”, “vô chính phủ” để Đảng tiếp tục lãnh đạo đất nước đi tới chủ nghĩa xã hội. “Kim chỉ nam” nào chỉ ra con đường chuyển cuộc khởi nghĩa nông dân thành ra cuộc cách mạng dân chủ, nhà nước pháp quyền như Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền ở những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa?
Không thấy có con đường nào, không có con người nào, không có kế sách nào vì chính trị thì cấm đa đảng, kinh tế thì công hữu về thực chất và nước ngoài đang đứng chân trên nhiều địa bàn trọng yếu của tổ quốc Việt Nam. Trong tình hình đó muốn giữ vững ổn định chính trị thì chỉ có một cách: xây thêm nhà tù, tăng cường lực lượng trấn áp… Có người nói, định hướng thế nào được khi “kim chỉ nam” lại là “kim chỉ bắc”?

Tùy tiện, tùy hứng vẫn là cách làm việc nước phổ quát với khẩu hiệu “kiên định” và “sáng tạo” làm cho xã hội lúng túng như gà mắc tóc.
Chưa rõ đảng cai trị giải quyết hình thái chiếm hữu và quan hệ xã hội chủ-tớ thế nào để đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp văn minh tiến bộ, giữ được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển bền vững. Cũng chưa thấy đảng cai trị làm gì để cải tạo chế độ chính trị dựa trên thành tích “khởi nghĩa nông dân” khi vẫn cứ coi “quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (tức là lãnh đạo cho đến khi nào có chủ nghĩa xã hội) là lý tưởng chính trị của Đảng. Có thứ chủ nghĩa xã hội nào không coi công hữu của cải xã hội là mục đích?
Lịch sử nhân loại chưa có bằng chứng về công hữu tài sản có tên chủ nghĩa xã hội mà chỉ có tên gọi cho kiểu chiếm hữu ấy là quân chủ phong kiến – coi của cải nói chung là của nhà vua, nhân dân là tôi tớ của nhà vua.
Cuối cùng là chưa thấy đảng cai trị làm gì để không bị nước lớn bắt tay nhau trên đầu (trên lưng?) khi phương thức cai trị đã làm suy đồi mọi thứ kể cả lòng tin của người dân vào chế độ, vào bộ máy cai trị và các giá trị nhân văn khác.
Vị tướng trả lời phỏng vấn (thể hiện ý Đảng) có chí khí nhưng cũng “lực bất tòng tâm”, chỉ tại cái “la bàn chỉ bắc” làm cho “lòng dân đổi khác”.

T. M. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Nguồn : http://boxitvn.wordpress.com/2011/01/30/ch-của-nh-cai-trị-v-lng-dn/

29 thg 1, 2011

Ăn phở 35 đô ở nước Việt Nam cộng sản



Trong lúc Việt Nam Cộng sản đang ngày càng áp dụng những cách làm của chủ nghĩa tư bản, khoảng cách giàu nghèo đang tăng nhanh.


Tôi đã từng có những ngày kỳ quặc, nhưng ngày Chủ Nhật đó ở Hà Nội chắc chắn là ngày rất kỳ quặc.
Việc đầu tiên tôi làm trong ngày là ngắm một người được bảo quản, trông như bức tượng sáp, sau đó là nếm phở đắt nhất ở Việt Nam- rồi xem chiếc xe hơi đắt giá nhất.
Tôi cũng tới buổi gặp ra mắt của câu lạc bộ những người chơi xe Harley Davison trước khi nếm mùi thực tế bằng cách ngồi khoanh chân trên sàn một nhà hàng và nhắp bia hơi.
'Bác Hồ Chí Minh', cha già dân tộc của nước Việt Nam này đã đề nghị được hỏa táng để không phải nằm lạnh giữa một lăng mộ tối đèn, bao quanh bởi lính bảo vệ luôn thúc giục đoàn khách vào thăm đi cho mau trong yên lặng, tay bỏ khỏi túi, mũ gỡ khỏi đầu.
Hàng trăm người Việt Nam và cả khách du lịch thường xuyên xếp hàng để vào viếng ông, trong hình dáng giống như khi ông vừa qua đời cách đây hơn 40 năm.

Đảng Cộng sản ở đây không muốn thay đổi nhưng với các nhà chọc trời mọc lên ở khu lân cận lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, thay đổi đang ập tới với ông.

Khách giàu
Địa điểm tiếp theo của tôi là để thưởng thức phở, món súp tiếp đạm cho quốc gia thường được bán với giá một đô la.
Nhưng chúng tôi không đến những quán phở thường mà tới nếm thử loại phở đắt nhất nước với giá 35 đô la một tô.
Hai chiếc xe Porsche hai cầu đỗ bên ngoài quán. Tôi còn không biết là Porsche chế tạo cả xe hai cầu.
Ông chủ quán nói với chúng tôi về chất lượng thịt bò Nhật, độ sạch sẽ của bếp nấu và số tiền mà những người giàu sẵn sàng bỏ ra để húp món phở đắt nhất Việt Nam.
Một thực khách thú nhận ông vừa ăn món phở đặc biệt của nhà hàng và gần như cảm thấy có lỗi khi nói với tôi ông làm cho chính phủ.
Chúng tôi cũng nhận được ánh mắt nghi ngờ của một Ủy viên Trung ương Đảng bước nhanh ra khỏi cửa và chui vào chiếc Mercedes trong lúc người trông nom tôi thử món phở mà cô nói không tới mức 35 đô la ngon hơn phở cô thường ăn.

Đồng sàng dị mộng
Vâng, người trông nom chúng tôi...
"Đảng" cũng thích kiểm soát. Nhưng đây không phải là nước cộng sản mà chúng ta tưởng tượng ra từ những năm 1950-1960.
Dĩ nhiên cờ đỏ treo ở mọi góc phố nhưng hình búa liềm tung bay trên đường đối diện với một cửa hiệu Chanel trong khi các áp phích tuyên truyền nằm ngay gần cửa hàng Louis Vuitton.
Những biểu tượng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản - đồng sàng dị mộng.
Ngay cả những người trông nom chúng tôi cũng cười và nhún vai khi được hỏi ý thức hệ và thực tế có thể dung hòa như thế nào.
Họ tỏ ra thẳng thắn và trung thực về những điều quái dị. Ít nhất tôi từng nghĩ họ sẽ phản ứng xã giao và nghiêm nghị, thậm chí đầy đức tin.
Còn ông chủ khách sạn đưa ra cách lý giải riêng: "Vỏ là cộng sản nhưng ruột là tư bản".
Chúng tôi đã thấy lớp vỏ đó - một tập thể các 'đồng chí' tại Đại hội Đảng nhất loạt đồng tình về đội ngũ lãnh đạo mới
.
"Có ai phản đối không?" - vị chủ tọa hỏi với cái nhìn lướt qua.
Dĩ nhiên là không. Chất vấn hệ thống là điều không thể dung thứ.
Nhưng rồi tất cả những đấu đá, tranh cãi diễn ra sau những cánh cửa đóng kín.
Đoàn kết bề ngoài là cách họ thể hiện Sức mạnh.

Hột xoàn
Và chúng tôi đã nhìn thấy phần 'ruột' trong cuộc gặp với một trong những người giàu nhất nước.
Chúng tôi được nghe về dự án nhiều triệu đô la xây tòa nhà cao nhất miền Trung, khách sạn ngoài bờ biển của ông và khu biệt thự cao cấp giá hai triệu đô la mỗi căn, các khu công nghiệp và mục tiêu kiếm nhiều tiền hơn nữa qua việc thay thế bỏ hãng xưởng may áo sơ mi và giày để xây nhà máy làm đồ điện tử công nghệ cao.
"Nếu Đảng đi con đường khác với người dân Việt Nam thì họ không thể sống sót được," ông dũng cảm nói.
Đó là sự tự tin từ đến từ tiền cải.
Và thanh niên 26 tuổi tràn đầy tự tin cũng cho tôi xem chiếc xe Rolls-Royce Phantom được chế tạo theo đơn đặt hàng đang hợm hĩnh phô kính trước mặt những người bán hàng rong đội nón lá.
Người anh toát ra toàn kim hoàn và hột xoàn. Khi là chủ cửa hàng bán xe đắt tiền như thế này, người ta có thể dùng điện thoại giát vàng và đồng hồ gắn kim cương.
Thế còn câu lạc bộ chơi xe Harley Davidson? "Ông sẽ không bao giờ nhìn thấy nhiều xe hạng sang như thế này ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới," một trong những người nước ngoài là thành viên câu lạc bộ nói với tôi.
Và đây chắc chắn là thói quen đắt giá. Những người chơi xe thường có máu nổi loạn.
Ở một góc độ nào đó, tôi nghĩ là họ cũng muốn tỏ ra như vậy nhưng động cơ của chiếc xe họ lái cũng chỉ gầm rú để toát lên mùi tiền trong cảnh xung quanh là người dân nghèo ở Hà Nội.
Tôi đã trải nghiệm một ngày với những người giàu có khi ở đây còn hàng triệu người không xu dính túi.
Sau cơn phấn khích, tôi ngồi uống nước với một nhà báo địa phương.
Cô kể về sự trấn áp, những cuộc gọi lúc nửa đêm, điện thoại bị nghe lén và những cảnh bị bám đuôi.
Những người dám thách thức chính quyền thường bị bỏ tù.
Lớp vỏ vẫn còn rất cứng. Những nguyên tắc được lưu giữ trong tủ kính ở Lăng ông Hồ vẫn là phần chủ đạo.
Những tài năng ham muốn kiếm tiền đang cùng sống với hệ thống chính trị. Nhưng khi đồng tiền đổ vào, nền kinh tế nóng lên, thay đổi là điều không thể cản được.
Đảng có thể giữ phần chèo lái và chỉ đạo, nhưng phải có bàn tay vững chắc lắm thì mới có thể chặn được thủy triều.
Chuyện tô phở và lương giảng viên, công an
Đọc BBC, 21.1.2011, bài của Alastair Leithead, viết về chuyện ông ấy đi ăn tô phở có giá 35USD (tức gần 800.000 đồng) ở Hà Nội xong, tôi choáng váng và tự thề với chính mình rằng kể từ nay, phải lập thiền để minh định chính xác là mình còn chưa bằng con cóc ngồi đáy giếng, thực ra mình chẳng biết khu trời, đít bụt ở đâu, thành thử, lâu nay, về cơ bản, là chẳng hiểu chút chi chuyện đời, cứ nói như gã đang ăn ốc và… mò!



Alastair Leihead kể rằng ông “quyết tâm” đi ăn bằng được tô phở đắt nhất Việt Nam (có khi là cả thế giới) vì ông không nghĩ nó có nguyên liệu là thịt bò Kobe (Nhật Bản) nên đắt mà ông muốn biết ai có đủ tiền để ăn, tiền đâu mà ăn?… Câu chuyện kể tiếp rằng một nhân viên chính phủ thấy mình có lỗi khi ăn tô phở đắt chừng ấy và một Ủy viên Trung ương Đảng vội vàng chui vào chiếc xe Mercedes bóng lộn sau khi phát hiện có phóng viên nước ngoài nhìn thấy.


Cái tài của các nhà báo phương Tây là họ luôn phát hiện những vấn đề lớn từ những câu chuyện nhỏ. Phở thì bác Nguyễn Tuân đã bàn từ cái thời anh Ba D. chưa đi mẫu giáo nhưng từ cái chuyện phở để rồi xót xa, nước mắt giàn giụa không phải vì ớt cay thì có lẽ bác Nguyễn phải gọi Leihead là bậc thượng thừa.


Trường đại học nơi tôi công tác, nhận giảng viên (những người giỏi nhất) vào để đi dạy nhằm phát huy nền tảng dân trí, dân khí của nước nhà với lương khởi điểm là 1.290.000 đồng! Chỉ có trời mới biết được giảng viên làm sao sống nổi khi tiền thuê một căn phòng nhỏ nhất có thể là 500.000 đồng, chưa kể tiền xăng xe, tiền ăn…
Làm sao đọc sách cho yên, giảng bài cho tốt khi cái bụng cứ réo những câu khẩu hiệu nhàm chán, nhọc nhằn như có thực mới vực được đạo, cơm ăn một bát sao no? Một cựu sinh viện của tôi, được giữ lại trường hơn 10 năm, lương bây giờ là 2,4 triệu đồng. Thằng bạn cùng lớp với nó, học dốt thì đạt đến cỡ âu thâu rầu (ôi thôi rồi), vào làm công an, nay đeo lon thượng úy, lương hơn 4 triệu đồng – tức là bằng lương của tôi, người đã có 34 năm đứng trên bục giảng đại học!

Sự dối trá không phải tìm ở đâu xa – nó diễn ra ngay trước mắt chúng ta, xung quanh chúng ta. Tại sao lương công an cao vòi vọi còn lương của trí thức thì thấp lè tè, thấp hơn cả cái lai quần chị Dậu? Hỏi là đã trả lời vì nó minh bạch hóa một thực tế phũ phàng rằng coi trọng trí thức, phát triển giáo dục chỉ mãi là những khẩu hiệu rối rắm mà thôi.
Nói “thương” (tội nghiệp) cho trí thức cũng chẳng khác gì chuyện dân gian: Một người vợ nghèo, đi làm về, đói bụng, ăn một tô phở xong, thương chồng quá nên mua cho anh ta hai củ khoai.

Chống tham nhũng ở đâu trong khi tại sao không đến quán phở 35USD để lườm ngang một chút? Những lời nói có cánh như bèo dạt, mây trôi, dân đen chúng tôi nghe quen và quá đủ rồi. Ban chống tham nhũng ở tất cả các địa phương trên cả nước có dám công khai tài sản cá nhân, có dám chứng minh rằng lương của một giảng viên đại học chỉ bằng số tiền trả cho một Ủy viên Trung ương ăn một tô phở rưỡi (trong trường hợp BBC không sai)? Tại sao có thể bịp bợm chương hồi, lì lợm khó tả và dối trá thì bền vững đến mức phải bàng hoàng?

Người dân biết nhiều lắm chứ không phải u mê như các ngài vẫn tưởng. Hãy đừng thay đổi bằng mồm mà, trước hết, hãy bắt đầu từ tô phở 35 USD. Bảo đảm rằng ngay cả người giàu khi ăn tô phở như thế cũng phải đắn đo nhiều lắm. Thế nhưng, các quan chức của ta, họ dễ ăn, dễ mặt dày mày hợm lắm, vì tiền của dân đóng góp, các vị cứ vơ vào và tiêu pha có cần phải tính toán gì đâu…

Huế, 24.1.2011.
H. V. T.

28 thg 1, 2011


PHẦN I .Báo Úc tiếp tục viết bài về vụ Securency

Thứ hai tuần này, hai ký giả Nick McKenzie và Richard Baker thuộc tờ the Age của Úc tiếp tục đưa ra một bài báo khác về vụ hối lộ từ ngân hàng Securency của Úc.
Bài báo trực tiếp cáo buộc cựu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã nhận hối lộ từ ngân hàng Securency của Úc để trao cho công ty này hợp đồng in tiền Polymer tại Việt Nam hồi năm 2002. Đây là một trong loạt bài điều tra do hai ký giả này thực hiện liên quan đến vụ hối lộ này kể từ tháng 5 năm 2009.


Việt Hà có cuộc nói chuyện với nhà báo Nick McKenzie về những tình tiết mới của vụ án. Trước hết nhà báo McKenzie cho biết về những tình tiết mới mà hai nhà báo vừa tìm ra như sau:

Nick McKenzie: “Hôm thứ hai vừa rồi chúng tôi có viết một bài báo điều tra về một công ty của Úc tên là Securency thuộc Ngân hàng dự trữ trung ương Úc, cung cấp tiền polymer cho Việt Nam. Nhưng để thắng được hợp đồng này, ngân hàng Securency đã hối lộ cựu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy, trả tiền cho con trai của ông ta được học ở một trường đại học có tên là Durham ở Anh. Chúng tôi tin là để có hợp đồng này Securency đã hối lộ ông Lê Đức Thúy, người hiện vẫn giữ một ví trí rất cao ở Việt Nam.

Thông tin mà chúng tôi có được cho chúng tôi thấy là việc làm ăn này của Securency là rất đáng nghi ngờ. Điều mà thính giả đài RFA cũng nên biết đó là Securency thuộc sở hữu của ngân hàng dự trữ trung ương Úc. Vào khoảng thời gian từ 2000 đến 2002, Securency nhìn đến Việt Nam như một nơi để bán tiền polymer. Để làm việc được việc này Securency thuê Lương Ngọc Anh thuộc công ty CFTD, ông ta là người trung gian trong thương vụ này, ông ta được cho là mối quan hệ khăng khít với nhiều quan chức cao cấp trong chính phủ, đặc biệt là bộ nội vụ lúc đó.”

Việt Hà: Thông tin mà ông đưa ra trong bài báo thì khoản tiền này là 15 triệu đô la, vậy ông có biết chính xác ông Lương Ngọc Anh được bao nhiêu, ông Lê Đức Thúy Được bao nhiêu và luồng tiền đi như thế nào đến tay người nhận?

Nick McKenzie: “Lương Ngọc Anh được trả cực cao, khoảng 15 triệu đô la ÚC tương đương 15 triệu đô la Mỹ bây giờ để giúp Securency có được hợp đồng này ở Việt Nam. Các nguôn tin mà chúng tôi có được cho thấy khoản tiền này được dùng để bôi trơn để lấy được hợp đồng, khoản tiền này được trả cho những người có quyền ở Việt Nam. Khoản tiền này được chuyển đến nhiều tài khoản khác nhau trên thế giới, trong đó có một tài khoản ở Thụy sĩ và Hồng Kông. Câu hỏi cần phải đưa lúc này, mà theo tôi chính là câu hỏi mà giới chức Việt nam điều tra tham nhũng phải hỏi là tại sao tiền được trả vào tài khoản của Thụy Sĩ, và tại sao tiền hoa hồng trị giá đến 15 triệu đô la để lấy được hợp đồng, thương vụ này là rất đáng nghi ngờ. Người dân Việt Nam xứng đáng được nghe câu trả lời hợp lý.

15 triệu đô la này bao gồm cả tiền trả cho Lương Ngọc Anh và trả cho công CFTD như là tiền hoa hồng. Có một người nữa cũng làm cho công ty tên là Nguyễn Quang Nam, mà theo tôi đang là phó tổng giám đốc của CFTD cũng được trả một khoản khá lớn trong số 15 triệu đô la đó. Cho nên 15 triệu đó được trả bao gồm tiền hoa hồng và với một số người thì là tiền hối lộ. Chúng tôi tin là khoản tiền này cũng được trả cho Lê Đức Minh, lúc đó ông ta làm việc cho Banktech cũng thuộc CFTD. Có nghĩa là 15 triệu đô la được trả cho học phí tại đại học của con trai ông Lê Đức Thúy, mà tôi tin là hàng chục nghìn đô la, và tôi tin là Lê Đức Minh cũng nhận một phần trong khoản tiền này.”

Nên điều tra ngay
Việt Hà: Trong bài báo mới nhất ông cũng nói là khoản tiền này được chi trả cho một số quan chức chính phủ, vậy ngoài những tên được nêu, còn những ai nữa trong chính phủ Việt Nam cũng có khả năng được chia khoản tiền này?

Nick McKenzie: “Chúng tôi chưa có tên để có thể công bố trước mọi người bây giờ, chúng tôi vẫn trong giai đoạn tìm hiểu, điều tra vụ bê bối này, nhưng cần phải tập trung sự chú ý vào họ hàng của Lương Ngọc Anh, họ là ai? Hồ sơ từ chính phủ Úc cho biết Lương Ngọc Anh cũng chính là một quan chức chính phủ, nhưng bố của ông ta và bố vợ ông ta cũng từng hoặc đang nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính phủ, chúng tôi tin là họ hàng của Lương Ngọc Anh cũng nằm ở nhiều bộ ngành khác nhau trong chính phủ, như bộ công an chẳng hạn.”

Việt Hà: Theo thông tin mà các ông có được thì cảnh sát liên bang Úc đã điều tra vụ này được đến đâu, và chúng ta có thể hy vọng những tiến triển mới trong thời gian gần đây không thưa ông?

Nick McKenzie: “Đã có một phần điều tra đã được hoàn tất ở Úc thuộc Cảnh sát điều tra liên bang, kết quả của cuộc điều tra đã được trình bày tại hạ viện tức là cho phép phía Hạ viện tham gia điều tra. nhưng thính giả Việt Nam phải hiểu là chưa có bất cứ một quan chức nào của Việt nam bị điều tra tại Úc liên quan đến vụ bê bối này. Úc chỉ điều tra những người Úc thôi. Việc điều tra quan chức Việt nam thì hoàn toàn tùy thuộc vào phía giới chức Việt Nam. Và cho đến lúc này tôi không thấy họ sẵn sàng muốn làm việc này. Vấn đề chung liên quan đến các vụ tham nhũng tại nhiều nước trên thế giới là việc điều tra thường kéo dài quá lâu hoặc bế tắc. Vào lúc này phía Việt Nam nên điều tra vụ này một cách nghiêm túc vì có liên quan đến các quan chức cao cấp của chính phủ.

Cho đến giờ tôi vẫn không thấy phía Việt Nam điều tra vụ này một cách nghiêm túc, không thấy bất cứ một báo cáo nào cho thấy những quan chức có dính líu đến vụ này bị thẩm vấn điều tra, không có giới chức nào hỏi về các tài khoản đáng nghi ngờ ở nước ngoài. Cơ quan điều tra chống tham nhũng của Việt Nam nếu thực sự nghiêm túc điều tra vụ này thì họ phải nhìn vào những vấn đề tôi vừa nói, và vụ này nếu được điều tra tại Việt Nam sẽ có kết quả. Và theo tôi họ nên điều tra ngay lập tức.”

Việt Hà: Các ông bắt đầu điều tra vụ án này từ bao giờ, và các ông có gặp khó khăn gì từ phía Việt Nam khi điều tra?

Nick McKenzie: “Chúng tôi bắt đầu điều tra vào cuối năm 2008. Mất 6 tháng để điều tra để chúng tôi đưa ra bài báo đầu tiên. Việc lấy được các câu trả lời và phản hồi từ việt Nam hết sức khó khăn, chúng tôi cố gắng liên hệ với CFTD, với Lương ngọc Anh và các quan chức chính phủ, đại sứ Việt nam thậm chí cả ngân hàng nhà nước Việt Nam nhưng câu trả lời mà chúng tôi có từ họ là hoàn toàn số 0. Không một ai trả lời gì chúng tôi cả. Những vụ án liên quan đến tham nhũng ở Việt nam luôn luôn khó điều tra nếu so với các nước khác mà chúng tôi đã điều tra. Tại các nước khác chúng tôi có được các phản hồi và thông tin từ các quan chức chính phủ khá dễ dàng hơn so với Việt Nam. Ngoài ra việc thiếu tự do báo chí ở Việt nam cũng làm cho cuộc điều tra trở nên khó khăn hơn.”
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho đài chúng tôi buổi phỏng vấn này.


PHẦN II.Liên quan đến vụ Securency – Thanh tra Chính phủ chưa được giao theo dõi vụ việc

SGTT.VN – Trước thông tin từ một số tờ báo của Úc về việc công ty Securency của nước này tài trợ học bổng cho con trai ông Lê Đức Thuý, nguyên thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 25.1, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, phó tổng Thanh tra Chính phủ, cục trưởng cục Phòng chống tham nhũng (thuộc Thanh tra Chính phủ) Mai Quốc Bình cho biết: hiện tại, đơn vị này chưa nhận được chỉ đạo phải theo dõi, tìm hiểu vấn đề gì về vụ việc trên.


Trước đây, khi có thông tin trên báo chí nước ngoài về vụ việc liên quan đến công ty Securency, Chính phủ hình như đã giao cho bộ Ngoại giao, bộ Công an liên lạc với phía nước ngoài để tiếp nhận thông tin, hồ sơ?
Tôi không được giao theo dõi vụ việc này nên không biết. Tôi chỉ đọc thấy trên báo thôi. Vụ này rất phức tạp, còn nhiều đoạn đường dài lắm và bên trên chưa cho làm…


Thanh tra Chính phủ có chức năng là đầu mối tổng hợp, theo dõi, nắm bắt về công tác phòng, chống tham nhũng. Vậy cục Phòng chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ có thể chủ động gửi công văn yêu cầu ông Lê Đức Thuý giải trình vì việc này phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của cục?
Chính phủ chưa giao việc nên mình chưa thể tham gia. Việc này không tự nhiên mà làm được, phải theo sự chỉ đạo của Chính phủ.
Nhưng theo ông, báo chí nước ngoài đăng như vậy mà cơ quan hữu quan trong nước không làm gì thì người dân có băn khoăn về quyết tâm chống tham nhũng của chúng ta không?
Dư luận người ta không chịu, nhưng cơ chế là như vậy.
Trước đây Thanh tra Chính phủ đã có đoàn vào thanh tra ngân hàng Nhà nước. Đoàn thanh tra có phát hiện được sai phạm gì liên quan đến vụ in tiền polymer không, thưa ông?
Thanh tra Chính phủ đã cử đoàn thanh tra do một phó tổng Thanh tra Chính phủ làm trưởng đoàn thực hiện việc thanh tra rồi nhưng phạm vi chỉ đến thế. Trách nhiệm cày xới sâu hơn nữa thì phải do cơ quan điều tra. Theo tôi biết, cơ quan công an sau đó có vào cuộc, còn thông tin cụ thể thế nào tôi không nắm rõ.

PHẦN III .Chừng nào ba Dũng kêu tui mới… làm
Cả một tập đoàn mang thẻ đỏ, toàn quan chức lớn lập quỹ đen 15 triệu đô Mỹ chia nhau bốc hốt; đồng chí quan to Lê Đức Thúy bị nêu đính danh, thế mà khi hỏi đến thì ngài phó TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ- cục trưởng ục Phòng chống THAM NHŨNG lại phán: “hiện tại, đơn vị này chưa nhận được chỉ đạo phải theo dõi, tìm hiểu vấn đề gì về vụ việc trên“.
Đồng chí phó tổng kiêm trưởng cục Mai Quốc Bình thỏ thẻ: “Tôi không được giao theo dõi vụ việc này nên không biết. Tôi chỉ đọc thấy trên báo thôi. Vụ này rất phức tạp, còn nhiều đoạn đường dài lắm và bên trên chưa cho làm…”


Hỏi đồng chí liền nè:
1. Chứ vậy thì Thanh tra là cái mốc xì gì? Đó tới giờ dân đen nhà em cứ tưởng thanh tra là phải tự tìm hiểu, điều tra để tìm cho ra những đồng chí ăn bẩn, quan lớn ăn dơ để thực hiện điều tâm huyết học tập đạo đức bác Hồ của đảng ta. Nhiều khi còn âm thầm tìm hiểu để cho đám lợn không biết đường để mà chùi miệng trước. Đáng lý ra đồng chí đã phải tự tìm hiểu trước khi mấy cái tờ báo của đế quốc bên ngoài nó phanh phui ra tùm lum chuyện trong nhà mình. Đằng này đồng chí phải chờ bên trên cho làm!. Vậy cái ghế của đồng chí là để ngồi chờ chăng. Đề nghị: đổi tên cái bộ phận Thanh tra Chính Phủ thành Thanh tra ngồi chờ Chính phủ. Nhất trí nhé.

2. Mà lỡ “bên trên” các đồng chí ấy bốc, hốt, tham ô, nhũng loạn rồi sao cà. Đồng chí ôm ghế ngồi chờ các bác hoạn quan ấy ra lệnh tìm hiểu, điều tra chăng? Chờ nhau chờ đến kiếp nào!? Kẹt cho đồng chí ghê!

3. Đồng chí phán rằng vụ này còn phức tạp, còn nhiều đoạn đường dài như phim bộ thế thì sao không mần sớm sớm, nhảy vào lẹ lẹ mà còn chờ gì nữa? À quên, chờ bên trên! Mà sao đồng chí chỉ đọc báo, không tìm hiểu, điều tra mà lại biết là “phức tạp”. Bộ có dính chùm nhiều “thằng lớn” nhễ?

4. Mà đồng chí đọc báo ở đâu để nắm rõ sự tình thế? Cho biết để nhân dân đọc với? Hay là đồng chí mày mò đọc về mấy cái vụ dơ dáy, làm nhục luôn cả nước này từ các báo / blog / mạng lề trái? He he, cho biết đi mà…

Mới nói có 1 câu mà hỏi đến 4 điều, thiệt tình!!!
Còn nữa. Khi được hỏi: “Nhưng theo ông, báo chí nước ngoài đăng như vậy mà cơ quan hữu quan trong nước không làm gì thì người dân có băn khoăn về quyết tâm chống tham nhũng của chúng ta không?“
Đồng chí cục trưởng lại chèo xuôi con nước đò ngang: “Dư luận người ta không chịu, nhưng cơ chế là như vậy“. Thiệt là bó tay chấm còm, bó chiếu đem chôn luôn á. Mà phải khen đồng chí 1 điều: đồng chí thiệt là thành thật. Có sao nói vậy. Cứ tưởng tượng nếu là đồng chí đang ngồi ở chiếu rượu thì đảm bảo câu nói ấy sẽ được đồng chí hát theo cơn men rằng: Dư luận nhân dân cái con mịa gì, làm điếu được chúng ông, luật là ta, đảng là ta, đất nước cũng là ta! Ai băn khoăn thì cứ băn khoăn, vào đảng mà không ăn thì vào làm quái gì! Không ăn nhiều (chứ không phải ăn không được) mới là điều băn khoăn trầm trọng của chúng tớ.

Khi được hỏi thêm: “Trước đây Thanh tra Chính phủ đã có đoàn vào thanh tra ngân hàng Nhà nước. Đoàn thanh tra có phát hiện được sai phạm gì liên quan đến vụ in tiền polymer không, thưa ông?“.
Cục trưởng trả bài: “Thanh tra Chính phủ đã cử đoàn thanh tra do một phó tổng Thanh tra Chính phủ làm trưởng đoàn thực hiện việc thanh tra rồi nhưng phạm vi chỉ đến thế. Trách nhiệm cày xới sâu hơn nữa thì phải do cơ quan điều tra. Theo tôi biết, cơ quan công an sau đó có vào cuộc, còn thông tin cụ thể thế nào tôi không nắm rõ.”

He he, cái này thì lại chơi trò “xiếc chữ”. Phạm vi chỉ đến thế!!! – thì nói đại là ở trên biểu làm cho qua loa, đừng có khui hũ mắm mà thối cả Ba Đình. Trách nhiệm cày sới sâu hơn!!! - thì cứ toạt móng heo ra mà nói bán cái qua cái đám công an còn đảng còn mình nó mần gì thì mần (mà có mần chi mô!). Đảm bảo nếu đi hỏi mấy đồng chí công an thì sẽ được trả lời rằng thì là “điều tra rồi nhưng phạm vi chỉ đến thế. Trách nhiệm kết luận như thế nào là của các đồng chí thanh tra chính phủ”. Đúng không nào?! Đồng chí còn nói thông tin cụ thể thế nào không nắm rõ. Vậy thì làm thanh tra để chi. Đi thanh tra tới “phạm vi chỉ đến thế” rồi đám khác điều tra ra sao thì kệ tía nó, tui hổng rõ. Mèn ơi!!!
Vậy đó. Cứ mỗi ngày, mỗi chuyện lại càng thấy rõ như ban ngày: chống cái quái gì! Tham nhũng đã trở thành bản chất chứ không còn là hiện tượng. Làm sao có thể chống lại chính mình đồng chí ơi!

Nguồn : Trên NET

27 thg 1, 2011

Táo Nhị Không Nhất Nhất.


Phot_Phet: Chào Ông, mới hăm hai âm mà đòi thăng thiên đình sớm thế?

Táo: Hẵng muộn đấy, giấy gọi đi những mười lăm rằm nhưng năm nay nhiều việc, phải làm bá cáo, giờ mới xong, lên chầu sớm một ngày.

Phot_Phet: Khiếp!

Táo: Thì anh xem, nào việc dời đô, An-nam I đồ, bô xít, đường cao tốc, nghìn năm Rồng Lộn, sốt điền thổ, điên tín dụng, chập mạch vĩ mô, a lô xô đĩ bợm, quan trọng và dài dòng hơn là đại hội Đớp vửa xong.

Phot_Phet: Kể cũng nhiều nhỉ. Lát Ông đi bằng gì?

Táo: Đi chung ngựa với Ông Gióng, cho nhanh, cưỡi cá lâu bỏ mẹ. Ối giời, lại nói hỗn rồi.

Phot_Phet: Không sao. Năm nay Ông Gióng có tim rồi đấy.
Táo: Biết rồi, nhưng ông bảo không thích. Yểm tâm mà không yểm dâm là rất hỏng.

Phot_Phet: ???

Táo: Anh vẫn ngu như năm ngoái. Yểm dâm là phải gắn cho ông ấy bộ ấm chén, thế mới hoàn mỹ, toàn năng. Có tâm mà không có dâm, vứt.

Phot_Phet: Hố hố, con cười phát, dù biết là vô lễ với thánh thần.

Táo: Anh là chủ nhà, đập nát nơi tôi ở còn chả sao nữa là vô lễ. À, Ông Rùa hồ Gươm giờ sao rồi anh? Bạn thân ta đấy, tắc đường chả lên thăm được.

Phot_Phet: Ông ấy yếu lắm, nổi lên ngáp suốt.

Táo: Thì ông nào trước khi chết chả ngáp hoặc giãy.

Phot_Phet: Nào biết đâu, thấy bảo bị loại cùng dòng nhưng khác giống tấn công, cắn cho toét cổ, ông phải nổi lên để trốn.

Táo: Thế bọn bảo vệ, nghiên cứu đâu?

Phot_Phet: Còn đang bận cãi nhau.

Táo: Thảo nào! Chả riêng gì bọn đấy. Lắm việc bọn khác còn cãi nhau hàng mấy chục niên mà vẫn chửa xong,làm ta chả chốt được bá cáo, khất lần bao bận, Ngọc Hoàng với Thiên Đình cứ nghĩ ta mải chơi

Phot_Phet: Thì cái xứ ta nó thế, chứ như Táo Tuy Ni Di, Thổ Nhĩ Kỳ, Gu Di A búp phát xong béng, chóng cả mặt, làm bá cáo chả kịp.

Táo: Anh thông tường gớm, nhể?

Phot_Phet: Đấy là hóng thế thôi, chứ biết đâu, khác gì quần chúng hóng đại hội Đớp.

Táo: Đến như ta cũng còn phải hóng nữa là, nhưng cơ bản thành công tốt đẹp.

Phot_Phet: Thì cái xứ ta, gì mà chả tốt đẹp, có điều thực tế thì lại như cứt.

Táo: Anh mất lập trường quá, dân chủ, cởi mở, thẳng thắn thế còn gì.

Phot_Phet: Họ chia ghế cho đít thôi. Cặp phạm trù ghế – đít nó ghê lắm, chứ chả như cái ghế – đít của Ông với hai bà nơi xó bếp.

Táo: Anh làm ta nhức đầu bỏ mẹ. Ối giời, lại nói hỗn rồi. Ở nhà anh, ta nói bậy đéo chịu được. Năm nay anh thế nào để ta bổ xung tý bá cáo cho gia chủ?

Phot_Phet: Thì vưỡn như năm ngoái, Ông lạ gì.

Táo: Ừ, thế đi đây.

Phot_Phet: Thế hôm nào Ông về để còn dọn bếp?

Táo: Chửa biết được đâu, đã bảo năm nay lắm việc mà lị.

Phot_Phet: Ông có dặn gì con với hai bà ở xó bếp không?

Táo: Hai bà ta dặn rồi, cẩn thận củi lửa thôi. Còn cái thân anh, giữ lấy cái mồm. Đến như ta đây để giữ được cái chức Đông Trù Tư Mệnh Táo Quân còn phải giữ mồm giữ miệng, đôi khi còn bá cáo láo nữa là.

Phot_Phet: Há há, thôi Ông thăng đi, Ông Gióng đang vác tre đợi cửa bếp kia rồi.


Nguồn :http://vn.360plus.yahoo.com/lyxuonglong/article?mid=2823

25 thg 1, 2011

Lãnh tụ và đàn bò


Nhân có ý kiến của một bạn thắc mắc về một bài viết gần đây của anh liên quan đến tình hình Việt Nam, trong đó có câu hỏi, tại sao, Dũng bạn thân anh nhiều sai lầm thế, nhưng anh Lãng lại cho rằng bạn anh nên tiếp tục tại vị trong hàng ngũ cầm quyền tối cao? Phải chăng anh Lãng tiền hậu bất nhất, và chồng chéo nhau về những giải pháp?

Đây là một câu hỏi đúng, nhưng ngây thơ. Nó phù hợp cho những người còn ít va chạm với những tồn tại đích thực trong cuộc sống. Không phải tự nhiên mà Bill Gates đưa ra lời nhận định đầy triết lý: "Cuộc sống ai cũng mong muốn những điều tốt và loại bỏ những điều xấu xa, nhưng người ta cần học cả cách chấp nhận và sống chung với cái xấu xa ấy nữa”. Bản thân cuộc sống không phải là những mệnh đề toán học, nơi logic ngự trị tuyệt đối và có những tiêu chí rõ ràng để xác định đâu là một định đề đúng hoặc sai. Chính trị, bản chất của nó là nghệ thuật nô dịch và cai trị con người, càng không có chỗ cho những khái niệm đúng hay sai tuyệt đối.

Một bạn thân của anh, bố già Lý Quang Diệu của Singapore, một elite man của châu Á, cảm thán lúc cuối đời : “Không phải mọi điều tôi làm đều đúng và tốt đẹp. Tôi từng đưa ra những quyết định xấu xa, thậm chí là vi hiến, khi từng cầm tù những người bạn bè quen mà không qua xét xử. Nhưng những điều tôi làm, đều để nhắm tới những mục tiêu cao cả”. Lý là một chính trị gia hết sức thành công, một lãnh tụ của người dân Singapore, và thực sự là cha già của quốc đảo này, Lý đã dùng cả cuộc đời mình để chứng minh thực tiễn rằng Lý và cộng sự luôn sống để cống hiến cho lợi ích quốc gia. Nhưng cuộc đời của Lý cũng có không ít khoảng đen, những điều xấu mà Lý buộc phải làm. Đơn giả bởi đó là cuộc đời, chúng không phải những tiêu chuẩn đạo lý theo sách vở.

Cái xấu, trong chính trị, do đó tồn tại vô cùng phổ biến. Những ngôn từ cao đẹp, với những giá trị đẹp đẽ và những viễn cảnh huy hoàng, thường đều là những thủ đoạn mị dân dùng để tuyên truyền và lừa bịp đám dân đen ngu dốt.

Chính trị Việt Nam, do đặc điểm thể chế của nó, đã làm băng hoại tài năng và thoái hóa về đạo đức. Tham nhũng giờ đây là một căn bệnh ăn sâu vào bộ máy từ thấp tới cao, nguồn thu nhập chủ yếu của công chức tại vị hầu hết đều đến từ ngoài đồng lương chính thức.

Trên con thuyền của những kẻ cầm quyền, đều chất đầy những kẻ dựa vào quyền lực để vơ vét tài sản cá nhân, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hệ thống công ty sân sau, của con em, hay các thành phần thân hữu. Lấy đâu ra một chính trị gia có tâm có đức trong bối cảnh ấy? Thậm chí ngay cả nếu thành phần ấy mà có tồn tại, thì cũng sẽ bị những kẻ khác trên con tàu quyền lực ném xuống biển vì dám chơi trái với lệ chung. Đây là một bức tranh toàn cảnh, một thực trạng mà xã hội phải thừa nhận, thậm chí chấp nhận.

Một số thằng ngu thường hô hào rằng, thể chế tồi tệ đến thế, cần đập bỏ nó đi và xây dựng một thể chế mới. Nghe rất có lý nếu đối chiếu với những tiêu chí đúng sai giấy lộn, nhưng đầy ngu ngốc vì chúng ta đang đề cập đến một vấn đề ảnh hưởng tới cuộc sống của gần 100 triệu con người, trong đó, có những quyền lợi thuộc về cái sống và cái chết.

Chúng ta luôn muốn xã hội tốt lên, nhưng phải có đủ tầm nhìn xa, và đủ sự thông thái để hiểu rằng một xã hội tốt ngay là điều bất khả. Thậm chí phải đủ kiên nhẫn để học cách sống chung với những thứ xấu xa, cải biến nó dần dần để hướng tới một tương lai tốt đẹp.

Đấu đá trong Bộ chính trị Việt Nam giữa các bạn anh chỉ là một phần nhỏ của vấn đề. Nếu các bạn cũng có cùng tầm nhìn như anh, các bạn sẽ thấy rằng những mục tiêu mà những người sáng suốt ủng hộ không nhằm hướng tới một cái đúng hay cái sai tuyệt đối về lý thuyết, mà là nhắm tới những giải pháp có thể thực thi và cải thiện quyền lợi số đông.

Các bạn cho rằng có thể và nên loại bỏ một nhân vật chính trị đầy quyền lực khỏi hệ thống chăng? Đặt ra câu hỏi này, đã là một sự ngu đần. Bởi đơn giản đó là điều bất khả. Chính trị Việt Nam chưa có điều kiện và chưa đủ trưởng thành để làm được những điều như vậy.


Cuộc đấu giữa những kẻ đang nắm quyền khi bị dồn tới chân tường, có thể gây những tổn hại sâu sắc đến tính ổn định quốc gia, và sự thiệt thòi tất nhiên không bao giờ ở phần của những kẻ mà gia tài đã đủ giàu để thoát khỏi mọi biến cố. Thiệt thòi, luôn thuộc về đám dân đen. Cố nhiên còn một loại người nữa, giống như anh, cũng sẽ chẳng bao giờ thua thiệt vì đó là một thứ người có đủ thủ đoạn, đểu giả và đủ tài năng để tồn tại ăn trên ngồi chốc trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta đang tư duy theo cách duy trì lợi ích số đông, chứ không phải bàn đến những mục tiêu lý thuyết, đẹp, nhưng ảo tưởng.

Thay vì việc đưa ra những đề nghị mang tính phá hoại, hãy biết kiên nhẫn chấp nhận cái xấu và đưa ra những giải pháp có tính thực tiễn hơn. Nói đúng hơn, là những giải pháp có thể nâng cao lợi ích dân đen, nhưng, điều kiện tiên quyết là, giải pháp ấy phải có tính khả thi, tức là nó có điều kiện để làm được trên thực tế.

Anh ủng hộ Dũng bạn thân anh lên vị trí chủ tịch nước. Đơn giản, bởi trước hết, muốn loại bạn anh khỏi hàng ngũ tối cao là điều không thể. Bạn anh có đủ thế lực gây tổn thương đến mọi đối thủ, bởi các đối thủ này điểm xấu cũng chẳng mấy kém gì bạn thân anh. Hơn nữa, bạn anh chứng minh được khả năng trong lĩnh vực ngoại giao chính trị, qua những thành tựu có tính đột phá Việt Nam có được trong câu chuyện ở Biển Đông và quan hệ với các cường quốc cựu thù. Dũng tại vị ở hàng ngũ lãnh đạo tối cao sẽ là điều cần thiết để đảm bảo tính xuyên suốt của các cam kết quốc tế mà Dũng có tham gia với vai trò quan trọng.

Anh Lãng chỉ bàn đến những gì có tính thực tiễn, chứ không bàn đến những câu chuyện thuộc về ảo tưởng.

Sẽ phải mất một thời gian dài để xã hội Việt Nam trưởng thành, có một hệ thống chính trị vì con người nhiều hơn. Trong thời gian ấy, cần học cách chấp nhận với những thứ xấu xa. Miễn sao, các bạn, nghĩa là bọn con bò, luôn không buông xuôi.

Anh chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc, đó là đại bộ phận người dân Việt Nam, một ngày nào đó đều có đủ tầm nhìn và tri thức, để là một con người tự chủ như anh, nghĩa là đều mang tầm lãnh tụ. Bởi lúc đó, cũng là lúc Việt Nam ngồi ngang hàng với mọi cường quốc. Nhưng cũng giống như câu chuyện đúng sai trong chính trị, đó là một mong muốn bất khả thi trong hiện tại và một tương lai còn xa. Các bạn cần học cách sống chung với anh, và anh cũng cần học cách sống chung với một bọn con bò mà thực lòng anh luôn quý mến

@ bài của Lãng đầu bò, đệ anh.

Nguồn : http://vn.360plus.yahoo.com/lyxuonglong/article?mid=2782

24 thg 1, 2011

Cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng làng báo


1. Buổi sáng không bình yên của Phạm Đức Hải
“Một chiều, anh Ba Đua tê lê phôn cho anh Đức Hải…”
Đã nhiều ngày trôi qua nhưng ông Phạm Đức Hải vẫn còn nguyên cảm giác sởn gai ốc khi nhớ về buổi sáng hôm ấy. Trong sự nghiệp “bỗng dưng làm tổng biên tập” của mình, ông đã không ít lần đối mặt với tình huống éo le, thậm chí nguy nan, nhưng chưa bao giờ sự thể lại đi tới một tầm mức kinh khiếp đến thế.

Đó là buổi sáng ngày 02/11/2010, buổi sáng mà tờ báo Tuổi Trẻ do ông đứng đầu đã có một nội dung khá chấn động. Trên trang nhất là hình ông nghị Nguyễn Minh Thuyết to đùng cùng dòng tít lớn: “Cần thành lập ủy ban điều tra vụ Vinashin”. Điều tra Vinashin ở đây là điều tra Thủ tướng, tức là một kiểu luận tội Thủ tướng kiểu như đám dân chủ phương Tây!

***
Bối cảnh lúc bấy giờ là cuộc họp Quốc hội đang đến hồi nóng bỏng. Phe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như đang bị dồn đến chân tường. Uy tín của ông cựu y sĩ quân đội lung lay tận gốc. Sau khi bác dự án đường sắt cao tốc do phe ông Dũng đệ trình, Quốc hội còn xới tung vụ bauxite Tây Nguyên và vụ đổ vỡ của Vinashin. Một trận bùn đỏ đâu đó tận bên Hungary tưởng đã nhấn chìm tiền đồ của “3D đệ nhị”.
Thành phố Hồ Chí Minh - thủ đô kinh tế, tài chính, thương mại của cả nước – một hiệu ứng “anti-3D” đã xuất hiện rầm rộ, với đỉnh điểm là Đại hội đảng bộ IX của thành phố. Tại đây, Nguyễn Thanh Nghị - con trai của ông Nguyễn Tấn Dũng, đang làm lãnh đạo tại một trường đại học địa phương – chỉ được 15/400 phiếu bầu thành ủy viên. Đặc cách ra Bộ Chính Trị để đề cử ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, ông Nghị cũng chỉ được 2/15 phiếu của các thành viên chóp bu.

Chống lại người con Thanh Nghị tức là một cách nói “không” với ông bố Tấn Dũng.Báo chí - phần lớn được ông Trương Tấn Sang tiết lộ những thông tin này - dường như đoan chắc rằng Thủ tướng đã đến hồi mạt vận, nên các bài tường thuật họp quốc hội cũng chăm chắm vào những vấn đề “anti-3D”, vốn được coi là những đề tài ăn khách, hay như nhà báo trong cuộc Hồ Thu Hồng – tức blogger Beo – từng nói đó là “đề tài sang”.
Sang mà bà Beo nói có nghĩa là “sang trọng”, là “ăn khách”; nhưng “sang” cũng có nghĩa là “Tư Sang”, tức là những chuyện này do ông Trương Tấn Sang xì ra để “đánh” ông Nguyễn Tấn Dũng trong một cuộc chiến quyền lực đang đến hồi gay cấn, không thể khoan nhượng, ai cũng muốn tung chiêu độc hạ địch thủ ở đất kinh đô.

Dông dài một tí để thấy rằng cái trang bìa của báo Tuổi Trẻ vào sáng 02/11 là chấn động, nhưng cũng có những cơ sở vững chắc để nó xuất hiện, chứ không phải là chuyện “bỗng dưng nổi giận đùng đùng” như báo Thanh Niên trước đây với cái tít dại dột và bốc đồng (tất nhiên là lịch sử): “Hãy trả tự do cho các nhà báo chân chính”.

***

Buổi sáng hôm ấy, sau cuộc chạy bộ, một cú tắm nước ấm và một bữa sáng nhẹ nhàng, Phạm Đức Hải cầm tờ báo Tuổi Trẻ còn thơm mùi mực in lên, lòng thấy vui vui. Trong sự nghiệp chuyển ngoặt từ cán bộ Đoàn, Đảng, tuyên giáo sang nắm đầu một tờ báo, ông chưa bao giờ thấy được một khí thế hừng hực như thế ngay tại tờ báo do ông làm CEO. Thậm chí có lúc, báo của ông làm rất tốt nhiệm vụ của một anh tuyên huấn và công an, chẳng hạn như với bài “Chuyện không bình thường” do một nhân viên an ninh văn hóa chấp bút và đề tên một độc giả rồi chỉ đạo báo Tuổi Trẻ đăng cách đây chưa lâu.
Giờ thì báo Tuổi Trẻ - dưới bàn tay của ông – đang tạo một ấn tượng ngoạn mục. Lòng ông hân hoan khi nghĩ rằng ấn tượng đó, bản lĩnh đó chắc chắn sẽ được đặt kèm tên ông. Một cụm từ kiểu “ấn tượng Phạm Đức Hải”, “dấu ấn Phạm Đức Hải” không tệ chút nào.
Tuổi Trẻ xưa nay luôn được gắn liền với tên tuổi Kim Hạnh và Lê Văn Nuôi. Lê Hoàng hoàn toàn không làm nên cơm cháo gì. Thế nên, một “ấn tượng Phạm Đức Hải” được thốt lên giữa lòng độc giả và đồng nghiệp là một viễn cảnh đầy cảm xúc.
Nhưng giữa cơn hân hoan, lòng ông cũng có chút gợn sóng. Báo Tuổi Trẻ đang đi một nước cờ mà tính chất mạo hiểm của nó thật là khó lường. Phe Ba Dũng đang xụ xuống, nhưng nếu một mai, ông ấy “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” thì sao? Chính trị thật khó lường. Năm xưa Nguyễn Việt Tiến đã xộ khám, tưởng chết đến nơi, ấy vậy mà một mai lại đĩnh đạc trở về, kéo theo bao án tù của nhà báo và công an đối thủ.

Nguyễn Việt Tiến chỉ là con tép mà có thể làm được vậy thì giờ đây, một Ba Dũng vốn đầy thủ đoạn, nắm trong tay lực lượng công an, lật ngược thế cờ có gì là bất ngờ. Mường tượng đến đây, ông Hải thấy chột dạ. Một cơn ớn lạnh chạy dọc cột sống, lên đến đỉnh đầu. Cảm giác bất an lúc ban sơ mơ hồ, nhưng càng rõ rệt hơn sau mỗi phút qua đi.

***

Giữa lúc ông Hải đang chìm trong mớ xúc cảm lẫn lộn, chợt chuông điện thoại reo lên. Tiếng chuông quen thuộc hằng ngày, trong buổi sáng hôm ấy, là một thách thức thần kinh thực sự.
Linh tính mách bảo ông đó là một cuộc điện đàm chẳng lành. Ông vừa muốn mở máy, lại vừa muốn lờ đi, không dám đối diện với thực tại. Sau mấy chục giây lừng khừng, ông dạn dĩ mở máy. Một số điện thoại lạ và một giọng nói lạ! Nhưng những lời phát ra từ đầu bên kia thì chẳng còn nằm trong hệ quy chiếu lạ quen nữa - đó là một thông báo thảm họa, một lời của tử thần.
Đầu bên kia, một người từ Hà Nội gọi vào, với lời lẽ trịch thượng. “Nguyễn Minh Thuyết là nguyên thủ quốc gia hay sao ông tương hình to tổ bố lên mặt báo thế? Báo Đoàn Thành phố muốn chống chính phủ hả?”, người kia tung ngay cú đấm chết chóc. Ông Hải tái mặt, hai tay run cầm cập, đứng trân trối một hồi. Cũng may lúc đấy ông đang ở nhà, và một mình. Nếu không, cái bộ dạng của ông – một con người có vóc dáng nho nhã và nổi tiếng điềm đạm – sẽ là một “ấn tượng Phạm Đức Hải” – cùng tên gọi nhưng mang ý nghĩa đối nghịch với cái ấn tượng mà ông mơ hồ hình dung ban nãy - trước mắt các thuộc cấp tại Tuổi Trẻ vốn đang từng ngày thách thức khả năng làm báo của ông sẽ thật là thảm hại.

Sau cú điện thoại “trời giáng” ấy, ông Hải hối hả lên Lầu Xanh – tức tòa soạn Tuổi Trẻ ở ngã tư Phú Nhuận. Trên đường đi, ông tranh thủ gọi điện cho một loạt thuộc cấp: Dương Thành Truyền, Vũ Văn Bình, Tăng Hữu Phong, Xuân Trung, Thạch Hãn, Đình Triều, Huy Thọ…
Ông đang ở giữa một cơn khủng hoảng và ông cần đến những thuộc cấp này, để ông bớt cô đơn, và có thêm những ý kiến nhằm giải quyết khủng hoảng.
Trong số họ, Hữu Phong là cán bộ đoàn vốn quen với hoạt động hô khẩu hiệu, xếp hàng, nghiêm, nghỉ, tuýt còi và Huy Thọ chưa vững vàng lắm về mặt bản lĩnh, thì những người khác là có thể trông cậy được. Thành Truyền, vốn là bậc thầy về tuyên truyền đoàn hội, có thể đưa ra những giải pháp tháo gỡ tốt. Văn Bình dù không dính líu tới nội dung nhưng cũng có nhiều kinh nghiệm. Xuân Trung là một chuyên gia về nội dung. Thạch Hãn dù hơi kiệm lời nhưng đôi khi cũng có ý kiến hay. Đình Triều dầy thâm niên.

Giữa lúc cuộc họp khẩn sắp sửa diễn ra, Phạm Đức Hải nhận được lệnh miệng từ Ban Tuyên giáo Thành ủy triệu tập tất cả các chủ bút các tờ báo thuộc TP.HCM quản lý lên họp. Có nhắm mắt, bịt tai thì ông Hải cũng biết được cuộc họp đó bàn về vấn đề gì. Có nhắm mắt, bịt tai thì ông cũng không né tránh được nó. Thế là ông giao lại quyền điều hành cuộc họp ở Lầu Xanh cho Thành Truyền, còn mình tức tốc trực chỉ Thành ủy.

***

Tại cuộc họp Ban Tuyên giáo Thành ủy, tinh thần lúc này không phải là bàn tới bàn lui, là những chỉ đạo định hướng, mà là mệnh lệnh. Mệnh lệnh được ban ra là phải chấm dứt chỉ trích Thủ tướng, Chính phủ, chấm dứt phê phán Vinashin, bauxite… Tường thuật họp Quốc hội là phải đa chiều, trong đó nhấn mạnh những thành tựu đạt được của đất nước, những thành tích điều hành chính phủ của Thủ tướng, của các bộ trưởng…
Sắp tới, khi Thủ tướng và các bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn, báo chí cũng không được làm đậm những mặt tiêu cực, chưa được để làm hoang mang lòng dân, phải nêu bật các thành tựu để lòng dân phấn chấn hướng tới Đại hội XI…

Ông Hải không ngạc nhiên khi thấy nhiều vị lãnh đạo Thành ủy cũng có mặt chứ không chỉ có các cán bộ tuyên giáo như lâu nay. Đó thực sự là một cuộc họp khẩn để xử lý khủng hoảng.
Các đồng nghiệp là chủ bút các tờ báo TP.HCM như Pháp Luật TP.HCM, Người Lao Động, Sài Gòn Tiếp Thị, Thời báo Kinh Tế Sài Gòn… cũng biết được tinh thần của cuộc họp ấy. Đa phần nhìn ông Hải bằng những cặp mắt ái ngại và chia sẻ.Họp xong, ông Hải vừa chạy ra xe vừa gọi điện về tòa soạn lệnh “ban tác chiến khẩn cấp” tiếp tục ngồi đấy để ông có thể chỉ đạo kịp thời phương hướng hành động. Và sự chỉ đạo của ông đã được thực hiện với một trang bìa Tuổi Trẻ xoay 180 độ vào hôm sau – tức ngày 03/11.
Đó là trang bìa với hình ảnh hai ông nghị “pro-3D” to chình ình, không kém hình nghị Thuyết vào ngày hôm trước. Chỉ khác ở chỗ, tít lớn và những lời nói của hai ông nghị này đều ngược lại hoàn toàn – theo chiều hướng bác bỏ ý kiến nghị Thuyết.
Với cú ngoặt 180 độ này, Tuổi Trẻ đã chính thức thay đổi chiến tuyến – từ Tư sang Ba – không phải từ nhân dân sang chính phủ như nhiều người lầm tưởng.
Sáng sớm 03/11, trên blog của mình, bà Beo – một nhân vật thuộc đám “pro-3D” – đã la toáng lên rằng “chưa bao giờ Tuổi Trẻ có một trang bìa hay như thế”. Đó là một lời reo mừng chiến thắng của bà Beo, khi Tuổi Trẻ quy phục Thủ tướng.

Ông Phạm Đức Hải thở hắt ra, chưa hoàn toàn nhẹ nhõm nhưng ít ra cũng đã tháo gỡ được phần nào nguy nan. Sáng hôm ấy, Lê Đức Dục, Hà Thạch Hãn… lên Facebook buông những lời ai điếu, rằng làm báo thật là buồn, rằng cháu ngoan Bác Hồ… Các thành viên Tuổi Trẻ, đặc biệt là những con người trẻ tuổi trong sáng, lại hát lên khúc tự giễu mình: “… Rằng Tuổi Trẻ nó thật lập trường, lập trường hơn cả công an”… như thuở xưa, khi Tuổi Trẻ đăng bài “Chuyện không bình thường” với giọng lưỡi sặc mùi công an.
Tuy nhiên, có một điều nằm ngoài dự liệu của ông Hải và sự suy xét của bà Beo – cũng như nhiều người khác – đó là một pha “xử lý kỹ thuật” của Tổng thư ký tòa soạn Xuân Trung.
Trong các bài tới, chúng tôi sẽ đề cập tới các vị Quang Thông ở Thanh Niên, Công Huynh ở Tiền Phong, Tâm Chánh ở Sài Gòn Tiếp Thị và nhiều người khác; chúng tôi cũng sẽ nói về ảo tưởng Hồ Thu Hồng, số phận Nguyễn Anh Tuấn, cuộc cờ của Trần Đăng Tuấn, những nhà báo “giả cầy” Đà Nẵng. Và tất nhiên, chúng tôi sẽ phân tích pha “xử lý kỹ thuật” của Xuân Trung.

...... ( Tự bỏ đi một đoạn )

2. Cú đấm trong bóng đêm
Nhắc lại, buổi sáng ngày 03/11, báo Tuổi Trẻ đã quay ngoắt 180 độ so với ngày hôm trước. Trên trang bìa, họ chạy tít lớn: “Đừng vì Vinashin mà làm rắc rối thêm tình hình”. Bên dưới là hình hai đại biểu Quốc hội, cùng size với hình ông nghị Thuyết của ngày hôm trước. Chỉ khác là những thông điệp của hai ông này đối nhau chan chát với đề nghị của ông Thuyết. Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng) khẳng định Vinashin không phá sản. Còn đại biểu – tướng Bế Xuân Trường – Tư lệnh Quân khu 1, Bắc Cạn – thì nói rằng không nên lập ủy ban điều tra vụ Vinashin. Thủ tướng lật ngược thế cờ ngoạn mục!

Dưới áp lực của những cuộc điện thoại, những lệnh chỉ đạo ngầm và nổi, Tuổi Trẻ buộc phải quay lưng lại với chính mình, đem tới những tràng cười sảng khoái cho đối thủ, những lời than thở của người yêu mến họ và sự chán nản của độc giả. Trong hoàn cảnh bí bách cuối cùng ấy, thư ký Xuân Trung chỉ có thể với vát được tí chút “chất Tuổi Trẻ”. Đó là việc chú thích rõ ràng chức danh chính quyền và quân đội của hai vị đại biểu “pro-3D”.
Ăn cơm thủ tướng, được thủ tướng hoặc người của thủ tướng bổ nhiệm, thì dù là đại biểu quốc hội – mang tiếng là đại diện cho nhân dân, thì trước hết phải phò thủ tướng. Dạng đại biểu này nhan nhản ở Việt Nam, có lẽ nên gọi là đại biểu nằm vùng, tức là ăn cơm chính quyền, về nằm vùng trong nhân dân để chống lại nhân dân, dù được dân bầu.

Cú ngoặt của Tuổi Trẻ đánh dấu đỉnh điểm của cơn ớn lạnh đang chạy dọc sống lưng làng báo Việt Nam thời kỳ tiền đại hội. Cơn ớn lạnh này không sôi nổi điên cuồng như thời PMU 18 với các ông Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Chiến phải ra tòa và một loạt nhà báo bị rút phép thông công. Cơn ớn lạnh này âm thầm nhưng dữ dội, như một hồ nước mà bề mặt tĩnh lặng còn bên dưới chấp chứa những đợt sống ngầm quẫy đạp. Trên thực tế, không có một cuộc bắt bớ rầm rộ với những màn buộc tội trắng trợn như ngày nào, nhưng một cuộc bố ráp – đúng ra phải gọi là khủng bố – đang được tiến hành đối với làng báo chí Việt Nam.

***

Buổi tối 13/10, thành phố mang tên Bác ồn ào náo nhiệt và nóng bức như mọi khi. Trước cổng số nhà 82, đường Võ Văn Tần, quận 3, một người đàn ông vừa qua tuổi thanh niên, và đã bắt đầu trở nên đẫy đà do những cuộc ăn nhậu tới bến, dừng xe bước vào. Ông đi vội vã, chỉ nháy mắt đã biến vào phía sau cánh cửa nằm dưới tấm biển “Nhà hàng Nhật Hạ”.
Bên trong, một căn phòng VIP với máy lạnh mở sẵn và hai con người ngồi sẵn đang chờ. Ông đảo mắt liếc qua, mỉm cười và chìa tay chào những con người đã mời ông đến nơi này. Những người kia đon đả, coi ông là thượng khách, hỏi anh ăn gì, dùng gì. Người đàn ông ấy không ngờ rằng những kẻ vồ vập mình lúc ấy lại đang rắp tâm đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của ông và bữa nhậu hôm nay cũng là lần cuối cùng ông được ngồi phòng VIP. Chỉ vài mươi phút nữa, phòng VIP sẽ được thay thế bởi phòng tạm giam.

Giữa lúc cuộc nhậu đang đến hồi cao trào, với những lời đường mật đi kèm những lời bóng gió, thì một trong hai người kia nhảy thẳng vào vấn đề. Đó là khoản lót tay 220 triệu đồng để đổi lấy sự im lặng của người đàn ông đối với công việc làm ăn của tổ chức mà hai người này đại diện. “Anh cầm tạm, có gì tụi em sẽ bổ sung sau”, người đề nghị vừa nói vừa chìa cọc tiền ra. Sau một thoáng ngập ngừng, người đàn ông đưa tay hướng về phía những tờ polymer mang hình Bác Hồ đang tươi cười vẫy gọi. Nhưng cũng chính lúc ấy, nụ cười Bác Hồ vụt tắt, sự vồn vã vụt tắt, thay vào đó là những khuôn mặt lạnh lùng của các đồng chí công an mặc thường phục như từ dưới đất trồi lên.
Trong tích tắc, đôi cánh tay người đàn ông nằm gọn trong chiếc còng số 8. Ông bị bắt về tội tống tiền doanh nghiệp. Tên ông là Phan Hà Bình – tức nhà báo Hà Phan – phó tổng thư ký tòa soạn báo Tiền Phong, tờ báo của tuổi trẻ, của Đoàn thanh niên Cộng sản Việt Nam.

***

Những người ngoài cuộc không hiểu sao một nhà báo có phần kỳ cựu như Hà Phan lại dại dột dẫn thân tới chỗ quán xá để nhận khoản tiền lớn như vầy. Đó là băn khoăn chính đáng và dễ hiểu của những người không hiểu ngóc ngách lắt léo của vấn đề.
Sự thực nó nằm ở chỗ, vụ bắt giữ ở nhà hàng Nhật Hạ là kết quả của một kế hoạch được chuẩn bị từ lâu. Nếu như vụ Hà Phan nhận tiền doanh nghiệp là chuyện “bắt tận tay day tận mặt” thì cũng có một sự thực khác: mẻ lưới này đã được những cán bộ an ninh kỳ cựu – dưới sự điều hành của một nhân vật được mệnh danh là “Beria của Việt Nam” – lên kế hoạch từ trước. Vụ bắt giữ tưởng chừng là “tiểu tiết”, “cò con” này là điểm khởi đầu của một kế hoạch phản công ở cấp cao nhất.

Ít ngày sau khi Hà Phan bị bắt, một số nhà báo khác được mời uống trà. Qua các kênh phi chính thức, công an hé lộ khả năng sẽ công bố các đoạn băng ghi âm lời khai của Hà Phan. Trên blog của mình, blogger Beo – tức Hồ Thu Hồng – Tổng biên tập báo Thể Thao Tp.HCM nhưng đồng thời cũng là kênh phát ngôn không chính thức của công an Việt Nam – đã rêu rao về sự nhục nhã của những người làm báo. Bà bóng gió rằng một khi băng ghi âm lời khai Hà Phan được tung ra thì hàng loạt nhà báo đức cao vọng trọng sẽ trở thành những tấm gương tồi. Rốt cuộc thì bằng ghi âm không được công an công bố, nhưng vụ việc lại có một diễn tiến hệ trọng khác.

Ngày 9/11, Cơ quan An ninh Điều tra cơ sở phía Nam của Bộ Công An đã gửi trát mời các vị Đoàn Công Huynh, Tổng biên tập báo Tiền Phong (nơi nhà báo Phan Hà Bình công tác), 2 trưởng ban của báo Tiền Phong là Nguyễn Bá Kiên – Trưởng ban Kinh tế và Phùng Công Sưởng – Trưởng ban Thời sự cùng ông Nguyễn Xuân Minh, Phó tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị lên làm việc – thực ra là lên để điều tra và dằn mặt.

Tại cơ quan an ninh, những con người này được tách riêng ra làm việc với những cán bộ điều tra khác nhau. Các nhà báo bị triệu tập rất bất ngờ và ngồi trước họ là những điều tra viên cao cấp từ Bộ Công An, chứ không chỉ là những người ở cơ quan phía Nam này. Ban đầu, những bằng chứng chống lại ông Huynh – qua lời khai của Hà Phan – được trưng ra. Đó là những lần bổ nhiệm sai của ông với những khoản tiền mờ ám mà ông nhận. Thế rồi câu chuyện nhanh chóng chuyển hướng.

***

Ai đã cung cấp cho các anh tài liệu vụ Vinashin?”Giữa căn phòng thẩm cung đặc biệt với máy lạnh mở hết công suất, nhưng ông Đoàn Công Huynh toát mồ hôi. Sau lần áo sơ mi của ông, những giọt nước mằn mặn rơi thánh thót như giọt mưa thu. Kể từ sau câu hỏi đó, trong vòng nửa tháng liên tục, ngày nào ông Huynh cùng các nhà báo kia cũng phải lên trụ sở cơ quan an ninh để trả lời những chất vấn xoay quanh vụ Vinashin. Người tra vấn muốn biết ai đã cung cấp cho báo chí thông tin về sự thua lỗ của tập đoàn này mà suốt thời gian qua người ta đã sử dụng để chống lại Thủ tướng Dũng. Những câu hỏi tua đi tua lại đó cho thấy người hỏi muốn biết thế lực nào đã chống lưng cho báo chí chống lại Thủ tướng Dũng.
Thực tế, những người hỏi đã biết đích thị đó là ai, nhưng họ muốn có thêm những lời khai làm bằng chứng để phục vụ cho trận đấu đỉnh cao ở Bộ Chính Trị.

Đến lúc này thì ông Huynh đã biết rõ rằng vụ Hà Phan chỉ là cái cớ, những lần ông bổ nhiệm, cất nhắc sai hoặc những khoản tiền đen mà ông nhận chỉ là cái cớ triệu tập.
Thực sự thì người ta muốn điều tra ông về vụ Vinashin. Một con người cực kỳ nhanh trí, nhạy cảm như ông Huynh – người từng phụ trách mục giải đáp thắc mắc tuổi mới lớn với bút danh Chánh Văn trên báo Hoa Học Trò ngày nào – không mất nhiều thời gian để ngộ ra sự khủng khiếp của vấn đề. Ông thực sự đã trở thành một con tin trong cuộc đọ sức của những gã khổng lồ đang thao túng chính trường Việt Nam. Khi đã nhận ra sự nhỏ bé mong manh của mình, ông buông xuôi, tuôn ra tất cả những điều mà người hỏi muốn có. Hạ cấp của ông là các trưởng ban Kiên, Sưởng cũng thế. Lời khai được ghi âm, tức tốc chuyển ra Hà Nội.

***

Khi cuộc thẩm tra đối với các ông Huynh, Minh, Kiên, Sưởng đang được tiến hành thì đồng thời phe Ba Dũng cũng tung ra những thông tin úp mở để răn đe báo chí. Đó chính là lời giải thích cho sự quay đầu của Tuổi Trẻ cũng như các tờ báo khác.Với những thông tin răn đe được tung ra một cách có chủ ý, tổng biên tập của các tờ báo hàng đầu Việt Nam như Phạm Đức Hải của Tuổi Trẻ, Nguyễn Quang Thông của Thanh Niên, Đặng Tâm Chánh của Sài Gòn Tiếp Thị… co rúm lại, không dám ho he điều gì bất lợi cho thủ tướng, cho dù phe Tư Sang vẫn không ngừng bắn tin cho báo chí kèm theo những lời trấn an quyết liệt.

Tuổi Trẻ của ông Hải từ chống Thủ tướng Dũng ra mặt giờ trở thành một tờ báo ba phải, thậm chí làm cái loa tuyên truyền cho ông Dũng. Tổng biên tập Quang Thông của Thanh Niên vốn là một cán bộ Đoàn thì giữ đường lối trung dung, tăng cường các bài viết về Đảng, về đoàn thanh niên chứ không dám bàn đến những chuyện tiêu cực ở tầm vĩ mô nữa. Thậm chí Thanh Niên còn nêu cao lập trường, hăng hái tố cáo nhân viên ngoại giao Mỹ hành hung công an, tương tự như vụ scandal Tuổi Trẻ viết bài
“Chuyện không bình thường” về ông Đại sứ Mỹ Michael Michalak cách đây chưa lâu. Ở Tuổi Trẻ người ta không còn thấy chất trẻ như cách đây 3-4 năm trở về trước. Ở Thanh Niên người ta cũng không còn thấy sự dấn thân như ngày nào họ từng thể hiện với các vụ Năm Cam, “Hãy trả tự do cho các nhà báo chân chính”… Việc tường thuật họp Quốc hội từ đoạn Thủ tướng Dũng và nội các lên trả lời chất vấn trở về cuối là một màn đồng ca đơn điệu. Những bài viết tiền Đại hội XI và tường thuật Đại hội cũng là những dàn đồng ca đơn điệu, gồm toàn những lời lẽ sáo rỗng như “phát huy tinh thần”, “vươn lên tầm cao”, “bản lĩnh vững vàng”. Buổi sáng thức dậy, độc giả Việt Nam cầm lên trên tay những tờ báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Động, Hà Nội Mới… đã không tin nổi đó chính là những tờ báo mà họ từng yêu quý.

Nếu như ngày xưa người ta từng nói “Báo Nhân Dân là tờ báo mà không một nhân dân nào đọc” thì ngày nay người ta lại nói “Chỉ cần đọc báo Nhân Dân là đủ” vì mọi tờ báo đều là phiên bản của tờ Nhân Dân. Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Hà Nội Mới, Tiền Phong… đều là báo Nhân Dân cả.
Một tờ báo và một tổng biên tập được Tư Sang chống lưng, thường có những bài viết đầy chất gây gổ như VNN và Nguyễn Anh Tuấn cũng đã đầu hàng. VNN ưu tiên trang mục cho các vụ cướp giết hiếp, còn Tuấn “nát” thì đau đầu với mấy trò hacker và những tố cáo nội bộ.Từ một vụ bắt giữ “nhỏ lẻ” nơi quán nhậu, các đạo diễn bên phía Ba Dũng đã làm nên một cuộc phản công ngoạn mục, bắt báo chí phải ngoan ngoãn vâng lời, chứ không chua ngoa như ngày trước, và qua đó có thêm bằng chứng chống lại Tư Sang trong cuộc đua quyền lực. Đó cũng chính là lúc mà Ba Dũng từ thế bị dồn tới bờ vực với các vụ tàu cao tốc, Vinashin, bauxite… đã bật dậy, trở thành ông chủ của cuộc chơi.

***

Sau những cú đánh của phe Ba Dũng, bức tranh toàn cảnh báo chí ảm đạm hơn bao giờ hết. Trong cảnh tang thương ấy, ai cũng đau buồn. Chỉ có bà Hồ Thu Hồng là hoan hỉ! Ba Dũng thắng trong nỗ lực thâu tóm báo chí, và quan trọng hơn đã thắng Tư Sang trong cuộc chiến quyền lực. Phần tiếp theo sẽ là những khả năng đi hay ở của tổng biên tập các tờ báo lớn Việt Nam – đặc biệt là những người đã làm công cụ cho Tư Sang chống Ba Dũng những ngày qua.

Trềnh A Sáng
Nguồn: 1.
http://www.viet-studies.info/kinhte/OnLanhLamBao.htm
http://dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=8159

22 thg 1, 2011

Những nghi vấn xung quanh phóng viên báo NLD bị đốt


Đêm 18.1 rạng ngày 19.1.2011 giới phóng viên nội chính gần như hướng về Hà Nội chờ thông báo kết quả của đại hội đảng lần thứ 11.
6 giờ sáng ngày 19.1 thì dường như tất cả các phóng viên nội chính trong Miền Nam đều nhận được tin anh Lê Hoàng Hùng, phóng viên nội chính của báo Người Lao Động bị đốt cháy tại nhà đêm qua. Trước đây nhà báo Lê Hòang Hùng làm việc cho báo PLTP chuyên viết về các phóng sự điều tra
.

Giường ngủ bị đốt cháy

Phóng viên D. của báo PLTP có mặt rất sớm tại hiện trường. Phóng viên D. là bạn cũ của phóng viên Lê Hoàng Hùng, cùng trong một tổ khi anh Lê Hoàng Hùng còn làm ở PLTP.

Mới sáng nhưng khu dân cư mới ở đường Nguyễn Thị Hạnh, phường 6, thành phố Tân An, tỉnh Long An đã đông người. Nhất là tại hiện trường ngay nhà của anh Lê Hoàng Hùng thì công an đã phong tỏa. Khi D. đến thì anh Lê Hoàng Hùng vẫn còn nằm ở Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Long An, chưa chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy.

Theo anh D. thì hiện trường được bảo vệ gần như nguyên vẹn. Một công an phòng PC 45 của Long An cho hay là kẻ thủ ác khá thông thạo lịch trình làm việc của nạn nhân. PC 45 lập biên bản thu giữ một sợi dây dù và một túi ni lông, hộp quẹt gaz, con dao nhỏ được coi là chứng cứ quan trọng ban đầu của vụ án.
Công an viên này nói thẳng là chỉ người thân quen mới biết được thông thạo cửa ngõ và giờ giấc của phóng viên Lê Hoàng Hùng. Nghĩa là toàn bộ nghi vấn đều hướng dư luận ban đầu quay về anh N.T. S. là anh em cột chèo ở chung vách với nhà anh Lê Hòang Hùng.

Một hồi sau thì toàn bộ các phóng viên ở các báo đều có mặt. Nhưng chỉ có phóng viên báo CATP mới được vào hiện trường và chụp hình. Điều này gây bức xúc cho các phóng viên của các báo khác như TT, PLTP, TN và cả của báo Người Lao Động. Một số phóng viên chạy qua bệnh viện tỉnh Long An để chụp hình nạn nhân và khai thác tin tức từ gia đình của anh Hoàng Hùng. Tuy nhiên nhiều phóng viên vẫn còn nấn ná ở lại. Phóng viên T. của SGGP dù năn nỉ và xuất trình thẻ nhà báo xin vào hiện trường cũng không cho vào. Anh T. đã nổi cáu chuẩn bị xô xát giằng co với một số dân phòng nhưng nhiều phóng viên đã can ngăn kịp thời.

Ngôi nhà nơi anh Hùng ở và CA đang phỏng tỏa

Có cái gì đó không ổn ở đây. Gần trưa 19.1 thì trưởng phòng điều tra PC 45 công an tỉnh Long An là ông thượng tá Phạm Văn Tiến xuất hiện, Ông Tiến cho hay là anh Lê Hoàng Hùng bị đốt bằng cồn chứ không phải bằng xăng. Một số phóng viên từ bệnh viện đa khoa Long An chạy lại hiện trường thì cho hay là anh Lê Hoàng Hùng đã được chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy rồi.
Theo như những gì mà người nhà anh Hùng cho phóng viên K của báo TT hay thì anh Lê Hoàng Hùng bị đốt không phải là cồn mà bằng một hóa chất đặc biệt. Lúc này thì trên VTV1 tường thuật trực tiếp ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử chức vụ TBT và có lời phát biểu. Nhưng các PV ai cũng nản lòng và không quan tâm. Chỉ mong sớm có thông tin về vụ phóng viên Lê Hoàng Hùng bị đốt chuyển về tòa soạn. Nhiều phóng viên ở thành phố chạy đến Bệnh viện Chợ Rẫy để chụp hình nhưng cũng bị ngăn trở tác nghiệp.

Phóng viên D. cho biết là hiện trường thu được là một chiếc quẹt gaz, một con dao và một sợi dây dù cột thòng từ lầu 1 xuống đất nhưng không công an cho hay là không có dấu giày gì để lại. Theo nhận định của nhà báo D thì đây chỉ là hiện trường giả. Và kẻ thủ ác đã hành động một cách hoàn hảo và bài bản nghiệp vụ chính xác.

Bất thường và bức xúc là các phóng viên không được tự do tác nghiệp tại hiện trường là gia đình của nhà báo Lê Hoàng Hùng.

Phóng viên M. H. của báo PLTP thì còn nhận được điện thọai của anh Lê Hoàng Hùng rủ đi dự phiên tòa ở Tòa án tỉnh Long AN về việc 84 hộ dân ở xã An Nhựt Tân, kiện UBND huyện Tân Trụ về quyết định thu hồi đất trái pháp luật.
Phiên tòa diễn ra vào ngày 19.1.2011 . Anh Lê Hoàng Hùng đã sát cánh cùng bà con xã An Nhựt Tân trong vụ kiện hành chính nói trên. Anh Lê Hoàng Hùng đã hướng dẫn cho bà con thủ tục tố tụng hành chính và chỉ văn phòng luật sư cho bà con. Khi hay tin anh Lê Hoàng Hùng bị nạn thì bà con xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An đã đến thăm và gởi chút ít tiền cho gia đình anh Hùng chạy chữa.

Cho đến hiện nay thì rất ít nhà báo tiếp xúc với nạn nhân. Chỉ có ông Mã Diệu Cương, Phó chủ tịch Hội Nhà Báo VN và ông Tổng Biên tập báo Người Lao Động vào tận phòng ICU (săn sóc đặc biệt) thăm viếng anh Lê Hoàng Hùng. Bà con xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, Long An cũng không được vào thăm anh Hùng. Thông tin từ bệnh viện cho hay là nhà báo Lê Hoàng Hùng bị bỏng trên 60% nghĩa là rất nguy hiểm.

Có rất nhiều nghi vấn trong vụ cố ý hạ sát phóng viên của báo Người Lao Động ở đây. Chắp nối các thông tin về việc anh Lê Hoàng Hùng giúp đỡ 84 hộ dân nghèo xã An Nhựt Tân kiện UBND huyện Tân Trụ. Việc PC 45 tỉnh Long An không cho các phóng viên tự do tác nghiệp. Việc hiện trường giả dàn dựng công phu. Việc kẻ thủ ác hành động chuẩn xác có nghiệp vụ cao. Cảnh sát điều tra PC 45 công an tỉnh Long An thông báo rằng anh Hùng bị đốt bằng xăng, rồi bằng cồn, rồi thông tin từ bệnh viện Long An là bị đốt bằng hóa chất đặc biệt. Kết nối những nghi vấn trên thì người bình thường cũng biết ai đứng đằng sau vụ giết người phi tang này.

Phóng viên D cho hay là hiện nay công an điều tra PC 45 tỉnh Long An đã khởi tố vụ án vào ngày 20.1.2011 nhưng sự việc cũng sẽ sớm bị chìm xuồng và các báo trong tương lai gần đây sẽ nhận được chỉ thị là cấm đưa tin về vụ việc này.

Phương Khang
Nguồn :
danlambao1.wordpress.com


Cảnh báo gạo làm từ… nhựa




TT- – Ngày 20-1, Tuần báo Hong Kong cho biết có một loại gạo giả làm từ khoai lang, khoai tây, nhựa tổng hợp độc hại đã được bày bán ở thị trường thành phố Thái Nguyên - thủ phủ tỉnh Sơn Tây.

Hàng nông sản, và giờ đây là gạo giả Trung Quốc trở thành nỗi ám ảnh cho người tiêu dùng - Ảnh: Green Peace


Tuần báo Hong Kong tại Hong Kong trích nguồn truyền thông Singapore cho biết hỗn hợp trên được tạo hình giống như hạt gạo. Đáng sợ nhất là các loại bột khoai tây và khoai lang được kết dính thành “hạt gạo” bằng loại nhựa resin độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
“Gạo này tất nhiên là khác gạo thường vì nó rất cứng ngay cả khi đã được nấu”, một chuyên gia thực phẩm cho biết.

Một nhà hàng Trung Quốc cảnh báo nếu ai ăn phải lượng “gạo nhựa” tương đương ba bát cơm, họ đã cho vào bụng một túi nilông.
Trong khi đó, giới thương nhân cho rằng vì “gạo nhựa” rất rẻ nên có khả năng nhiều người hám lợi vẫn bán với khối lượng lớn dưới hình thức trộn cùng gạo thật.
Trước đó, truyền hình Trung Quốc từng cảnh báo một công ty ở Tây An, cũng thuộc tỉnh Sơn Tây, đã sản xuất gạo nhái một loại gạo nổi tiếng thơm ngon ở đây bằng cách thêm hương liệu hóa chất.

Hồi tháng 8-2010, tờ Nhật báo Thượng Hải cũng đưa tin Thái Lan tuyên bố điều tra một loại gạo nhái gạo thơm Thái Lan được bán ở Trung Quốc. Quan chức Đại sứ quán Thái Lan cho biết 90% gạo Thái là hàng Trung Quốc làm giả và được sản xuất chủ yếu ở tỉnh Giang Tây. Hai loại gạo này nhìn bề ngoài không phân được nếu chưa nấu.

PHAN ANH

Nguồn :http://vn.news.yahoo.com/tto/20110121/tpl-tang-qua-tet-cho-nguoi-ngheo-ef16c59.html

21 thg 1, 2011

Truyện tình Nhân Dân với Đảng




Ngày xửa ngày xưa Đảng và Nhân Dân yêu nhau tha thiết, hồi đó Đảng rất đẹp trai, hát tiếng Nga, nói chuyện Tàu như rót mật vào lòng người. Nhân Dân mới tuổi dậy thì phải lòng Đảng đến nỗi mất ăn, mất ngủ.
Một hôm có hội Nhân Dân gặp Đảng đầu mày cuối mắt ưng ý nhau lắm, lúc hội tan Đảng kéo Nhân Dân vào bụi rậm làm chuyên mây mưa. Từ hôm đó Nhân Dân nhung nhớ Đảng đến nỗi héo mòn, tàn tạ.


Ngày nọ Đất Nước thấy cảnh con mình dây tơ quyến luyến như vậy mới gọi Đảng đến bảo rằng:

- Thôi thì giờ con ta cũng đến tuổi lấy chồng, thiên hạ cũng chả còn ai. Ta mong nhà người và con ta nên duyên nợ cầm sắt trăm năm, ta cũng đã già. Sau này chuyện non sông nhờ người gánh vác dùm.

Hôn lễ được tổ chức linh đình, yến tiệc triền miên không ngớt, từ năm này đến năm khác dạ tiệc cứ như vậy liên miên để chúc mừng mối tình thắm thiết của Nhân Dân với Đảng. Đất Nước còng mình bỏ ngân khố mừng ngày vui của con cái mình, nhưng cũng không lấy làm lo lắng lắm vì rừng vàng, biển bạc, tài nguyên phong phú vô biên.

Thế rồi thời gian nước chảy bèo trôi chốc đã mấy mươi năm. Một hôm Đảng nói với Nhân Dân rằng:

- Ta với nàng gắn bó bao năm, tình ấy không thể nào mai một, nay vua cha phương Bắc cho người gọi ta về gặp mặt vì nhớ nhung. Ta đi chuyến này cũng không dài thời gian, xin nàng gắng đợi chờ.

Đảng về phương Bắc thăm vua cha, chuyến ấy tưởng là bình thường. Ai ngờ vua cha phán:

- Này con, trí làm trai không thể mê đắm chuyện nữ nhi, phải lấy chữ Nghiệp làm trọng. Ta nuôi nấng dạy dỗ con nên người. Nay cũng là lúc con trước báo hiếu với cha ông, sau là con dựng nghiệp cho riêng mình. Con về bên ấy cứ thế, cứ thế…

Đất Nước đã già nua lắm rồi, mọi việc đều giao phó cho con rể là Đảng làm chủ. Từ khi làm chủ Đảng chuyển dần tài sản của Đất Nước về phương Bắc, lúc thì cánh rừng già, lúc thì vài hòn đảo, hay mấy khoanh biển. Thấy việc không ưng lắm, Đảng còn bảo vua cha cho người sang khoét thân xác Đất Nước lấy máu, tim, phổi mang về phương Bắc. Vua cha lấy làm ưng ý lắm.

Lại nói về Nhân Dân, sau khi Đảng làm chủ thân xác thì tình cảm cũng bị Đảng nhạt nhẽo dần. Rồi còn bị hắt hủi thậm tệ, nhưng thỉnh thoảng Đảng cũng tỏ vẻ thương tình tỉ tê vài câu. Lòng dạ đàn bà vốn ưa ngọt, nghe xong lại đâu vào đấy, mà vốn dĩ Nhân Dân nghĩ thuyền theo gái, lái theo chồng. Của nhà chồng hay của nhà mình thì cũng là một đi đâu mà sợ. Bởi vậy Nhân Dân ngày đêm hầu hạ, cơm nước, nuôi trồng, dệt vải chăm sóc Đảng béo phây phây.

Chẳng mấy chốc Đảng đã lấy sạch của Đất Nước không còn chút gì. Đất Nước giờ tỉnh ngộ nhưng sức già, lực kiệt không làm sao chống lại được. Đảng buộc Đất Nước phải theo về phương Bắc. Đất Nước biết mình bị phản bội, nhưng giờ quân địch đã ở khắp mọi nơi. Nửa đêm Đất Nước trèo tường kiếm con ngựa già, lôi Nhân Dân cùng chạy ra phía biển. Nhân Dân vì thương nhớ Đảng vẫn còn lén đi đến đâu rải cở búa liềm đến đó. Đảng theo dấu cho quân đuổi sát sàn sạt. Đất Nước đưa Nhân Dân đến bờ biển, gặp thần Kim Quy đang ngồi khóc. Hỏi vì sao thần nói:

- Giờ biển cũng không còn chỗ cho ta nữa rồi!

Nói xong thần quay lại bảo với Đất Nước:

- Đảng ngồi sau lưng nhà ngươi đó.

Đất Nước bấy giờ mới tỉnh ngộ, bèn rút gươm chém đứt cổ Nhân Dân. Rồi Đất Nước nhảy xuống biển Nam Trung Hoa tự vẫn, ba ngày sau xác dạt vào đảo Tây Sa. Dân ở đó thương tình lập cho cái miếu gọi là miếu Nam Man. Lại nói về Nhân Dân khi chết, máu ở cổ tuôn trào đỏ thắm thành dòng chữ:

- Đời đời trung trinh với Đảng. Đảng sống mãi trong lòng Nhân Dân.

Dòng máu ấy chảy nhiều đến nỗi thành suối, về sau ai đi qua đó nửa đêm còn nghe như tiếng ca của người con gái chung tình, lời ca rằng:

- Đảng đã cho ta bao mùa xuân hy vọng, Đảng là ngôi sao sáng, sáng nhất trong muôn vì sao…

Nhiều nhạc sĩ tài hoa đến đó, khi về đã cảm hứng sáng tác nhiều giai phẩm để đời, đến nỗi thành một loại dòng nhạc gọi là dòng nhạc Đảng Ca. Tương truyền ai thuộc những ca khúc này và hát hay nhất sẽ được hồn Nhân Dân phù trợ được nhiều may mắn trong cuộc sống.

Nguồn :
Dân Làm Báo

Truyền thống gia đình trong Đảng


Điểm qua các nhân vật được gọi nôm na là “Hạt giống đỏ” trong Ban Chấp hành lần này, có :
- Ông Nguyễn Thanh Nghị (ủy viên dự khuyết), con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng;
- Ông Nông Quốc Tuấn, con trai của Tổng Bí thư khóa X Nông Đức Mạnh;
- Ông Nguyễn Chí Vịnh, con trai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh;
- Ông Phạm Bình Minh, con trai cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch;
- Ông Nguyễn Xuân Anh (ủy viên dự khuyết), con trai ủy viên Bộ Chính trị khóa X Nguyễn Văn Chi;
- Ông Trần Sỹ Thanh (ủy viên dự khuyết), cháu ông Nguyễn Sinh Hùng - - Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, cháu ngoại cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập (trúng cử từ khóa X).
Ông Trần Sỹ Thanh hiện là Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Đăk Lăk. Ông Nguyễn Chí Vịnh là Trung tướng, Thứ trưởng Quốc phòng.
Ông Phạm Bình Minh là Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao và bà Nguyễn Thị Kim Tiến là Thứ trưởng Bộ Y Tế, người được cho có nhiều cơ hội lên thay ông Nguyễn Quốc Triệu, người không trúng cử ủy viên trung ương lần này.

Một nhân vật khác xuất thân từ gia đình cao cấp là ủy viên trung ương Trần Bình Minh, Phó Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, con trai nguyên Tổng Giám Đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Trần Lâm.

Công tác Đảng-Đoàn
Người được chú ý nhiều là tiến sỹ Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi, con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Nghị được bầu bổ sung ngay tại Đại hội vào vị trí Ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.
Sau khi lấy bằng tiến sĩ ngành kỹ sư công chánh (xây dựng) ở Đại học George Washington ở Washington, ông Nguyễn Thanh Nghị về Việt Nam và trở lại công tác tại trường cũ là Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.
Ban đầu ông làm Trưởng ban Sau đại học và Quan hệ quốc tế của nhà trường, rồi ông nhanh chóng lên chức Phó Hiệu trưởng.

Cùng trẻ tuổi, và cũng là trẻ nhất trong số ủy viên dự khuyết như ông còn có ông Nguyễn Xuân Anh, con trai cựu Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi.
Ông Chi, quê ở Hòa Vang, Đà Nẵng rời vị trí Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương, chức vụ ông nắm từ 2002.
Con ông là Nguyễn Xuân Anh, đi thẳng từ chức Bí thư Quận uỷ Liên Chiểu, Đà Nẵng lên Trung ương Đảng, dù mới là ủy viên dự khuyết.

Ông Trần Bình Minh là con của nhà cách mạng lão thành Trần Lâm
Cả hai ông Nghị và Anh đều sinh năm 1976.

Và dù ông Nông Đức Mạnh rời vị trí Tổng bí thư Đảng, con trai ông là Nông Quốc Tuấn đã vào Trung ương Đảng.
Sinh năm 1963, ông Tuấn lên bằng con đường Đoàn – Đảng, giữ chức Bí thư trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp thanh viên Việt Nam trước khi được bổ nhiệm đột xuất năm 2010 vào chức Bí thư Bắc Giang.
Trước đó, từ tháng 4/2009 ông đã làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, chuyên phụ trách ngành ‘xây dựng Đảng’ và cũng là Đại biểu Quốc hội khóa XII, đại diện cho tỉnh Sơn La.
Việc bầu chọn ông Nông Đức Tuấn hồi tháng 9/2010 diễn ra chỉ hai tuần sau vụ lộn xộn ngay tại trung tâm thành phố Bắc Giang đã thu hút sự chú ý của dư luận.

Việt Nam là nước châu Á và ít nhiều chia sẻ với Trung Quốc truyền thống để con cái các nhân vật cao cấp hoặc ‘công thần’ của chế độ cộng sản tiếp nối truyền thống chính trị gia đình, dù không rõ rệt như
Bắc Triều Tiên.
Tại Trung Quốc, nhân vật được cho là sẽ lên làm Chủ tịch nước, chủ tịch Đảng nhiệm kỳ tới, ông
Tập Cận Bình, là con của một cán bộ cao cấp lão thành, ông Tập Trọng Huân.
Con cháu các nhân vật cao cấp của Đảng và Nhà nước tại Trung Quốc cũng công khai chiếm nhiều vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống quyền lực, tạo ra cái tên ‘Thái tử Đảng’, được Phương Tây gọi là ‘Chinese princelings’.

Nguồn: BBC 21.01.2011


Nguồn :http://daohieu.wordpress.com/2011/01/21/truye%cc%80n-tho%cc%81ng-gia-di%cc%80nh-trong-da%cc%89ng/