Hai cuộc
biểu tình chống Trung Quốc diễn ra mới đây
vào ngày Chủ Nhật 9 tháng 12 tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh tuy nhanh chóng bị dập
tắt nhưng người tham gia vẫn ghi nhận được
sự xuất hiện của rất nhiều khuôn mặt nổi
tiếng, trong đó không ít người từng giữ
những vai trò quan trọng trong hệ thống
chính trị của chế độ.
Họ là ai?
Họ là
những người từng biểu tình chống Trung Quốc
nhiều lần trước đây và vẫn thường xuyên dõng
dạc lên tiếng trên hệ thống truyền thông
quốc tế như VOA, BBC, RFI và nhất là RFA.
Từ bên
ngoài, những ý kiến của họ vọng về trong
nước sau mỗi cuộc biều tình như một ngọn lửa
nung thêm sức nóng cho người yêu nước. Kinh
nghiệm và uy tín của họ khiến công an tránh
không đàn áp hay triệu tập như đối với thanh
niên hay một số blogger.
Tuy
nhiên trong cuộc biểu tình mới đây thì những
nhân nhượng ấy không còn được cơ quan an
ninh áp dụng. Tất cả những người danh tiếng
đều bị công an khống chế. Cô lập tại nhà hay
trên đường tới địa điểm biểu tình vào buổi
sáng Chúa Nhật ấy. Người duy nhất thoát ra
tầm kiểm soát của công an là ông Huỳnh Tấn
Mẫm, một lãnh tụ phong trào sinh viên trước
năm 1975.
Các ông
Lê Hiếu Đằng, Cao Lập, Hạ Đình Nguyên, Lê
Công Giàu, Hồ Ngọc Nhuận, Trần Kim Báu là
những khuôn mặt từng công khai chống lại chế
độ Sài Gòn vào những năm đầu thập niên 70.
Tất cả trong số họ có bị tù tội, có người bị
kêu án tử hình như ông Lê Hiều Đằng, có
người ra bưng và trở thành những người cộng
sản sau đó.
Bên cạnh
những người thuộc thành phần thứ ba này là
các trí thức lẫn đảng viên Cộng sản lâu năm.
Các vị như giáo sư Tương Lai, Luật sư Trần
Quốc Thuận, Giáo sư Huệ Chi, TS Nguyễn Quang
A, Giáo sư Ngô Đức Thọ, Giáo sư Phạm Duy
Hiển hay Thạc sĩ Đào Tiến Thi, TS Nguyễn
Xuân Diện nhà báo Tống Văn Công, nhà báo Đỗ
Trung Quân, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, nhà
báo Nguyễn Quốc Thái, nhà văn Lưu Trọng
Văn…cùng rất nhiều người khác tại Hà Nội lẫn
Sài Gòn, hoặc tích cực tham gia vào các cuộc
biểu tình, hoặc lên tiếng, viết bài trên các
phương tiện truyền thông để tỏ rõ lập trường
của mình. Cho tới nay những khuôn mặt này
chưa ai bị chính thức đàn áp hay khủng bố
một cách nặng nề.
Tuy
nhiên khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố
trước Đại hội Công an toàn quốc vào ngày 17
tháng 12 thì tình hình có thể không còn như
trước.
Khi “chính trị đối lập” bị lên án
Thủ Tướng Dũng cho rằng công an cần phải đấu tranh “không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập” khiến dư luận tỏ ra bất ngờ và tự hỏi có phải đây là cách mà chính phủ chuẩn bị để đối phó với những gì đang diễn biến có chiều hướng bất lợi đối với các chính sách mà nhà nuớc đang theo đuổi trong đó vấn đề Biển Đông là một nguyên nhân lớn vượt qua sự chịu đựng của người dân.
Ông Cao Lập, trong ngày
Chúa Nhật 9 tháng 12 đã bị công an quản thúc
tại nhà không cho ra khỏi cửa, trình bày ý
kiến của mình:
Trước
hết xin khẳng định chúng tôi không phải là
những người đối lập với Đảng và nhà nước.
Chúng tôi chỉ là những người chống lại sự
xâm lấn một cách trắng trợn và ngang ngược
của Trung Quốc mà thôi.
Tôi
nghĩ nhà nước đủ khôn ngoan và tỉnh táo
trước họat động của những người yêu nước còn
những chuyện mà ông Thủ tướng hành xử với
những người này người khác do ông ấy nghĩ có
nhóm này nhóm kia là tùy ông ấy.
Tôi
nghĩ nhà nước phải tỉnh táo đừng để bị chi
phối bởi tác động không có lợi cho đất nước
từ phía ông bạn lớn của mình. Có thể nói
rằng tôi đã trải qua hai giai đoạn và giờ
đây chúng tôi thấy rằng có lẽ chưa bao giờ
như những ngày mà chúng tôi được trải qua.
Hàng chục người bao vây nhà, không riêng gì
trường hợp của tôi. Thái độ của họ nói chung
rất mềm mỏng nhưng thực tế rất quyếtt liệt.
Chẳng hạn sáng Chúa Nhật vừa rồi là lần thứ
hai có gần mười mấy hai chục người bao chung
quanh nhà tôi. Cách này chưa bao giờ tôi gặp
phải trong thời gian trước đây lúc năm 1975.
Từ trước
tới nay Việt Nam đối phó với người bất đồng
chính kiến, những dân oan khiếu kiện, những
blogger có bài viết cổ vũ tự do dân chủ hay
ngay cả những người biểu tình chống Trung
Quốc bằng các bản án như: “tuyên truyền
chống phá nhà nước”, hay “âm mưu lật đổ
chính quyền” cùng lắm là “gây rối trật tự
công cộng” cũng đủ khống chế ý chí của rất
nhìêu người.
Cụm từ
“tổ chức chính trị đối lập” mà Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong hoàn cảnh chính
trị nóng bức hiện nay cho thấy sự lo ngại
của chính phủ đã lên mức báo động và những
bản án quen thuộc không dễ gì áp dụng cho
những người yêu nước có căn cước và bản lĩnh
này.
Cụm từ
này liệu có phải đặc biệt dành cho họ hay
không? Ông Lê Hiếu Đằng cho biết:
Đúng
rồi, đó là một quy kết không biết có nhắm
đến anh em chúng tôi hay không nhưng nếu có
nhắm tới thì rõ ràng đây là một quy kết hết
sức tùy tiện và không đúng. Chúng tôi chẳng
phải đối lập gì cả mà chỉ phản ảnh nguyện
vọng, ý chí của nhân dân. Nói như vậy thật
ra chỉ lấy cớ để đàn áp chúng tôi thì không
được bởi vì chúng tôi làm theo luật, công
khai minh bạch, không lén lút.
Nếu
chúng tôi chống phá thì phải lén lút tổ
chức, nhưng không phải! Chúng tôi rất công
khai minh bạch. Chúng tôi cũng nói thẳng là
từ giờ trở đi nếu có biểu tình hay meeting
thì chúng tôi sẽ thông báo địa điểm, ngày
giờ. Như vậy việc làm của chúng tôi trong
vòng luật pháp cho nên nếu chính quyền đưa
ra những hành động trấn áp thì không đúng.
Và nếu nhà nuớc nghĩ rằng hành động này là
đe dọa chúng tôi, làm chúng tôi sợ không còn
tiếp tục thì chính quyền đã lầm!
Giáo sư
Tương Lai, người thường có các bài trả lời
phỏng vấn và các bài viết trên mạng đã khẳng
định một lần nữa về các hoạt động của ông:
Cái
cụm từ mà ông ấy dùng không ám chỉ chúng
tôi! Chúng tôi đứng ngoài cụm từ đó. Chúng
tôi thấy tính quang minh chính đại trong
hoạt động của chúng tôi, trong những tuyên
bố của chúng tôi. Chúng tôi là những người
yêu nứơc và chúng tôi cống hiến toàn bộ cuộc
đời chúng tôi cho sự nghiệp của đất nước.
Vì
thế khi chúng tôi đấu tranh chống lại những
hành vi phản dân chủ thì đó là kế tục sự
nghiệp mà chúng tôi đã làm từ trước đây.
Chúng tôi gắn bó với nhau trong mục tiêu
trước nhất là chống bọn Trung Quốc xâm lược.
Và vì khi chúng tôi chống bọn Trung Quốc xâm
lược thì chúng tôi bị đàn áp, bị gây khó
khăn thì chúng tôi phải đấu tranh để gạt bỏ
những trấn áp khó khăn đó. Và việc làm của
chúng tôi được toàn thể nhân dân ủng hộ.
Người
này người kia có thể vì sợ bạo lực mà người
ta chưa tham gia thôi chứ trong thâm tâm họ
đồng cảm với chúng tôi. Họ đứng về phía
chúng tôi cho nên sức mạnh của chúng tôi là
sức mạnh cả dân tộc, sức mạnh tất cả nhân
dân cho nên chúng tôi không sợ bất cứ điều
gì cả.
Có phải là quy kết?
Quy kết “Tổ chức chính trị đối lập” là các tổ chức đi ngược lại với lợi ích của đất nước, của nhân dân liệu có phù hợp với Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, và hai chữ “đối lập” có đồng nghĩa với sự làm mất lợi ích của nhân dân và nhà nước hay không?
Điều quan trọng hơn nữa
khi xác định đối lập chính trị là một tội
hình sự để nhà nước có quyền giam giữ người
bị cáo buộc thì có phù hợp với công pháp
quốc tế hay không và nhà nước Việt Nam sẽ
giải thích thế nào với thế giới khi cụm từ
“đối lập chính trị” đang được hầu hết công
nhận và ủng hộ.
Đó là
chưa kể tới nay vẫn chưa có luật nào quy
định “đối lập” là phi pháp và có thể bị giam
giữ.
Sau khi
Thủ tướng công khai hóa, có thể cụm từ “tổ
chức chính trị đối lập” sẽ được nhiều người
đang đấu tranh dân chủ hiện nay tán thành và
tham gia. Họ thà bị kết án đối lập còn hơn
là chống phá hay âm mưu lật đổ nhà nước, hai
tội danh có thể khiến họ ngồi tù không có
ngày ra. “Đối lập” là cụm từ phù hợp với các
hoạt động của họ nhất vì không ai có ảo
tưởng lật đổ chính phủ đương thời mặc dù
chính sách, con người trong bộ máy đang cần
cải tổ một cách triệt để.
Và cuối
cùng nhưng chưa phải là ít quan trọng, trong
khi đối thoại nhân quyền Việt Mỹ năm nay vẫn
còn bế tắc chưa được Việt Nam và Mỹ mở ra
trên bàn thương thuyết thì việc công khai
lên án đối lập của chính phủ Việt Nam có
phải là một cảnh báo tốt cho chính phủ Hoa
Kỳ hay không?
Nguồn : Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét