Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Lễ kỷ niệm truyền thống phong trào học sinh, sinh viên |
Những câu xưa của các thế hệ tiền bối:
“Một
lần không tin, vạn lần bất tín”; “mất niềm tin là mất tất cả”;… Đức tin
trong Kitô giáo cho rằng người tu hành, ‘con chiên của Chúa’ luôn luôn cần
đức tin: Tin vào điều ai đó nói, chấp nhận một lời tuyên bố; tin cậy người nào, khác với tin suông một điều
gì. Đức tin cần có cho sự cứu rỗi bao gồm “tin rằng” và “tin vào”, “lấy
gì để tin”, “tin thì được cái gì”, tức là phải có sự hiện hữu sự thật đủ sức
thuyết phục để người ta chấp nhận và tin cậy một người nào đó. Nhất thiết
cả bốn căn nguyên đó phải được làm rõ
trong thực tiễn cuộc sống, niềm tin đích thực phải đem đến cho con người, vì con người.
Có
người hỏi: “Tại sao không cần nhiều Viện nghiên cứu, tài liệu, giáo
trình, nghị
quyết, tập huấn, họp hành; không cần cồng kềnh bộ máy, nhọc nhằn tổ chức
mà các dân tộc trên thế giới, đời này sang đời khác
có rất nhiều tín đồ tự nguyện tự giác tôn thờ các tôn giáo mà họ chấp
nhận, họ
đặt niềm tin?”. Bởi lời dạy và các chỉ giáo đạo đức đi đúng nguyện vọng
con
người, lý giải có căn nguyên, đúc kết quy luật phù hợp tâm nguyện người
đời.
Hơn nữa, các đấng mà họ tin theo dù là người có thật hay nhân vật siêu
nhiên, thần thoại đều chưa có biểu hiện thất
hứa, chưa thấy làm điều gian ác, dối trá, không có sự hứa hão, nói mà
không
làm, hoặc nói một đường làm một nẻo. Lời nói và uy danh của họ vẫn giữ
được đức
tin. Và trong các đấng được tôn thờ, không có ai trong "một bộ phận
không nhỏ". Các thầy tu, thầy chùa giảng đạo, nhưng sau khi giảng họ
không đi làm các việc gian tham, lừa dối, ác độc. Như Samuel Johnson,
học giả người Anh thế kỷ thứ 18 nói: “Chúng ta thường
dễ tin người chúng ta không biết bởi họ chưa bao giờ lừa dối chúng ta”. Còn nhà
tâm lý học và triết học người Mỹ, ngài
William James nói: “Luôn luôn, ở bất cứ đâu, và đối với bất cứ ai, thật
sai lầm khi tin vào bất cứ thứ gì khi không đủ bằng chứng”. Tin ở
cái gì là quyền của mỗi con người. Không thể ép uổng, bắt buộc người ta
phải tin vào những điều không có thực, cái không có bắt phải nói có.
Từ nhiều thập kỷ qua, Đảng Cộng sản Việt Nam bị xói mòn dần và nhiều mảng lớn đã mất niềm tin trong nhân dân. Như vậy, chủ thuyết, đường lối, phương hướng vạch ra rất hay, hứa hẹn nhiều, quyết tâm dày đắp, quyết liệt hô vang, nhưng cuối cùng: “Không có gì”!, còn bị mất thêm. Thế thì bảo người dân phải tin tưởng, mà con tin tưởng tuyệt đối, vững chắc, thì ai mà chịu được. Đâu phải cứ ngồi trên ghế cao, đứng trên bục uy nghi nói hay mà không làm gì hoặc bắc loa hô khẩu hiệu là người đời phải tin, phải nghe. Nói thì dễ, làm mới khó. Vấn đề là anh nói như vậy, nhưng hành động cụ thể ra sao, kết quả thế nào, làm có đúng, có được như nói không?
Trong năm qua, nhiều bài phát biểu khai mạc, bế mạc các Hội nghị Trung ương 4, 5, 6, phát biểu và gặp gỡ cử tri nhiều nơi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không quên nhấn mạnh thực trạng đã đến mức cấp bách và báo động nguy cơ mất chế độ chính trị-xã hội do Đảng lãnh đạo bởi dân đã mất hết niềm tin rồi!
Ngày 9/1, tại lễ kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống HS, SV (9/1/1950 - 9/1/2013) ở ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói nghe sang sảng: “Việc giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, trách nhiệm tiếp bước cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt lên vai mỗi chúng ta. Dù còn nhiều điều trăn trở, hãy giữ vững niềm tin và truyền lửa cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau”.
Cùng ngày 9-1, phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo toàn quốc năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Chất lượng một số hoạt động, một số công việc của ngành tuyên giáo còn hạn chế, chưa được như mong muốn, nhất là chưa nắm chắc những diễn biến tư tưởng, tình cảm, tâm trạng trong các tầng lớp nhân dân, các tầng lớp xã hội để có đề xuất và có biện pháp thông tin, giải thích thích hợp, tạo đồng thuận cao hơn. Bây giờ nghe nhiều khó khăn, tiêu cực niềm tin không được như trước. Trong khó khăn càng phải giữ vững niềm tin. Ngành tuyên giáo làm sao phải tạo ra được niềm tin, giữ vững, củng cố, tăng cường lấy niềm tin, niềm tin vào Đảng, vào chế độ, vào nhân dân, vào khối đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng”.
Nghe những lời phát biểu như vậy, bà con cả nước lại thêm một lần nữa thấy lãnh đạo ta nói rất thông thạo lý thuyết, đúng đường lối, có bài bản, và người nghe cũng thuộc hết rồi. Ai còn lạ gì những phát biểu như thế cả mấy thập kỷ xã hội bị xuống cấp nhiều mặt vừa qua? Ai mà tin được miệng nói phẩm chất cách mạng, nhưng lại sống thiếu đạo đức cách mạng. Với những kẻ sống giả dối, không trung thực, "miệng nói nhân đức, tay chực dao găm"; "trước nói dân chủ, sau thủ chuyên chính", thì tin sao được?
Nhưng tin vào đâu, tin ở ai, tin cái gì, tin thế nào? Đó là những câu hỏi đang đặt ra rất nóng hổi và gay gắt về niềm tin. Hàng loạt sự kiện ầm ĩ, vụ việc long trời lở đất như năm 2012 vừa qua, hỏi người dân còn tin vào đâu mà giữ vững niềm tin? Nghị quyết Trung ương 4 hay, trúng, thiết thực, quyết tâm cao như thế, sau Hội nghị Trung ương 6 mọi người mới thấy là bị thua đau cả ván “bài cào”, tức là chẳng mạng lại kết quả gì, thêm mất công, tốn tiền, sinh ra nhiều hệ lụy phức tạp thêm. Có không ít người còn chút niềm tin nay cũng dốc hết sạch luôn.
Hết ông Bộ trưởng này đên nhà chính khách kia hứa ngon hứa ngọt, nói cứ vanh vách, nhưng làm được những gì? Các đơn, thư, kiến nghị gửi Bộ Chính trị, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, kể cả những thư gửi thẳng Chủ tịch nước, như có ai thèm trả lời không? Ngay như kiến nghị của tập thể sinh viên gửi Chủ tịch nước yêu cầu can thiệp vụ bắt nữ sinh Phương Uyên, nhưng vụ việc đúng-sai, phải-trái thế nào, có ai thấy Chủ tịch nước trả lời chưa? Thái độ dửng dưng, bàng quan, MACKENO, thiếu trách nhiệm, coi thường công luận và dư luận, biểu hiện khinh thường dân, vi phạm dân chủ rất rõ nét như vậy, ai tin được? Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh từng nói đó là sự "im lặng đáng sợ" cách đây 27 năm, nhưng nay thấy thực tế trên đời "đáng sợ hơn"! Cần nhắc lại: Lấy gì để tin? Tin cái gì? Tin vào đâu? Tin ai?
Chủ tịch nước nói: “Truyền lửa cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau”. Truyền lửa bằng cách nhồi nhét vào đầu đứa trẻ lớp 3 “Hai Bà Trưng đánh giặc lạ, đánh kẻ xấu”; Anh hùng biên phòng Lê Đình Chinh bị “côn đồ” đánh chết; rồi: Trung Quốc đánh ta, xâm lược nước ta, nhưng ta phải ghi ơn họ? Truyền lửa bằng cách cho công an đến các trường đại học, cấp ủy và chính quyền nhắc nhỏ các tổ chức Đoàn không cho sinh viên, thanh niên bày tỏ lòng yêu nước hay sao? Truyền lửa bằng cách ngăn chặn, trấn dẹp, răn đe những người bộ lộ thái độ yêu nước. Rồi đến cự sinh viên đấu tranh chống Mỹ nổi tiếng năm xưa, người có nhiều công lao đóng góp như ông Huỳnh Tấn Mẫm cũng bị công an theo dõi, chế ngự, hạch sách, ngăn cản, bắt, đe dọa hay sao? Truyền lửa bằng cách Đại tá Trần Đăng Thanh ngênh ngang "coi Trời bằng vung" giao nhiệm vụ cho các trường Đại học, cao đẳng về việc chặn đứng lòng yêu nước của sinh viên hay sao? Vân vân, rất nhiều chủ trương, chỉ đạo, động thái, kế hoạch, lực lượng, vụ việc theo kiểu đó…
“Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, và phát triển nhờ khoa
học” (Henri Fredẻic Amiel, nhà phê bình, triết gia Thụy Sĩ). Nhưng vơi snhững
niềm tin như thé, xã hộicó tồn tại không? Văn minh, khoa học có phát triển
không? Cho nên, từ những câu hỏi về niềm tin, Tiến sĩ Albert Schweitzer, nhà
triết học, thần học Đức, mang quốc tịch Pháp đã nói: “Con người cần ít đổ rắc
rối của mình lên môi trường xung quanh, và học cách thể hiện ý chí - trách
nhiệm cá nhân trong lĩnh vực niềm tin và đạo đức”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét