Tháng đầu năm 2013, theo thông báo của Cục thống kê lạm phát quay lại
với con số 7.7%. Đây là con số thực, nhưng mà ảo, vì tập tính văn hóa
tăng giá hàng hóa của dân mình vào những ngày sắp tết cổ truyền. Nó
không nói lên được thực chất của tình hình kinh tế đang tù đọng do giảm
sức mua trong suốt năm qua. Nhưng, nó báo hiệu cho một năm mới lạm phát
sẽ quay về, nếu chính sách tài khóa của nhà nước tung ra để phục vụ 3
đột phá kinh tế 2013: Ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng cao
hơn, và giảm lạm phát!
Nghe 3 đột phá thì có vẽ rất hay, nhưng nghịch lý với kinh tế học cơ
bản. Vì đã tăng trưởng cao thì ắt có lạm phát, do dòng tiền ào ạt ra thị
trường và đẩy sức mua mạnh lên, nhu cầu tăng, trong khi các doanh
nghiệp đang đình đốn và trong cơn phá sản, thì ắt sẽ dẫn đến cung hàng
hóa sẽ không đủ cầu, giá hàng hóa sẽ tăng, và lạm phát là điều tất yếu.
Nên ngay trong 3 đột phá thì cái đột phá thứ 2, thúc đẩy tăng trưởng
cao, nó là nghịch lý của giảm lạm phát trong tình hình kinh tế nước nhà.
Hơn nữa, cách đây 2 hôm, họp báo của chính phủ về hướng giải quyết kinh tế tù đọng trong năm 2013 có vấn đề nhức nhối là giải quyết thị trường bất động sản đang đóng băng. Hướng giải quyết của chính phủ thì không có gì khác với một bài viết của tôi cách đây hơn 3 tháng: Giải quyết "nợ xấu" của Việt Nam như thế nào?
Một mũi tên giải quyết được nhiều con chim. Thứ nhất giải cứu các sân
sau bất động sản đang chết chìm. Thứ hai, thúc đẩy tăng trưởng ảo sau
khi bị giảm nặng vì Nghị quyết 11/2011. Và cuối cùng là, làm một cú xén
lông cừu triệt để ra ngô ra khoai. Ai chết mặc ai, miễn "đảng" vẫn mạnh
khỏe và dìu dắt dân tộc đi từ "thắng lợi này đến thắng lợi khác".
Cách đây 3 hôm, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chính thức
bắt đầu công cuộc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2013 bằng cú bơm tiền với số vốn 10.000 tỷ đồng
cho Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD: Housing and
Urban Development Corporation. Một tổng công ty mà tập đoàn chính của nó
đã bị thủ tướng vừa mới ký lệnh giải tán cách đây 3 tháng, chỉ vì khả năng quản lý yếu kém sau 3 năm thí điểm.
Như vậy, trong tương lai gần, tiền sẽ được tung ra để giải quyết bài
toán bất động sản theo cái cách mà người phương Tây đã làm cho người có
thu nhập trung bình sẽ có nhà ở sau cả đời người làm lụng vất vả. Cách
này thì dòng tiền sẽ ra chậm hơn là cách mua ngay bán đứt như trước đây,
huyết mạch sẽ lưu thông và sức sống của xã hội sẽ hồi sinh. Nhưng dù
chậm thì dòng tiền vẫn cứ tràn ra thị trường và lạm phát sẽ quay trở lại
là điều chắn chắn. Thời điểm lạm phát phi mã có độ trễ của nó, nhưng
theo tôi, cuối quý 2 và chuyển sang quý 3 năm nay là có thể.
Vấn đề còn lại là, lạm phát sẽ ở mức nào? Và lạm phát đó nó có góp phần
cho các lãnh đạo suy nghĩ về việc làm sao chấm dứt bệnh nan y cho nền
kinh tế Việt Nam hay không? Vì với thể chế chính trị như hiện nay thì dù
có 2 chuyên gia về chống lạm phát của Nobel kinh tế học năm 2011
- Thomas J. Sargent và Christopher A. Sims - thì cũng bó tay, nên đừng
trách chính phủ hay thủ tướng. Vì kinh tế Việt Nam không phải là nguyên
nhân của vấn đề mà chính trị Việt là nơi phát sinh mọi vấn đề tha hóa và
suy đồi của xã hội Việt một cách toàn diện, trong đó có kinh tế buộc
phải sụp đổ. Đó là mối quan hệ biện chứng kinh tế chính trị học mà bất kỳ một sinh viên của bất kỳ đại học nào cũng thấy rõ, mà không cần phải là sinh viên hay chuyên gia kinh tế.
Nguồn : BS HOHAI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét