Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

15 thg 1, 2013

TRIẾT LÝ NHÓM LỬA - CHÂN DUNG TỨ TRỤ

Mái tóc bạch kim rạch đường ngôi thẳng thớn tạo bờm, cái trán ngắn có hai nếp nhăn mờ song song không đứt khúc, đôi mắt hẹp núp dưới cặp lông mày chim trĩ,  nhân trung khá sâu, hai đường pháp quyền hình cánh cung ôm lấy miệng, một gương mặt rất dễ dung hòa, dễ thăng tiến trong quan trường. Đó cũng là một con người rất chỉn chu giữ nếp nhà đồng thời rất bảo thủ, ít nhu cầu sáng tạo, không muốn thay đổi những gì đã có, không bứt phá… Người sở hữu gương mặt ấy là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư  Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hơn một năm trước, khi ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư, dù chả  bất ngờ, và cũng chẳng  kỳ vọng,  nhưng nhiều nhà báo đã nịnh hót thô thiển.


               
Một tờ báo đưa lời cô giáo Đặng Thị Phúc, rằng cách đây 56 năm, khi cô 22 tuổi và trò Trọng đang học lớp 4, cô đã “rất tinh tế và chuẩn xác khi đánh giá trò Trọng rất có tài có đức, triển vọng làm lãnh đạo”. Cũng tờ báo đó, dẫn lời  thầy giáo Nguyễn Gia Quế, chủ nhiệm lớp 9B, ca ngợi Nguyễn Phú Trọng là người có năng khiếu lãnh đạo tập thể rất tốt, ông nói: “Tôi rất nhàn khi trò Trọng làm bí thư chi đoàn kiêm trưởng lớp. Trong những buổi sinh hoạt lớp, tôi chỉ ngồi nhìn Trọng điều khiển!”.


Một thầy giáo khác ở trường phổ thông trung học Nguyễn Gia Thiều: “Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy Uỷ viên bộ chính trị, Bí thư thành ủy Nguyễn Phú Trọng đi xe máy về dự buổi hợp mặt của trường !”.


Giáo sư Nguyễn Lân Dũng thì bốc thơm tài, đức  Nguyễn Phú Trọng  khi ông làm Chủ tịch Quốc hội: “Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII là nhiệm kỳ thành công nhất, công đó có vai trò rất quan trọng của chủ tịch Nguyễn Phú Trọng. Mặc dù ngày 20-6-2006, người đứng đầu Quốc hội phát biểu rất khiêm nhường, là chưa hiểu biết nhiều về công tác lập pháp và hoạt động nói chung của Quốc hội! Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng rất khiêm nhường, dù ngồi trên ghế chủ tọa, nhưng Chủ tịch nhường cho các phó chủ tịch điều khiển, khi ở ngoài hành lang hội trường, Chủ tịch rất giản dị chan hòa với các đại biểu”.


Đại văn hào Uyliam Sechxpia nói: “Sự giản dị và khiêm tốn là thứ xa xỉ nhất của bậc trưởng giả!”.  Ông Nguyễn Phú Trọng đã biết sử dụng thứ xa xỉ ấy đúng lúc, đúng chỗ.


Chuyện các thầy cô giáo già hoài niệm về người học trò thành đạt của mình không nói làm gì, nhưng một trí thức bậc thầy và là đại biểu Quốc mấy khóa liền, như giáo sư Nguyễn Lân Dũng lại khen nịnh như thế mà không biết ngượng mồn thì kể cũng lạ?


Ai cũng biết, người thổi luồng gió mới vào Quốc hội, làm cho nghị trường có không khí dân chủ, những cuộc chất vấn  nhiều người muốn theo dõi là ông Nguyễn Văn An. Luồng gió mới ấy, ông Nguyễn Phú Trọng đã ngăn lại, như ông Dũng nói, là “ tiết chế căng thẳng” trong những phiên chất vấn.


Ấn tượng Nguyễn Phú Trọng để lại sâu đậm nhất trong nhiệm kỳ làm chủ tịch Quốc hội là,  khi Trung Quốc cắt cáp ngầm tàu thăm dò địa chấn,  đâm tàu cá, bắt ngư dân Việt Nam, vẽ bản đồ đường lưỡi bò trùm lên biển đảo Việt Nam và các nước khu vực… làm biển Đông sôi sùng sục, đại biểu Quốc Hội đề nghị đưa vấn đó vào thảo luận, thì ông cười, thản nhiên: “ Tình hình biển Đông không có gì mới, nói biển Đông mà không phải Biển Đông!”.

“Nói biển Đông mà không phải  biển Đông” là nói cái gỉ? Ông Nguyễn Phú Trọng không nói ra, bỏ lửng một câu  đầy ẩn dụ, đến nay vẫn chưa có lời giải! Phải chăng cái không phải biển Đông là 16 chữ vàng, là 4 tốt, là đụng chạm tới “Tình đồng chí môi hở răng lạnh” (!?).


Nguyễn Phú Trọng nhảy lên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, vinh quang tột đình sau 39 năm, kể từ ngày đầu tiên  đặt chân vào chốn quan trường,  không  một lần bị va vấp. Quãng thời gian bằng hơn nửa một  đời người  đó, hầu như ông chìm ngập trong đống sách vở lý luận chủ nghĩa Max-Lê: Phóng viên, biên tập viên, phó trưởng ban, trưởng ban rồi Tổng biên tập tờ Tạp chí cộng sản, cơ quan nghiên cứu lý luận độc nhất của Đảng cộng sản Việt Nam. Khi đã làm phó bí thư, rồi  bí thư thành ủy Hà Nội, ông vẫn là cây lý luận số một,  tác giả của Nghị quyết đại hội Đảng IX, X.  Người ta nói, ông là một lý thuyết  gia thuần túy  không phải là một nhân vật từng trải thực tế, ông vẫn tin vào chủ nghĩa xã hội, tin vào lý tưởng, là sẽ xây dựng được một nhà nước ưu việt thuần túy cộng sản ?


Về đời tư, Nguyễn Phú Trọng phần nào còn giữ được cái thanh liêm của những người cộng sản đi trước,  giữ được nếp nhà không để vợ con gây  tai tiếng. Đó là lợi thế của ông trong không khí ngột ngạt  bất mãn cao độ của nhân dân,  trước thực trạng cán bộ, đảng viên, trong đó một bộ phận không nhỏ là lãnh đạo lao vào hưởng thụ, bị những cám dỗ vật chất làm sa đọa.


Những ngày đầu làm Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng tỏ thái kiên quyết làm trong sạch nội bộ đảng. Ông tạm gác khẩu hiệu: “Đồng tâm, đồng chí, đồng ý, đồng lòng” (Nói chuyện với cán bộ cao cấp nghỉ hưu Hà Nội 9-2-2012) để “loại trừ những  cán bộ đảng viên hư hỏng ra khỏi đội ngũ”.
TBT giải thích về nhóm lửa với các cử tri Hà Nội
                    
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Một bộ phân không nhỏ trong đảng, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp thoái hóa hư hỏng đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ”. 
Ông  có một câu rất nổi tiếng “Đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người!”. Thực ra, câu nói này không phải là phát kiến của ông, mà ông nhắc lại một luồng dư luận như thế đang rất phổ biến trong xã hội, để thể hiện TBT dám “nói thẳng nói thật”. Câu nói này mà phát ra từ miệng người nảo đó, thỉ chắc chắn sẽ bị chụp ngay cái mũ “Thế lực thủ địch!”. Nhưng đó là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông bày tỏ sự bức xúc thực tâm, và nó đã  thành  nội dung cốt lõi trong Nghị quyết trung ương 4: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay!”.
Ông cùng không quên những câu nói thẳng nói thật khác trước đông đảo cử tri Hà Nội: “Tiêu cực, tham nhũng nhìn đâu cung xthấy, sờ vào đâu cũng có, Trung ương cũng sốt ruột lắm”. Nhưng rồi cái máu nghề nghiệp của thầy giáo triết học - đường lối, của nhà Tuyên giáo, của ông Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương năm nào lại xen vào: “Tuy vậy, xem xét, giải quyết phải hết sức khách quan, biện chứng”! Và quả nhiên điều đó là tất yếu đối với ông, chủ thể nếp tư duy vốn đã mặc định của nhà chuyên nghiệp
 phn ánh lun mácxít-lêninnít.

Chưa có nghị quyết nào của đảng được dân kỳ vọng đến thế và thất vọng đến thế, thất vọng ê chề!


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá rất cao Nghị quyết trung ương 4.  Ông ví Nghị quyết trung ương 4 như một “cuộc tắm rửa vĩ đại nhất” trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Ông hạ quyết tâm  phải làm thật kỹ lưỡng, thật cụ thể, không xuê xoa, không bênh che, nể nang,  phải “loại trừ những cán bộ, đảng viên hư hỏng ra khỏi đội ngũ!”.  Và ông đặt Đảng cộng sản lên thớt: “Đợt này mà không làm đến nơi đến chốn, không thành công thì không còn cơ hội nào nữa để đảng lấy lại hình ảnh và niềm tin trước dân!”.


Một cuộc vân động rầm rộ, hơn 700 tờ báo chính thống cất lên một bản đồng ca, một cuộc thanh lọc nội bộ được nguyên Thượng tướng Tổng bí thư Lê Khả Phiêu ví như một chiến dịch cực lớn,  huy động đủ các loại xe tăng đại bác!

Không biết trong chiến dịch này, ngoài công sức, Đảng cộng sản Việt Nam ngốn hết bao nhiêu tiền của dân, nhưng kết quả cuối cùng là một gương mặt méo mó, một giọng nói nghẹn ngào như bật khóc: “Bộ Chính trị đã thống nhất 100% xin được nhận một hình thức kỷ luật, và xin hình thức kỷ luật một đồng chí. Nhưng 100% Ủy viên Trung ương bỏ phiếu không kỷ luật Bộ chính trị và đồng chí X”. Thật bi hài!
                 
Ba cuộc hội nghị liên tiếp, các cuộc họp của Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban chấp hành trung ương, rồi hội nghị cán bộ toàn quốc…, cuộc  “tắm rửa” kéo dài gần một năm trời, với khẩu hiệu “Nhìn thẳng vào sự thật, không giấu giếm loanh quanh, vạch mặt chỉ tên, không phân biệt bất kỳ ai”, kết quả là một dãy số không: Không chỉ ra được bộ phận  phận nào thoái hóa biến chất? Không vạch được nhóm lợi ích nào? Không biết bầy sâu nào? Không chỉ ra đồng chí X là ai? Không kỷ luật Bộ chính tri! Không kỷ luật đồng chí X, dù hình thức nhẹ hều chỉ là khiển trách cho có, mà cũng không có! …
                  
Nguyễn Phú Trọng đã có thể rực lên như một ngôi sao sáng, nhưng ông đã để vuột mất cơ hội! Bây giờ uy tín của ông  thấp hơn nhiểu so với lúc  xuất phát.
                 
Phải nói thẳng, đây là việc ngoài ý muốn của Nguyễn Phú Trọng, không như người ta nói ông không muốn làm. Tương quan lực lượng không cho phép ông làm. Và cái  đống rác  Nông Đức Mạnh bỏ bê, dồn đống mười năm để lại  quá to!
                 
Giá như  Nguyễn Phú Trọng mở lòng nói thật, chắc chắn nhân dân thông cảm cho ông. Nhưng  hình như  cái tuổi Giáp Thân cầm tinh con khỉ, quá khôn ngoan và có đặc tính loanh quanh, nên ông không thừa nhận thất bại mà xuê xoa trám nhét, như người ta dùng bao bố trám nhét thủy điện Sông Tranh! Năm Nhâm Thìn 2012 được coi là “năm Tam hạp Thân - Tý - Thìn của ông, thế mà hầu như ông bị thiếu chí quyết, kém bản lĩnh, thiếu nhạy bén chớp thời cơ, nên vẫn ít được mỹ mãn? Cơ hội thì không thể đến hai lần.
                     
Trước kia ông riết róng bao nhiêu, giờ xuê xoa bấy nhiêu. Ông dùng cách chẻ chữ để ‘mềm hóa’, ‘đảo chiều’ những khái niệm chính ông nêu lên rồi chính ông phủ định!
                    
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Nghị quyết trung ương 4 ban hành trước hết là cảnh tỉnh với những người đang ngủ quên. Bên cạnh đó là răn đe, ngăn chặn những suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống”.  Rồi ông hỏi và tự trả lời: “Vừa rồi chúng ta răn đe được chưa? Khối anh sợ đấy!”. Ông nói: “Lấy cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe ngăn chặn, trên tinh thần đồng chí thương yên nhau là chính” và  “Không phải cứ kỷ luật là tốt. Kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù hằn, đối phó, thành phe phái rối nội bộ, phải khoan dung, đó là phần nhân văn đặc thù của Việt Nam!”.
           
Từ sự giải thích vòng vèo như vậy, nhà lý luận ‘Mácxít’ số 1 Việt Nam đưa ra cái “Triết lý nhóm lò” khi tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 1/12/2012, biện minh cho sự bất thành sau Hội nghị Trung ương 6: “Làm sao cố gắng để với tinh thần nhân văn của Bác Hồ. Kỷ luật sắt nhưng với tinh thần tự giác. Ví như nhóm một cái lò, có củi khô, có củi tươi, có củi vừa vừa. Nhưng quan trọng nhất là bước đầu phải nhóm được cái lò lên, tạo thành hơi ấm thì khi đó củi khô, củi tươi đưa vào cũng phải cháy hết. Sâu xa là như thế. Phải đồng lòng, nhất trí hết, nhóm lò lên”.

Đưa ra để luận giải triết lý này, chắc ông đã đọc kỹ truyện ngắn ‘Nhóm lửa’ (Tiếng gọi nơi hoang dã) của nhà văn Jack London. Và chắc chắn ông đã thuộc bài thơ ‘Nhóm lửa’ của Cụ Hồ đăng trên báo ‘Việt Nam Độc lập’ ngày 1/8/1942: “Lúc leo lét bắt đầu nhóm lửa / Biết bao nhiêu là sự khó khăn? / Chỉ đìu hiu một mảy gió xuân / Cũng lo sợ lửa khi tắt mất…. / Việc cách mạng cũng là như thế / Bước ban đầu là bước gian nan… / Hở một chút, tức là thất bại / Sai một li là hại cho dân”. Dù nói vậy, nhưng bao nhiêu củi khô ngon lành nhưng thứ thì bị mất cắp, thứ thì ông ‘đem cho’ người ta hết rồi, lấy gì nhóm nữa đây? Mà nếu có thì ngay đến củi khô ông cũng đâu có dùng đúng lúc, dùng khi cần để ‘nhóm lò’? Nhưng trong bài thơ “Nhóm lửa” thì Bác Hồ không dạy cái “tinh thần nhân văn”, Bác nhấn mạnh về sự kiên trì, khéo léo, nhưng đừng để hở, đừng làm sai, dù chỉ hở một chút, sai một li là thất bại, lửa bị tắt ngóm.
Cơ hội giành thắng lớn Nghị quyết TW 4 đã đến, như lửa đã cháy lên, nhưng ông lại chần chừ, xao nhãng, để mất cơ hội từ trước Hội nghị Trung ương 6. Ai cũng biết khi đó, ông và số đông trong Bộ Chính trị đã để ‘hở một chút” và quyết định “sai một li”. Đã biết chắc chắn rằng ‘một bộ phận không nhỏ’ tất yếu là bỏ phiếu sẽ chiếm tỉ lệ cao, mà còn sơ sẩy như vậy, quả là đáng tiếc cho ‘người nhóm lò”. Một cuộc cách mạng mà gom luôn người xấu người tốt vào một rọ như thế tính triệt để và minh bạch ở đâu hở ông …trời. Cho nên, bạn đọc Huỳnh Văn Úc đã viết trên blog Nguyễn Tường Thụy: “Bỗng dưng từ đâu ào ào nước đổ / Người buồn, lửa tắt, sâu cười”.
              
Trong khi xuê xoa với đồng chí mình, Nguyễn Phú Trọng riết róng với dân. Ông ngăn chặn tức thì việc quyền tư hữu của người dân trong sửa Luật đất đai, cứ khư khư giữ “sở hữu toàn dân” một cách chung chung, tưởng ai cũng có phần trong đó, nhưng không ai có quyền gì về sử dụng đất; và thẳng thừng bác bỏ việc sửa đổi điều 4 Hiến pháp. Ông Nguyễn Phú Trọng  vẫn giữ nếp cũ là nghĩ thay, nói thay  dân. Ông nói: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử!” ( Phát biểu ở trường đảng cao cấp Nico Lopez, Cu Ba )
                 
Một kiểu lý luận giáo điều như thế mà đem sang rao giảng ở trường  đảng cao cấp Nico Lopez, Cu Ba, để phải chăng vì thế,  bà Tổng thống Brazil Dima Rouseeff  phải từ chối đón tiếp vào phút chót, gây ra vụ Scandal chưa từng có trong ngành ngoại giao Viết Nam, người ta nói “Trước kia các lãnh tụ Việt Nam hình như chơi trò giấu bài kín đáo và khôn ngoan hơn!”.
              
Ông Nguyễn Phú Trọng bây giờ hay dùng hình thức số hóa và quy nhóm  kiểu Trung Quốc. Nói chuyên ở Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo ngày 9-1-2013, ở Hà Nội vừa qua ông nói: “Công tác tuyên giáo vừa qua  8 ưu điểm, 10 hạn chế, 5 nguyên nhân, 7 nhiêm vụ, 6 giải pháp” và ông  đổ cho “thế  lực thù địch làm giảm niềm tin của nhân dân vào đảng, âm mưu “Làm xanh hóa cái đầu đỏ!”. Ông Trọng nói: “Bây giờ các thế lực bên ngoài thấy chúng ta chăm chút công tác tư tưởng, uốn nắn những tư tường lệch lạc, thì họ bảo là bất đồng chính kiến chúng ta lại đi trừng trị, vi phạm quyền con người!”.
                
Không biết Nguyễn Phú Trọng ám chỉ cái “Thế lực bên ngoài” là bọn nào, nhưng dứt khoát không phải Trung Quốc, ví ông đã khẳng định “Tiếp tục vun đắp quan hệ láng giềng tốt,  xây dựng hòa bình và hữu nghị, chống âm mưu phá hoại từ bên ngoài, ổn định hợp tác phát triển cùng nước bạn!” (Phát biểu trong chuyến thăm Lào Cai).
               
Ông Nguyễn Phú Trọng có một câu nói rất đúng: “Mỗi người nghĩ một khác, mỗi người thích đi một hướng thì làm sao chở được con đò sang sông!?”.
              
Một hệ thống chính trị quyền lực thuộc về nhân dân, do dân, phụng sự lợi ích của dân chứ không phục vụ lợi ích một đảng phái, một phe nhóm, một số người giàu có, thì chính thể đó, dù như con thuyền chẳng may mắc cạn, dân cũng chung tay chèo chống qua sóng gió hiểm nguy. Đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân! Hình như Nguyễn Trãi nói như vậy!

Nguồn: MINHDIỆN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét