Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

28 thg 9, 2011

Chuyện của blogger Beo và con “trym” yêu thương


http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/09/05/110905123631_nguyen_van_huong_304x171_nguyenvanhuong_nocredit.jpg

Trên mạng bây giờ nổi lên có một vài cái blogs lề phải của mấy đồng chí Hồng Vệ Binh thuộc dạng có tiếng tăm mà nhiều người biết đến, cũng có lẽ vì cái "mùi" của các blogs đó hơi bị nặng, bởi vậy nên mỗi khi người ta so sánh sự u mê của mấy blogger lề phải với tư tưởng chủ đạo theo khẩu hiệu "ta nhất định thắng còn địch thì nhất định thua"  hay "Cò đảng thì còn tiền" thì tôi tin rằng chắc chắn người ta lấy blogger Beo - Hồ Thu Hồng, Tổng biên tập báo Thể thao TP HCM  và blogger  đại úy Nguyễn Văn Minh phóng viên báo Quân đội Nhân dân ... ra làm dẫn chứng.

Tất nhiên đối với cá nhân tôi, một người sinh ra, lớn lên, được giáo dục và trưởng thành trong chế độ độc tài cộng sản nhưng tôi đã hiểu, biết và luôn  tạo cho mình một ý thức  phải suy nghĩ trên tinh thần tôn trọng mọi suy nghĩ khác biệt của các cá nhân khác, do vậy thì chuyện người ta viết gì, nói gì hay ủng hộ ai hay ủng hộ xu hướng gì trên blog cá nhân là quyền của họ mà chúng ta phải có trách nhiệm phải tôn trọng. Đó là nguyên tắc của đa nguyên và tự do tư tưởng, điều này ngay cả những bạn bè của tôi hiện nay, những người ngày xưa sống khác chiến tuyến với cha anh của tôi nay họ có điều kiện sống ở các nước tự do dân chủ mà cũng còn không ít người không hiểu hết giá trị của nó để mà thực hiện trong vai trò của các members chúng ta thường thấy trên mạng internet. Điều này cho thấy việc cải tạo tư tưởng cho mỗi cá nhân người Việt bất kỳ họ sống ở đâu, trong xã hội tự do hay xã hội độc tài là một việc không hề đơn giản, nhất là khi tôi hay được nghe như người ta thường nói  “Bọn ngu thì bao giờ cũng đông!”, câu này bạn hãy ngẫm xem đúng hay sai?
Trên blog Tin tức hàng ngày của tôi và một số trí thức khác luôn lấy tư tưởng này làm trọng cùng với chủ trương mang tới cho bạn đọc những thông tin không thiên lệch vì sự tiến bộ của Dân trí & Xã hội Việt Nam. Có nghĩa là  mọi thông tin hay, dở  bất kể nguồn gốc xuất xứ của báo lề trái hay lề phải mà thấy rằng bạn đọc sẽ quan tâm là chúng tôi cho đăng tải để chia sẻ cùng bạn đọc. Làm báo nhưng chúng tôi sẽ không  muốn định hướng cho độc giả,  vì đơn giản như thế là coi thường bạn đọc, do vậy chúng tôi muốn độc giả đọc và  tự rút ra đúc kết của mình qua mỗi mẩu tin hay bài viết. Tuy nhiên trên thực tế, cũng có không ít không ít ý kiến của các thành viên trong Ban Biên tập, Admin hay một số bạn đọc không ủng hộ quan điểm này. Họ muốn bạn đọc chỉ xem thông tin chống cộng một chiều như bao nhiêu các báo hay blog lề trái khác. Tôi thì luôn luôn phản đối với lý do  rất đơn giản là nếu làm như vậy thử hỏi khác gì cách báo chí của chính quyền Việt nam  đang làm hiện nay?
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng trong một lần gặp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Michalak.

Vì lẽ đó những bài viết của blogger Beo – Hồ Thu Hồng và đ/c đại úy Nguyễn Văn Minh – Báo Quân đội Nhân dân là những món ăn tinh thần thuộc dạng đặc sản. Hầu hết bạn đọc trên trang Tin tức Hàng ngày của chúng tôi khi họ thấy tên tác giả là hai blogger nói trên là họ lăn xả vào ngay để đọc và … kèm theo commets để rủa xả.  Riêng với tôi thì  thấy những blogger này họ có biệt tài, tuy mình biết  mánh của họ nhưng mà tôi không dám bắt chước, vì lương tâm không cho phép mình làm những điều xuyên tạc, bịa đặt như họ. Đã đành là nhà báo thì sống bằng nghề cầm bút, viết bài thì có nhuận bút để bù đắp cho sự lao động bằng trí tuệ, ai cũng vậy và xã hội nào cũng thế.  Nhưng nó chỉ khác ở chỗ một bên thì được tự do viết những gì mình nghĩ, người khác nghĩ và giữ đúng lương tâm của kẻ cầm bút, một bên thì hoàn toàn ngược lại.
Đại úy Nguyễn Văn Minh – Báo Quân đội Nhân dân cũng nằm trong số  thứ hai như mọi nhà báo xã hội chủ nghĩa khác, nhà báo của đảng thì phải viết nâng bi cho đảng, đảng ta ủng hộ Chủ nghĩa Xã hội và chống dân (làm) chủ thì họ cũng phải hùa theo viết bài chống dân chủ.  Do vậy có trách họ cũng chẳng được, vì chuyện bát cơm manh áo thì khó nói lắm. Cũng có lẽ do họ bị nhồi sọ quá lâu và quá nhiều nên đến nay họ còn chưa biết rằng cái phe xã hội chủ nghĩa  ấy giờ chỉ còn có vài ba nước lèo tèo còn lại mà thôi, thành tích về các quyền tự do của con người thì  luôn luôn đội sổ. Về đối ngoại chính họ lại không đoàn kết, về đối nội thì áp dụng một thể chế chính trị chuyên chế, độc tài, khiến cho thế giới chẳng ai ưa. Khi mà bất công xã hội ngày càng gia tăng một đằng thì quan chức tham ô , nhũng nhiễu, đạo đức tha hóa suy đồi, còn đằng khác số đông dân chúng thì nghèo khổ, kiếm ăn từng bữa, cơm chẳng đủ no. Những suy nghĩ như trên là của tuyệt đại đa số người dân trong nước không biết hoặc số người biết cũng rất ít.
Blogger Beo – Hồ Thu Hồng
Nhưng đối với Blogger Beo – Hồ Thu Hồng thì bà ta  thừa biết chuyện đó, nhưng biết lại giả như không biết mới là điều hết sức nguy hiểm theo kiểu cái lối ca ngợi (chứ không phải ngậm miệng ) để ăn tiền, nên nhớ blogger Beo viết  blog không vì tiền nhuận bút để sống mà viết blog để chơi, để thể hiện đẳng cấp, để chọc ngoáy người khác cho vui , bởi vì tiền của Beo nhiều thì có anh dzai viện trợ nhiều như quân Nguyên. Điều đó dễ dàng thấy trong các bài biết của blogger Beo, văn chương thì cố tình ấm ớ hội tề , nội dung thì diễu cợt (anh Chí Phèo gọi bằng cụ) chả biết sợ bố con thằng nào. Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất của nước CH XHCN Việt nam thì Beo gọi là Cuốc hội thì đã khiếp chưa? Sở dĩ nói Beo không viết vì tiền nhuận bút để sống mà viết blog để chơi vì ai ai cũng biết Beo đang là gái bao  của một vị tướng công an. Chả thế mà các phiên tòa xét xử các vụ án chính trị quan trọng thì bao giờ người ta cũng thấy Beo hiện diện, chắc không biết có phải Beo đến để lo lấy tư liệu cho vấn đề thể dục thể thao của mấy bị can? Đó là chưa nói đến chuyện Beo biết nhiều thông tin bí mật của vị tướng kia bật mí cho, nhất là Beo đã từng viết trên blog cá nhân nói Kami là người của đảng Việt tân hoạt động ở Thái lan, là kẻ chỉ điểm cho An ninh Việt nam bắt anh Lê Công Định :D. Con người ta là thế, cứ tưởng mình là gái bao của ông nọ ông kia thì sẽ đương nhiên là bà nọ bà kia,  vì thế cũng phải chịu khó hóng hớt moi tin của anh dzai để giải quyết khâu oai, phải có cái mà thể hiện vời bạn bè, không có thì sợ quê một cục (không có chóp). Ngược lại anh dzai kia cũng thế, cũng phải nói làm phách cho nó oai tỏ ra cái gì mình cũng biết. Cuối cùng là chuyện của một đôi mèo mả gà đồng, buôn chuyện cho vui.
Chuyện đời tư của Beo thì nhiều người đã viết, như bà Dương Thu Hương, blogger Người Buôn Gió, blogger Trềnh A Sáng  …, vâng nhiều lắm không kể xiết vì dù sao Beo cũng là người nổi tiếng. Ai muốn tìm hiểu xin cứ dùng công cụ tìm kiếm của Google mà search Hồ Thu Hồng thì ra cả đống các bài viết về chiến tích oanh liệt của chi ta.  Xin trích một đoạn trong “Thư ngỏ” của nhà văn Dương Thu Hương viết về blogger Beo (trích)Tôi không cho cô Hồng là một trí thức đích thực, bởi có cố gán cho cô ta chức danh ấy cũng chẳng ai tin, nhưng sự thực là cô Hồng đang giữ chức tổng biên tập của tờ báo Thể Thao TpHCM, vậy thì muốn hay không cô Hồng cũng được xếp vào hạng tinh hoa xã hội. Cứ cho rằng cái ghế này cô có được là nhờ uy lực của tình nhân Nguyễn Văn Hưởng tức Trần, nhưng bấy lâu nay thiên hạ vẫn chấp nhận vị trí này theo cách chính danh, vậy qua đó, liệu ta có thể nhận thức được chất lượng xã hội hay không?

Hồ Thu Hồng là gái bao. Gái bao và gái điếm là nghề bán dâm, hoặc theo thời hạn dài, hoặc theo từng cú. Theo lẽ thường, đã hành nghề này thì phải náu mình trong bóng tối, bởi kẻ mua dâm có một gia đình với tất cả các mối liên hệ chằng chéo xung quanh nó. Y có một người vợ mà y không thể bỏ, bởi bà ta là những cơn si mê ân ái đầu đời, người đã chia xẻ với y những ngày cơm rau muối và là mẹ của những đứa con y, y có những đứa con và những đứa này sẽ phải lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái. Không một ai muốn thấy chồng mình, bố mình, ông nội hay ông ngoại mình chường mặt ra ở nơi nhà thổ, bởi hình ảnh đó sẽ gieo những tổn thất không thể cứu vãn.

Vì những lý do cổ truyền ấy mà ngay ở nơi tự do tình ái có thể trượt quá đà như nước Pháp, cũng chẳng có một thứ gái bao nào kêu ổng ổng lên khoe khoang “chiến lợi phẩm” như cô Hồ Thu Hồng. Sự khoe khoang này chỉ có thể xảy ra do hai duyên cớ:

- Hoặc một sự vô liêm sỉ ngoại hạng, ca tối ư đặc biệt.

- Hoặc một bộ não vô năng mà sự vận hành hoàn toàn tuân theo chỉ thị của cái dạ dày và phần dưới rốn. Tôi định nghĩa vắn tắt hơn: suy nghĩ bằng dạ dày và hai quả cật.
Tôi thì cũng chả quan tâm đến dạng người như thế, người ta  bây giờ có câu đại ý là đừng tin chuyện của ca – ve, đừng nghe chuyện mấy thằng nghiện hút. Với tôi chuyện Beo viết trên blog cá nhân của  bà ta cũng thuộc dạng  đại loại như vậy không hơn mà cũng chẳng kém và kể cả những lời trong bài viết của bà Dương thu Hương thì tôi cũng nghĩ đó là chuyện của đàn bà với nhau, mình đàn ông không nên xen vào.
Nhưng hôm nay được đọc bài Blogger Beo – Tướng Hưởng, Wikileak và các ông Mỹ của Beo viết trên blog cá nhân tự nhiên thấy lạ và hình như có cái chi đó không ổn cho lắm, nên cũng tham gia có  một vài ý kiến.  Vì bài viết  này khác hoàn toàn với những bài trước kia của Beo mà độc giả thường thấy trên blog Beo, lần này thì hình như nó có cái gì hơi bị nghiêm túc  thì phải, có lẽ do tình thế của anh dzai bây giờ đã khác trước ? Bài viết  nói trên có nội dung đại ý Beo biện minh để bênh cho anh dzai của mình là đồng chí  thượng tướng công an mục đích để thấy sự xảo trá đến hài hước của bọn Mỹ thế lực thù địch, nơi hai đứa con của Beo đang sinh sống và học tập , trong bài có đọa viết “Wikileak tiết lộ 2 bức điện đánh đi từ sứ quán Mỹ tại Hà Nội, báo cáo nội dung làm việc giữa Tướng Hưởng và phái đoàn Mỹ về Bộ Ngoại giao. Beo sẽ đăng nguyên văn hai bức điện và ngay sau đó là xả băng, cũng nguyên văn, toàn bộ cuộc đối thoại để thấy  , và chắc chắn không riêng gì ngoại giao Mỹ“.
Mà theo Beo cho biết, anh dzai của mình là một người (trích) “Tốt nghiệp tiến sĩ luật, tướng Hưởng có một thời gian rất dài được đào tạo và chinh chiến ở ngoài nước trước khi về nắm cục Mỹ (gọi tắt thế cho dễ nhớ) đầu những năm 90, thế kỉ trước. Thế nên ông có mặt, dĩ nhiên phía sau hậu trường, gần như xuyên suốt toàn bộ quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, từ thuyết phục Mỹ bỏ cấm vận Việt, thuyết phục …Việt kí kết WTO cho tới bây giờ, khi ông rời bộ Công an sang giữ chức phái viên Thủ tướng. Hơn 10 năm trở lại đây, tất cả các quan chức ngành ngoại giao Mỹ (ngang cấp) khi vào Việt Nam đều đề đạt yêu cầu được gặp riêng ông“.
Riêng với ông tướng công an, anh dzai của Beo trình độ thấp hay cao, có đáng để phía Mỹ đánh giá thâp hay không thì xin bạn đọc đọc thêm bài phản biệncủa tôi sau khi ông ta có bài viết “Hãy hiểu đúng về Nhân quyền ở Việt nam”về vấn đề nhân quyền đăng trên Tạp chí Nhân quyền Việt nam số đầu để kết luận. Nếu ông tướng công an kia viết cho xong nhiệm vụ hòng xuyên tạc sự thật về khái niệm nhân quyền với mục đích ngu dân thì không có gì đáng nói, còn nếu thực sự hiểu biết của ông ta về vấn đề quyền con người như vậy thì tôi nghĩ khi nghỉ hưu nên thu xếp cho ông ta sang nghỉ dưỡng già ở nước Đại Ngu thì có lẽ thích hợp nhất.
Đành rằng vị tướng (anh dzai) kia đã đến tuổi nghỉ hưu, nhưng vẫn còn được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quan tâm giữ lại làm vai trò Phái viên của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề An ninh Tôn giáo. Trường hợp này, nếu lấy câu “Làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại” ra để suy thì cũng khó đoán ai là người dại, ai là người khôn? Chắc không ai dám bảo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là thằng không khôn, kể cả Thủ tướng Dũng ít học, cho dù đó là sự thật hiển nhiên đi chăng nữa (!?). Để khẳng định thì xin bạn đọc đọc bài nàycủa BBC đăng gần đây với tiêu đề “Wikileaks – Hoa kỳ:  ‘Chê Tướng Hưởng khen Tướng Tô Lâm“, nội dung có đoạn (trích) “Điện tín rò rỉ từ Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đánh giá thấp hiểu biết của Thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng về Hoa Kỳ khi còn tại chức nhưng tỏ ra khen ngợi một vị tướng khác, hiện là thứ trưởng công an.
Thế mới biết các cụ nói câu gì cũng cấm có sai, đó là câu “Xấu chàng thì hổ ai”, nên chuyện  tự nhiên thấy Beo mang chuyện riêng tư của anh dzai mình ra thanh minh thanh nga trên blog cá nhân của mình thì cũng chẳng có gì là lạ. Chỉ tiếc một điều cho Beo, là  Beo không biết lý do rằng trước đây khi anh dzai còn tại chức, quyền lực đầy mình hét ra lửa, cho đứa nào sống thì sống, bắt chết là phải chết, một chữ ký của anh dzai có giá cả trăm ngàn đô la Mỹ và chuyện Beo nói rằng hơn 10 năm trở lại đây, tất cả các quan chức ngành ngoại giao Mỹ (ngang cấp) khi vào Việt Nam đều đề đạt yêu cầu được gặp riêng ông anh dzai của Beo là do đâu. Do anh dzai của Beo tài giỏi thực sự hay là do chỉ vì anh dzai của Beo có chức có quyền?
Một điều buồn cười không thể không nói ra, đó là khi blogger Beo đã cho xả một cuốn băng ghi âm, mà theo Beo băng ghi âm này là bằng chứng để cho thấy để thấy sự xảo trá đến hài hước của nhành ngoại giao Mỹ, của nhà báo Nguyễn Như Phong,  nguyên phó TBT Báo Công an Nhân dân hiện là Tổng biên tập báo Năng lượng mới (Ptrotimes), một ông “cuội” nổi tiếng  trong chuyện đổi trắng thay đen trong làng báo với bài viết Sự thật về Libya và Gadhafi gần đây nhất mà dân cư mạng ai mà không biết.  Trong khi Gadhafi một kẻ độc tài sắp thành thây ma, vừa bị dân chúng nổi dậy lật đổ  báo chí nhà nước ta phải thừa nhận  “Kadhafi sắp hết nơi ấn náu” , Liên hiệp quốc thì đã phế bỏ, phía Việt nam  cũng đã chính thức công nhận nhà nước Libya mới của TNC và bằng chứng trên báo Thanh niên cho thấy sự thật về Libya và Gadhafi là “Tìm thấy 1.270 hài cốt tù nhân ở Libya “ bị giết hại bởi chế độ của ông Gaddafi trong một vụ thảm sát nhà tù năm 1996″. Thì ông Nguyễn Như Phong trong bài viết trên vẫn cho rằng “Kadhafi ở trong trái tim của hầu hết mọi người dân châu Phi như một con người độ lượng và giàu tinh thần nhân văn..“. Cũng có lẽ Beo lo nghĩ nhiều vì anh dzai hết chức hết quyền thì nồi cơm của nhà Beo cũng bị ảnh hưởng nên đã lú mất rồi, chắc hẳn Beo còn chưa quên việc Báo Hà nội mới  tiếng nói của đảng bộ Hà nội còn trâng tráo cắt xén lời nói của  Tổng Giám mục Hà nội Ngô Quang Kiệt,  thì cái loại bằng chứng của Beo đưa ra chắc chỉ có ai điên thì mới đi tin.  Mà nguyên tắc của người làm báo là trăm nghe không bằng một thấy, để thuyết phục cho cái băng ghi âm kia là có thật hay không, sao blogger Beo không cho một cái nguồn audio để bạn đọc họ nghe để kiểm chứng? Là Tổng Biên tập một tờ báo sao Beo không hiểu nguyên tắc tối thiểu đó của người làm báo?
Một điều nữa chắc chắn Beo thừa biết và đã tới mức Beo phải dùng cái blog cá nhân của quần chúng để thanh minh, thanh nga cho anh dzai, một đồng chí nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, UVTW đảng và là người đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định xử những nhân vật đấu tranh dân chủ hoặc vận động nhân quyền ở Việt nam. Không biết có phải là trong lúc chính quyền nhà nước ta có tới hơn 700 tờ báo hình, tiếng, giấy, online sao chả thấy báo nào, ngay cả mấy tay thuộc hạ cũ như Hữu Ước – Báo CAND,  Đào Lê Bình – Báo ANTĐ, Nguyễn Như Phong – Petrotimes cũng chả thấy cựa quậy lên tiếng để bênh thủ trưởng cũ của ngành mình. Vậy có bao giờ Beo tự hỏi mình và anh dzai của mình giỏi thật hay dốt thật hay không? Hay là vì giờ đây anh dzai của Beo đã hết vị, chẳng ma nào nó thèm ngó để rồi tiếp theo rơi vào cảnh như người ta thường nói “Còn tiền còn bạc còn đệ tử, hết cơm hết rượu hết ông tôi”? Hơn nữa chắc là anh dzai của Beo dốt thật giờ không chức, không quyền, tiền thì không chịu chi thì ma nào nó quan tâm, hơn nữa bọn đàn em giờ cũng khốn nạn như sếp của chúng, nghe thấy thủ trưởng cũ bị  các thế lực thù địch họ chê dốt nó cũng cười và rủa thầm trong bụng chúng nó hai chữ đáng đời.
Còn nữa, chuyện của ngoại giao nó là thế, hình như cụ Nguyễn Du trong chuyện Kiều có câu “Bề ngoài thơn thớt nói cưới./ Bề trong nham hiểm giết người không dao” trong trường hợp  công việc đối ngoại của anh dzai Beo cũng đáng suy nghĩ lắm chứ? Chuyện bình thường mà sao phải gọi thế là sự xảo trá đến hài hước của ngành ngoại giao? Tại sao một người hơn 50 mùa lá rụng và là Tổng Biên tập một tờ báo của Nhà (máy) nước lại có thể ngây ngô đến như vậy?
Thời thế của Beo đã chuyển sang một ngưỡng mới, có lẽ bây giờ đã tới lúc clàm cho Beo mở mắt để thấy rõ lũ người người ăn ở bạc bẽo, khi người ta còn chức còn quyền thì chúng nó nịnh bợ, tử tế đến khi không còn chức quyền nữa thì đối xử không ra gì, thờ ơ lạnh lùng coi như không quen biết. Đã tới lúc Beo và anh dzai của Beo sẽ bước sang một trang mới, khi đương chức đương quyền thì anh dzai của Beo thi nhau “xúc”, Beo  thì vỗ tay để cổ vũ động viên khi anh dzai vơ vét. Giờ tới lúc hết chức hết quyền, hết bổng lộc thì  cả đôi sẽ quay sang trở thành “bức xúc”. Cứ cái đà này hết chức, hết quyền, hết tiền thì từ bức xúc rồi ra nhập đội ngũ bọn rân chủ như Beo thường mai mỉa họ trên blog chả còn mấy bước.
Chuyện này lại làm cho mình nghĩ thương hại cho anh dzai của Beo lúc ngã ngựa. Để kết thúc bài viết, lấy ý của một comment của một bạn đọc trên trang TTHN khi phát hiện ra rằng bài thanh minh của blogger Beo đã thế còn chậm hơn 18 ngày sau khi Wikileaks công bố, chắc là Beo phải hội ý & lĩnh hội chỉ thị  của anh dzai để kiểm duyệt trước rồi mới công bố hòng trấn an dư luận và gỡ gạc cái danh dự của thời quá khứ?.
Hu.hu…, đúng là quả báo và ông giời có mắt!
Hà nội, ngày 25 tháng 9 năm 2011
P/s: Sau khi bài viết này lên mạng thì t/g được biết trang Petrotimes đã có bài của ông Như Phong nói tới vấn đề này sau khi được phép của ông tướng công an


27 thg 9, 2011

Anh hùng như mẹ Việt nam ta.


Phot_Phet: Chào mẹ Việt nam anh hùng.
Mẹ Việt nam anh hùng ( MVNAH): Chào anh, lâu lắm mẹ mới thấy người lạ hỏi thăm.
Phot_Phet: Ơ, con cứ tưởng chuyện thăm hỏi là thường xuyên chứ ạ. Anh hùng như mẹ cơ mà.
MVNAH: Không có đâu. Năm đôi ba bận thôi. Hỏi thăm kiểu nhân dịp ấy mà.
Phot_Phet: À, ra thế. Chắc mẹ buồn lắm?
MVNAH: Chả buồn. Đau buồn như mất chồng, mất con mà mẹ còn sống đến giờ này nữa là.
Phot_Phet: Năm nay mẹ bao tuổi rồi?
MVNAH: Sắp trăm rồi. Khổ đau quá nên sống dai. Các cụ bảo giời hành. Chứ đúng ra mẹ muốn chết lúc nhận giấy báo tử của đứa con cuối cùng.
Phot_Phet: Mẹ là anh hùng, là biểu tượng của dân tộc này, sao lại có thể thế được?
MVNAH: Họ cứ đưa mẹ lên thế, chứ đâu mong muốn hay yêu cầu gì. Có chăng là muốn nhanh lên...nóc tủ ở với chồng con. Chứ một thân một mình như này, tủi lắm.
Phot_Phet: Thì nhà nước, xã hội cũng đã ra sức chăm lo, an ủi mẹ.
MVNAH: Chẳng vơi đi đâu. Đôi khi lại đầy thêm đấy.
Phot_Phet: Người ta đang dựng tượng đài mẹ, nguy nga và hoành tráng lắm. Mẹ biết chứ?
MVNAH: Mới nghe chị chủ tịch hội phụ nữ nói hôm qua. Nào đã thấy hình dạng ra sao.
Phot_Phet: Đúc bằng xi măng và đá khối, rộng tới 15 ha, cao tới 18m, ghi tên tất cả gần 50.000 mẹ anh hùng, tiêu tốn 410 tỉ bạc.
MVNAH: Mẹ chả hình dung ra thế nào là khối, ha, mét, tỉ nên không biết nó to đến đâu. Gần trăm tuổi mẹ vẫn không biết chữ.
Phot_Phet: Thật thế ạ?
MVNAH: Thật, chả riêng gì mẹ đâu. Mà mẹ nghĩ cả gần năm mươi nghìn bà mẹ kia cũng thế. Cả đời chỉ lo kiếm ăn, chạy giặc, rồi lại chồng con, chữ nghĩa nó xa xôi lắm.
Phot_Phet: Nhưng mẹ phải mừng và tự hào khi được đúc tượng, vinh danh chứ ạ?
MVNAH: Tuổi của mẹ, phúc đức nhất là được về với đất cùng chồng con. Mẹ chỉ mừng khi nước ta bớt đi những tượng đài tạc hình hài các mẹ đau khổ, các con mẹ tay cầm súng đao hào hùng, các cháu mẹ lang thang đói rách. Mẹ cũng mong muốn, nếu được thì nhà nước làm nhiều tượng đài cho tình yêu, sự ấm no và hoa trái.
Phot_Phet: Nhưng nhà nước cần giáo dục lịch sử và truyền thống cách mạng, mẹ ạ.
MVNAH: Lịch sử nó không nằm ở tượng đài, nó lắng hồn trong đất, trong trầm tích thời gian, con ạ.
Phot_Phet: Ôi, mẹ không biết chữ mà nói như thánh hiền.
MVNAH: Sư bố anh.
Phot_Phet: Mẹ ăn cam không con bóc?
MVNAH: Cam là thứ gì mà ăn được hả con. Tiện tay giã cho mẹ cối giầu không, ở đầu gường kia kìa.
Phot_Phet: Mẹ không còn răng mà vẫn nhai giầu được cơ ạ?
MVNAH: Không, mẹ nuốt đắng cay đấy chứ. Quen rồi, tự thủa chưa là con gái.
Phot_Phet: Giã giầu cho mẹ con cũng thấy cay mắt.
MVNAH: Anh để xa ra. Người ta đến thăm mẹ còn bôi cao lên mắt đấy.
Phot_Phet: Để làm gì ạ?
MVNAH: Để họ khóc.
Phot_Phet: Ôi mẹ, con khóc thật mất rồi.
MVNAH: Khẹc khẹc khẹc, sư bố anh.
Phot_Phet: Thôi, chào mẹ con đi.
MVNAH: Nghe y nhời thằng út khi mẹ tiễn đi chiến trường. Ối con ôi, hậc hậc hậc...

Nguồn : PHOTPHETBLOG

Tàu thì lạ sự hèn hạ thì quen


Nghe tin: “Ngày 24-09-2011, khi 2 tàu cá của ông Trương Văn Đức và ông Trương Tài chạy vào quần đảo Hoàng Sa tránh bão thì bị tàu chiến Trung Quốc xua đuổi, phải ra khỏi khu vực đảo Trụ Cẩu. Nhưng, chạy được 30 hải lý, thì tàu chiến mà biên phòng Việt Nam gọi là “tàu lạ” đã đuổi theo đâm vào tàu cá Quãng Ngãi, xịt nước và bắn vào tàu cá làm cháy cabin và máy liên lạc”. Xin post lại một entry được viết từ tháng 7-2009.
Huy Đức
26-09-2011
Như vậy là lại thêm một vụ “Tàu lạ” đâm vào tàu đánh cá của ngư dân mà không được kịp thời phát hiện. Ủy ban An Ninh Quốc Phòng nên tổ chức nghe điều trần ngay, để nếu xét thấy cần thiết thì phê chuẩn kinh phí, tăng cường nhân lực, khí tài cho các lực lượng bảo vệ dân trên Biển. Có lẽ không nên chậm trễ việc quyết định bố trí “Hạm đồn Biên phòng Hoàng Sa”.
Tuy nhiên, “Tàu” thì lạ nhưng sự hèn hạ thì rất quen. Ngay cả khi “xác định chủ quyền” trước các cơ quan quốc tế, theo ông Scott Marciel, đại sứ Hoa Kỳ ở ASEAN: “Cách làm của Trung Quốc rất mù mờ và khó hiểu”. Lẽ ra, từ vụ “Tàu lạ” lần trước, đã nên tổ chức họp báo quốc tế ngay. Việt Nam cũng không nên mặc cảm khi phải nói với thế giới rằng, ngay trong lãnh hải của mình, ngư dân đang phải kinh hoàng vì những vụ đâm tàu như hải tặc. Người ta cũng hiểu Việt Nam đang sống với một láng giềng thế nào. Và, nên tính ngay những giải pháp quốc tế cho vấn đề chống những hành vi giết người như thế.
ASEAN là một định chế, nhưng, như ông Scott Marciel nhận xét: “Vì ASEAN làm việc với nguyên tắc phải đồng thuận cả 10 nước, (nên) đã không có được một đường lối chung trong vấn đề Trung Quốc tranh giành lãnh hải”. Nhưng, cũng ở trong ASEAN, có những nước có thể “đồng thuận” với nhau trong một số vấn đề Biển Đông, nhất là việc chống lại hải tặc thời “văn minh Tàu lạ”. Cảnh sát biển của Việt Nam, Philippines, Indonesia, nhân lúc này có thể nâng tầm hợp tác, thiết lập một lực lượng tuần tra chung để bảo vệ ngư dân. Nhưng, cho dù là “nước xa”, tình thế chắc hẳn sẽ khác hơn nếu “tàu cứu hộ của Mỹ” có thể xuất hiện trên vùng biển có nhiều “Tàu lạ”.
Việc “Trung Quốc bắt giữ các ngư phủ Việt Nam ở gần Hoàng Sa và sự hăm dọa công khai đối với các công ty Mỹ thăm dò dầu khí” đã khiến cho, hôm 15-7-2009, Tiểu ban Đông Á- Thái Bình Dương, Thượng viện Mỹ, đã có một buổi điều trần. Nghị sĩ James Webb nói với hai viên chức cao cấp của bộ quốc phòng và bộ ngoại giao: “Phản ứng của Hoa Kỳ chưa tương xứng trước chiến luợc bành trướng lãnh hải của người Trung Quốc”.
Ông Webb có vợ là một luật sư người Việt và từng có trợ lý thân tín nhất là một người đàn ông sinh ra ở Tuy Hòa. Tuy nhiên, ông Webb tổ chức cuộc điều trần ấy không phải vì số phận của các ngư phủ thỉnh thoảng lại bị “tàu lạ” đâm mà chủ yếu để giải quyết những vấn đề thuộc về quyền lợi Mỹ. Thượng nghị sỹ James Webb nói: “Hoa Kỳ bị buộc phải làm điều này để duy trì thế quân bình địa dư chính trị trong khu vực”. Theo ông: “Chỉ có Hoa Kỳ mới có đủ tầm vóc và sức mạnh để đối phó với thế bất quân bình do Trung Quốc gây ra”.
Việt Nam rất nhỏ so với Mỹ trong các mối quan hệ song phương, nhưng người Mỹ cũng cần hợp tác với Việt Nam để giải quyết các vấn đề thuộc về quyền lợi trên Biển Đông của họ. Có láng giềng tốt thì rất tốt nhưng Việt Nam sẽ không phải là “nước chịu nhiều áp lực nhất với Trung Quốc” trong vấn đề biển Đông, như nhận xét của ông Scott Marciel, nếu Việt Nam có những người thực sự là bạn bè hơn nữa.
Nhân chuyện mở rộng quan hệ để giải quyết vấn đề “Tàu lạ”, không thể không liên hệ đến chuyện Hồ Tỏa Cẩm. Một viên tham tán thương mại như Cẩm không thể “uốn lưỡi cú diều” trước đại diện Bộ Thông tin và báo chí như vừa qua nếu Cẩm không “đi guốc”: 700 tờ báo nhiều khi đang nói rất hăng vẫn có thể tự nhiên im bặt chỉ vì nhận được đôi ba dòng tin nhắn. Đành rằng báo chí vẫn là “công cụ”, nhưng cũng nên “phân cấp”, những “tin nhắn” như vậy chỉ nên tới Nhân Dân, SGGP, Hà Nội Mới… thôi, còn những tờ “đoàn thể” thì nên cho tranh thủ nói được chút ít tiếng nói của nhân dân: “Tàu lạ” thì kêu; “Tàu xấu” thì phê phán…
Chỉ có sự đa dạng trong xã hội, sự đa phương trong mối quan hệ với các quốc gia mới tạo ra, không chỉ sự ổn định ở bên trong, bền vững ở bên ngoài, lãnh thổ giữ được, mà tính mạng của người dân cũng mới bớt đi những nỗi kinh hoàng trước những con “Tàu lạ”.

26 thg 9, 2011

Thống đốc lỡ mồm (50 ngày của các Bộ trưởng)

Chỉ ít ngày sau khi đắc cử chức danh Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình xuất hiện trong cuộc giao ban của Bộ 4T với TBT các cơ quan truyền thông. "Ngân hàng Nhà nước có thể giữ vàng hộ dân"- tờ VNE sau đó đã giật tít tuyên bố của Thống đốc.
“Người có vàng mà chỉ cất giữ ở nhà sẽ gây rủi ro cho bản thân họ và và xã hội, đồng thời số vốn nằm chết trong vàng không được phát huy. Giờ nếu cho ngân hàng huy động mà không cho vay ra, thì cũng lãng phí hoặc họ sẽ phải tìm cách này hay cách khác để kinh doanh. Nếu kinh doanh có hiệu quả như chúng ta mong muốn thì tốt, nhưng cũng rất rủi ro. Vậy tại sao không để Ngân hàng Nhà nước thay mặt nhà nước huy động số vàng đó?”- ông nói như dỗ dành.
Thật cảm động vì thống đốc đã lo cho tài sản của dân sau vụ án Lê Văn Luyện.
Ông còn nói hoạt động mua bán vàng phần lớn là đầu cơ.
Khó gọi là phản ứng- có lẽ là tình cờ, sau khi Thống đốc nói giữ vàng hộ dân, thiên hạ đổ xô đi mua vàng, bất chấp những khuyến cáo rủi ro, bất chấp chênh lệch giá đến phi lý. Rất đơn gián, đó là tâm lý trú ẩn bất chấp một lệnh cấm mua bán có thể được ban ra bất cứ lúc nào. Vào ngày 6-11-2009, giá vàng đạt mốc 25 triệu đồng/lượng. Và 26 tháng sau, nó đã tăng gấp đôi khi cán mốc 50 triệu đồng/lượng. Hơn 2 năm, giá vàng tăng gấp đôi, hay giá trị tiền vnd so với vàng giảm đi một nửa- thì liệu việc mua vàng là đầu cơ hay đơn giản chỉ vì bảo vệ mồ hôi nước mắt? Thưa Thống đốc?
Chả phải đến thời ông Bình mới phát lộ câu chuyện có tới 500 tấn vàng trong dân. Chả phải người dân không biết vàng trong ống bơ- không sinh lời- là vàng chết. Nhưng rõ ràng, cấm kinh doanh buôn bán vàng- như một mệnh lệnh hành chính ấu trĩ hồi năm ngoái, cũng không buộc được người dân mua bán, và cất ống bơ. Đơn giản bởi đó là vấn đề niềm tin. Đơn giản bởi Nhà nước muốn lợi, muốn có miếng cơm thì cũng phải cho dân hớp cháo.
Nhưng thôi, khoan hãy nói đến chuyện giữ hộ vàng, bởi ngay chuyện giữ hộ tiền thôi, 50 ngày đầu nhiệm kỳ cũng đã cho thấy Thống đốc giữ hộ tiền cho ai thì được chứ giữ hộ dân thì cũng khó thuyết phục dân lắm.
Trả lời phỏng vấn Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng “định hướng lâu dài lãi suất tiền gửi không thể thực dương”. Thậm chí, ông còn nhấn mạnh: “Trong điều kiện bình thường, không nhất thiết lãi suất tiền gửi phải cao hơn lạm phát”.
Nhìn kỹ lại lý lịch thì thấy ông có bằng tiến sĩ kinh tế ở đất nước có Hồng Trường, có mấy chục năm "chuyên nghiệp nhà băng", ấy thế mà phát biểu của ông làm cho các tiến sĩ khác, và đặc biệt là dân chúng- bị sốc nặng. Có ai lại gửi tiền vào ngân hàng để nhận "nhờ Ngân hàng gữ hộ", để được đồng lãi bèo đến mức không đủ bù trượt giá, hở giời?
Dù sau đó, Thống đốc đã "cải chính miệng", rằng "các nhà báo đã hiểu sai" ý ông- nhưng với chính sách hạ lãi suất huy động "14 và chỉ 14%", thì trong thực tế, ông đang thực hiện đúng những gì đã phát biểu. Tức là sao cho lãi suất "không thể thực dương".
Trả lời ngay sau khi nhậm chức, Tân Thống đốc cho biết sẽ tung ra hàng loạt các biện pháp kinh tế thay vì các biện pháp hành chính đơn thuần (như trước đây) nhưng với việc hạ lãi suất tiền gửi thấp hơn mức độ lạm phát, cho thấy những hứa là một chuyện, làm lại là chuyện khác.
Giải quyết đồng thời áp lực lạm phát và áp lực lãi suất đang xiết họng nguồn vốn quả thực là những bài toán khó và 50 ngày là quá ngắn để có thể giải quyết rốt ráo hai hiện tượng kinh tế ngược nhau đang đồng thời xảy ra. Nhưng rõ ràng kết quả những "biện pháp kinh tế" của thống đốc đang gây thiệt hại cho những người gửi tiền ngân hàng. Một bằng chứng là người dân đang rút tiền ra khỏi ngân hàng để đầu tư sang một kênh khác, để mua vàng, ngay cả khi vụ cướp tiệm vàng Lê Văn Luyện xảy ra. Thời buổi này dù là bà nhà quê răng đen cũng không ai dại chỉ nghe hứa và nhắm mắt tin bừa. Chỉ khổ các vị giám đốc ngân hàng thành viên bị kỷ luật. Ai cũng biết rất khó để lừa người dân gửi tiền với "lãi suất âm nghiêm trọng", ấy thế mà chỉ hợp lý hơn một tí là bị kỷ luật ngay lập tức. Bóng ma lạm phát ám ảnh những giấc mơ thống đốc khiến ông quên béng các nguyên tắc ngân hàng tối thiểu. Chưa kể đến việc nếu lãi suất cứ giữ ở mức huy động 14%, trong khi lạm phát không hạ nhiệt, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng từ chỗ các ngân hàng thừa tiền nhưng không thể cho vay vì lãi suất cao sẽ chẳng còn xu cắc nào cho vay vì không huy động được tiền gửi.

PS: Về mặt nhân tướng học, Thống đốc Nguyễn Văn Bình được cả thiên thương, địa khố. Sự đầy, rộng của dạng tướng này cho thấy dứt khoát ông là người giỏi giữ tiền. Nhưng đó không phải là tiền, là vàng mồ hôi nước mắt của dân.
Chưa nói đến nỗi e ngại "cái nốt ruồi", không dám viết thẳng tên ra đây- ở đuôi mắt phải của ông.
Thật là "vãi Luyện".

Nguôn : TUANDAO

Bộ trưởng lở miệng (50 ngày của các Bộ trưởng)


Rất tẽn là trong buổi lễ bàn giao tại Bộ Y tế, tân Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết là bà không hứa gì cả. Câu chuyện lời hứa tại Bộ Y tế đã có tiền lệ khi ngài Bộ trưởng tiền nhiệm đã có lần ráo hoảnh nói ông không có hứa hẹn gì xung quanh chuyện những cái giường bệnh đến giờ vẫn nhung nhúc người. Có người nói bà Tiến thế là khôn ngoan. Người khác bảo không dám hứa thì liệu có dám làm? Nhưng có nên khôn ngoan trên sinh mệnh người bệnh? Và sợ hứa rồi mà không  làm được thì tại sao không về làm nông dân mà cày ruộng cho nó thanh thản?
Dẫu sao, bà Tiến cũng nói trước mắt sẽ phải kiểm soát ngay được tình hình phức tạp của các loại dịch bệnh, bà nêu bệnh cụ thể là "Tay chân miệng". Cái này nghĩ cũng kỳ cục, và rất thừa. Bộ Y tế mà không lo chuyện dịch bệnh chả nhẽ lại lo chỉ số giá tăng cao!
Gia tài mà Bộ trưởng Triệu, xuất thân bác sĩ phụ sản- người trong lễ bàn giao công việc nói "thanh thản như anh nông dân cày xong thửa ruộng- bấy giờ để lại- ngoài bài học kinh nghiệm về "lời hứa"- còn là 32 ngàn trường hợp nhiễm bệnh Tay chân miệng. 32 ngàn nhiễm và 81 tử vong. Tử vong có nghĩa là die, là chết.
Tay chân miệng là một bệnh nhẹ và tự lành sau 7-10 ngày, một căn bệnh thuộc loại "muỗi đốt". Nhưng nếu căn bệnh "muỗi đốt" mà đã gây ra tới 81 cái chết cho những đứa trẻ thì chỉ có thể là Bộ Y tế đã bất lực, hoặc họ đã quá coi thường căn bệnh hoặc vấn đề phòng dịch "có vấn đề". Mà vấn đề đầu tiên, có thể chính là bệnh hành chính lý thuyết là bệnh thành tích, một căn bệnh đã có "tiền sử" của quan chức Bộ Y tế. (Nếu ai không nhớ thì xin xem lại cách cách thứ trưởng Trịnh Quân Huấn gọi bệnh tả là "tiêu chảy cấp).
Một tuần sau khi nhậm chức bà Tiến nhận định về "gia tài" của Bộ trưởng Triệu: "Bây giờ tay chân miệng đã bùng phát thành dịch rồi chứ không còn là nguy cơ nữa". Những tưởng ngay sau đó, Bộ sẽ công bố dịch, sẽ mở chiến dịch, sẽ phát động, sẽ tổ chức, sẽ... hoành tráng. 81 người đã chết chứ đâu phải chuyện chơi. 81 đứa trẻ chứ đâu phải 81 con trâu con bò. Nhưng chỉ sau đó hai hôm, Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn khẳng định 32 ngàn ca mắc bệnh chưa đủ để công bố dịch. Ông Huấn là Thứ trưởng Bộ Y tế, về nguyên tắc, là người giúp việc cho Bộ trưởng.
Kết quả sau đó là chẳng có dịch bệnh nào xảy ra cả.
Kết quả 50 ngày sau khi Bộ trưởng nhậm chức là đã có 47.628 trường hợp nhiễm bệnh. Gần nhất từ 4-9 đến 20-9, cả nước có thêm 6.000 trường hợp mắc mới. Tức mỗi ngày trung bình có 375 ca nhiễm bệnh. Và số người chết lên đến ba con số: 102 người. Đúng ra là 102 đứa trẻ.
Một trường hợp đau thương là cháu Y, 3 tuổi , trường Mầm non số 5, phường Ngọc Hà- ngay tại Thủ đô, không xa trụ sở Bộ Y tế.
Đến giờ, phản ứng của Bộ Y tế, nhắc lại là đối với căn bệnh "muỗi đốt", có thể tự khỏi sau một tuần, vẫn là "Bệnh chưa có dấu hiệu hạ nhiệt", nhưng dứt khoát không công bố dịch, bởi "vẫn còn kiểm soát được"- một kiểu lập luận sợ trách nhiệm đáng nhiều câu rủa xả.
Khó có thể nói nếu Bộ Y tế công bố dịch thì sẽ không có thêm những đứa trẻ nhiễm bệnh, không có thêm những cái chết đau lòng. Nhưng việc công bố dịch cho toàn dân chắc chắn sẽ giúp người dân hiểu rõ hơn về sự phức tạp và nguy hiểm của bệnh tật để đề phòng.
Câu hỏi đặt ra là sau khi nằng nặc đòi công bố dịch rồi lặn mất tăm, bà Tiến mải bận việc gì?
Bà lo trình Đề án tăng viện phí, mải nhờ báo chí ủng hộ bộ Y tế...
Sẽ rất khác, sẽ không thể so sánh với việc người ta dành tiền xây tượng đài, thay vì những chiếc cầu dân sinh cho trẻ em đến trường. Bởi sinh mạng của một người bệnh chắc chắn là không thể so sánh, dù với quyền lợi của các bệnh viện, thậm chí của cả ngành y tế...
Thế còn lời hứa kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh?
Mới biết bệnh tay chân miệng không phải chỉ có ở trẻ con, không phải chỉ dân thường mới mắc.
Sau 50 ngày, liệu Bộ trưởng có thể nói trước quốc dân đồng bào rằng mình "thanh thản như anh nông dân cày xong thửa ruộng"?

Nguon: DAOTUAN

20 thg 9, 2011

Chủ nhật buồn còn ai còn ai...


Từ bữa nhân dân " chấp hành"(!) thông báo cấm tụ tập đông người của UBND TP HN, không khí xem chừng " tĩnh" hẳn. Đã mấy chủ nhật rồi những người đòi sự yên tĩnh của Hồ Gươm nay đã thỏa thuê ngồi ngắm cảnh chưa? Sự " động" này lại nổi lên ở các cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Dù trong hay ngoài nước thì mối lo chung cũng chỉ có một : đó là nỗi lo về sự lấn chiếm ở biển đông của phía Trung Hoa. Cũng không biết ở đâu ra câu nói " đã có Đảng và Nhà Nước lo" đầy sự ỷ lại, dựa dẫm. Đương nhiên Đảng và NN là phải lo rồi. Làm sao không lo cho được , mình nghĩ những người có cương vị, có trọng trách chẳng thể thờ ơ. Chỉ có điều cái sự lo đó ntn thôi. Nhân dân bằng lòng hay chưa bằng lòng đó là cả một vấn đề mà nhân dân " không được ở trong chăn" nên không thể biết hết cơ sự được. Dù sao thì" Nhà nước là của dân do dân và vì dân". Tin như thế nên nhân dân tham gia vào chuyện quốc gia đại sự cũng là lẽ thường tình. Mình là " gái góa mà đôi lúc cũng còn vẩn vơ lo việc triều đình" nữa là...
Lại tha thẩn nhớ về năm 1979. Khi ấy mình mới 29 tuổi. Đang trong tình trạng " giữa đường đứt gánh" lòng dạ gan ruột ngổn ngang. Ấy vậy mà nghe thấy súng nổ ở biên giới phía Bắc không khỏi giật mình thảng thốt. Sao vậy? VN-Trung Hoa núi liền núi sông liền sông kia mà?Chung một biển đông mối tình hữu nghị sáng như rạng Đông kia mà?Sao "người anh lớn" lại nổ súng?Lại bắn giết biết bao nhiều đồng bào ta ở sát biên giới, cụ thể là người dân ở Lạng Sơn? Và mình đã tức tốc theo đoàn nhà văn VN lên biên giới phía Bắc là Lạng Sơn để tìm hiểu thực tế viết bài. Trong đoàn đi ngày ấy có các nhà văn : Nguyễn Phan Hách, Nguyễn Kiên, nữ nhà văn QĐ Nguyễn Thị Như Trang, nhà thơ Ý Nhi và mình. Mình và chị Ý Nhi còn đảm đang làm " anh nuôi"lo cơm nước cho đoàn nữa.
Lên đến Lạng Sơn thấy vườn không nhà trống cây cối tan hoang, vôi bột rắc đầy vườn tược vì máu người chết chảy ra nhiều quá ruồi muỗi bu đặc sợ dịch bệnh nên người ta phải rắc vôi. Đoàn nhà văn còn nhìn thấy vũng máu chưa kịp khô của nhà báo Nhật Takanô bị TQ bắn chết bên đầu cầu Lạng Sơn. Giờ mình vẫn còn nhớ. Sau này về HN mình còn viết được bài thơ" Takanô- trái tim của anh" in ở t/c Tác phẩm mới. Ở Lạng sơn mình nghe tin nhà văn Bùi Nguyên Khiết- anh học cùng khóa 7 viết văn ở Quảng Bá với mình- lao lên chốt ở Lao Cai đã bị đạn phía TQ bắn chết. Khi ấy anh mới chỉ ngoài 30 là cùng. Câu anh để lại là " dù chết cũng phải viết cho được cái gì đó về những ngày này". Sau khi hy sinh anh Bùi Nguyên Khiết được kết nạp đặc cách vào Hội nhà văn VN. Bọn mình phục lắm nhưng mà cũng thương anh lắm. Tính anh Khiết vui, hay hát đùa tếu. Câu " sình cheng cheng, chát cheng cheng" là câu cửa miệng của anh mỗi khi anh vui hẳn ai học khóa 7 ngày ấy cũng đều nhớ.

Cảm giác ấn tượng nhất trong cuộc chiến tranh biên giới này mình thấy đa phần là lính trẻ tham trận. Các anh ấy trẻ lắm. Chỉ 18-20 là cùng. Chỉ huy là các cựu chiến binh thời Trường sơn. Nhìn đám lính trẻ bị vướng mìn cụt hết chân do phía TQ cài sau khi rút mà sợ hãi và căm giận. Máu chảy nhiều không cấp cứu xuể họ sẽ chết ngay sau đó vài tiếng. Đêm Lạng Sơn thật lặng lẽ và u ám vô cùng trong những ngày đó. 
Còn nhớ, sau 79, Nhà nước ta cấm chiếu phim TQ trên cả nước . Ai có chót nghiện phim lịch sử TQ cũng phải chịu thôi. Cấm là cấm. Cấm để biểu thị lòng căm ghét, biểu thị sự " không thể chơi được"với cái anh hàng xóm to xác mà xấu bụng - dù trước đó anh có giúp chúng tôi đánh Mỹ. Mãi sau này hai bên nỉ hảo trở lại lệnh này mới được bãi bỏ.
 
Thế đấy, 32 năm qua rồi. Nỉ hảo, nỉ hảo à...Bây giờ không khí lại có vẻ căng đây...Chủ nhật đầy việc mà ngồi ngẫm lại tự thấy" mình phục mình quá!"Hóa ra mình cũng có " tính chiến đấu " ghê. Không phải bộ đội mà mặt trận nào cũng xung phong. Trường Sơn năm 68-69 cũng vào, biên giới Lạng Sơn năm 79 cũng đến. Đi đâu cũng có thơ hoặc bài viết đăng báo phục vụ kịp thời. May số cao nên không sao.
Cũng tạm gọi là từng trải rồi, nếm đủ buồn vui hỉ nộ ái ố trong cuộc đời này rồi- chỉ cầu mong sao mọi điều lớn, nhỏ đều tốt đẹp. Giải quyết mọi sự lớn, nhỏ có tình có lý. Làm sao giữ được vẹn nguyên lãnh thổ mà không phải đổ máu như năm 79 thế mới là tài.
Chủ nhật buồn...còn ai còn ai...( Trịnh Công Sơn)

CN 18.9 2011 
Nguon : NGUYENTHIHONGNGAT

18 thg 9, 2011

Chính phủ chúng ta: đã thiệt!!!


Nông dân trồng lúa: lúa ngày một trúng, nông dân nghèo ngày một mạt.
Chính phủ ở xa nông dân quá, Chính phủ chẳng có chính sách gì hiệu quả để giúp nông dân trồng lúa, Chính phủ để nông dân bị đè đầu cởi cổ bởi các nhóm lợi ích, đến nổi GS. TS Võ Tòng Xuân đưa ra nhận xét hết sức xác đáng rằng: nông dân đang “ tự bơi”.
Không những không có những chính sách hiệu quả để giúp nông dân làm giàu, Chính phủ còn thực hiện một số chính sách làm nghèo nông dân.


Chính phủ không có một chính sách nào hiệu quả để phát triển lúa gạo
Chính phủ nói nhiều đến việc cơ giới hóa thu hoạch và sau thu hoạch, nhưng Chính phủ không có một chính sách nào hiệu quả. Chính sách cơ giới hóa của Chính phủ chỉ dừng lại ở mức cho nông dân vay tiền mua máy.
Là một nước nông nghiệp, thế mà Chính phủ không hề phát triển nền công nghiệp phục vụ nông nghiệp, cũng không hỗ trợ giá cánh kéo cho nông dân, để nông dân phải mua máy gặt đập liên hợp của Kubota với giá khoảng 500 triệu một chiếc thì việc cơ giới hóa vẫn là tự phát.
Chính phủ không có chính sách tạo thương hiệu cho gạo Việt Nam, không có chính sách nâng cao giá trị hạt gạo, không đầu tư xây dựng kho bãi liên hợp với nhà máy xay lúa và máy sấy.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh xây dựng 4 triệu tấn kho từ năm 2008 đến nay đã quá hạn mà kho vẫn chưa đủ.
Hễ lúa lên giá là cấm xuất khẩu
Năm nào cũng vậy, khi lúa lên giá là Chính phủ vội ngừng xuất khẩu vì lý do an ninh lương thực, sau đó lúa rớt giá, Chính phủ ra lệnh Hiệp hội Lương thực Việt Nam ( VFA) mua lúa tạm trữ để cứu nông dân: giá tạm trữ rẻ như bèo.
Điển hình năm 2008, lúc giá lúa lên 975 đô la Mỹ/ tấn Chính phủ vội ký lệnh cấm xuất khẩu, sau đó lúa hè thu ế ẩm, không người mua, Chính phủ giúp đỡ nông dân bằng cách lệnh cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam mua tạm trử, với giá lúa từ 3.800 – 4.000 đồng.
Năm 2009 cũng vậy, khi giá lúa lên cao, Chính phủ kêu VFA ký văn bản cấm xuất khẩu gạo, sau đó lại giúp nông dân bằng cách cho VFA vay không lãi mua lúa cũng với giá 4.000 đồng/kg.
Bán lúa giá 4.000 đồng/ kg nông dân hòa vốn, làm lúa hòa vốn nông dân phải đi vay tiền để sống, nông dân ngày càng nợ nần chồng chất.
Giá lúa lên là cấm xuất khẩu, hỏi nông dân làm sao không ngày càng tàn mạt?

Chính phủ dùng thu nhập của nông dân để chống lạm phát
Lý do được nêu để ngừng xuất khẩu là an ninh lương thực, nhưng thực chất là ngừng xuất khẩu để khống chế giá lúa gạo trong nước, không cho tăng theo giá lúa gạo thế giới, để chống lạm phát.
Chống lạm phát bằng cách này, tức là, Chính phủ dùng thu nhập của nông dân để chống lạm phát.
Sự việc này, được chứng minh, bởi phát biểu trên báo Tuổi trẻ của ông Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên kiêm Tổ trưởng Tổ điều hành xuất khẩu gạo của Chính phủ: “Trong những tháng cuối năm, mục tiêu kiềm chế lạm phát là quan trọng nên điều hành lúa gạo phải hướng tới mục tiêu này, không thể chạy theo mục tiêu đảm bảo có lãi cao cho nông dân”.
Chính phủ hãy nhìn sang Thái Lan, Sắp tới Chính phủ Thái lan tăng giá bán mua lúa của nông dân họ lên khoảng 500 đô la Mỹ/ tấn, tăng giá bán gạo lên khoảng 750 đô la Mỹ/ tấn, mà Chính phủ Thái Lan đâu có sợ lạm phát.
Chính phủ Việt Nam mà không thay đổi tư duy chống lạm phát, nông dân Việt Nam còn nghèo dài dài.

Chính phủ mua lúa tạm trữ: đang bần cùng nông dân
Từ năm 2008 đến nay, Chính phủ thường xuyên cho phép VFA mua lúa của nông dân để tạm trữ.
Mua lúa tạm trữ để đảm bảo quyền lợi cho nông dân, Chính phủ phải ấn định giá mua lúa tối thiểu cho VFA, thế nhưng, Chính phủ lại giao toàn quyền việc ấn định giá mua bán lúa gạo cho VFA, mà không hề có sự kiểm tra kiểm soát gì cả.
Vừa độc quyền lại được đặc quyền nên VFA lấy cướp hết lợi nhuận của nông dân.
Tôi đã phân tích việc mua lúa tạm trữ, mà trong đó VFA cướp hết lợi nhuận của nông dân ở bài: “Mua lúa gạo tạm trữ để giữ giá cái con… khỉ khô, ăn cướp thì có” đăng trên Bauxite Việt Nam. Tôi xin được nhắc lại.
Năm 2008 VFA bán gạo xuất khẩu giá qui ra giá lúa 6.432 đồng/ kg, mua lúa nông dân với giá 4.000 đồng/ kg. VFA lời 2.432 đồng/kg, nông dân bán lúa hòa vốn.
Năm 2009, bán gạo xuất khẩu qui lúa giá 6.362 đồng/ kg, mua lúa của nông dân với giá 4.000 đồng/ kg. VFA lời 2.362 đồng/ kg, nông dân hòa vốn.
Năm 2010, VFA mua lúa tạm trữ cả hai vụ đông xuân và hè thu với giá vẫn 4.000 đồng/ kg, nhưng bán gạo với giá qui lúa 5.365 đồng/ kg.
Làm lúa hòa vốn, nông dân phải ăn vào đất, nợ nần ngày càng chồng chất, như vậy nông dân đang bị bần cùng hóa.

Chính phủ vi phạm luật cạnh tranh
Trong bài, “Độc quyền lúa gạo: cái ách đang quàng lên cổ nông dân” đăng trên Bauxite Việt Nam, tôi đã chứng minh rằng: lúa gạo của nông dân đang chịu sự độc quyền của các doanh nghiệp Nhà nước. Hay nói cách khác lúa gạo thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước.
Điều 15 khoản 1 mục a của luật cạnh tranh qui định: Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp: “Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước”.
Hiện nay, Nhà nước đang độc quyền lĩnh vực lúa gạo, nhưng Chính phủ lại giao sự độc quyền này lại cho VFA là một hiệp hội ngành hàng hoạt động vì lợi nhuận, khiến cho VFA có quyền ấn định thu nhập cho nông dân và tự để lại lợi nhuận. Vì thế VFA luôn ăn cướp hết lợi nhuận của nông dân.
Như vậy, việc cho phép VFA mua lúa tạm trữ, cho phép VFA toàn quyền ấn định giá sàn xuất khẩu gạo và giá thu mua lúa, tức là, Chính phủ và VFA đang vi phạm Luật Cạnh tranh.

Chính phủ không thực hiện Nghị quyết do chính Thủ tướng ký
Ngày 23/12/2009 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị Quyết số 63/NQ-CP “về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia”. Nghị Quyết qui định: “Thực hiện đồng bộ cách giải pháp giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người sản xuất lúa gạo, đảm bảo người sản xuất lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất”.
Trong bài, “Tại sao nông dân chỉ lời 30% so với giá thành?” đăng trên Bauxite Việt Nam, tôi đã chứng minh rằng: giá lúa đảm bảo cho nông dân lời 30% so với giá thành là một mức giá rẻ như bèo (qui ra giá bán gạo khoảng 380 đô la Mỹ/ tấn, đây là mức giá quá rẻ so với giá thị trường thế giới).
Vậy mà, vào vụ hè thu năm 2010, VFA mua lúa của nông dân chúng tôi với giá chỉ 3.800 – 4.000 đồng/ kg, trong khi giá thành khoảng 3.100 đồng/ kg, tức là giá lúa không “ đảm bảo người sản xuất lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất” theo qui định của Nghị Quyết số 63/NQ-CP.
Báo Điện tử Sài Gòn Tiếp thị (bài “Đồng Tháp: nông dân lỗ 300 – 600 đồng/kg lúa hè thu 2010”) cho biết: “Theo tính toán của ngành nông nghiệp và UBND tỉnh Đồng Tháp, giá thành sản xuất một ký lúa hè thu đã lên đến gần 3.100 đồng, trong khi giá thu mua lúa tại ruộng chỉ dao động khoảng 2.500 đồng/kg đến 2.800 đồng/kg”.
Không có bất cứ hành động nào để thực hiện Nghị quyết do chính Chính phủ ban hành, ngày 30/6/2010 Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thản nhiên ký Quyết định số 993/ QĐ-TTg “Về mua tạm trữ lúa, gạo hè thu năm 2010”. Quyết định này giao VFA mua tạm trữ 1 triệu tấn qui gạo vụ hè thu, bắt đầu thực hiện ngày 15/7/2010, nhưng không đưa ra giá thành sản xuất lúa, cũng như không ấn định giá thu mua lúa cho VFA, mà lại qui định: “Các doanh nghiệp thực hiện mua lúa, gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh”.
Thủ tướng ký Nghị Quyết: “Đảm bảo người sản xuất lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất”, vậy mà Phó Thủ tướng ký Quyết định: “Các doanh nghiệp thực hiện mua lúa, gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh”, tức là cho phép VFA muốn mua lúa của nông dân tạm trữ với giá nào thì mua.
Nghị quyết của Chính phủ ban hành là một cam kết đối với nông dân, mà Chính phủ muốn thì thực hiện, không muốn thì thôi, giống chuyện giỡn chơi, chẳng cần giải thích, khiến cho nông dân chúng tôi không biết Nghị quyết của Chính phủ có còn giá trị hay không?!

Chính phủ không thực hiện được Nghị định do Chính phủ ban hành
Ngày 4/11/2010, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ ký Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, có hiệu lực từ ngày 1/1/2011.
Tôi đã phê phán Nghị định này trong bài viết: “Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo số 109/2010/NĐ-CP: Sự quan liêu, vô trách nhiệm đối với quyền lợi nông dân” đăng trên Bauxite Việt Nam, và sự phê phán này đã được thực tế xuất khẩu gạo năm 2011 chứng minh là đúng đắn.
Nghị định 109 có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, nông dân thu hoạch lúa đông xuân và đầu tháng 2/2011, thế nhưng đến tháng 3/2011 Bộ Tài chính mới đưa dự thảo Thông tư “hướng dẫn về phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu” ra lấy ý kiến.
Một lần nữa, trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn trong bài, “Nông dân góp ý dự thảo thông tư giá sàn xuất khẩu gạo”, tôi lại góp ý cho dự thảo Thông tư rằng: dựa vào dự thảo Thông tư chẳng thể ấn định được giá sàn.
Tôi dám chắc rằng chính tác giả của Thông tư cũng không thể dựa vào thông tư này mà ấn định được giá sàn.
Như vậy, Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, đến ngày hôm nay chỉ là tờ giấy lộn, vì không thế áp dụng vào thực tế xuất khẩu gạo.

Chính phủ tự tạo thêm cạnh tranh trong xuất khẩu gạo
Năm nào VFA cũng tuyên bố rằng không có đủ khách hàng mua lúa, nên không mua lúa của nông dân chúng tôi, lúa thừa mứa không ai mua, nên Chính phủ phải cho VFA vay không lãi để mua lúa tạm trữ với giá rẻ như bèo.
Lúa ế giá rẻ. Lẽ ra, Chính phủ phải tìm cách bán được lúa với giá cao. Thế nhưng Chính phủ lại ra lệnh cho Tổng công ty lương thực miền Nam liên doanh với Campuchia để xuất khẩu gạo của Campuchia.
Tôi đã phản đối việc lập liên doanh này, và tranh luận với ông Nguyễn Thọ Trí Phó Chủ tịch VFA trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn sau cùng ông Trí cho biết “Về việc thành lập Công ty cổ phần Lương thực Cambodia Việt Nam (Cavifood) giữa Tổng công ty Lương thực Miền Nam và Greentrade Co. (thuộc Bộ Công thương Cambodia) thì đây là liên doanh theo thỏa thuận cấp cao của Thủ tướng Chính phủ hai nước”.
Như vậy là, Chính phủ bắt nông dân chúng tôi phải cạnh tranh với khoảng 1 triệu tấn gạo của Campuchia.
Không những Chính phủ tự tạo ra cạnh tranh về xuất khẩu gạo với Campuchia, Chính phủ còn cho phép Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhảy tưng qua châu Phi lập liên doanh trồng lúa, biến các nước châu Phi thành các quốc gia xuất khẩu lúa gạo.
Hợp tác cấp quốc gia phải nói đến quyền lợi, hợp tác cấp quốc gia không thể xuất phát từ mục đích từ thiện nếu nó gây hại cho nông dân.
Tư duy bao đồng của Chính phủ đang gây hại cho nông dân.
Thủ tướng Thái Lan nói phải giúp cho nông dân, vậy là, cả Chính phủ Thái Lan tìm mọi cách tăng giá thu mua lúa lên khoảng 50%.
Thủ tướng Việt Nam cũng nói phải giúp cho nông dân, thế mà, cả Chính phủ tìm mọi cách khống chế giá lúa gạo, kể cả việc đưa ông Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên tung tin đồn nhảm để hạ giá lúa gạo.
Phải chi Chính phủ Việt Nam lo cho nông dân Việt Nam bằng phân nửa Chính phủ Thái Lan lo cho nông dân Thái Lan, nông dân Việt Nam không càng ngày càng nghèo như hiện nay.

Nguon : BAUXITEVN

Đảng trong doanh nghiệp, nên hay không?

Hình như có hẳn mấy dợt hội nghị, hội thảo toàn quốc gì đấy bàn về tổ chức đảng trong doanh nghiệp. Ý kiến ý cò nghe đâu cũng toàn bậc giáo sư tiến sĩ, trung ương ủy viên tùm lum. Để rồi có báo chạy cái tít đọc phát hoảng “nâng cao sức hấp dẫn của đảng”.
         
Không biết rồi sẽ làm gì để đảng “hấp dẫn” hơn. Nhưng bắt nhét đảng vào mọi chốn mọi nơi như hiện nay thì chẳng những không “nâng cao” được “sức hấp dẫn” cho đảng, mà ngược lại còn làm tầm thường đảng. Doanh nghiệp nào thuộc đảng thì phát triển đảng viên, hình thành tổ chức, chi bộ, đảng bộ chi đó. Chứ doanh nghiệp người ta kinh doanh làm ăn thuần túy, không dính gì đến đảng sao cứ phải “cấy” đảng vào?
         
Ông Vũ Văn Phúc, Ủy viên trung ương đảng, cựu Phó ban Tuyên giáo trung ương, nay là Tổng Biên tập tạp chí Cộng sản vung tay chỉ huấn một câu nghe như thánh tướng: “Tổ chức đảng phải chủ động, trực tiếp bàn và giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực, bức xúc ở doanh nghiệp và của người lao động”.
Ơ hay, việc của đảng thì đảng cứ làm, chi bộ đảng thì bàn chuyện ở chi bộ, sao lại dám xông vào “chủ động, trực tiếp bàn và giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực, bức xúc” của doanh nghiệp?
         
Cũng như việc tổ chức cả những hội nghị quán triệt nghị quyết đảng cho các vị linh mục, thầy tu. Tôi không hiểu vì sao người ta lại đem đảng đi quán triệt, dạy dỗ lung tung vậy. Chức sắc tôn giáo chuyên lo việc trong nhà thờ, chùa chiền, cớ sao cứ bắt họ quán triệt nghị quyết đảng? Đảng và nghị quyết của đảng sao cứ phải “xông” vào trong nhà thờ với chùa chiền? Hay phương cách “xông vào” ấy sẽ “nâng cao sức hấp dẫn” cho đảng?
          Tư duy như vậy thì đảng yếu đảng hỏng là phải, chứ còn mong chi “sức hấp dẫn”. Đây là điều nghiêm túc mà tôi thiết nghĩ đảng cần phải chỉnh dẹp, chứ không phải chuyện xỉa mói gì.
          
Tối qua nhậu với thằng Vả, một doanh nghiệp hàng đại gia. Hắn không đảng, nhưng “khoe”: Tao cho công ty phát triển được 76 đảng viên, hình thành 2 chi bộ đảng hẳn hoi.
          Tôi hỏi:
          – Vậy đảng lãnh đạo mày thế nào?
          – Đứa nào dám lãnh đạo tao?
          – Ơ, nguyên tắc là đảng lãnh đạo toàn diện mà!
          – Lãnh cái… ! – Hắn cười phá lên: Đứa nào to mồm can thiệp vào việc kinh doanh tao đấm cho vỡ mồm, ngày mai biến- mất việc. Đảng điếc, chi bộ thì cũng như tôn giáo, hội đoàn… anh chị công nhân nào thích thì tham gia, kết nạp, tớ không cấm, cũng chả khuyến khích. Nhưng sinh hoạt đảng hay đi nhà thờ nhà thiếc chùa chiền chi đó cũng phải lựa lúc, biết tranh thủ thời gian hợp lý không được làm ảnh hưởng đến công việc của công ty.
          Nghe hắn nói tôi hoảng quá. Đảng điếc như thế thì làm hỏng đảng, tầm thường đảng đi chứ “nâng cao sức hấp dẫn” nỗi gì?

15 thg 9, 2011

Hàng chục dự án điện chậm tiến độ, nhà thầu Trung Quốc không bị phạt






Kể từ ngày mai, ngày 15-09, nguồn khí nam Côn Sơn sẽ bắt đầu ngừng cung cấp trong nửa tháng do nhà máy này bảo dưỡng định kỳ và khả năng là nhiều nhà máy điện phía Nam sẽ ngừng hoạt động vì thiếu dầu chạy máy vì tập đoàn điện lực Việt Nam vẫn chưa lo được tiền mua dầu. Tình trạng thiếu điện vốn đã căng thẳng sẽ vẫn lại tiếp tục căng thẳng hơn. Lý do căn bản ở đây đó là hiện có hàng chục dự án điện của nước ta theo Bản quy hoạch điện 6 đến thời điểm này đã bị chậm tiến độ và có những dự án đã chậm từ 2 cho tới 3 năm . Việc các dự án điện chậm tiến độ sẽ đem đến hệ quả khó lường cho toàn bộ nền kinh tế. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam, một chuyên gia lâu năm trong ngành điện và cũng từng là nhà quản lý nhiều năm trong lĩnh vực này.
PV: Thưa ông, cho tới thời điểm này chúng ta có hàng chục cái dự án điện mà bị chậm tiến độ như vậy. Nguyên nhân tại sao mà chuyện này xảy ra khi mà chúng ta đã từng cảnh báo điều  này cách đây nhiều năm?
Ông TVN: Một trong là năng lực nhà thầu kém. Hai nữa là tài chính không thu xếp được. Khi đấu thầu thì người ta cứ là ta sẽ cung cấp, ta sẽ cho EVN vay là 85% vốn. Trong quá trình triển khai thực hiện thì không có cái đấy. Cái thứ ba nữa là thiết bị không đồng bộ, mà nói chung thiết bị của phía nhà thầu Trung Quốc rất là kém. Thiết bị G7 hoặc thiết bị Châu Âu thì rất là nhanh, chỉ thời gian ngắn là tạo được bộ rồi. Thì ở đây nói rằng là mình chọn nhà thầu sai. Cái việc chọn nhà thầu sai là do mìnhkhông thực hiện quy chế đấu thầu nghiêm túc. Mình chỉ đấu giá thôi. Ai trả thấp là mình cho người đó trúng. Cái đó là cái sai lầm về phía chúng ta. Rất nhiều dự án chậm như vậy, như Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Quảng Ninh, Cẩm Phả v..v… Một loạt dự án chậm 2, 3 năm.
PV: Tại sao chúng ta không có một cái chế tài nào đó để xử lý các nhà thầu chậm tiến độ khi mà chúng ta hiểu rằng là sự chậm tiến độ của một công trình điện thì tác động của nó là không thể lường được đối với vấn đề kinh tế xã hội.
Ông TVN: Chế tài để phạt nhà thầu là có, trong hồ sơ mời thầu của các chủ đầu tư là đều có việc phạt về chậm tiến độ.
PV: Đã phạt thử bao giờ chưa ạ?
Ông TVN: Thử rồi. Ngày xưa đã phạt thử nhà thầu Phú Mỹ Bà Rịa và nhà thầu Mitsubitsi. Nhà thầu Siemens đã nộp phạt cho EVN lúc đó là tới 6 triệu đôla.
PV: Nó có tác động gì so với chuyện mà họ nộp phạt không ạ?
Ông TVN: Họ nộp xong là họ lo làm ngay và họ làm rất tốt, mà ở đây là nhà thầu G7 đấy. Còn đây nhà thầu Trung Quốc thì không rõ lý do gì mà tôi cũng không hiểu nhưng trong hồ sơ mời thầu có phạt. Mà chậm tới cỡ đó thì nhà thầu Trung Quốc tối thiểu cũng phải bị phạt tới 5, 7 chục triệu đô la. Nhưng không bị phạt. Mà không bị phạt là do mình, do mình không nghiêm.
PV: Liên quan đến tổng sơ đồ điện 7 chúng ta đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 đạt được khoảng tầm 75.000 MgW. Điều này liệu có thực hiện được không khi mà chỉ còn 8 năm nữa thôi. Mà hiện tại thời điểm này chúng ta mới chỉ có tầm khoảng 24.000 MgW. Có những giải pháp nào mấu chốt nào đó từ thời điểm này mà chúng ta có thể tiến hành được để mà giải quyết được cho bài toán khó khăn này cho năm 2020.
Ông TVN: Bây giờ là huy động tổng lực toàn dây. Tư nhân mà họ có điều kiện thì nên cho họ làm. Và theo tôi bây giờ rất nhiều tư nhân Việt Nam rất giàu và nên áp dụng hình thức cho họ liên doanh với một cái nhà nước ngoài châu Âu hoặc G7. Ví dụ như là Tổng Công ty Thành Long, phía liên doanh với Maro Meni để xin đấu thầu bằng hình thức APP hay BOO của dự án nhiệt điện Nghi Sơn 2, hoặc là Thái Bình 1. Thì tôi thấy cái đó người ta có đủ khả năng thì cho người ta làm. Chính phủ cần phải có ban điều hành giống như Thủ tướng Võ Văn Kiệt điều hành đường dây 500KV Bắc Nam này xưa đấy, điều hành cỡ đó thì có thể không thực hiện được 100% thì cũng được 7, 8 chục phần trăm của Tổng sơ đồ 7.
PV: Xin cảm ơn ông.

Nguon : BASAM