Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

7 thg 9, 2011

NGÂY THƠ

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo..."

Lời của cụ Ức Trai ngày nào vẫn như chân lý muôn đời cho việc chăn dắt dân theo nghiệp Vương đạo. Song cái gì là chân lý thì khó lòng thực hiện được. Với một người dân thường, mọi tư duy có thể bị dẫn dắt từ các chính khách. Đặc biệt, với những chính khách mà quyền lực thứ tư - truyền thông đại chúng - thuộc về họ độc quyền khai thác.

Khi Mao Trạch Đông muốn làm cuộc đại cách mạng văn hóa để thanh trừng đồng chí và người thân của mình, thì ông ta cho làm cuộc Đại nhảy vọt như là một phép thử chính trị. Trong đó, chỉ thị cuộc giết chim sẻ, với lý luận rất phi khoa học: "Mỗi ngày 1 con chim sẻ ăn 10 hạt thóc. Nếu tận diệt chim sẻ thì nhân dân Trung Hoa sẽ thoát nạn đói". Và nếu ai từng xem phim tài liệu về Đại nhảy vọt, thì sẽ thấy điều này được nhân dân Trung Hoa nghe theo triệt để, với hàng trăm chuyến xe chở chim sẻ bị giết bắt. Và có những đoàn người đuổi chim sẻ trên những cánh đồng đến sa cánh. Nhưng chim sẻ chưa bao giờ ăn thóc! Kết cuộc của phép thử chính trị này là nạn đói trong Đại nhảy vọt, vì sâu rầy phá hại mùa màng do không còn chim sẻ để ăn sâu rầy theo qui luật cân bằng sinh thái bình thường. Mao đi đến kết luận: "Dân Trung Hoa mình còn ngu lắm, làm cách mạng văn hóa được đấy". Và gần 40 triệu người đã chết dưới bàn tay nhơ nhuốt của Mao. Trong đó có rất nhiều người trí thức yêu nước, cả những đồng chí và ngay cả bà vợ cả của Mao.

Khi dân trí còn u mê thì các chính khách thường dùng các phép thử chính trị để hòng thực hiện những mưu đồ đen tối của mình. Việc chăn dắt dân của một nước là việc lớn khó khăn. Trong tư tưởng chăn dắt ấy có thể chia làm 2 loại: Vương đạo và Bá đạo. Vương đạo thì lấy việc nhân nghĩa để chăn dắt dân. Bá đạo thì lấy cường quyền để trị dân. Mao và đảng của ông đã không đủ nhân nghĩa để làm chuyện Vương đạo, nên ông đành phải lấy Bá đạo. Và việc ấy ảnh hưởng không nhỏ đến các lâng bang nhược tiểu mà, ngay nay vẫn còn tồn tại.


Tất cả những điều trên được hiểu theo nghĩa ngây thơ. Với chính khách nó là "ngây thơ cụ" để chăn dắt dân theo tư duy vô thức đám đông. Còn với dân là ngây thơ thực sự. Cách nay hơn 1 năm tôi có viết bài
Tâm tình với trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. Nếu hiểu theo cả 2 nghĩa ngây thơ đều đúng.

Và mấy hôm nay, trên các diễn đàn lại xuất hiện nhiều kiểu ngây thơ thực sự. Trong nước thì có những nhân sĩ trí thức tin chuyện hoang đường rằng,
lá đu đủ chữa hết bệnh ung thư. Và được các trang mạng đình đám đưa link quãng bá. Nhân sĩ trí thức ngoài nước thì viết thư ngỏ đến các lãnh đạo Việt về hiểm họa ngoại bang và sức mạnh dân tộc. Kể cả ông GSTS người Việt ở nước bạn cũng biết lừa dân mình chuyện tế bào gốc để chữa mụn. Đứng trên phương diện lịch sử của nước Việt trong hơn 50 năm qua thì, tư duy hai việc này cũng ngây thơ không kém phần thực sự.

Âu cũng là chuyện nhân dân ra sao thì các quan cũng như thế cũng là cái nghiệp của ngây thơ vậy.

Nguon : BACSIHOHAI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét