Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

12 thg 9, 2011

VIẾT TRONG NGÀY NGHỈ



Xét cho cùng trên đời này chỉ có hai loại người: tốt và xấu, hiền lành và gian ác, thông minh và dại dột. về thể lực thì có khỏe và yếu, lành lặn và què quặt. Xã hội cũng chỉ hai loại:  văn minh và lạc hậu. Văn minh thì con người được tự do phát triển, xã hội lành manh. Lạc hậu thì con người bị thiệt thòi méo mó, tụt hậu.
Thế mà chúng ta làm cho nó phức tạp lên khi lạm dụng hai từ Cách mạng.


Một xã hội dang yên lành, ba thằng đội cải cách về, chỉ sau vài tuần hội họp là thôn xóm bất an, nhốn nháo nảy nòi ra cố nông, bần nông, trung nông, phú nông , địa chủ, cường hào…Rôi nhìn nhau hầm hè thành thù địch. Cố nông là lớp người nghèo nhất lên làm chủ và đấu tố thiên hạ.
Dường như đã có cuộc “ cách mạng văn hóa vô sản” ở nước ta sớm hơn Trung quốc. Đó là cải cách ruộng đất với khẩu hiệu : người cày có ruộng" tưng bừng và đầy mờ ám vào năm 1956.
Mười năm sau,Trung quốc năm 1966 mới xảy ra với lớp Hồng vệ binh vừa ráo máu đầu. Theo chỉ đạo của Mao, lũ chúng không cần biết trên đưới, chỉ làm theo lệnh với khẩuhiệu " tiêu diệt bè lũ tư sản trong Đảng"rất hay, nhưng thực ra là để thanh trừng những người trái quan điểm với Mao..
Đám robot đáng sợ, sản phẩm Mao Trạch Đông đã từng làm bại hoại xã hội Trung Hoa một thời gian dài. Còn ở ta, tham mưu Tàu dựng lên đội cái cách, biến tầng lớp nghèo khổ là bần cố nông thành những ro bot hung ác đầy quyền lực. Có nơi đội cái cách còn giải tán cả chi bộ Đảng. Cán bộ Trung ương mà về quê  khi bố đẻ đang bị qui địa chủ cũng có thể bị bắt và xử tại chỗ.

Những con robot do Đội cải cách nặn ra, chỉ mặt bố đẻ gọi là thằng, rồi vợ tố chồng hãm hiếp! Đội cải cách khuyến khích điêu toa, cho họ có thứ đặc quyền đặc lợi, làm những việc tày trời mà không biết đó là tội ác. Bây giờ còn nhớ lại thời ấy có câu nói bất hủ câu: thỏa mãn Bần cố nông chưa!. Tức là cứ rủa xả tố khổ cho đủ, cho đẫy vào, có điêu toa cũng chẳng sao. Lúc ấy tội liên quan với địa chủ là cũng không nhỏ. Một chính sách chia rẽ đén tuyệt đối xã hội, làm man rợ hóa văn hóa sống cộng đồng
Hai ví dụ trên đều xuất phát từ lợi dụng sự ngây thơ và ngu dốt để thực hiện những ý đồ xấu xa. Kẻ bề trên phải chịu trách nhiệm ấy chứ không phải những con robot trẻ hoặc già.

Địch là cái gì nhỉ. Địch là đối thủ, nhưng cũng rất mơ hồ, nhất là khi không chỉ rõ mặt, không bắt tận tay. Nó giống như con ma, ông ba bị chín quai mà người lớn bịa ra dùng làm công cụ dọa tré con.
Bản chất hai từ kẻ địch chính là gây cho người ta tâm lí đề phòng nhau, nghi kị  nhau, gây cho người ta sợ sệt khi nghe thấy người trái ý mình.  Cách này cũng là thứ khủng bố gây tâm lí nghi hoặc, bất ổn cho mỗi cá nhân, khiến người ta co mình lại. Dù đây là phuông cách tuyên truyền rất cũ, nhưng vẫn còn tác dụng, nhất là khi giới cầm quyền đã định hướng quan phương cả một thời gian khá dài và bây giờ vẫn dùng nó như một phương tiện hữu hiệu.



Những từ như đòng chí, đồng bào, lậ trường, tư tưởng, thoái hóa biến chất, cải tạo, thành phần giai cấp (bần nông, cố nông địa chủ cường hào ác bá), địch và ta, lập trường kiên định, liên quan, tàn dư giai cấp phong kiến…từ từ xuất hiện trong kháng chiến và trong cải cách ruộng đất. Nó phân hóa, chia rẽ xã hội , nó còn phân hóa ngay trong một gia đình, thù nghịch ngay trong gia đình mình, chỉ vì người này thấy người kia có cách nghĩ khác.
Năm 1972, đọc tạp chí nghiên cứu giáo dục, thấy Phiđen Caxtoro đã rất đúng khi ông tổ chức lại hệ thống giáo dục. Ai cũng được thi vào đại học, miến là đủ năng lực. Còn phản động hay không đã có bên an ninh lo. Không có thứ chủ nghĩa lí lịch kinh khủng như ở ta, người tổ chức hành chính cũng soát lí lịch như công an! Và nhất là soi đến ba đời.
Rất nhiều điều cần phải rà soát lại, nghiên cứu và minh bạch sai đúng thì cuộc sống xã hội mới có thể trở lại cân bằng. Còn không, nhiều kẻ ác đến chết không thấy mình sai, nhiều người không sai mà bị quy chụp cho đến chết mà khong được minh oan. Nhìn lại cái sai vô cùng lớn trong cải cách ruộng đất hủy hoại cả một nền tảng văn hóa xã hội, hoặc vụ triệt hạ Nhân văn giai phẩm phi đạo lí bằng hai chữ phản động ỡm ờ  đến bây giờ không có kết luận là sai đúng cho minh bạch thì vẫn là những  món nợ đời của chính quyền chưa trả được cho đất nước.
 Nếu có rút kinh nghiêm, nhìn thấu suốt cái sai đúng thì không có những cái bùng nhùng hôm nay , và những món ăn chính trị của Tàu không thể phủ mãi bóng đen lên nền chính trị Việt Nam. Cái đẻ chúng ta yếu kém chính là không dám nhìn vào sự thật, đẻ những sai lầm lết mãi trên con đường đi của đất nước.
Nếu có một ban lí luận trung ương thì việc đầu tiên của ban ấy là phải nhận diện rõ hiện tương xã hội này trước khi nhả ra những triết lí trên trời. Phải đi từ mặt đất.



Nhớ xưa có lời dạy của tiền nhân:
Cái gương tày liếp không soi
Soi cong nước đái cho lòi mắt ra.
Là để cảnh cáo kẻ thiển cận. Thế giới người ta đi tận đâu đâu rồi, đem lại hạnh phúc cho dân tộc, còn ta cứ soi cái cong nước đái của anh bạn láng giềng  ti tiện để cho hết sai này chồng lên sai kia. Lỗi đó là ở ta, đừng đổ cho ai.



Hồi mài ghế đít trên ghế trường phổ thông, tôi cứ băn khoăn thời Lê Lợi mười năm thắng quân Minh lẫy lừng, nhưng khi giành độc lập  thì khai quốc công thần như Nguyễn Trãi  lại bị tru di tam tộc với cái án trại vải mơ hồ. Thời Nguyễn Quang Trung, một ông vua khá cấp tiến, thông minh và giỏi giang nhưng khi  bình định xong chúa Trịnh, đuổi chúa nguyễn ra biên thùy, thì những đại tướng như Lê Văn Xảo, Vũ văn Nhậm, Nguyễn Hữu Chỉnh… đều lần lượt bị  bêu đầu dưới ngọn đao của chính cái triều đại mình góp phần khai lập ra. Những cái chết  dưới cái tội phản loạn bị qui cho rất đáng ngờ .
Tôi lúc đó còn quá ngây thơ chưa biết hỏi thày dạy Sử vì sao lại thế. Thời nào, triêu đại nào cũng có những khai quốc công thần bị loại bỏ sau khi hoàn thành sư nghiệp.
Sau này lại biết  câu: hết cáo thỏ thì chó săn bị giết. Chẳng nhẽ  những tài năng quân sự lớn ấy lại chỉ ngang cấp chó. Họ không có từ đồng chí nhưng cũng là đồng chí như thời cách mạng, cùng một lòng  đánh đuổi quân xâm lược.

Chẳng  có ai để hỏi mà cứ đeo nó trong đầu thì rồi cũng đén lúc phải tự giải bài toán đó thôi
 Rồi bất chợt nghĩ ra rằng, loài người khi thoát khỏi cảnh ăn lông ở lỗ, kẻ mạnh thâu tóm đồng loại của mình phục vụ cho mình hình thành dần tầng lớp chủ nô.  Sau đó manh nha sang một xã hội tiến bộ hơn hình thành bộ tộc. Mỗi anh cát cứ một phương. Rồi anh mạnh thôn tính anh yếu. Thế kỉ thứ 9, Đinh Bộ Lĩnh dẹp được 12 sứ quân lập nên nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên.
Cấu trúc riều đại phong kiến Việt Nam cũng giống người Trung Hoa, vua đứng đầu nước và cha truyền con nối cho đến lúc thối nát bị lật đổ thì một triều đại, một dòng họ mới thay thế trị vì. Mỗi lần như thế, dân đen bị lôi vào cuộc tranh giành, chết không kể xiết. Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết là thế. Lịch sử Đinh- Lê- Lí-Trần-Lê-Nguyễn và đến thời cộng sản ngày nay đều theo qui luật đó cả.


Tương đồng với Việt Nam thì Bắc triều cũng đầy nội loạn. Thử điểm từ thời Tam Quốc (ngụy-Thục-Ngô) , Lưỡng Tấn và Nam bắc triều rồi đến Hán-Đường-Tống-Nguyên-Minh-Thanh và nước công hòa nhân dân Trung Hoa, nhà nước mệnh danh cộng sản ra đời. Mỗi triều đại một dòng họ trị vì từ vài chục đến vài trăm năm rồi đều  theo nhau sụp đổ và bị thay thế vì sự mục ruỗng ngay trong lòng nó. 
Trung Hoa cũng vậy, hết cáo thỏ thì chó săn bị giết, y chang thứ văn hóa chính trị Việt Nam qua các triều đại phong kiến. Kẻ bị hại đều đeo cái tội mưu đồ phản loạn, bên Tàu gọi là tạo phản.
Chế độ cộng sản là nhà nước một Đảng dìu dắt dân tộc. Nền cộng hòa thay chế độ phong kiến một dòng họ bằng một thiết chế khác, vẻ như rất dân chủ. Nhưng trên phương diện nào đó thì bản chất vẫn lấp ló lối cai trị của Phong kiến, chưa thoát ra khỏi chế độ phong kiến.
 Ông Nguyễn Văn An , cựu Chủ tịch Quốc hội nước ta đã nói ra một sự thật, gọi chế độ một Đảng là “vua tập thể” là chính xác. Vua nên ban xuống lời vàng ý ngọc (là họ nghĩ thế) chỉ có đúng, cấm cãi. Là vua nên không bao giờ quen với sự phản biện, tranh luận. Lời vua ý chúa ban ra chỉ quan phương một chiều. Nhưng con người là một chủ thể có tư duy, nên không được phản biện công khai thì nó ẩn vào đời sống dân gian bằng ca dao hò vè, dân ca tục ngữ. Chính vì thế mà giói cầm quyền Phong kiến phải thốt lên rằng” Nôm na là cha mách qué” để chỉ những phản ứng xã hội với cách cai trị mất lòng dân của chính quyền.

Nhớ triều Tự Đức có câu ca dao giễu một thông cáo (chiếu chỉ) chỉ về sinh hoạt ca nhà vua:






Tháng tám có chiếu vua ra
 Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
 Không đi thì chợ không đông
 Đi thì phải mượn quần chồng sao đang
Có quần ra quán bán hàng
 Không quần ra đứng đầu làng trông quan.

 Quần không đáy là cái váy ạ! Mặc váy khi ngồi thì hở cái bướm ra bất tiện nên cận thần tư vấn cho vua bắt đàn bà mặc quần cho kín đáo…nhà vua đã làm theo.
Rồi còn câu này nữa, nói về gái điếm nhưng thực ra là chỉ bọn tay sai mẫn cán cho ngoại bang:
Còn Tàu, còn nhiễu Tam Giang
Tàu về Bắc quốc, mo nang che lồn!

Vâng, hết chỗ ăn theo thì tơ hơ ra. Câu ca dao trong dân gian để lại không biết từ bao giờ cảnh cáo bọn tay sai ngoại bang, chưa bao giờ mất trong đời sống dân gian.

Thời gạo phiếu cơm tem, cán bộ cứ tuyên truyền đủ thứ hay ho, trong dân gian tồn tại câu ca dao:
Con gì mắt híp bụng to
Ăn hàng Tôn Đản líu lo suốt ngày.

Hàng Tôn Đản là quầy hàng bán đồ ăn ưu tiên cho cán bộ cao cấp.
Rồi có một ngày lại nẩy ra trong dân gian:
Nhà thơ làm kinh tế
Thống chế đi đặt vòng
Bác ơi, Bác có biết không
Thạch Sanh thì ít, Lí Thông thì nhiều.

Đó là những năm tám mươi thế kỉ trước, khi nhà thơ Tố Hữu lên làm phó thủ tướng thứ nhất, còn tướng Giáp thì được phân công đi nắm về kế hoạch hóa dân số.


Phản biện luôn vạch mặt cái sai, cái phi lí, và báo động cái bất trắc cái ẩn họa tiềm tàng trong các chính sách. Đó là hình thức biểu tình phương đông đòi sự công bằng. Còn biết xếp nó vào đâu , nếu không gọi đó là biểu tình?
Cách mạng thành công, có cụm từ “dân chủ cộng hòa” ra đời nhưng để hiểu thấu nội hàm cụm từ đơn giản đó đưa nó vào cuộc sống trở thành hiện thực chắc còn lâu. Có lẽ đó là qui luật của lịch sử, tư nhận thức đi đến hiện thực luôn là một khoảng cách. Để đén tới đích phải còn qua chặng đường dài nữa và không thể thiếu sự phản biện tích cực.
Lịch sử một dân tộc thì dài mà đời một con người thì ngắn, mọi cái xấu xa dều xuất phát ở lòng tham hưởng thụ, nếu không sẽ vào lòng đất mà không biết đời là gì, nên tranh thủ vơ vào mình càng nhiều càng ít, và những tập đoàn cai trị như thế sẽ gây nên tai họa kéo  dài cho cả dân tộc.


Thực ra chế độ cai trị nào dù coi là tiến bộ nhất thì cũng đều có sự chiếm đoạt. Quyền lực càng tập trung cao thì chiếm đoạt càng lớn. Ăn cắp và tham nhũng chỉ là hạng hai trong sự chiếm đoạt. Còn những tiêu chí để tranh cử ra đứng điều hành đất nước thì bao giờ cũng đầy lừa dối mị dân. Từng nghe nói ”chính trị là con đĩ”. Nó lừa dối tất cả đẻ đạt mục đích bằng tuyên truyền vận động lừa mị, hứa hão. Nhưng thể chế ‘tam quyền phân lập” đến nay có lẽ vẫn là ngưỡng cao nhất loài người cần vươn tới. Khi tam quyền phân lập thì có sự giám sát nhau để giảm thiểu những hành vi mờ ám thao túng ăn cắp không được lộng hành. Xã hội sẽ đạt được sự công bằng tương đối. còn như thiết chế của ta chẳng hạn, Thủ tướng đứng đầu giám sát chống tham nhũng. Vậy thử hỏi nếu Thủ tướng tham nhũng thì ai giám sát.Và nếu ông tham nhũng thì răm rắp hàng loạt bên dưới làm theo. Câu hỏi đó có đặt ra cũng bình thường thôi, vì thủ tướng cũng là  người, là một công dân có vợ con gia đình và đầy các nhu cầu như mọi chứ có gì khác đâu. 
Có ai thấy một ông quan thời ta nghèo không nào, hay toàn nhà cao cửa rộng, họ hàng bu quanh chia chức từ bé đến to dẫu chẳng  tài năng. Giàu có thế, lấy đâu ra nếu không tham nhũng, không vơ vét?. Rồi quan lớn quan bé đã sinh ra thói giữ chỗ cho con, giống hệt thời phong kiến, khác hẳn thời Hồ Chí Minh lập quốc! 
Vậy gọi là dân chủ cộng hòa nhưng khi chỉ một đảng cầm quyền thì khác gì vua, Khi nó biến chất lạm quyền  sẽ kinh khủng hơn phong kiến vì lãnh đạo tập thể rất dễ chối tội. Vâng vua tập thể chia nhau mới khiếp. Và hết nhiệm kì thì đám vua mới lại lên, lại đào vét tích lũy mà không có chế tài nào để ngăn cản. Vậy thì dân làm sao ngóc đầu lên được



Hôm nay tôi nghĩ đến công cuộc giảm tô và cải cách ruộng đất, cố lí giải vè câu hỏi nặng mãi trong đầu: Tại sao lại thế?
Vâng, ruộng đất chia cho dân cày thì cứ cho là được đi, nhưng sao phải bắn giết, sao lại gây mâu thuẫn xã hội, chia rẽ cùng cực đến mức con tố cha vợ tố chồng, họ hàng anh em thành thù nghịch. Là cái trò gì đây nhỉ.
Và hôm nay, câu chuyện ồn ào trong quan hệ Việt Trung làm cho câu hỏi đó thức dậy và  tôi đã tìm thấy câu trả lời, vấn đề đã sáng ra.

Xin lui lại vài dòng kí ức
Khi giảm tô cải cách ruộng đất năm 1956 tiến hành, tôi 11 tuổi. Những câu chuyện xảy ra tôi còn nhớ đén hôm nay.
Lúc ấy buổi tối, đội thiếu nhi được cắt cử đi trông nhà cho các cốt cán đi họp,  để Đội cải cách “ bắt rễ xâu chuôi”.
Trẻ con biết gì, được tụ bạ chơi với nhau, lại do người lớn giao việc thì sướng lắm.
Được một thời gian thì bỗng tôi bị gạt ra khỏi nhóm trông nhà. Lí do đơn giản: gia đình vừa bị qui lên thành phần phú nông, là dính vào bóc lột nên không còn cùng giai cấp với người nghèo nữa.
Không được đi trông nhà ban đêm cho cốt cán đi họp, đó là điều tổn thương tinh thần  đầu tiên, cũng là lớn nhất trong đời tôi .

Năm 1943 bố tôi một mình từ Bắc Gang theo chân người  quản lí cho chủ đồn điền Bùi Huy Khuê, lên Bản  Ngoại , đại Từ , Thái nguyên nhận  7 mẫu ruộng phát canh,  nộp tô cho chủ đồn điền.
Năm 1945 cách mạng về, chủ đồn điền bỏ chạy. Từ đấy thuế má nộp cho kháng chiến, gọi là thuế nông nghiệp.
Năm 1946, bố tôi được kết nạp vào Đảng.
Văn hóa lớp 3 xóa mù trong thời bình dân học vụ 1946. Đảng viên như bố tôi thực chất là đầu sai chứ trình độ kiến thức lí luận thì chẳng có gì.
Ông được giao làm trưởng ban giao thông xã.
Làm trưởng ban giao thông có một việc khá quan trọng là trách nhiệm đưa đón cán bộ Việt Minh qua địa bàn sao cho an toàn.
Ông Giáp qua nhà tôi vài ba lần, cụ Hồ cũng qua một hai lần gì đấy. Là nghe bố tôi lào thào với bạn bè. 
Việc là đón các ông lúc sáng sớm đưa về nhà, dọn cái buồng để đoàn cán bộ nghỉ. Đến chiều tối lại dẫn đoàn ra cuối xã, lại có người đón, đưa đi tiếp.

1954, Kết thúc cuộc chiến.
Bắt đầu cải cách  ruộng đất thì bố tôi được đi theo một đội ở nơi khác cũng để làm cải cách, thì  ở nhà gia  đình bị qui lên Phú nông, thành giai cấp bóc lột. Ông bị khai trừ khỏi Đảng, đuổi về nhà.
Cũng là may mắn để ông không dính vào tội ác.
Mấy năm ông già lẽo đẽo đi theo cách mạng có khác gì bật mã ôn, thế mà say sưa bỏ  việc ở  nhà. Mấy mẫu ruộng nhận của chủ điền thì  việc cày  bừa mẹ  phải thuê người trong xóm. Đôi cải cách vội nhìn ngay ra đó là bóc lột, là đối tượng bóc lột và gắn luôn mác Phú nông luôn. Lần đầu tiên gia đình được xác định thành phần giai cấp.Trước đó như tất cả mọi người, đều chỉ là nông dân thôi.
Từ hôm ấy con cái mất quyền lợi họp hành. Những láng giềng thân thiện xưa nay, bây giờ  nhìn gia đình tôi thù địch. Những người không thù nghịch thì ngại không giao tiếp  sợ liên quan với  giai cấp bóc lột.
Đội cải cách do chuyên gia Trung Quốc chỉ đạo tài thật, có mắt thần giúp mọi người nhìn ra địch-ta , mà trước đây mọi người cứ lẫn lộn! May mà ở vùng kháng chiến, bố tôi không mua thước đất nào, nếu có ruộng thì ăn chắc địa chủ. Cứ có 3 mẫu (1ha) là dựa cột ăn đạn rồi.
Lúc làm cách mạng thì tíu tít với công việc cách mạng, nhưng khi lâm nạn thì chẳng ai cứu giúp.
Nhưng rồi sau đó hai năm có chuyện sửa sai. Bố tôi cạy cục lên tỉnh khiếu nại, chờ mất một năm thì nhận đươc một tờ giấy sửa lại thành phần có dấu triện hẳn hoi. Thành phần được sửa xuống trung nông, báo về xã, bây giờ nhà tôi không còn nằm trong giai cấp bóc lột nữa. Nhưng ba năm ở cái thành phần được gán ghép, cả gia đình bị tổn thương tâm lí nặng nề. Anh giai tôi từ đấy nhìn thấy bất cứ cán bộ nào là đều căm ghét. Sau này tôi đi công tác, anh ấy cũng ghét cả tôi. Tổn thương tâm lí với anh ấy thật quá lớn khi thấy cha mẹ mình bị xỉ nhục vô lối.
Ở ta, ai bị bắt nhầm dù chỉ một lần, giam một ngày cũng coi là bị bắt và coi như là đã có tội. Đó là cái nhìn khá chung của xã hội. Thành phần giai cấp cũng vậy, dù đã sửa sai có giấy má rõ ràng nhưng dân xóm xã lứa ấy vẫn coi gia đình tôi là thành phần phú nông. chết tiệt thật.

Tám năm sau tôi mới biết thêm một chuyện nũa do ông tổng biên tập tờ báo Đảng nơi tôi nhận công tác sau khi học xong trung cấp, kể lại. Năm 1966 ông cùng bộ xậu tìm lên nhà định tuyển tôi về đào tạo phóng viên cho báo. Khi lên ủy ban xã hỏi lí lịch gia đình, họ thuật lại chuyện khi sửa sai, Đảng bộ xã có mời lên để nhận lại Đảng tịch, thì ông ấy đứng giữa hội trường nói lớn: Tao đút buồi vào cái Đảng cúa chúng mày, rồi cắp đít ra về.Tổng biên tập nghe vậy sợ quá, rút lui êm re, không còn đặt vấn đề tuyển dụng tôi nữa. 
Một con người hiền lành ít học, chí cốt đi theo một niềm tin, nhưng qua cuộc cải cách ông đã biến thành con người thô lỗ cục cằn. Một đảng viên như bố tôi có hay không trong Đảng không quan trọng cho sức mạnh của Đảng lắm, nhưng đánh mất một niềm tin, triệt tiêu một hi vọng trong một con người trung thực đó là sự mất mát không bao giờ bù đắp được. Nhưng câu chuyện ấy tuyệt nhiên bố chẳng bao giờ nói trong nhà, chẳng có ai biết. 
Chuyện chỉ có thế nhưng tinh thần gia đình tôi u ám trong thời gian khá dài. Sự tổn thương không thể khắc phục nổi, nhất là mỗi lần có viêc gì liên quan đến lí lịch phải khai báo.
     *   *   *
 Đến đây , xin trích dấn một đoạn ghi nhớ của Trương Quang Đệ  trong bài viết :’ - Bối cảnh lịch sử của phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm” mà tôi cho là khá trung thực:

“…Có điều nghịch lý khó tin là trong một vài tuần lễ vào năm 1956, Đảng đứng chung trận tuyến với những kẻ bất mãn và quảng đại quần chúng đối diện với hệ thống chỉ đạo cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, kẻ nắm quyền thực sự được các cố vấn phương Bắc hỗ trợ. Giáo sư Trần Văn Giàu, dạo đó là bí thư chi bộ (hay Đảng ủy?) đại học, được mời nói chuyện trước sinh viên về chính sách sửa sai của Đảng. Ông Giàu cho biết trong một thời gian dài Đảng bị tê liệt, hễ đội cải cách đến địa phương nào là chính quyền và Đảng nơi đó bị vô hiệu hoá, kẻ thì đi tù, kẻ thì lánh sang địa phương khác hay trốn lên miền núi, kẻ thì ngồi đó chờ số phận định đoạt. Ngay các lãnh tụ của Đảng như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Hoàng Văn Hoan…vì thuộc thành phần bóc lột mà bị các đội cải cách địa phương và bần cố nông gửi giấy triệu tập về quê chịu tội. Tướng Giáp khi công cán qua Quảng Bình bị dân quân vây bắt, may mà cận vệ nổ súng đẩy lùi đám cuồng tín hung hãn. Các tên tuổi trong Ban chỉ đạo cải cách như Hồ Viết Thắng, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, làm sởn tóc gáy ngay cả Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo ông Giàu thì Cụ Hồ hai lần bị các vị kia “uốn nắn” vì đã do dự khi hành quyết những phần tử mà Cụ cho là tốt, không có tội gì. Ông Giàu kết thúc buổi nói chuyện bằng lời kêu ca rằng đám cải cách làm đất nước lụn bại, làm đời sống nhân dân và cán bộ lâm vào cảnh cùng cực. “


Vấn đè ở đây là: mục tiêu cải cách ruộng đất  là người cày có ruộng nhưng khi làm xong thì hóa ra không phải thế, mà kết quả chính của nó  là đã phá vỡ toàn bộ, toàn diện khối đại đoàn kết dân tộc được có từ khi cuộc kháng chiến chống Pháp được phát động. Khối đại đoàn kết đó đã tạo nên sức mạnh vô bờ bến giành chiến thắng trước đối thủ đầy sức mạnh. Đó là di hại  thứ nhất có thể trông thấy ngay.
Di hại thứ hai rất cơ bản là các giá trị văn hóa truyền thống nghìn đời như tình cha con, láng giềng, thân tộc , thày trò bị dày vò, bị cày xới cho nát như tương bần. Một  bó đũa bị thảy ra tung tóe bẻ cái nào cũng được.
Tổn hại thứ ba là Đảng  đã lao đao suýt bị đánh sập khi chơi con dao hai lưỡi   cố vấnTàu…

 Hậu quả làm cho người ta sống bất an, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ một cái gì đó giáng xuống bất ngờ. Tạo nên sự khủng bố tinh thần thường trực. Dai dẳng đén bây giờ vẫn vậy. Từ đó đẻ ra sự dối trá lớp này chồng lên lớp khác, thành căn bệnh xã hội nặng nề khó chữa lành.
Cho đến bây giờ mối di hại ấy chưa tan. Chưa tan vì chưa  minh bạch chuyện này sai đến đâu , đúng đén đâu, đảng ta chưa bao giờ làm sáng tỏ, chưa  đánh giá kết quả cải cách ruộng đất thật sự về giá trị vĩ mô, mà chỉ chung chung là người cày có ruộng là thắng lợi lớn. Bậy bạ hết sức. Như thế thì sẽ còn tiếp tục sai lầm  và tổn thất sẽ lại tiếp tục thôi.
 Và câu hỏi lớn vẫn treo lơ lửng: Tại sao?Tại sao lại thế , có thế lực nào ngăn trở?  để rồi lại tiếp tục bị cuốn vào rắc rối sâu hơn nữa. Và bây giờ lại dính nhựa những lời hứa hão  bằng những cái tình hữu nghị thủy chung chẳng bao giờ có thật.
     *   *   *
Tôi nghĩ  cái nợ tàn phá văn hóa truyền thống, phá tan sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc chỉ bằng việc làm cái cách có một hai năm, cái ác đó không khác gì đất nước bị dội bom nguyên tử. Những lãnh đạo Trung Hoa thâm độc thời ấy phải chịu trách nhiệm này. Đó thực sự là một chủ trương, một âm mưu thủ tiêu tinh hoa cách mạng Việt Nam lâu dài  để nhằm biến nước ta thành chư hầu.
 Cho nên cuộc kháng Mĩ, dù viện trợ bao nhiêu thì cũng chứa thể trả được cái nợ máu xương tinh thần do các cố vấn Tàu gây ra cho dân tộc Việt Nam ta trong cải cách.

Ai hôm nay lấy khẩu súng, tấm áo mẩu lương khô cái mũ cối để hàm ơn lãnh đạo Trung Hoa thì họ cứ hàm ơn, còn tôi khách quan đứng xa nhìn nhận thấy lãnh đạo Trung Hoa nợ dân tộc ta cái nợ ngàn đời khó trả. Chứ ta nợ họ súng ống áo quần tiền bạc thì vài đời con cháu sẽ trả gọn, nếu cần. Còn món nợ do họ gây ra họ sẽ chẳng bao giờ trả nổi, chỉ có vạch ra rõ ràng cho dân tộc cùng biết cùng hiểu mà đề phòng miệng hùm nọc rắn thôi.
Đó cũng là trách nhiệm thật nặng nề và khó khăn của các thế hệ tiếp theo.

Nhưng phải nói them, nếu minh bạch thế thì lãnh đạo đất nước phải chịu trách nhiệm. Liệu chúng ta có nhận thức ra không. Và nhất là có đủ dũng khí nhận trách nhiệm không?


Nguon : ĐỖ ĐỨC BLOG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét