Một thông tin đáng vã mồ hôi vừa được một quan chức của ngành công thương tuyên bố: Có thể sẽ vẫn phải xảy ra tình trạng cắt điện. Tin này được đưa ra trong cuộc họp báo của Bộ Công thương, vào đúng cái ngày mà Hà Nội thành hỏa lò khi lên cơn sốt 40 độ rưỡi.
Ô hay, thế sao EVN 3 hôm trước chẳng vừa “như đinh đóng cột” rằng mùa khô năm nay sẽ “không thiếu điện”! Nào thì là 2 tổ máy Kanak và Đồng Nai 4 được đưa vào hoạt động. Nào là tổ máy 5 Thủy điện Sơn La chuẩn bị hòa lưới. Rồi thì các hồ thủy điện đều tích nước đến mức cao. Rồi thì EVN có “thành tích vượt bậc” khi cải tạo, khi “tập chung đầu tư đáng kể” để khắc phục tình trạng “thừa điện, thiếu đường dây”…
Chẳng lẽ bao công sức của EVN đổ hết xuống hồ chỉ vì mấy ngày nắng nóng lẻ tẻ?
Thôi thì đành chặc lưỡi: Chắc là do thời tiết. Nóng đến độ báo chí dùng từ “chết thiêu”, “bị cháy đen” để chỉ một cụ bà gục ngã trên cát, dưới cái nóng “như lò thiêu” ở miền Trung.
Quan chức nhà ta cẩn thận, đúng hơn sợ vạ miệng chuyện
chém gió hứa hẹn “không thiếu điện” là phải.
Thật ra lo thiếu điện là hơi thừa. Cũng như thành tích “không thiếu điện” của EVN phần nhiều là nhờ “cái chết” của các doanh nghiệp. Hồi đầu năm, theo “kịch bản” được Quốc hội phê duyệt, tăng trưởng GDP năm nay đạt 6%-6,5%. Bộ Công Thương sau đó mau mắn đưa ra dự báo nhu cầu điện tương ứng cần tăng khoảng 13% và cảnh báo nguy cơ thiếu điện trong mùa khô. Nhưng “cái chết không bất ngờ” của hàng trăm ngàn doanh nghiệp, hoặc theo kiểu phá sản, hoặc giải thể, ít bi đát hơn thì cũng ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất…kéo suốt từ năm ngoái sang khiến điện đâm lại…không thiếu.
Thật ra lo thiếu điện là hơi thừa. Cũng như thành tích “không thiếu điện” của EVN phần nhiều là nhờ “cái chết” của các doanh nghiệp. Hồi đầu năm, theo “kịch bản” được Quốc hội phê duyệt, tăng trưởng GDP năm nay đạt 6%-6,5%. Bộ Công Thương sau đó mau mắn đưa ra dự báo nhu cầu điện tương ứng cần tăng khoảng 13% và cảnh báo nguy cơ thiếu điện trong mùa khô. Nhưng “cái chết không bất ngờ” của hàng trăm ngàn doanh nghiệp, hoặc theo kiểu phá sản, hoặc giải thể, ít bi đát hơn thì cũng ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất…kéo suốt từ năm ngoái sang khiến điện đâm lại…không thiếu.
Có lẽ “cái chết
không bất ngờ” trên diện rộng đó khiến EVN như mở cờ trong bụng. Sướng khoái
nhất là hai ngành ngốn điện “như Tây ngốn bia” là xi măng và thép năm nay đang
ế chổng vó.
Đấy, cứ phải ghi lại cái “thành tích từ trên trời rơi xuống” như thế chứ không đến cuối năm EVN thế nào cũng có báo cáo thành tích “đảm bảo đủ điện cho sản xuất và đời sống”, rồi nhân đó, có khi lại xin thưởng 1.200 tỷ như năm nào.
Nhưng chuyện cắt điện, hay không cắt điện chỉ là chuyện khiến người ta vã bao nhiêu mồ hôi mà thôi. Chuyện khiến người dân phải “buộc dây chuối” là việc Bộ Công thương- bộ chủ quản ngành điện- đề xuất “thả giá điện” mấy hôm trước khi chê quy định “Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giá bán lẻ điện bình quân” là “không phù hợp và thiếu khả thi”.
Đấy, cứ phải ghi lại cái “thành tích từ trên trời rơi xuống” như thế chứ không đến cuối năm EVN thế nào cũng có báo cáo thành tích “đảm bảo đủ điện cho sản xuất và đời sống”, rồi nhân đó, có khi lại xin thưởng 1.200 tỷ như năm nào.
Nhưng chuyện cắt điện, hay không cắt điện chỉ là chuyện khiến người ta vã bao nhiêu mồ hôi mà thôi. Chuyện khiến người dân phải “buộc dây chuối” là việc Bộ Công thương- bộ chủ quản ngành điện- đề xuất “thả giá điện” mấy hôm trước khi chê quy định “Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giá bán lẻ điện bình quân” là “không phù hợp và thiếu khả thi”.
Nghĩ cũng lạ. Theo lộ trình thì đến
2014 mới xong “thị trường phát (điện) cạnh tranh. Đến 2022 mới xong “thị trường
buôn (điện) cạnh tranh”. Và sau đó mới là “thị trường bán lẻ cạnh tranh”. Tức
là đến sau cả 2022 EVN vẫn “là một, là riêng, là duy nhất” độc quyền cung ứng.
Bây giờ mà nói chuyện “thả” có khác gì bóp chết sự cạnh tranh từ trong trứng nước?!
Mà EVN thì là gì? Là liên tục kêu lỗ và đòi tăng giá.
Nghĩ khốn khổ cho đồng lương còi của 6 triệu người có lương, dù biên tập viên VTV hôm qua nhấn đi nhấn lại là tăng “những 25%”. Và tội nghiệp cho hơn 80 triệu còn lại chưa biết mặt mũi đồng lương nó vuông hay tròn.
Dẫu sao, cũng còn có một thông tin mát rượi, nói như các anh xe ôm là mát “như được một cơn gió cái”: Giá điện sẽ chưa tăng. Những người theo chủ nghĩa hoài nghi nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại: Chưa tăng, không có nghĩa là không tăng. Chưa tăng hôm nay thì chắc rồi, nhưng “ngày mai” thì chưa chắc. Cũng chả nên trách dân hoài nghi, những câu chuyện hôm nay bảo không tăng giá xăng, “đêm mai” bất thần cho tăng kiểu đánh úp vẫn sờ sờ trước mặt đó thôi.
Nghĩ khốn khổ cho đồng lương còi của 6 triệu người có lương, dù biên tập viên VTV hôm qua nhấn đi nhấn lại là tăng “những 25%”. Và tội nghiệp cho hơn 80 triệu còn lại chưa biết mặt mũi đồng lương nó vuông hay tròn.
Dẫu sao, cũng còn có một thông tin mát rượi, nói như các anh xe ôm là mát “như được một cơn gió cái”: Giá điện sẽ chưa tăng. Những người theo chủ nghĩa hoài nghi nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại: Chưa tăng, không có nghĩa là không tăng. Chưa tăng hôm nay thì chắc rồi, nhưng “ngày mai” thì chưa chắc. Cũng chả nên trách dân hoài nghi, những câu chuyện hôm nay bảo không tăng giá xăng, “đêm mai” bất thần cho tăng kiểu đánh úp vẫn sờ sờ trước mặt đó thôi.
Lại nói chuyện xăng, trong cuộc họp báo hôm qua, một phóng viên hỏi “ngẩn ngơ”: “Liệu thời gian tới giá xăng dầu trong nước có điều chỉnh giảm hay không trong khi giá thế giới liên tục đi xuống? Một quan chức cục Quản lý giá vòng vòng một hồi thì báo chí “bắt được” hai thông tin: Các DN xăng dầu đầu mối đang lỗ 5.000 tỷ. Và, tất nhiên, “không thể mua về thấy tăng là tăng được ngay mà thấy giảm là giảm được ngay”.
Xăng hình như cũng giống sữa. Bản tin của Tiền phong, dẫn nguồn từ chính Bộ Công thương- cho hay từ giữa tháng 4 đến nay, giá sữa nhập khẩu liên tục tăng. Loại thì 7-8%, loại thì 10-15%. Trong khi tại thị trường nhập khẩu giá sữa lại đang giảm. Thậm chí theo nguồn Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), chỉ số giá sữa tháng 3 năm 2012 là 197 giảm 2,48% so với tháng trước, giảm 15,96% so với cùng kỳ năm 2011 và là mức thấp nhất từ tháng 9 năm 2010 trở lại đây.
Thật là lằng nhắng câu chuyện giá. Thật là đau đầu cho các nhà quản lý giá. Và thật là khốn khổ cho những người dân “chịu giá” một mình một kiểu, khác biệt với phần còn lại. Hay là có một cơ chế thị trường cho riêng Việt Nam? Một cơ chế mà ở đó giá sữa, và nhất là xăng hiên ngang như quân Tốt?
Tại sao nói là tay phóng viên kia hỏi “ngẩn ngơ”?
Là bởi từ lâu, các cụ hưu trí đã chính thức gọi quân Tốt trong bàn cờ là quân… “Xăng”. Sở dĩ quân Tốt mang tên này là bởi nó có đặc tính rất giống Xăng, luôn tiến lên phía trước, bí lắm thì đi ngang, không bao giờ lùi; giá Xăng cũng vậy luôn luôn tăng, ổn định chỉ tí ti rồi lại “xe tăng” tiếp, không chịu giảm bao giờ. Ai đó mà ngồi xem một trận đấu cờ tướng bây giờ chắc phải đi gặp bác sĩ tai mũi họng khi nghe toàn những câu lạ tai: “Ăn (quân) Xăng”, “dí Xăng”, “lên Xăng”, “Xăng nhập cung bọ hung chui.. háng”.
Còn bởi cũng từ lâu, trong những câu chuyện “nhếch mép” dân gian thời @ Xờ Xăng đã được dùng để phân biệt sờ nặng và xờ nhẹ: Xờ Xăng, xờ nhẹ là Xờ xấu xa, trong phân biệt với Sờ sung sướng, là sờ nặng. Xấu xa ở chỗ hành động tăng giá của “gã Xăng” quá ư là lén lút, chẳng mấy khi vào ban ngày ban mặt. Hỏi chuyện xăng giảm giá khác gì nói chuyện đạo đức của… xăng!
Một bản tin cực sốc được báo chí loan ra hôm qua: Trong tháng 4 chỉ có khoảng 1.000 xe máy nguyên chiếc được nhập khẩu, lượng kim ngạch sụt giảm cực mạnh, đến 80% về lượng và 75% về giá trị so với tháng trước đó.
Tin này có gì là lạ đâu nhỉ, trước những cái lắc đầu giảm giá, trước những câu chuyện dân gian thời @ “Xăng nhập cung bọ hung chui háng”. Không biết chừng lại là cái may. Chẳng hạn với việc “thả giá xăng” lại xuất hiện những vùng chuyên canh… cau để lấy mo. Hay từ chuyện “dí Xăng như Tốt” Việt Nam lại chẳng trở thành nước sản xuất và xuất khẩu xe trâu, thuyền thúng hàng đầu thế giới.
Nguồn : ĐÀOTUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét