Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

31 thg 10, 2012

Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng TW - “anh bưu tá” non việc?


Vụ ăn chặn hy hữu
Được Đội Liên ngành bảo kê, phu trầm xới tung rừng Gộp Ngà
Vụ Đội Kiểm tra liên ngành huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) ăn chặn kỳ nam do người dân đào trúng ở rừng phòng hộ Gộp Ngà tối 26-9-2012 được hàng chục tờ báo (Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, Lao Động, Pháp luật TP HCM, Người Lao Động, Cựu Chiến Binh, Dân Trí….) đăng tải nhiều kỳ. Những ai biết câu chuyện khuất tất này đều cho rằng đây là vụ tham nhũng (nếu không nói là ăn cướp) tập thể trắng trợn và cố ý làm trái hy hữu đến khó tin.
Theo điều tra của báo chí, cuối tháng 9-2012, xuất hiện tin đồn một nhóm phu trầm Quảng Nam trúng kỳ nam ở rừng Gộp Ngà tới 50 tỷ đồng. Lập tức hàng ngàn người dân Khánh Hòa và các tỉnh lân cận rùng rùng kéo đến Khánh Sơn, khấp khởi cơ may đổi đời.
Trước cơn lốc trầm, kỳ nguy cơ tàn phá rừng phòng hộ, gây phức tạp anh ninh trật tự địa bàn, UBND huyện Khánh Sơn   lập Đội Kiểm tra liên ngành (gồm công an huyện, huyện đội, hạt kiểm lâm huyện, BQL rừng phòng hộ…) – có nhiệm vụ vận động, ngăn chặn, đẩy đuổi phu trầm khỏi địa bàn.
Trớ trêu thay, không những không thực hiện nhiệm vụ, một số cán bộ chủ chốt của Đội Liên ngành lại cả gan móc nối với các ông bầu trầm, kỳ, bảo kê họ đưa quân lên núi đào kiếm trầm, kỳ, với thỏa thuận “cưa đôi” (50-50), nếu đào trúng trầm, kỳ! Tối 26-9, phu trầm đào trúng mẩu kỳ nam đầu tiên, cả khu rừng Gộp Ngà lập tức  nháo nhác. Một trung úy công an trong Đội Liên ngành nổ súng chỉ thiên, tịch thu khúc kỳ nam vừa đào được.
Tối hôm đó, phu trầm đào được cả thảy 4 khúc kỳ nam (tổng trọng lượng khoảng 1,4-1,5kg), đều nộp hết cho Đội Liên ngành. Hai ngày sau, hơn 300 phu trầm rời rừng Gộp Ngà trở về thị trấn Tô Hạp (huyện lỵ Khánh Sơn) để nhận tiền bán kỳ nam được chia như thỏa thuận. Phía Đội Liên ngành yêu cầu họ cứ trật tự ra về, sẽ được chia sau. Ngày 3-10, các ông bầu được nhắn tin, có 279 phu trầm được công nhận chia tiền, tổng số tiền là 100 triệu đồng. Biết bị ăn cướp trắng trợn, nhiều ông bầu lập tức có đơn tố cáo, gửi các cơ quan chức năng huyện, tỉnh và báo chí. Theo họ, kỳ nam giá tới 9-10 tỷ đồng/kg!
Danh sách “mật”
Vụ “lùm xùm” vỡ lở, Quân khu V yêu cầu Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh xác minh vụ việc và số cán bộ, chiến sĩ Huyện đội Khánh Sơn dính líu. Lập tức, 11 cán bộ huyện đội (4 cấp tá, 5 cấp úy và 2 hạ sĩ quan) nộp lại tiền được chia, tổng số 220 triệu đồng. Được biết, lực lượng quân đội chỉ được bố trí vòng ngoài. Các cán bộ huyện đội dính líu đều nói họ được phu trầm “bồi dưỡng”, không phải ăn chặn(!). Công an tỉnh cũng vào cuộc rất sớm, nhưng mãi đến nay, lãnh đạo công an tỉnh vẫn từ chối cung cấp thông tin cho báo chí về nội dung vụ việc cũng như danh tính các cán bộ công an huyện dính líu. Về phía huyện, UBND huyện ra tối hậu thư, chậm nhất ngày 17-10, công an huyện phải có văn bản báo cáo. Tuy nhiên, báo cáo của công an huyện lại tùy tiện đóng dấu “mật”(!). Theo nguồn tin riêng của báo chí, 4 cán bộ công an huyện đã nộp lại 1,2 tỷ đồng.
“Phiếu chuyển”
Liên quan vụ “lùm xùm” hy hữu này, mãi đến 25-10-2012, Văn phòng Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng Trung ương mới có cái gọi là “phiếu chuyển” (số 54/PC-VPBCĐ) gửi Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng tỉnh Khánh Hòa, toàn văn như sau:
Từ ngày 13-10-2012, các báo điện tử “Tiền phong”, “Dân trí” và một số tờ báo khác đã đăng một loạt bài về việc Chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa thành lập Đội Kiểm tra liên ngành gồm Công an huyện, Ban Chỉ huy quân sự huyện, hạt Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ và một số phòng chức năng thuộc UBND huyện để ngăn chặn, vận động người dân không tham gia đào bới tìm trầm tại khu rừng Gộp Ngà, huyện Khánh Sơn. Tuy nhiên, Đội lại móc nối để bảo kê cho những người tìm trầm với công thức ăn chia là “cưa đôi” (nếu tìm được trầm, những người đào bới được chia 50%, Đội Liên ngành được chia 50%).
Theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng xin chuyển nội dung các bài báo trên đến Ban Chỉ đạo tỉnh Khánh Hòa về phòng, chống tham nhũng để chỉ đạo giải quyết theo quy định của pháp luật./.
Trân trọng!
“Phiếu chuyển” không hề có nội dung nào “chỉ đạo” cách thức xử lý vụ này như tên gọi “Ban Chỉ đạo”. Cũng không có nội dung yêu cầu xác minh, xử lý, hạn mốc báo cáo kết quả lên Ban Chỉ đạo Trung ương như thông lệ ở các văn bản của các cơ quan khác như Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ…
“Phiếu chuyển” của Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng Trung ương
“Anh bưu tá” non việc
Như vậy, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đơn giản chỉ thực hiện chức năng của “anh bưu tá”: chuyển báo chí, không hơn!
Không hơn, nhưng còn kém “anh bưu tá”! Khi công văn này đến Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh Khánh Hòa vào chiều 29-10, trả lời báo chí, ông Trần Khác Hà – Phó trưởng ban thường trực cho biết, trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh (kiêm Trưởng Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng tỉnh) đã chỉ đạo giám đốc công an tỉnh xử lý vụ việc. Như vậy, một cách chậm trễ quá đáng, “anh bưu tá” – Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng Trung ương đã lặp lại việc “đưa thư” (qua báo chí, các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã biết vụ việc từ đầu tháng 10-2012, chẳng phải đợi đến 29-10-2012, Ban Chỉ đạo Trung ương có “phiếu chuyển” mới biết).
Có quá lời không, khi gọi Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng Trung ương là “anh bưu tá non việc”?
Ai cũng nói tham nhũng ngày càng trầm trọng, trở thành quốc nạn. Là cơ quan chuyên trách được lập ra để chống tham nhũng, ở vị trí cao nhất (Trung ương), Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng Trung ương làm việc kiểu ấy, chẳng trách tham nhũng  ngày càng… “phây phây”?
Từ trước đến nay, đố ai thấy vụ tham nhũng đình đám nào do hệ thống Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng từ Trung ương đến các tỉnh phát hiện và xử lý. Thấy? Chết liền!

Nguồn : VO VAN TAO

Lịch sử sẽ phán xét?!?



Mình không tin bất kì một phán xét nào của phiên tòa nếu như phiên tòa đó diễn ra thiếu minh bạch.

Phiên tòa xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, theo bác Lê Hiếu Đằng kể lại ( tại đây) nó na ná phiên tòa xử  Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội:
“Nói là phiên tòa công khai nhưng không khí rất là căng thẳng. Công an dàn lực lượng ra để đối phó với những người đi tham dự phiên tòa.


Nếu đã nói công khai minh bạch, tại sao không cho dân người ta tham dự ? Và nếu không cho nhân dân tham dự, thì ít nhất cũng phải cho người thân được tham dự. Nhưng gần đây, có hiện tượng, ngay cả những người thân, ví dụ sáng nay chẳng hạn, những người thân của anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại không được dự”. Sự thiếu minh bạch của phiên tòa chỉ xảy khi  mấy ông quan tòa không có lý do chính đáng để kết tội một công dân yêu nước. Đó là một điều chắc chắn. 
Trên FB Huy Đức đã viết status thể hiện rất rõ ràng quan điểm của anh, như thế này: 
“Sau khi toà xử nhạc sỹ Việt Khang 4 năm tù và đồng nghiệp của anh, nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình, 6 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” tôi đã nghe lại hai bài hát của anh: “Việt Nam tôi đâu” và “Anh là ai”. Ở thời điểm khi hai bài hát này ra đời tôi tin đó là “nỗi lòng” của Việt Khang trước việc “Trung Quốc đang hoành hành trên Biển Đông”.
Theo toà thì hai anh còn tham gia một tổ chức có tên “Tuổi trẻ yêu nước”. Cho dù “tổ chức này có mục đích tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam” như các anh thừa nhận thì “cá thể hoá trách nhiệm hình sự” là một nguyên tắc bất di bất dịch của tố tụng.
Người dân có thể bất tín nhiệm một đảng vì tình trạng tham nhũng nhưng chỉ có thể bỏ tù từng cá nhân bởi những hành vi tham nhũng mà các cơ quan tố tụng có thể chứng minh. Cũng như sinh viên Nguyễn Phương Uyên, cho dù có ai đứng sau thì em cũng chỉ phải chịu trách nhiệm về những tờ truyền đơn chống Trung Quốc (nếu đó là của em).
Các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán phải nhớ, nay anh có thể nấp sau một tổ chức để bất chấp luật pháp nhưng ngày mai thì lịch sử sẽ buộc các anh phải chịu trách nhiệm cá nhân về những phán quyết của ngày hôm nay.”
“Lịch sử  sẽ phán xét” là câu cửa miệng của dân Việt ta thời này, chưa thời nào lời nhắc nhở  và đe nẹt “lịch sử sẽ phán xét” lại nhiều như thời này. Nhưng lời đe nẹt ấy chẳng làm cho quan tòa chùn tay. Những kẻ ăn xổi ở thì đâu có thèm để ý đến sự phán xét của lịch sử, quan thầy của họ mới đáng kể, là trước tiên và trên hết. Ai muốn nói gì thì nói, kệ sư bố chúng mày! 
Thế đấy, đối với trâng tráo và trơ trẽn thì lịch sử  phán xét chỉ là cái đinh gỉ.

Quốc gia của bầy chuột nhắt?



Việt Nam, ôi quê hương yêu dấu rừng vàng biển bạc của chúng ta, nhưng mà có phải nó đang tụt xuống hàng “hố rác” của nhân loại?
Từ Bắc chí Nam, từ Quảng Ninh đến Cần Thơ các cô gái trẻ nườm nượm đi thi để lọt qua vòng tuyển lấy chồng Hàn Quốc. Với một lý do mở màn rất đơn giản, ít nhất người ta được xuất ngoại lần đầu, được đáp máy bay lên bầu trời. Trái lại, nếu không dám dứt bỏ một lần làm sao thoát cảnh lội bì bõm bên bờ ruộng để leo lên phi cơ phản lực vượt ra quốc tế? Những cô gái Việt này ao ước đàn ông Hàn Quốc chẳng khác gì “tây mũi tẹt”, giống cha ông châu Á đã từng khao khát phương Tây như thần thánh cái gì cũng có. Trời ơi, quả là một trời một vực, cùng da vàng mũi tẹt như nhau, chỉ sau vài thập kỷ, một đằng thì thành tây, đi đâu cũng leo lên xe hơi và máy bay; một đằng thì bán cả đời mình chỉ để nếm một lần leo phi cơ. Tại sao? Có phải tại trí khôn của người Việt mà rất nhiều người chúng ta lúc nào cũng thường trực tự hào?
 

Có nhiều người Việt phản ứng rất mạnh mẽ khi thấy ai nói về cái xấu của người Việt, như thể nói thế là chạm đến quốc hồn – quốc túy, nói xấu tổ tiên, ông cha… và họ phản đối như thể đó là thước đo chứng minh lòng yêu nước của mình rằng: tôi yêu tổ quốc, tổ tiên, dân tộc, giống nòi, và tôi phản đối lại là để bảo vệ tổ quốc. Họ có bảo vệ tổ quốc không? Thực ra, họ chỉ bảo vệ cái xấu trong chính con người họ. Hoàng đế Napoleon có nói “Bao dung với cái xấu là sự đồng tình với nó”. Đúng vậy một kẻ ăn cắp thường có cái nhìn vô tội với một thằng ăn cắp khác. Kẻ nói dối cũng vậy. Kẻ độc ác, đố kỵ, ích kỷ cũng thế, nó không giành cho những ai giống nó một cái nhìn phán xử khác lạ…
 Kết quả bao dung cũng là bao che cho cái ác tràn lan vô bờ đến vậy dẫn đến dân tộc Việt ngày nay theo các bảng sắp hạng đều không ngoi ra khỏi vị trí đội sổ, thua xa cả những nước trong khu vực từ 50 đến 100 năm.
Nói đâu xa, nước Lào là nước nhỏ bé nghèo nàn bậc nhất thế giới, nhưng từ xưa đến nay luôn trở thành giấc mơ của người Việt. Thời bao cấp, mấy anh sinh viên Lào chỉ có vài cái nhẫn vàng đeo ngón tay đã trở thành niềm ao ước của nhiều cô gái Việt. Còn giờ đây, xe hơi loại bán tải của Lào nhiều như xe đạp từ quê lên phố vẫn là mơ ước của giới trung lưu Việt Nam. Còn giới cán bộ trung lưu Việt hí hửng về thu nhập cỡ dăm chục triệu đồng mỗi tháng thì vẫn còn thua loại rửa bát, làm thuê ở Singapore, một nước nằm trong khu vực.

Sự bao dung – bao che – cũng là đồng hóa đó đã gây ra vô số cái xấu cái ác ở Việt Nam: nào ăn cắp nắp cống, tháo đinh đường tầu, tháo đinh rầm cầu, cắt đường dây điện thoại, rải đinh “đa cạnh” ra đường, rồi xi măng cốt tre…đã gây ra nhiêu tai nạn khủng khiếp.

Mới nhất là nạn pha trộn tạp chất vào xăng dầu đã gây ra hàng loạt vụ cháy xe gây thiệt hại tài sản và chết chóc tang thương. Đó là một thảm họa!
Nhưng còn thảm họa hơn ngay khi đã tìm ra mầm mống của những vụ pha trộn, người ta vẫn triển khai sự bao dung, nghĩa là vẫn bao che cho những thứ nguy hiểm chết người rình rập ngay trong chiếc xe của người dân. Tại sao? Vì các công ty xăng dầu đều thuộc các ông lớn, chẳng lẽ ông lại muốn phơi áo sân sau của mình! Trong một buổi gặp mặt các phóng viên. Một vị quan chức nêu ra ý kiến chỉ đạo: để kích thích du lịch Việt Nam báo chí cần khai thác đưa tin về những lời nói tốt đẹp của khách thăm quan nước ngoài, như vậy mới lôi kéo được du lịch.

-
 Vậy những lời nói về cái xấu của người Việt thì sao? – một nhà báo hỏi lại.

 Vị quan chức cười xòa “cái này thì…” – có nghĩa là không được đăng
Tóm lại, người Việt chỉ quen với những “sự thật” được biên tập, nói thẳng ra chỉ thích lời khen mà không muốn bị chê. Như vậy là người Việt chưa trưởng thành, chỉ là những đứa trẻ thích nghe lời khen mà không muốn bị chê. Mới đây có nhiều bài báo như của học giả Vương Trí Nhàn tập hợp những bài viết của các học giả lớn như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai … hoặc của nhà báo Hoàng Tùng… đã nêu ra từ xưa, nhiều chuyên gia phương Tây đã nhận xét người Việt rất nặng như: “nói dối”, “ăn cắp”, và “sát nhân”. Đặc biệt có chuyên gia nói: “Việt Nam là quốc gia của những con chuột”.
 

Trong một phóng sự truyền hình, người ta phản ánh nạn người Việt qua các nước Tây Âu, có rất nhiều người tham gia trồng cây cần sa. Họ bị giam trong nhà kín, không được ra ngoài, suốt ngay lo chăm bón các cây cần sa dưới ánh đèn điện. Việc họ bị giam cầm trong nhà không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời liệu có phải là những con chuột? Gần hơn, một loạt các vụ giam cầm công nhân người Việt tại Nga, ăn ở và làm việc trong nhà hầm như súc vật, đến khi cháy không có đường thoát hiểm đành ôm nhau chết. Liệu có phải họ bị đối xử như những con chuột và chết như những con chuột? Và ai đã đối xử với họ như chuột? Bọn thực dân ư? Không, đó chính là những người Việt mới đó vẫn còn chân lấm tay bùn nhưng đã sớm bước vào con đường lưu manh hóa tiểu nông, rồi thành tư bản đỏ học đòi. Ai mà nói về cái xấu của người Việt thì đám này uất ức đầu tiên. Tại sao? Vì đó là những cái xấu mà chính họ mới là đại biểu cao cấp nhất.
 

Một quốc gia muốn trưởng thành và tiến bộ thì nó phải kiện toàn pháp luật bởi vì không có pháp luật không thể thành quốc gia mà đó chỉ là sắc tộc gia đình trị bán khai. Điều kiện đầu tiên để có pháp luật là không ai cho dù là vua chúa, chủ tịch hay thủ tướng được ở trên pháp luật. Vua phạm tội xử như thứ dân. Nhưng cái điều hiển nhiên đó cho đến nay đã đầu thiên niên kỷ thứ ba người Việt vẫn không được sống trong Nhà nước pháp quyền. Cái gọi là nhà nước của chúng ta là thứ hầm bà làng, đồng nát như lãnh đạo vẫn thường cất tiếng nói cửa miệng “đảng, nhà nước, và nhân dân”. Trong câu nói này dù bao sân nhưng vẫn thiếu một cơ quan trực tiếp của pháp luật đó là “chính phủ”, và như thế chẳng có ai chịu trách nhiệm cả. Trong khi đó ở các nước người ta luôn phải tuyên bố: chính phủ đã làm việc này việc kia.
 

Việt Nam làm sao có pháp luật khi điều bốn của hiến pháp, Đảng tuyên bố “lãnh đạo tất cả”, cả quốc hội là cơ quan lập hiến, cả chính phủ là cơ quan hành pháp. Người ta nói “Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao”, nhưng mở màn kỳ họp quốc hội, người ta lại đem nghị quyết của trung ương đảng vào đọc như một định hướng bất khả biện, thì làm sao quốc hội còn là cơ quan tối cao được. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nhưng lại chịu sự lãnh đạo cao nhất hơn của đảng, thử hỏi ai thứ nhất? ai thứ nhì? Có một việc giản dị như vậy sao người ta vẫn ấp úng che đậy, không thể minh bạch? Vì thế ở Việt Nam, từ lập pháp đến hành pháp đều chỉ là lối tập trận giả, nhưng có một sự thực bên trong đó: là mong muốn và định vị tuyệt đối của quyền lực. Quyền lực tuyệt đối để làm gì? Để có được quyền lợi tuyệt đối! Quốc hội Việt cộng ở trình độ nào? Quốc hội đúng nghĩa là bàn của chủ tịch đoàn ngồi thấp hơn ghế của các nghị viên, được đặt ở giữa, để các nghị viên thoải mái tranh biện. Trái lại quốc hội Việt cộng thì nghị viên ngồi dưới như xem kịch, còn chủ tịch đoàn ngồi phía trên như ban giám khảo. Chủ tịch bước ra bệ nói như Mc, còn ở dưới giơ tay tán thưởng. Đúng là hình thức văn công chẳng giống ai. Đó là bằng chứng sờ sờ chứng tỏ cái gọi là quốc gia của chúng ta còn ấu nhi đến mức nào? Hội trường quốc hội đúng nghĩa của Việt nam vẫn đang xây để chờ cơ hội sánh bước với loài người. Than ôi vào thiên niên kỷ thứ ba rồi mà người Việt vẫn chưa nhấc chân bước đầu tiên vì hiến pháp đích thực. Thử hỏi người Việt là người hay là chuột?

Theo các chuyên gia, chuột là thứ sống theo bầy và thuộc loại thông minh bậc nhất, chúng không bao giờ để bị dính bẫy đến lần thứ hai. Một con bị sập bẫy, cho dù bẫy sắt, bẫy tre hay bẫy dính, thì chúng liền tụ lại họp hành rút kinh nghiệm rồi thông báo cho cả bầy trên toàn lãnh thổ cống ngầm cách thức nhận biết và tránh bẫy. Nhưng dù bầy chuột có khôn đến mấy, chúng cũng không phải là thứ kiêu hãnh của ánh sáng. Sự khôn ngoan của chúng chỉ là chui rúc để tồn tại, mà không phải là vươn thẳng để sống minh bạch và tiến bộ.

Đó là quan lại cũng như dân chúng. Giờ đến văn hóa. Thơ là thứ phổ biến cũng như dễ nhất của Việt Nam hiện nay. Thôi thì tiểu nông, tiểu thương, các cụ hưu trí, các em mới lớn đua nhau làm thơ. Giờ hãy nhìn tập đoàn làm thơ, có đông rinh rích và rúc ríc làm thơ không?
Mới đây Trung quốc lĩnh giải Nobel văn học lần hai. Tại sao họ có hai thành tựu đó? Bởi vì cách đây hơn nửa thế kỷ người Trung Quốc đã bỏ làm thơ, và coi thường thơ.
Ai chẳng yêu quê hương. Nhưng người đi xa về bao giờ cũng yêu quê hương hơn, yêu da diết và đau đáu. Tại sao? Bởi vì tình yêu của họ đã lên men rất nhiều bởi nỗi nhớ cồn cào.
Người làm thơ sẽ yêu thơ hơn nếu người ta biết từ bỏ thơ để sống trong một cuộc đời toàn diện có công lý, tình yêu, tranh đấu, sám hối và cứu chuộc. Văn là người! Thi ca là cuộc đời! Người làm thơ sẽ trở về với thơ như nước nguồn từ đỉnh cao ùa xuống, chứ không phải như tí nước mài mực rồi cọ lên giấy vòi vĩnh khúc vinh quang. Hãy viết văn làm thơ như những con đại bàng sà xuống từ lý tưởng cuộc đời, chứ không phải bằng những khúc rúc ríc lẩn trốn khôn ngoan của bầy chuột chỉ quen thủ thế trong cơ chế xin cho của bóng tối. Một chút thành công tem phiếu bao cấp chỉ là cách con chuột chui qua kẽ hở kiểm duyệt bé tí của ông chủ, đó không phải là cách con ngựa phi nước đại cùng những con khác trên thảo nguyên để tìm xem con nào mạnh nhất?! Dám ra gió cuộc đời! Dám ganh đua minh bạch! Mới có thể tìm được giải quán quân đại bàng, hay những con chiến mã! Còn đua trong ao hợp tác ư? Chính những nhà quán quân mậu dịch đã thừa nhận “chúng ta chỉ là tép”.
 

Mong rằng mọi người Việt đều biết vượt qua tự ái để phấn đấu cho một xã hội tiến bộ, minh bạch và kiêu hãnh thực sự. Để những cô con gái Việt không phải nhìn đàn ông hàng xóm kiêu sa như “tây mũi tẹt”. Rất cám ơn!

28 thg 10, 2012

Khi trái núi đẻ ra... "một đồng chí"


Sau này bất luận thế nào, có lẽ 15.10.2012 sẽ được ghi là ngày tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng -- và tập thể 174 đồng chí ủy viên trung ương của ông -- đi vào lịch sử bằng cổng sau.
Hai tháng chuẩn bị thực hiện "nghị quyết 4" (về phê và tự phê), 3 tháng họp 4 đợt, rồi 15 ngày liên tục "Hội nghị Trung ương 6" (trong đó 5 ngày tập trung về NQ4), để rồi quyết nghị đầu voi đuôi chuột: "không kỉ luật" cả Bộ chính trị lẫn "một đồng chí ủy viên Bộ chính trị".
Ngôn ngữ
 chính trị Việt Nam từ nay được làm giàu với những cụm từ "một đồng chí", mà mấy ngày sau, chủ tịch Trương Tấn Sang gọi là "đồng chí X". Đồng chí không được/bị nêu tên ấy, mọi người đều biết, chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người trực tiếp thành lập và chỉ đạo 18 tập đoàn kinh tế (Vinashin, Vinalines...) đang nợ như chúa chổm, và đã phung phí không biết bao nhiêu tài nguyên của đất nước.
Ông Sang đã từng nói nạn tham nhũng không chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh" mà là cả "một bầy sâu". Lần này, ông nói tới"tập đoàn" sâu. Dùng chữ "tập đoàn" (tuy không nói rõ con số 18), chắc ông Sang không vô tình lỡ lời.
Thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng "xin lỗi toàn đảng, toàn dân" (nhiều người để ý ông nghẹn ngào khi nói mấy lời này). Mấy ngày sau, thủ tướng Dũng cũng nối điêu "nhận lỗi" trước Quốc hội.
Đây không phải lần đầu, lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam xin lỗi toàn dân. Lần trước, vào những ngày này năm 1956, chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phải thay mặt Trung ương xin lỗi toàn dân về những sai lầm và tội ác trong cải cách ruộng đất. Chỉ khác một điều, năm ấy ông Lê Văn Lương đã bị đưa ra khỏi Bộ chính trị, ông Trường Chinh mất chức tổng bí thư. Bây giờ, có thể trách ĐCS vẫn chưa gột rửa hết những sai lầm của thời ấy, không từ đó rút ra một cách triệt để những bài học  nhưng ít nhất cuộc sửa sai cũng thực sự được tiến hành tuy không rốt ráo, và bước đầu, ĐCS đã phần nào thoát khỏi ảnh hưởng tai hại của chủ nghĩa Mao.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang
và "đồng chí X" (ảnh AFP)
Marx, đâu đó, đã nhận xét: lịch sử thường lặp lại, lần thứ nhất, là một bi kịch, lần thứ hai, là một hài kịch. Xin lỗi mà quyết định "không kỉ luật" của Trung ương ĐCS và lời kêu gọi cán bộ phải "tự trọng"của ông Nguyễn Tấn Dũng, quả là hài hước hiếm thấy. Điều mà Marx không tiên liệu là hài kịch có thể diễn ra trong bối cảnh một thảm kịch khôn cùng.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị - xã hội chung của đất nước, với những đe dọa quân sự, kinh tế, nhân sự của Trung Quốc, chỉ cần nhìn tình hình kinh tế cũng đủ thấy rõ mức độ nguy kịch:
  • Hệ thống ngân hàng đang đối mặt với rủi ro hệ thống ngày càng cao. Có nguy cơ các ngân hàng sụp đổ hàng loạt, do nợ xấu chồng chất đến 200 ngàn tỷ đồng, trong đó 70 % là nợ của khu vực quốc doanh. Theo tác giả Tô Văn Trường: "Một số thông tin từ cơ quan tài chính, ngân hàng, từ IMF, ADB và báo chí ở Việt Nam cho chúng ta thấy với số liệu năm 2011: tổng nợ của doanh nghiệp nhà nước tương đương 52,2 tỷ USD, bằng 43% GDP, riêng phần doanh nghiệp nhà nước nợ các ngân hàng là 24,5 tỷ US, trong đó 47% là nợ xấu." (xem tại đây[2]. Khi chúng tôi viết những dòng này, được biết một phái đoàn của ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á) đang chuẩn bị tới Hà Nội để "báo động lần chót" về nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân hàng.
  • Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước gây thất thoát đầu tư ngày càng trầm trọng thêm. Hiệu quả đầu tư công giảm mạnh: hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR: đầu tư/tổng sản lượng) không ngừng tăng và ở mức 7 – 8 trong thời chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (từ 2007 đến nay), trong khi thời các chính phủ Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải (1991-2006), hệ số ở mức 3,5 – 4; năm 2010, riêng khu vực quốc doanh có hệ số ICOR vượt 10 trong khi khu vực ngoài nhà nước có hệ số chưa đến 5. 18 tập đoàn kinh tế và cả trăm công ti con đã làm thất thoát tài nguyên đất nước (tài nguyên thiên nhiên, công quỹ và tín dụng, cướp đất của nông dân), tích lũy của cải trong tay một đẳng cấp tư sản đỏ mà cuộc sống sa hoa, vô văn hóa và vô sỉ là một khiêu khích hỗn xược đối với nhân dân đang phải bươn chải với vật giá leo thang, sản xuất ngưng trệ[3].
  • Luật đất đai đang tạo điều kiện cho các chính quyền địa phương lấy lại đất của nông dân (kể cả cưỡng bức bằng bạo lực). Chỉ từ năm 2006 (Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền thủ tướng) đến năm 2010, hai trăm ngàn ha đất nông nghiệp đã bị thu hồi cho các dự án khu công nghiệp, biệt thự, sân golf. Các vụ Tiên Lãng, Văn Giang... tiếp diễn trong khi HN6 vẫn ngoan cố duy trì luận điểm "đất đai là của toàn dân".
  • Lạm chi: Từ năm 2007 đến nay năm nào chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng chi nhiều hơn rất nhiều so với số Quốc hội thông qua, năm 2007 là 31%, năm 2008 là 29%, năm 2009 là 46%. Năm 2010 chưa được kết toán nhưng theo tờ trình sơ bộ của Bộ Tài chính thì chi vượt 11%.
Trong tình hình ấy, lòng dân ra sao, ngay cả ông Nguyễn Phú Trọng cũng thừa biết. Theo những nguồn tin đáng tin cậy, trong cuộc họp Quân ủy Trung ương và gặp gỡ bốn chục tư lệnh sư đoàn, ông Trọng đã thông báo kết quả một cuộc thăm dò dư luận (không công bố): tỉ lệ người dân vẫn tin tưởng ở "đảng và nhà nước" chỉ còn 30%. Sự thật còn đen tối hơn con số ấy vì nó là tổng của hai con số: 10% tin tưởng vào "lãnh đạo hiện nay", 20% vào "lãnh đạo đã từ trần". Chắc hẳn ông tổng bí thư đã vận dụng con số đáng sợ này để củng cố "tín điều" số một và duy nhất của bộ máy an ninh, quân sự: "còn đảng, còn chế độ, thì còn mình".
"Bước đường cùng" dường như cũng là tâm trạng của 175 ủy viên trung ương tại Hội nghị 6, thúc đẩy họ "đoàn kết, thương yêu lẫn nhau", "chữa bệnh, cứu người". Nếu không, làm sao giải thích được những con số thoạt trông mâu thuẫn nhau một cách khó hiểu:
- trong những cuộc thăm dò mức tín nhiệm đối với ông Nguyễn Tấn Dũng: 4/14 ở Bộ chính trị, 40/175 ở Ban chấp hành Trung ương
- đến khi biểu quyết thông qua đề nghị "kỷ luật" (Bộ chính trị và cá nhân Nguyễn Tấn Dũng, đề nghị đã được Bộ chính trị "100% nhất trí"), thì 129 người (trên 175 ủy viên trung ương) bác bỏ.
*
Nhiều nhà bình luận đã để ý: Hội nghị Trung ương 6, các phát biểu và văn kiện đã công bố không hề đả động tới Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc đã bao trùm lên cuộc họp. Hội nghị giữa chừng, có tin đại sứ Bắc Kinh đến gặp một phó thủ tướng. Và trước ngày hội nghị khai mạc là cuộc gặp ở Nam Ninh của phó thủ tướng Tập Cận Bình, người sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào trong vài ngày nữa, và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
16 chữ vàng và 4 tốt, nay thêm phương châm "cà vạt cùng màu" (ảnh Chính phủ)
Giới thân cận lãnh đạo ở Hà Nội không ngần ngại rỉ tai nhau, diễn dịch những động thái khác thường (ít nhất về thời điểm) ấy: bạn vàng phương bắc muốn giữ nguyên trạng quyền lực ở Hà Nội, và sẵn sàng cho vay 10 tỉ đô la nếu người anh em phương nam lún sâu vào cuộc khủng hoảng ngân hàng đã được báo trước.

Thực hư không biết ra sao, chỉ biết thủ tướng Dũng đã hiên ngang tuyên bố "(sẽ) không cần đến sự giúp đỡ của IMF". Hiên ngang không kém là những phiên tòa xử tù nặng, những cuộc bắt bớ, bắt cóc những người mang tội duy nhất là lên án chính sách hung hãn của Trung Quốc. Mọi dấu hiệu đều chứng tỏ: trong sự bất lực và bất cập, trong tâm trạng bất an về sự tồn vong của chính mình, đẳng cấp cầm quyền đã muốn quay lưng với đường lối đoàn kết dân tộc, con đường duy nhất để tăng cường nội lực quốc gia, bảo vệ chủ quyền, khắc phục khủng hoảng, và thay vào đó, họ tiếp tục lún sâu vào con đường lệ thuộc.
Quá muộn rồi chăng?
Những ai luôn luôn lạc quan cũng như những ai bi quan cố hữu đều có sẵn câu trả lời. Nhưng có lẽ còn quá sớm để có căn cứ chính xác.
Điều chắc chắn là xã hội Việt Nam không thể bị động ngồi chờ. Mấy năm qua, trong cuộc khủng hoảng của chế độ toàn trị, bất chấp mọi sự trấn áp, xã hội dân sự đã khẳng định sự tồn tại của mình, đã từng bước lên tiếng, đảm nhiệm chức năng xã hội công dân. Hơn lúc nào hết, sự trưởng thành của xã hội dân sự/công dân Việt Nam vừa là mục tiêu cấp bách của mọi người Việt Nam thiết tha với vận mệnh dân tộc, vừa là điều kiện để bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ lãnh thổ và biển đảo, bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á, đưa đất nước vượt qua thử thách to lớn trước mắt.

27 thg 10, 2012

KHI ĐẢNG LÃNH ĐẠO TỰ ĐẶT MÌNH RA NGOÀI PHÁP LUẬT


Để trị vì trên thiên hạ theo chế độ gọi là dân chủ xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt ra một Hiến Pháp, với một số nguyên tắc và các định chế để thi hành Hiến Pháp. Như là Quốc Hội để làm luật, Chánh phủ để thi hành luật , hay hệ thống Tòa án  để xử án theo luật,v.v…Dưới khẩu hiệu của mọi nền dân chủ đứng đắn…“của dân, do dân, vì dân”.
Và tất cả mọi người, từ đứa bé mới đẻ phải làm khai sanh, tới người bộ hành phải đi bên phải, tới cụ già xuống lổ phải có giấy chứng tử…Tức sống, hay làm, hay không làm , đều phải theo luật. Ai không theo những cái “luật” đó  thì phải chịu chế tài. Làm ra hay hành xử chế tài cũng phải theo luật.
Ở nhiều nước dân chủ người ta gọi đó là chế độ Nhà Nước Pháp Quyền. Nghĩa là luật pháp là trên hết, mọi người phải tuân theo, không trừ ai(thượng tôn pháp luật). Tất cả các cơ quan quyền lực, từ làm luật, thi hành luật tới kiểm sát luật đều phải độc lập với nhau. Người ta gọi đó là “tam quyền phân lập”, mà Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất  thay dân để làm luật, để thiết chế chế tài các định chế khác , cả người đứng đầu nhà nước. Trường hợp nào Quốc Hội không quyết, không duyệt thì phải trưng cầu ý dân…Báo chí quốc tế loan tin hằng ngày, nơi nầy nơi khác, tổng thống nầy, thủ tướng khác vi phạm luật pháp phải ra tòa hay từ chức là vì vậy, là vì mọi người phải tuân hành luật pháp. Cựu Thủ tướng Berlusconi nổi tiếng trùm thiên hạ của nước Ý cũng vừa phải ra tòa lãnh án 4 năm tù là vì nguyên tắc “luật pháp là trên hết”.
Ở Việt Nam cũng vậy, mà không phải vậy… Cũng vậy, là trong dân từ con đỏ cho tới cụ già dân đen nói chung là phải theo luật, từ nội dung câu chữ, cho tới hình thức trình tự, thủ tục. Nhưng không phải vậy, vì còn phải chờ một “nấc”, tuy phụ mà không phụ, là “nấc chỉ đạo của đảng”. Và còn nhiều “nấc” phụ khác nữa, tùy nhiều thế lực. Còn trong Đảng thì cũng vậy mà không phải vậy. Cũng vậy là vì cũng mấy cái tòa án nhân dân đó xử đảng viên thôi, nhưng không phải vậy là vì còn có cái gọi là xử lý nội bộ.Thường là  phải xử nội bộ xong mới tới xử thường, có khi còn phải “xin phép” cấp trên trong Đảng rồi mới được xử ngoài tòa án nhân dân. Mà khi xử ở tòa án nhân dân , nếu cùng chung tội , thì  đảng viên xử khác, dân thường, được coi là công dân loại hai, thì xử khác. Đảng viên, là công dân loại một, thì  thường là án treo, hoặc án nhẹ, bởi vốn bị đám công dân hạng hai cám dỗ làm bậy, cho ăn kẹo độc bọc đường, nói theo lời một cố Tổng Bí Thư của Đảng. Không phải vậy còn vì đảng viên, tuy cùng là công dân loại một , nhưng cũng có nhiều cấp, nhiều hạng. Có số ít  đảng viên ưa nói ngay, nói thẳng thì thuộc một loại khác nữa. Ngay cả các đại biểu Quốc Hội  được gọi là đại biểu của dân thì ít ra cũng có hai hạng : hạng có chức vụ cao trong hệ  thống chuyên chính, đứng đầu các tỉnh, thường là làm trưởng đoàn đại biểu, và hạng đại biểu trơn không được phát biểu “linh tinh”, hoặc phải phát biểu theo… đại biểu trưởng đoàn.
Sở dĩ ở Việt Nam có tình trạng “cũng vậy mà không phải vậy”, là  vì ngoài các định chế dân chủ hiến định mà các nước dân chủ đều có, Việt Nam còn có định chế Một Đảng Duy Nhất Lãnh Đạo Tuyệt  Đối  Toàn Diện, với điều 4 được ghi trong Hiến Pháp.Cũng vậy mà không phải vậy, vì Đảng vận hành lãnh đạo  không như  các định chế khác. Các định chế khác  đều có luật để triển khai hình thành và hoạt động. Tức là trong khuôn khổ của luật pháp. Còn Đảng lãnh đạo thì không cần luật hóa, hay thể chế hóa để hoạt động lãnh đạo. Mà chỉ  cần có điều 4 Hiến Pháp là đủ. Để lãnh đạo tuyệt đối  toàn diện toàn đảng,toàn nước, toàn dân. Vì chủ nghĩa, hay  đường lối, chủ trương  của Đảng là vô địch. Nghị quyết của Đảng là phải  học. Học chớ không phải thảo luận. Lại còn phải  chia ra nhiều cấp, nhiều vòng  để học.
Thỉnh thoảng cũng có người kiến nghị  thể chế hóa điều 4 Hiến Pháp, để người dân đen biết Đảng “lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện” là như thế nào. Nhưng Đảng chỉ cười cho số ít người còn “yếu đức tin”.Và như ngầm nói : “Hiến Pháp còn bao nhiêu điều chỉ ghi để đó, sao không kiến nghị thể chế hóa? Nhất là về quyền làm dân, quyền con người . Điều nào được để nguyên không thể chế hóa  tức đã  được coi là “toàn diện tuyệt đối” như Điều 4 của  Đảng, với Đảng rồi, còn kiến với nghị cái gì nữa ? Có những điều đã thể chế hóa rồi đó,như cái Quốc Hội, cái Tòa án, hay  như cái Mặt Trận Tổ Quốc cũng có luật rồi đó, mà có phải là đã tốt hết đâu.Lại cứ phải thêm luật nầy luật nọ để điều chỉnh. Hay như cái quyền tự do ngôn luận, báo chí đó,nó đã được thể chế hóa mấy lần rồi, mà…rốt lại báo chí  là cái gì, là của ai, nếu không là của Đảng? Còn các nhà báo thì nằm trong tay ai ? Và báo chí thì mặc áo có … qua khỏi đầu Đảng được không ? Chỉ tốn công, tốn của để làm luật”.
Đảng phái ở các nước dân chủ, từ đảng cầm quyền đến  đảng đối lập đều có luật chi phối và răm rắp tuân theo luật ,vì dân chủ ở đó là loại “dân chủ trơn”. Còn ở Việt Nam thì là “dân chủ xã hội chủ nghĩa triệu lần hơn”. Cho nên mãi mãi cho tới muôn đời, dù nền dân chủ khắp nơi có phát triển tới trời, thì ở đây cũng duy nhất chỉ có một đảng duy nhất lãnh đạo, theo thuyết chính thống của các ông tổ xã hội chủ nghĩa ở bên Tàu.
Định chế Một Đảng Duy Nhất Lãnh Đạo Toàn Diện Tuyệt Đối ,với Điều 4 Hiến Pháp cho  phép Đảng trở thành một thứ  Nhà nước trong Nhà nước, trên Nhà nước . Trong Nhà nước, vì Nhà nước có cái gì thì Đảng có cái nấy, cũng kinh tài, cũng nội chính, cũng quốc phòng,v.v…Trên Nhà nước,vì  Nhà nước không kiểm soát  được Đảng , còn Đảng thì kiểm tra kiểm soát nhà nước toàn diện , liên tục, qua các nhân sự, qua các cơ cấu, qua hệ thống các đảng đoàn, đảng bộ , đảng ủy lớn nhỏ ở  khắp nơi. Đương nhiên là cả ở Quốc Hội, trên lý thuyết được gọi là cơ quan quyền lực cao  nhất nước.Vì chính Nhà Nước nầy là do Đảng đẻ ra.
Tóm lại là Đảng  có toàn quyền để toàn trị.
Nhưng nay, với cái gọi là  hội nghị Trung Ương 6 vừa qua thì tình hình đã bước sang một bước ngoặt hoàn toàn khác.
Với lời tuyên bố của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, cho biết : “Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu. Để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương trong toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị. Nhưng Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị.”
  Còn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang  thì nói : “…Ban Chấp hành Trung ương quyết nghị không thi hành kỷ luật, “Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.”
Với hành động và tuyên bố công khai chánh thức như trên, trước bàng dân thiên hạ và thế giới, thì Đảng Lãnh Đạo Tuyệt Đối Toàn Diện, từ nay, dù biết tội, cũng không xử nhau, mà không  theo một thứ luật thông thường nào hết. Hay chỉ theo một thứ luật dễ sợ của một “tập đoàn dễ sợ”  : “luật của sự im lặng”. Cũng tức tình nguyện “tự tụt hạng”, với đôi chút nghẹn ngào.
Có người lại hỏi : Đảng đã như vậy từ khuya rồi mà ?  Từ trước tới nay có phải lúc nào Đảng cũng luôn đứng  trong luật và làm  theo luật đâu ? Và theo công nhận của chính  lãnh đạo Đảng thì “một bộ phận không nhỏ” người trong Đảng, với nhiều ưu quyền ưu đãi, có coi luật pháp là gì đâu, khi làm giàu bất chánh và làm nhiều cái bất chánh khác ? 
Xin thưa : Đảng như từ trước tới nay là “đứng trên luật”. Việc “đứng trên luật”  là việc  Cỗ Kim Đông Tây xưa nay không hiếm.Ở đâu có một chế độ mượn tên dân để đứng trên dân mà trị lại dân thì đó là đứng hay ngồi trên luật. Các chế độ vua quan xưa đều là vậy. Một số các chế độ khác trên thế giới ngày nay cũng na ná như vậy. Ở đây thì có chế độ “dân chủ xã hội chủ nghĩa”. Điều 4 “chễm chệ” trên Hiến Pháp là công chứng rõ ràng nhất cho việc Đảng đứng trên luật.
Xử một đứa nhỏ ăn trộm một con vịt, ăn cấp một ổ bánh mì phải đi tù mấy tháng, thì cũng đều  giở luật mà  xử, dù có thể là đứng trên luật : luật vua hay luật dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng là luật, và phải thi hành, dù có kêu than. Xử một  quan lại, một “công thần”, một cán bộ , một hoàng thân quốc thích được hưởng án treo hay phải về vườn thì cũng đọc  luật  mà xử. Dù ai đó có so bì hay dị nghị…
 Đứng trên luật khác đứng ngoài luật.  Đứng  trên luật là độc quyền một mình một chợ tự mình nhào nắn luật pháp  trong tay mình. Còn đứng ngoài  luật là coi luât pháp là không có. Từ đó cũng phủ nhận mình như một thành viên có trách nhiệm của một xã hội có tổ chức luật pháp.Và từ đó cũng tự chối bỏ cả cái quyền lãnh đạo, hay trị nước, ngày nay gọi là quản lý đất nước, dù là tự phong, của chính mình bởi quyền  phải đi cùng với trách nhiệm . Khi đã chối bỏ trách nhiệm thì còn mặt mũi nào để cầm quyền, thì sao có thể giữ quyền  mà không xấu hổ ?
Nhưng, có người lại hỏi, còn ông Thủ tướng và ông Chủ tịch Quốc Hội , nhứt là ông Thủ Tướng đã đứng ra nhận hết các lỗi lớn nhỏ về phần mình và xin lỗi Quốc Hội, thì sao ? Thì có gì khác ?
Vừa có khác, vừa không.Có khác là khi ông Thủ tướng dùng những “tiếng to”, như  “nhận trách nhiệm chánh trị lớn”, như “nhận lỗi về tất cả những yếu kém, khuyết điểm…” , những thứ  “tiếng to” khiến người nghe phải phát ngượng. Nhất là nếu có người nghe từ một nước đã từng làm cuộc Cách Mạng Dân Chủ Dân Quyền cách đây hơn 200 năm.
Còn không khác, là vì đó cũng chỉ là cử động của “cái mũi thứ ba”, cụng vào “cái mũi  thứ tư” và “hằng trăm cái mũi” khác của cùng một cái đầu.
   Vậy thì bước tiếp sẽ là gì ? Lại có người hỏi.
  
   Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng đã hỏi như vậy, ông cho đó là “điều chưa xảy ra bao giờ” và nói  : “…Đây là điều mà tôi thấy hiện nay chưa giải thích được, và chưa biết được rằng hệ quả sẽ như thế nào?

 Như thế nào thì câu trả lời phải chăng là đã nằm sẵn trong câu hỏi của Tiến sĩ ? Hệ quả nào mà không theo luật  nấy ? Từ nay, từ trên xuống dưới, cứ theo “ luật của sự im lặng” mà xử nhau. Những “hạt đậu” lớn nhỏ lâu nay  người ta đã “sái thành binh”, nay  mặc nhiên được buông ra, sẽ trở thành “tướng”, cũng có cánh, có  vuốt, cũng bằng hay hơn nhà phù thủy đã “sái” ra chúng thì tha hồ mà hành xử  lên xuống, và “hành xử”  lẫn nhau …

Còn người dân thì sao ? Nghĩ gì  và sẽ ra sao ?

Như để thay lời dân, Giáo sư Tương Lai đã nói : “…Diễn biến sắp tới thế nào phụ thuộc liệu người ta có nhận ra vở diễn vừa rồi đã thất bại và lòng tin của dân càng mất nhiều hơn. Cách tốt nhất là làm gì đó để lấy lại niềm tin. Cái gì đó không phải là nói suông mà là hành động.
Cách phân biệt chính tà lúc này là thái độ với kẻ xâm lược…Tôi tin vào sức mạnh của dân tộc. Dân tộc này không bao giờ cúi đầu trước thế lực cường quyền nào. Và bao giờ dân tộc này cũng tìm ra được giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải”.

         Tôi cũng nghĩ như giáo sư.Dân tộc nầy không phải chỉ có một lần chịu những tai ách. Nhưng sau “nhẫn” là  phải có một cái hay nhiều cái gì đó. Nhẫn mãi thì có ngày cũng tìm ra được biện pháp tương xứng để ít nhất là không phải nhẫn nữa.
          Nhưng tôi cũng không thể bỏ qua lời nhắn của Chủ tịch Nước khi Chủ tịch đã đổ trách nhiệm lại cho dân :“Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình”. Đổ “trách nhiệm” chớ không “đổ quyền”. Chủ tịch lại sợ người dân ỉ lại mà mất cảnh giác nên không nói : “ Dù sao chúng tôi cũng còn quyền,còn có công an, quân đội, còn có guồng máy quyền lực, chúng tôi sẽ hết sức mình cùng cô bác anh chị, dù phải, dù phải…” và đã lớn tiềng cảnh báo : “Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm… Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.

Các lãnh đạo Đảng CSVN
Ba lãnh đạo cao cấp đều có các hoạt động sau hội nghị trung ương

 Không biết “người ta” là ai mà ghê gớm đến như vậy. Ghê gớm đến mức những người đứng đầu Đảng lãnh đạo, đứng đầu Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng phải chùn bước, im lặng.
Dù sao cũng xin ghi nhận lời cảnh báo của Chủ tịch. Người dân chúng tôi biết cái giá phải trả cho nền độc lập tự chủ, cho nền dân chủ không có đuôi là không rẻ. Nhất là khi “người ta” nào đó vẫn nắm toàn quyền, vừa quyền tham nhũng , vừa quyền trù úm người tố cáo tham nhũng, không trừ khả năng trù úm cả dân tộc. Người dân chúng tôi cũng biết vừa  phải chống giặc ngoài vừa phải chống giặc trong là nguy hiểm như thế nào./. 

Thủ tướng, quan oan, những món nợ, lời hứa & lòng tin


    
Lời nhận lỗi và hình ảnh Thủ tướng
          Tuần đầu tiên của phiên họp quốc hội kỳ này với điểm nhấn là lời nhận lỗi của Thủ tướng. Ông Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận những sai lầm và thất bại trong chính sách phát triển kinh tế, những yếu kém, bệ rạc trong chiến cuộc chống tham nhũng.
          Đây là lần thứ hai Thủ tướng nhận lỗi trước nhân dân. Lần thứ nhất, ông nhận “trách nhiệm chính trị” sau vụ đổ bể của tập đoàn Vinashin, cho dù theo ông “xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm, trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai“. Lần thứ hai ông nhận “trách nhiệm chính trị”, chỉ khác là lần này có thêm chữ “lớn”: “trách nhiệm chính trị lớn”.
            Hai lần nhận lỗi, nhưng không thấy Thủ tướng đưa ra được một qui trình sửa lỗi nào thuyết phục. Hình ảnh Thủ tướng, sự thành khẩn và… lòng tự trọng trong lời xin lỗi của ông tạo nên những bàn luận đa chiều suốt tuần qua.
          Đi đâu cũng nghe. Về quê cũng thấy dân tình bàn kháo: xin lỗi, khuyết điểm, trách nhiệm, niềm tin và lòng tự trọng…
          Ai tin hay không tùy. Nhưng giá như buổi sáng hôm ấy, ông Dũng rời cái bục đầy hoa bước ra giữa, vòng tay cúi đầu cất lời xin lỗi. Người Việt vốn bao dung. Tôi tin cả nghị trường sẽ rền tiếng vỗ tay. Dân tình cả nước đang dõi mắt qua màn hình cũng sẽ bật dậy vỗ tay. Và hình ảnh Thủ tướng sẽ… đẹp hơn rất nhiều!
          Tiếc!
          Đặng Thị Hoàng Yến- Đặng Thành Tâm và hiện tượng “quan oan”?
          Đại biểu quốc hội Đặng Thành Tâm được cho là đang ở nước ngoài đã không về nước dự kỳ họp này. Báo chí đưa tin ông gửi đơn xin vắng vì “lý do sức khỏe”. Một số trang mạng đang cáo buộc ông và người chị (nữ doanh gia Đặng Thị Hoàng Yến, cựu đại biểu quốc hội vừa bị phế truất) là chủ nhân của trang blog Quan làm báo. Thậm chí còn có tin tung chị em nhà Yến-Tâm có quan hệ với CIA và bà Yến đã có quốc tịch Mỹ từ trước khi trở thành đại biểu quốc hội Việt Nam (?)
          Đúng sai mức nào chưa biết. Chỉ thấy thêm một trang Quan làm báo thứ hai với ba con số một (111) đứng sau, cùng trang Bồ câu đen bắt đầu dồn dập một đợt tấn công vào chị em nhà họ Đặng, với cách thức, thủ đoạn và văn giọng chẳng khác gì cách mà Quan làm báo tấn công bôi nhọ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
          Câu chuyện bi hề về “đồng chí X” chưa nguôi, lại thêm một “đồng chí S” bị Quan làm báo 111 và Bồ câu đen gán cho nhiều việc động trời liên quan đến chị em nhà Yến- Tâm.
           Đang chiều này, ngoặt phát nóng rực chiều kia với hàng núi thông tin gán dựng không thể biết đâu là thực hư. Trận chiến truyền thông nhường hẳn cho các trang mạng lề trái. Bất luận ai, bất luận đúng sai thế nào, đấy “không phải là một dấu hiệu lành mạnh cho tự do báo chí tại Việt Nam… Người dân được gì, khi quan này muốn tắm máu quan kia? Quan oan có thể là một tầng lớp xã hội thú vị đang hình thành, song nó có gì chung với dân oan?” (Phạm Thị Hoài- pro&contra)                  
          Những món nợ và lời hứa
          Trong khi giá cả vẫn phi mã, nhưng chính phủ lại xin khất lương, không thực hiện lời hứa tăng lương cơ bản cho cán bộ công chức như lộ trình đã thông báo trước là từ ngày1/5/2013. Phát biểu trước quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nói như thách đố “không thể tăng lương, trừ phi quốc hội đồng ý cho phép in thêm tiền”. (Dân Trí)
          Bất lực, không thực hiện được lời hứa tăng lương cho cán bộ viên chức bởi không đào đâu ra nổi 60.000 tỷ.  60.000 tỷ không bằng một mình thằng Vinashin phá. 60.000 tỷ sẽ không quá khó nếu vứt dẹp đi những bảo tàng 12.000 tỷ, những đền thờ cụ Hồ 60 tỷ, những tổn phí học tập làm theo vô bổ, những chiến dịch “tắm rửa, diệt sâu” ồn ào nhưng chẳng diệt nổi con sâu nào…
          Tôi tin là nhiều giáo viên vẫn còn nhớ lời hứa của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khi ông còn kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Giáo dục- đào tạo “đến năm 2010, nhà giáo sẽ sống được bằng đồng lương của mình”. Ông Nhân hứa điều này năm 2006. 6 năm sau, nói như nhà báo Đào Tuấn “nhà giáo chẳng những chưa sống được bằng lương mà có nguy cơ, cùng với trên dưới 20 triệu người hưởng lương khác, bị giá cả làm nhục khi chính phủ xin khất việc tăng lương”
          Không chỉ việc lương. Phát biểu trước quốc hội, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận: ngành giáo dục vẫn còn nhiều món nợ chưa trả được.
          Ngán ngẩm! Một chính phủ như thế thì không chỉ mỗi ông Thủ tướng phải nhận lỗi, mà toàn thể thành viên chính phủ hôm khai mạc quốc hội đáng ra phải đứng lên dàn hàng ngang cùng Thủ tướng vòng tay cúi đầu xin lỗi dân.          
          Lòng tin?
          Cho dù ông Quốc (Dương Trung Quốc) vừa có một câu khen ngợi động viên Thủ tướng bị dư luận ném đá tơi bời, nhưng công bằng nhìn xét, ông là vị dân biểu hiếm hoi trong thời khắc này nhìn được và nói trúng được lòng dân, nhìn ra và dám chỉ phê thằng thừng những khuyết tật, lỗi phạm căn cơ của chính phủ. “Chỉ số lòng tin của dân đối với chính phủ chưa khi nào được quan tâm tính đếm, nhưng chắc chắn không như chúng ta mong muốn… Xin nhắc lại lời của người xưa đúc kết về thuật trị nước. Đó là câu đối “nhắc nhở” của một viên quan thời Hậu Lê (Hoàng Ngũ Phúc) vào một thời kỳ lịch sử rối ren: “Nước lấy dân làm gốc, lúc bình yên, nước hãy để dân yên – Dân lấy nước làm lòng, khi hữu sự, dân sẽ ra gánh vác”. Thử đặt ra một câu hỏi, vào thời điểm này, “khi hữu sự”, liệu dân có ra gánh vác như những thời kỳ đầy thử thách trong quá khứ lịch sử hào hùng hay không? Đặt lòng câu hỏi ấy, chính phủ sẽ thấy nhiều việc cần làm” (Dương Trung Quốc- Sài Gòn tiếp thị)
            “Chỉ số lòng tin”, nói như ông Quốc, đang chỉ theo chiều nào? Không khó để nhìn ra điều này.
            Động đất thủy điện Sông Tranh. Trên 850 nhà dân nứt toác. Dân ùn ùn gồng gánh kéo nhau bỏ chạy vào rừng. Vậy nhưng chính phủ, nhà đầu tư và các nhà khoa học, quan trắc chi chi đó vẫn khẳng định “an toàn”.
          Bỏ ngoài tai bao lời kêu gào chỉ trích, quan chức người chê trách dân “kém hiểu biết” người lại tỏ ra tiếc 4.000 tỷ lỡ đầu tư vào con đập tai họa này. Đã đầu tư rất nhiều tiền vào đấy rồi, không cho hoạt động hóa ra là ném tiền qua cửa sổ à?” (Tiến sĩ Ngô Quang Toàn, Tổng hội địa chất Việt Namkienthuc.net)
          4.000 tỷ đồng, chưa bằng mấy thằng Vinashin, Vinalines phá trong… một ngày. Tiếc 4.000 tỷ đồng hơn sinh mạng của 4 vạn dân?
          Lại thêm những đoàn dân nghèo áo đỏ kéo về Hà Nội đòi đất…
          Lòng tin, sự bất ổn từ đâu?
          Bài thơ “Nhân Dân” của Nguyễn Trọng Tạo nghe đến tức tưởi:
“Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!…”

Nguồn : TRUONGDUYTNHAT

MỘT THÒI KỲ RỐI LOẠN SẼ BẮT ĐẦU Ở VIỆT NAM


Vào ngày 15 tháng 10, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc một cuộc họp dài nhất, thừa nhận những sai lầm lớn trong việc ngăn ngừa và khắc phục nạn tham nhũng. Trọng tâm thảo luận của cuộc họp là việc quản lý yếu kém và tệ bao che của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật đã cuối cùng thoát khỏi việc bị trừng phạt. Biện pháp nửa vời này gói gọn bản chất cố hữu của nạn tham nhũng trong nền chính trị Việt Nam, nhưng cũng phản ánh mong muốn ổn định của giới lãnh đạo đảng. Nghịch lý thay, chính việc thiếu kiên quyết chống lại các quan chức tham nhũng như Dũng sẽ đẩy Việt Nam vào sâu hơn trong một kỷ nguyên của sự tranh giành chính trị và kiệt quệ về kinh tế.
 Sự vươn lên và tồn tại qua thử thách của ông Dũng như một trong những nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất Việt Nam minh họa gọn gàng sự phát triển của nhà nước cộng sản trong thời kỳ đổi mới. Được đỡ đầu bởi cả hai nhà lãnh đạo của 2 phe phái lớn trong đảng cầm quyền của Việt Nam, vị chủ tịch nước bảo thủ Lê Đức Anh, và Võ Văn Kiệt vị thủ tướng có tinh thần cải cách, Dũng đã trở thành thành viên trẻ nhất của bộ phận tạo quyết định cao nhất của Việt Nam, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản vào năm 1996. 

Cực kỳ thực dụng, táo bạo, và có chí cương quyết, ông khéo léo tận dụng các lợi thế gồm niềm hy vọng của giới muốn cải cách cho một nhà lãnh đạo không sợ thay đổi, niềm ưa chuộng của phe bảo thủ về một nhà lãnh đạo cứng rắn với phe đối lập cùng quyền lực không giới hạn của đảng-nhà nước, để củng cố địa vị của mình.

Bên dưới sự vươn dậy đến quyền lực của ông Dũng là một hỗn hợp phát triển gồm bốn đường lối chính sách đặc trưng cho nền chính trị đương đại Việt Nam. Đường lối đầu tiên lèo lái bởi phe bảo thủ, những người chủ trương tính ưu việt của ổn định chính trị thông qua sự gìn giữ của chế độ. Đường lối  thứ hai được đại diện bởi những nhà cải cách, thúc đẩy hiện đại hóa và sự cởi mở trong nước và quốc tế bằng cách áp dụng chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản.

Cuộc hôn nhân giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự nổi lên của hai đường lối chính sách khác. Một đường lối trung đạo, từng cố gắng làm cầu nối sự khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Đường lối kia theo đuổi phương cách song phương, tích lũy lợi nhuận của con đường tư bản chủ nghĩa và sức mạnh của giải pháp cộng sản.

Đường lối trung đạo tiếp cận được những lợi ích của việc là một chính sách chính trị hợp lý trong cuộc chung sống lâu dài giữa phe bảo thủ và cải cách. Một con đường trung lộ đã được xác nhận bởi Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Đảng Công sản lúc ấy, trong thời gian 1999-2000. Ông Phiêu khởi xướng một chiến dịch lớn chống tham nhũng và khuyến khích sự pha trộn của những tư tưởng mới hòa giải lợi ích của đảng với thành phần đa số lớn hơn của đất nước. Vì không thực tế, những nỗ lực này biến mất cùng với sự xụp đổ của ông Phiêu vào năm 2001.

Đến năm 2006, phương cách song phương nổi lên như một phương cách mạnh nhất của bốn đưòng lối chính sách của Việt Nam. Bị thôi thúc bởi những người theo phe cải cách của phương pháp này, Việt Nam nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông Dũng, người nối kết chặt chẽ nhất với các thành phần của đường lối song phương được bầu làm thủ tướng với những quyền hạn làm lu mờ ngay cả những người đứng đầu Đảng Cộng sản. 

Nguyện sẽ biến các tập đoàn khổng lồ của nhà nước thành những cầu thủ quốc tế, ông Dũng nhận được ủng hộ của đảng để trở thành một siêu giám đốc điều hành có hiệu lực của những cỗ máy khổng lồ. Ông đã sử dụng chúng vừa như một kênh đầu tư để tiếp liệu vào cuộc tăng trưởng cao vừa là một công cụ tiện dụng để kiểm soát được nền kinh tế.

Tuy nhiên, mô hình của ông Dũng sớm bị đổ vỡ. Một vài tháng trước cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, Việt Nam bắt đầu giai đoạn biến động và suy thoái kinh tế riêng của mình, vốn hiện vẫn chưa đến hồi kết thúc. Tỷ lệ tăng trưởng tụt giảm trung bình dưới 6% trong năm năm qua, giảm từ khoảng 8 % của thời gian năm năm trước. Trong vòng một vài năm, một trong 13 tập đoàn được ông Dũng thành lập đã bị phá sản, gây thiệt hại hơn 4 tỷ đô la Mỹ, trong khi một tập đoàn khác được cho là đã đổ nợ.

Thật ngạc nhiên, ông Dũng đã sống sót vào một nhiệm kỳ thứ hai bất chấp cơn khốn khó của kinh tế và các vụ bê bối tham nhũng từng trở thành đặc hiệu cho nhiệm kỳ đầu của ông. Tuy nhiên, tầng lớp lãnh đạo đã không chịu để bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng kinh niên tràn ngập trong chính phủ. Tìm cách đánh bóng lại hình ảnh của mình và duy trì một số cân bằng giữa các dòng chính sách đối nghịch nhau, đại hội đảng lần thứ 11 vào năm 2011 đã chọn Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật trung dung với một khuôn mặt sạch sẽ làm thủ lĩnh mới của đảng.

Đường rạn nứt chính trong giới lãnh đạo chính trị Việt Nam không còn được phân chia giữa phe bảo thủ và cải cách như trong những năm 1990. Rạn nứt ấy hiện nằm ​​giữa phe trung đạo và phe song phương và vấn đề trọng tâm là làm thế nào để đối phó với nạn tham nhũng. Thật vậy, giới lãnh đạo Việt Nam từ năm 2011 là biểu hiện tài năng mới của các chiều hướng chính sách. Không một ai trong số bốn nhà lãnh đạo hàng đầu là một kẻ bảo thủ hay một nhà cải cách. Bên cạnh Tổng Bí thư Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một nhân vật ôn hòa khác và chủ tịch  Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là một người đi theo đường lối nước đôi. .

Ngay sau khi củng cố vị trí của mình, trong tháng 1 năm 2012, ông Trọng đã phát động một chiến dịch lớn để làm trong sạch đảng. Được hỗ trợ bởi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, vào cuối tháng Tám và đầu tháng Chín chiến dịch ghi được thành công lớn đầu tiên của mình với việc bắt giữ những ông trùm ngân hàng từng có quan hệ gần gũi với ông Dũng. Thời điểm của các vụ bắt giữ không phải là ngẫu nhiên. Một tháng sau, một hội nghị trung ương của ủy ban trung ương đảng để quyết định số phận của thủ tướng.

Lần này, một lần nữa ông Dũng thoát hiểm được cuộc tấn công từ đối thủ của mình. Đa số trong Ủy ban Trung ương đảng đã tha không khiển trách ông. Ông đã không cần phải xin lỗi cho việc làm sai trái của chính phủ và gia đình mình - Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương đảng đã chung nhau cùng xin lỗi cho ông ta. Bằng cách này, như thông cáo của hội nghị trung ương giải thích, là đảng sẽ tránh được việc không châm thêm dầu vào ngọn lửa của "các thế lực thù địch."

Điều đáng chú ý là đảng đã chọn bảo vệ các thành viên tham nhũng của mình thay vì loại bỏ họ. Lý do có thể là vì, số lượng đảng viên tham nhũng đã chỉ đơn giản là đã nở rộ đến một mức độ kông thể ngăn chặn được nữa. Tuy nhiên, một lý do khác liên quan đến cách tiếp cận mềm mỏng là lòng tôn thờ đến sự ổn định của đảng. Mặc dù ông Trong không đạt được mục tiêu của mình, cuộc hội nghị của đảng vẫn mang dấu ấn lãnh đạo của ông. Phát biểu tại cuộc họp, ông nhấn mạnh rằng sự ổn định chính trị nên là mối ưu tiên hàng đầu.

Cuộc họp của đảng đã lựa chọn để tiếp tục lãnh đạo, nhưng quyết định này không phải là cuối cùng. Thay vào đó, quyết định này chỉ mở ra một giai đoạn thứ hai, hứa hẹn sẽ gay gắt hơn so với giai đoạn trước. Ngay sau hội nghị trung ương, các phương tiện truyền thông nhà nước báo cáo rằng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, người được biết đến là một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Dũng, đã nhận được những giải thưởng lớn. Trong phe kia, ông Trọng nói với một nhóm các cử tri rằng các kế hoạch đã được chuẩn bị để thực hiện một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, có thể vào giữa năm sau. Cũng trong cuộc gặp gỡ với cử tri của mình trong tư cách là một thành viên quốc hội sau cuộc hội nghị trung ương đảng, ông Sang kêu gọi người dân hãy gạt bỏ sợ hãi để đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.

Lời kêu gọi của ông Sang có thể được xem như là một lời thú nhận tiềm ẩn cho sự thất bại, nhưng ngay cả như vậy, không hề có kẻ chiến thắng nổi lên rõ ràng sau cuộc họp của đảng. Điều sắp đến trong nền chính trị Việt Nam không phải là một thời kỳ ổn định mà là một thời bối rối. Cuộc đấu đá nội bộ trong tầng lớp cầm quyền sẽ gia tăng khi thời hạn lựa chọn các nhà lãnh đạo mới cho nhiệm kỳ tới đến gần. Với một giới lãnh đạo bị chia rẽ sâu sắc, nền kinh tế đang khó khăn của Việt Nam sẽ có rất ít cơ hội để được giải quyết đúng đắn,chưa nói đến hiệu quả của cuộc chuyển dịch cơ cấu. Trong tương lai gần, nếu có một con hổ châu Á mới xuất hiện, đấy sẽ không phải là Việt Nam.