Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

4 thg 10, 2012

VIỆT NAM CÓ NỢ XẤU KHÔNG?



Lâu nay từ truyền thông chính thống đến các bloggers bàn nhau chuyện nợ xấu rất lùm xùm. Người bàn kẻ tán rằng xử lý nợ xấu thế lọ, thế chai. Các nhà khoa học và cựu lãnh đạo tai tiếng thì người cho rằng phải thành lập công ty mua bán nợ xấu. Kẻ thì bảo đã có công ty cũ làm chức năng này rồi, lập ra cái mới làm gì, sao không nâng cấp về vốn và chức năng cái cũ để đảm nhiệm chức năng?

Tất cả rất lung, nhưng các think tank tối cao vẫn bình chân như vại. Tại sao bình chân không quan tâm đến nợ xấu, trong khi tin tức rối tung xà bần lúc thì 200 ngàn tỷ, khi thì 1 triệu tỷ, chả biết đâu mà lần.

Kinh tế nước Việt hiện nay chỉ có tình hình bất động sản bị đóng băng kéo theo các ngành nghề khác trong xã hội cũng chết dở sống dở. Vì xây nhà thì cần xi măng, sắt thép, đồ điện gia dụng, trang trí nội thất, etc... Khi bất động sản đóng băng và hàng tồn kho, chỉ tính riêng 2 thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn thì lên đến 70 ngàn căn hộ chưa bán được thì các ngành kia dần cũng chết theo.

Là dân ngoại đạo kinh tài, muốn bàn thì chẳng ai nghe, vì họ cho mình là dân chẳng biết chi. Nhưng với mình thì kinh tế nước Việt chả có nợ xấu.Vì nợ xấu từ đâu? Cũng từ bất động sản mà ra. Bất động sản nợ ngân hàng, còn ngân hàng thì nợ tiền vay của dân. Nếu nói về hiện tượng thì bất động sản nợ của dân. Nhưng nhìn về bản chất thì ngân hàng nợ của dân chỉ là rất phụ, mà nợ ngân hàng nhà nước thì nhiều.

Nhưng về bản chất, ngân hàng theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì ngân hàng là của nhà nước, chả có ngân hàng nào là của tư nhân. Vì vậy mà, "nợ xấu" là nợ của nhà nước nợ nhà nước. Nên nếu muốn giải quyết nợ xấu thì nhà nước chỉ cần xóa nợ của mình là xong. Chính vì thế cho nên, một số doanh nghiệp bất động sản muốn giảm giá nhà đất để tự cứu mình, nhưng ngân hàng lại không cho phép giảm giá. Trong khi dân thì không đủ khả năng mua nhà dù có nhu cầu nhà ở, nhưng giá thì ngất ngưỡng trên trời. Nên vấn đề nợ xấu ở Việt Nam là không có.

Ngoài ra, với hiến pháp Việt Nam bất động sản về mặt bản chất là của ai? Chắc chắn không phải là của dân, và của doanh nghiệp tư nhân, vì dân không được quyền sở hữu mà chỉ được quyền sử dụng. Nên cuối cùng cái gọi là nợ xấu là cái ảo hơn là cái thực.

Nếu có cái gọi là "nợ xấu" như lâu nay vẫn thấy tràn ngập thông tin truyền thông, là không đúng bản chất của vấn đề. Có thể phải tung tin vì nợ xấu cần phải thế lọ, thế chai, chỉ là vì mục tiêu mờ ám nào đó để bắt dân phải gánh nợ xấu bằng phí và thuế, hơn là phải giải quyết nợ xấu đúng nghĩa.

Để đơn giản cho dễ hiểu thì, đảng lấy tiền của mình in ra đặt từ tay phải cho vay sang tay trái để làm bất động sản. Sau khi bất động sản đóng băng thì tay trái bị nợ xấu với tay phải. Thế thôi.

Dân ngoại đạo kinh tài chỉ biết nhìn sự việc và hiện tượng trên cái nhìn triết học về bản chất và hiện tượng của nợ xấu mà lâu nay truyền thông đồn thổi. Không biết với các nhà kinh tài thấy sai chỗ nào thì chỉ dạy dùm.

NỢ HAY ĂN CẮP CỦA DÂN? 

Cả năm 2011, liên tục thông tin tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là con nợ khủng. Trong đó EVN nợ tập đoàn dầu khí Quốc gia (PVN) lên đến 14.000 tỷ. Và nhờ vào cái của nợ ấy mà EVN đòi chính phủ phải tăng giá điện để giải quyết nợ. Kết quả là trong năm 2011, giá điện đã tăng 3 lần, nhưng EVN vẫn than lỗ.


Câu chuyện vì sao lỗ thì báo chí đã phanh phui nhiều lý do. Nào là đầu tư sai chức năng vào kinh doanh chứng khoán thua lỗ. Nào là đầu tư sai chức năng vào bất động sản bị đóng băng và thua lỗ. Nào là lương từ cán bộ đến nhân viên EVN quá cao, nên đưa đến thua lỗ, v.v... và v.v...

Tất cả những nguyên nhân trên là đúng với thực tế khách quan của một cơ cấu chính trị không đúng, dẫn đến các tập đoàn độc quyền kinh doanh của đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền dẫn đến nhiều tha hoá và sai phạm trong làm ăn kinh tế.

Nhưng có một thực tế khách quan khác núp bóng dưới sự cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam, dẫn đến các tập đoàn độc quyền kinh doanh của đảng thua lỗ mà ít ai quan tâm. Đó là, EVN cũng là của đảng, mà PVN cũng là của đảng. Cả hai đứa con của đảng được đảng độc quyền cai trị cho phép chúng độc quyền kinh doanh.

Đứa con PVN được đảng cho phép độc quyền moi tài nguyên đất nước - của ông cha để lại - lên tiêu dùng và bán cho EVN. EVN lại là một đứa con cũng của đảng cho phép độc quyền sản xuất và bán điện cho toàn xã hội. 

Câu chuyện EVN và PVN giống như câu chuyện một ông chủ - ở đây là đảng cộng sản Việt Nam - mở 2 doanh nghiệp A và B từ tiền xương máu của nhân dân, sau khi ông chủ cầm quyền và tự cho mình có cái quyền trên tất cả các quyền, là người lãnh đạo nhân dân. Doanh nghiệp A được ông chủ dùng của hồi môn của ông cha để lại cho doanh nghiệp B sản xuất và kinh doanh độc quyền. Thế thì B nợ A, nhưng là cũng của một ông chủ thì nợ cái gì và ai nợ ai, nếu không là ông chủ - cụ thể ở đây là đảng cộng sản Việt Nam - nợ chính mình hay là đảng cộng sản Việt nam đang nợ nhân dân vì đã tạo ra một chế độ tồi?

Như vậy, EVN nợ hay lợi dụng sai lầm chính trị để vơ vét kinh tế quốc dân? EVN nợ, hay là EVN kêu nợ là để ăn cắp tiền dân để chia chác nhau giữa các quan của đảng cầm quyền, vì hơn 80 năm qua đảng vẫn còn  mắc nợ nhân dân một lời hứa chưa thực hiện được là, mang Độc lập, Tự do, Hạnh phúc đến mọi nhà? 
 
Nguồn : BACSIHOHAI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét