Việc EVN cóp nhặt báo cáo độc lập của các chuyên gia lồng vào báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án thủy điện Sông Tranh 2 không chỉ "quá liều” mà phải nhìn nhận là một trường hợp lập lờ (nếu không muốn nói là gian lận) khoa học nổi cộm, cần điều tra đến cùng làm rõ vụ việc. Các nhà khoa học Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam cũng vừa gửi ý kiến nhận xét, phản biện đánh giá Tác động môi trường dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A tới cơ quan có trách nhiệm, với không ít nghi ngại. | |
Khu vực xây dựng thủy điện Đồng Nai 6&6A
Ngụy tạo dữ liệu là trọng tội
Ngụy tạo dữ liệu làm giảm uy tín của giới khoa học. Cũng như thương trường, uy tín trong khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng. Sự cố Sông Tranh 2 trở thành điểm nóng không chỉ trên phương tiện thông tin mà còn thu hút sự quan tâm của giới khoa học, khi nó liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) có vấn đề.
Chỉ nguyên động đất ở Bắc Trà My là động đất kích thích, động đất do kiến tạo hay là động đất "kép” do cả "kiến tạo” và "kích thích” cùng tương tác, đã là câu hỏi chưa lời đáp rõ ràng. Lãnh đạo Sở TNMT, Sở KHCN Quảng Nam và UBND huyện Bắc Trà My cho biết, không hề được chủ đầu tư (EVN) mời tham gia, được tham vấn hoặc phản biện ĐTM Dự án thủy điện Sông Tranh 2.
GS. Nguyễn Văn Tuấn bàn tới gian lận trong nghiên cứu khoa học có lần nói, trí thức khoa học dựa vào sự thật – những sự thật được quan sát hay thu thập bằng những phương pháp khách quan. Do đó, khoa học phải đặt sự thật khách quan lên trên hết và trước hết. Nếu kết quả nghiên cứu không phù hợp với giả thuyết đặt ra lúc ban đầu, nhà khoa học phải thành thật báo cáo như thế. Nếu không có lời giải thích thì nhà khoa học cũng phải thành thật nói "không biết”. Sửa dữ liệu là một hình thức gian lận nguy hiểm, bởi hành động đó làm chệch hướng khoa học và ảnh hưởng đến người đi sau.
Huống chi đây lại là một công trình quốc kế an sinh ảnh hưởng đến sinh mạng tài sản hàng chục vạn người… Ngụy tạo ĐTM là trọng tội.
Xét lại ĐTM Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A
Trường hợp lập lờ ĐTM Thủy điện Sông Tranh 2 là một bài học cho ĐTM thủy điện nói chung. Ngày 2-10 vừa qua, các nhà khoa học thuộc Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) đã gửi ý kiến nhận xét, phản biện đối với dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A tới Cục thẩm định và Đánh giá Tác động Môi trường - Bộ TNMT, Hội đồng Thẩm định báo cáo ĐTM 2012 dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. VRN khẳng định hai dự án này nếu được phê duyệt sẽ gây ra tác động, tổn thất lớn cho môi trường và sẽ để lại hậu quả lớn cho xã hội mà không có biện pháp nào có thể cứu chữa, hay đền bù lại được. Chính vì vậy, theo các thành viên VRN nó chưa thể đủ điều kiện để được xem xét thông qua.
VRN cũng đề nghị các bên liên quan, đặc biệt là Hội đồng thẩm định ĐTM xem xét ý kiến phản hồi từ nhiều phía để có quyết định sáng suốt; làm rõ những nghi ngại, những vấn đề còn bỏ ngỏ cũng như việc thông báo công khai, rộng rãi những quyết định liên quan đến 2 dự án này cho công chúng và các bên liên quan, nhất là cộng đồng bị ảnh hưởng.
Đây là ý kiến của đội ngũ chuyên gia có chuyên môn sâu về tài nguyên nước, đa dạng sinh học, thủy điện, sinh thái nhân văn, văn hóa và xã hội học, đã tham gia phản biện việc xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 & 6A từ khi ĐTM đầu tiên của dự án Đồng Nai 6 & 6A được thưc hiện năm 2011. Với báo cáo ĐTM mới (2012) cho 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6&6A các chuyên gia cho rằng còn có rất nhiều điểm nghi ngại cần phải được làm rõ. Như việc Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A chưa được Quốc hội Việt Nam thông qua chủ trương đầu tư, có sự vi phạm Luật Đa dạng sinh học. VRN cũng nghi ngại rằng diện tích rừng sẽ bị mất cao hơn so với dự kiến của dự án Thủy điện đã nêu ra, nghi ngại các giải pháp Bảo tồn tài nguyên rừng đề xuất trong ĐTM, vấn đề Bảo tồn Đa dạng sinh học, vấn đề tính toán thủy văn trong ĐTM, lượng bùn cát bồi lắng lòng hồ, tác động văn hóa xã hội của dự án, tính khả thi của các giải pháp ứng phó với sự cố. Thông qua đó, VRN cũng nêu ra những nội dung cần bổ sung và làm rõ trong báo cáo ĐTM của 2 dự án Thủy điện.
Thế giới có chính sách "không khoan thứ” về gian lận khoa học nên họ xử lý vấn đề đến nơi đến chốn, không khoan nhượng. Ở Mỹ năm 2006, có một giáo sư gian lận trong khoa học phải ngồi tù.
Trở lại báo cáo ĐTM thủy điện Sông Tranh 2, Nhà nước cần thành lập một hội đồng khoa học khách quan để nghiên cứu làm rõ và quy trách nhiệm cụ thể cho những cơ quan liên quan trực tiếp đến việc để xảy ra sự cố ở đập thủy điện, lấy lại niềm tin cho cộng đồng. Nhất là sau kết quả nghiên cứu độc lập của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam (VUSTA) công bố mới đây.
Nguồn : Thanh Như
|
7 thg 10, 2012
Nghiên cứu khoa học - niềm tin bị hủy hoại
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét