Vậy là Hosni Mubarak đã buộc lòng phải ra đi, từ bỏ vị trí quyền lực trong 30 năm lãnh đạo sau cuộc biểu tình kéo dài 18 ngày của người dân Ai Câp.
Phải thừa nhận rằng, cuộc biểu tình đòi tự do - dân chủ trên khó mà có thể kéo dài trong hơn 2 tuần, nếu như quân đội Ai Cập tham gia ngăn chặn ngay từ đầu.
Sự im lặng của quân đội Ai Cập trước lệnh đàn áp cuộc biểu tình không phải là thái độ đồng hành với nhân dân, đó thực sự là sự nằm im đánh giá tình hình của giới tướng lĩnh quân sự. Và thông tin cá nhân về khoản tài sản hơn 70 tỷ đô la của ông Mubarak là giọt nước cuối cùng làm tràn ly dẫn đến cuộc đảo chính.
Omar Suleiman - phó Tổng thống Ai Cập - đã thông báo quân đội sẽ tạm thời nắm giữ quyền hành trong khi tuyên bố việc từ chức của ông Hosni Mubara
Liệu cuộc cách mạng ở Ai Cập có đi đến tiến trình dân chủ thực sự như lòng dân mong muốn không, nếu những người lãnh đạo quân đội đang tạm thời lãnh đạo đất nước lại rơi vào vòng xoáy của quyền lực???
Bất kỳ một thể chế nào dù dân chủ hay độc tài cũng luôn muốn bảo vệ quyền lợi của mình. Và việc dùng quân đội để chống lại nguyện vọng của nhân dân là hạ sách.
Trên Facebook của mình blogger Osin (nhà báo Huy Đức) có viết:
"Quân đội là lực lượng được nuôi để đánh thứ giặc thực sự của nhân dân: ngoại xâm. Quân đội chỉ được dùng để bảo vệ nhân dân và giữ từng tấc đất của cha ông. Dùng quân đội để chống lại nhân dân thì khi có ngoại xâm nhân dân có thể sẽ không còn cho con đi đánh giặc."
Cuộc cách mạng ở Ai Cập liệu có đi đến hồi kết như mong đợi hay không?
Đó còn là một chặng đường dài phía trước, nhưng một sự thật không thể phủ nhận được rằng : nền móng vững chắc để xây dựng dân chủ thực sự là : ý thức và trách nhiệm của người dân đối với đất nước mình - sự thượng tôn của luật pháp và hiến pháp - sự tự do ngôn luận - tự do báo chí
Nguồn : http://menam0.multiply.com/journal/item/439
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét