Đọc tin bác Cỏ ra quyết định thành lập “Ban chỉ đạo” bảo vệ rùa, ngay sau hội thảo, mà hẳn hoi là “Hội thảo quốc tế” chẩn bệnh cho cụ rùa, chả hiểu sao mình lại chỉ thấy buồn cười.
Cứ đà này không khéo Hà Nội sẽ phát động thi viết tiểu sử cụ rùa, hoặc tổ chức cuộc thi sáng tác bài hát về cụ. Mà nhỡ miệng- một ngày nào đó cụ về với tổ tiên, không khéo Chính phủ lại chả thành lập ủy ban quốc gia về sự cố cụ rùa, sẽ có vụ án được khởi tố, vài anh xộ khám bóc lịch như chơi. Gì thì cũng là rùa hồ Gươm. Một cụ rùa đã sống nổi vài trăm năm trong một vùng nước tù bẩn thỉu và hôi hám nhường đó.
Cả cái hội thảo quốc tế về cụ rùa, cuối cùng cũng không đưa ra được một thông tin khả dĩ về tình hình bệnh tật, hay ốm đau, hay già yếu của cụ rùa, cũng chưa rõ phải chữa trị thế nào.
Cuộc hội thảo quốc tế, được tường thuật trên báo như cuộc mổ trâu với vô vàn các ý kiến nhưng đều bắt đầu bằng hai chữ “có thể”:
Nhiều khả năng cụ bị ốm. Bị sát thương.
Có khả năng cụ bị bệnh. Nom có vẻ cụ già yếu.
Có vẻ như cụ bị rùa tai đỏ tấn công.
Có thể cụ bị vướng vào sắt thép, lưỡi câu.
Hay cụ bị lây bệnh ngoại lai.
Cần phải cho uống tam thất. Phải tiêm. Phải tắm thuốc. Phải lấy mẫu AND. Phải gắn chíp theo dõi. Thậm chỉ phải…mổ
Và, tránh cho cụ bị tress- như lời một vị tiến sĩ phát biểu.
Nghe chừng đấy khả năng và từng đấy biện pháp “Giáo sư rùa” Hà Đình Đức phát biểu “Tôi bị choáng”. Mình chỉ nghe cũng muốn tress. Cụ rùa mà biết, không khùng mới lạ
.
Trần đời có một. Người ta đã chẩn bệnh và đưa “phác đồ điều trị” cho cụ rùa qua ảnh. Có nghĩa, thậm chí không được nhìn bằng mắt thường. Thiếu mỗi cách buộc dây vào…cẳng cụ cho các lang băm bắt mạnh như trong phim Trung Hoa. Mà chẩn bệnh qua ảnh thì đến Hoa Đà, Biển Thước có lẽ cũng bó tay.
Hình như ai cũng ngại nói tới chuyện bắt một con rùa lên bờ để mục sở thị tình trạng của nó. Có thể vì đó là con rùa hồ Gươm. Có thể vì đó là Cụ Rùa. Hay là vì vây bằng lưới sẽ làm bàn dân thiên hạ mất đi sự tôn kính?
Hay là lo, không bắt nổi cụ rùa “có thể nặng hàng tạ” này? Mở ngoặc cái là thế nào cũng lại có hội nghị, thậm chí hội thảo quốc tế bàn chuyện bắt- mà không, phải gọi là rước cụ rùa lên bờ- thế nào.
Nhân chuyện này, mình nhớ hồi năm 2003, theo “Giáo sư rùa”, tiên sinh Xuân Ba và đại ca Nguyễn Như Phong đi Thanh Hóa viết về…rùa Thanh Hóa, mình gặp 1 thợ săn rùa thứ thiệt.
Trong những câu chuyện rông dài, ông này bảo tầm cụ rùa hồ Gươm, 2 cha con ông chỉ 2-3 tiếng là “tóm gọn”. “Tóm bằng cách gì?”- mình hỏi. “Chỉ cần một sợi thừng 15m”- ông thợ săn rùa đáp. (Hồi đó, mình viết 1 phóng sự với nhan đề “Cụ rùa, Giáo sư rùa và Thợ săn rùa”. Xếp mình chỉ đề nghị sửa 1 chữ Cụ Rùa). Cũng có thể vì cái chữ viết hoa này mà giờ chả ông nào dám quyết, vì sợ?
Mình nhớ là từ khi cái mộ cha đẻ ông bá hộ được xây, thì cái tên Tháp Rùa đã có từ hồi đó. Nhưng đến năm 1992 thì chuyện về “một loài rùa quý” mới được “giáo sư lắm chuyện” Hà Đình Đức nêu ra khi Hà Nội định nạo vét cơ giới hồ Gươm, và thêm sức nặng bởi một công văn ngày 3-3-1992 do đích thân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký tên.
Nhiều khả năng cụ bị ốm. Bị sát thương.
Có khả năng cụ bị bệnh. Nom có vẻ cụ già yếu.
Có vẻ như cụ bị rùa tai đỏ tấn công.
Có thể cụ bị vướng vào sắt thép, lưỡi câu.
Hay cụ bị lây bệnh ngoại lai.
Cần phải cho uống tam thất. Phải tiêm. Phải tắm thuốc. Phải lấy mẫu AND. Phải gắn chíp theo dõi. Thậm chỉ phải…mổ
Và, tránh cho cụ bị tress- như lời một vị tiến sĩ phát biểu.
Nghe chừng đấy khả năng và từng đấy biện pháp “Giáo sư rùa” Hà Đình Đức phát biểu “Tôi bị choáng”. Mình chỉ nghe cũng muốn tress. Cụ rùa mà biết, không khùng mới lạ
.
Trần đời có một. Người ta đã chẩn bệnh và đưa “phác đồ điều trị” cho cụ rùa qua ảnh. Có nghĩa, thậm chí không được nhìn bằng mắt thường. Thiếu mỗi cách buộc dây vào…cẳng cụ cho các lang băm bắt mạnh như trong phim Trung Hoa. Mà chẩn bệnh qua ảnh thì đến Hoa Đà, Biển Thước có lẽ cũng bó tay.
Hình như ai cũng ngại nói tới chuyện bắt một con rùa lên bờ để mục sở thị tình trạng của nó. Có thể vì đó là con rùa hồ Gươm. Có thể vì đó là Cụ Rùa. Hay là vì vây bằng lưới sẽ làm bàn dân thiên hạ mất đi sự tôn kính?
Hay là lo, không bắt nổi cụ rùa “có thể nặng hàng tạ” này? Mở ngoặc cái là thế nào cũng lại có hội nghị, thậm chí hội thảo quốc tế bàn chuyện bắt- mà không, phải gọi là rước cụ rùa lên bờ- thế nào.
Nhân chuyện này, mình nhớ hồi năm 2003, theo “Giáo sư rùa”, tiên sinh Xuân Ba và đại ca Nguyễn Như Phong đi Thanh Hóa viết về…rùa Thanh Hóa, mình gặp 1 thợ săn rùa thứ thiệt.
Trong những câu chuyện rông dài, ông này bảo tầm cụ rùa hồ Gươm, 2 cha con ông chỉ 2-3 tiếng là “tóm gọn”. “Tóm bằng cách gì?”- mình hỏi. “Chỉ cần một sợi thừng 15m”- ông thợ săn rùa đáp. (Hồi đó, mình viết 1 phóng sự với nhan đề “Cụ rùa, Giáo sư rùa và Thợ săn rùa”. Xếp mình chỉ đề nghị sửa 1 chữ Cụ Rùa). Cũng có thể vì cái chữ viết hoa này mà giờ chả ông nào dám quyết, vì sợ?
Mình nhớ là từ khi cái mộ cha đẻ ông bá hộ được xây, thì cái tên Tháp Rùa đã có từ hồi đó. Nhưng đến năm 1992 thì chuyện về “một loài rùa quý” mới được “giáo sư lắm chuyện” Hà Đình Đức nêu ra khi Hà Nội định nạo vét cơ giới hồ Gươm, và thêm sức nặng bởi một công văn ngày 3-3-1992 do đích thân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký tên.
Gần hai chục năm, đã có những tay thầy giáo-bỏ ngang- dở hơi- cả ngày lẫn đêm rình rập cụ rùa nổi để…chụp ảnh, để được nổi tiếng ké con rùa. Và không rõ từ khi nào, rùa hồ Gươm được gọi thành kính là Cụ Rùa- mà chỉ riêng sự viết hoa đã có thể coi là một biểu hiện của “tín ngưỡng rùa”. Và cả thủ đô rộn ràng mỗi độ cụ nổi. Và cả đất nước nháo nhác trước một bức ảnh cụ bị rùa trẻ con… gặm vai.
Nhưng cụ rùa bệnh tật ra sao? Sẽ bắt, à rước- lên bờ như thế nào? Và có mổ hay không giờ vẫn chưa ai quyết.
Sở KHCN Hà Nội, cơ quan tổ chức hội thảo quốc tế nói sẽ “báo cáo lên Thành phố”, và không biết chừng, Thành phố lại báo cáo lên Chính phủ, không biết chừng còn xin ý kiến Thủ tướng. Đến xử lý chuyện ngoài da cho một con rùa còn họp hành, hội thảo, văn bản, giấy tờ nhường đó thì chả trách những chuyện đại sự liên quan đến con người luôn được xử lý chậm như rùa.
Và chưa ai nêu câu hỏi nếu việc đánh bắt tới đây lôi lên được cụ rùa với 2-3 bà vợ- cũng nặng cả tạ, và lúc nhúc một đống con cháu- tai không đỏ-thì sự thành kính có mất đi với một cụ rùa vi phạm luật hôn nhân gia đình không nhỉ?
Và chưa ai nêu câu hỏi nếu việc đánh bắt tới đây lôi lên được cụ rùa với 2-3 bà vợ- cũng nặng cả tạ, và lúc nhúc một đống con cháu- tai không đỏ-thì sự thành kính có mất đi với một cụ rùa vi phạm luật hôn nhân gia đình không nhỉ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét