Trên trang Dân luận có cho đăng tải tài liệu “Cáo trạng vụ án Cù Huy Hà Vũ tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, cũng theo thông tin từ trang này cho biết xuất xứ của Cáo trạng là ” Từ một nguồn tin xin được dấu tên bên Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hà Nội” .
Theo tôi thì nên bỏ qua vấn đề tính trung thực của tài liệu này, vì căn cứ vào địa chỉ phải phát hành của bản cáo trạng đó thì cũng có thể nhanh chóng xác nhận tính xác thực của tài liệu nói trên là tài liệu thật hay tài liệu giả một cách dễ dàng thông qua việc gọi điện thoại số 0983345392 cho Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà – Văn phòng luật Cù Huy Hà Vũ. Vả lại các tài liệu mang tính chất tố tụng của các vụ án hình sự như vụ án của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ này thì không khó kiếm đối với những ai ở trong nước muốn quan tâm, chỉ cần có quan hệ bạn bè với các nhân viên các cơ quan tố tụng cũng có thể mượn để xem được.
Hơn nữa là luật cũng quy định rõ là trước khi phiên tòa xét xử sơ thẩm diễn ra, bản cáo trạng phải được gửi cho bị can (người bị truy tố) để họ biết rõ mình bị truy tố về tội gì, nặng nhẹ ra sao … để chuẩn bị những lý lẽ nhằm “cãi” lại bản cáo trạng. Việc “cãi” này chính là việc bào chữa – là một quyền luật định của bị can, bị cáo và nếu bị can, bị cáo có mời luật sư, thì luật sư cũng được xem xét hồ sơ vụ án (bao gồm cả bản cáo trạng) để bào chữa cho bị cáo.
Trước hết theo Bộ luật Tố tụng hình sự thì Cáo trạng (hay còn gọi là bản Cáo trạng) là một văn bản tố tụng do cơ quan công tố lập, với mục đích kết tội (truy tố) một người có dấu hiệu phạm tội trong một vụ án hình sự. Theo đó trong khoảng thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra do cơ quan công an chuyển qua (gọi là giai đoạn điều tra), nếu xác định hồ sơ đã chặt chẽ, đúng pháp luật và có căn cứ kết tội rõ ràng, Viện kiểm sát (còn gọi là cơ quan công tố) sẽ tiến hành việc truy tố bị can ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng. Bản cáo trạng là một văn bản tố tụng rất quan trọng, thể hiện quan điểm kết tội của cơ quan công tố đối với bị can. Theo qui định, nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
Như vậy đã rõ ràng, qua bản Cáo trạng có 2 vấn đề quan trọng chúng ta cần bàn tới ở đây là:
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ có phạm tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điểm c, khoản 1, điều 88 Bộ Luật Hình Sự hay không theo 11 tài liệu mà cơ quan điều tra tiến hành thu thập được .
Những điều mà Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ khẳng định thông qua các bài viết, bài trả lời phỏng vấn của mình với các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước đã có trong 11 tài liệu mà cơ quan điều tra dẫn ra trong Cáo trạng có đúng như thực tế đang diễn ra hàng ngày ở xã hội Việt nam hay không?
Về vấn đề thứ nhất xin dành cho các luật sư hay các chuyên gia pháp lý có các kiến thức về luật pháp đủ để bình luận đánh giá, nhận định để giúp rộng đường dư luận xã hội nhằm có một kết luận xác đáng, có lý cho vụ án mang đậm màu sắc chính trị nhưng bị hình sự hoá được nhiều người rất quan tâm này. Ở đây chỉ xin đi vào chi tiết nội dung của câu hỏi thứ 2, đó là những điều mà Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ khẳng định thông qua các bài viết, bài trả lời phỏng vấn của mình với các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước trong 11 tài liệu mà cơ quan điều tra dẫn ra trong Cáo trạng có đúng như thực tế đang diễn ra hàng ngày ở Việt nam hay không?
Xin được trích dẫn từ các căn cứ của cáo trạng để đặt thành một số câu hỏi theo cách như sau:
Ví dụ:
Hơn nữa là luật cũng quy định rõ là trước khi phiên tòa xét xử sơ thẩm diễn ra, bản cáo trạng phải được gửi cho bị can (người bị truy tố) để họ biết rõ mình bị truy tố về tội gì, nặng nhẹ ra sao … để chuẩn bị những lý lẽ nhằm “cãi” lại bản cáo trạng. Việc “cãi” này chính là việc bào chữa – là một quyền luật định của bị can, bị cáo và nếu bị can, bị cáo có mời luật sư, thì luật sư cũng được xem xét hồ sơ vụ án (bao gồm cả bản cáo trạng) để bào chữa cho bị cáo.
Trước hết theo Bộ luật Tố tụng hình sự thì Cáo trạng (hay còn gọi là bản Cáo trạng) là một văn bản tố tụng do cơ quan công tố lập, với mục đích kết tội (truy tố) một người có dấu hiệu phạm tội trong một vụ án hình sự. Theo đó trong khoảng thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra do cơ quan công an chuyển qua (gọi là giai đoạn điều tra), nếu xác định hồ sơ đã chặt chẽ, đúng pháp luật và có căn cứ kết tội rõ ràng, Viện kiểm sát (còn gọi là cơ quan công tố) sẽ tiến hành việc truy tố bị can ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng. Bản cáo trạng là một văn bản tố tụng rất quan trọng, thể hiện quan điểm kết tội của cơ quan công tố đối với bị can. Theo qui định, nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
Như vậy đã rõ ràng, qua bản Cáo trạng có 2 vấn đề quan trọng chúng ta cần bàn tới ở đây là:
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ có phạm tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điểm c, khoản 1, điều 88 Bộ Luật Hình Sự hay không theo 11 tài liệu mà cơ quan điều tra tiến hành thu thập được .
Những điều mà Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ khẳng định thông qua các bài viết, bài trả lời phỏng vấn của mình với các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước đã có trong 11 tài liệu mà cơ quan điều tra dẫn ra trong Cáo trạng có đúng như thực tế đang diễn ra hàng ngày ở xã hội Việt nam hay không?
Về vấn đề thứ nhất xin dành cho các luật sư hay các chuyên gia pháp lý có các kiến thức về luật pháp đủ để bình luận đánh giá, nhận định để giúp rộng đường dư luận xã hội nhằm có một kết luận xác đáng, có lý cho vụ án mang đậm màu sắc chính trị nhưng bị hình sự hoá được nhiều người rất quan tâm này. Ở đây chỉ xin đi vào chi tiết nội dung của câu hỏi thứ 2, đó là những điều mà Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ khẳng định thông qua các bài viết, bài trả lời phỏng vấn của mình với các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước trong 11 tài liệu mà cơ quan điều tra dẫn ra trong Cáo trạng có đúng như thực tế đang diễn ra hàng ngày ở Việt nam hay không?
Xin được trích dẫn từ các căn cứ của cáo trạng để đặt thành một số câu hỏi theo cách như sau:
Ví dụ:
Trong phần những chứng cứ xác định tội trạng của bị can trong bản Cáo trạng có ghi rõ rằng (trích) “+ Bài: “TS Cù Huy Hà Vũ từ khởi kiện thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp”. Vũ trả lời phỏng vấn đài VOA khoảng tháng 6/2010, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kêu gọi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp với lời lẽ: “…Dứt khoát là sự mạo nhận của Đảng Cộng sản Việt Nam, không phải do bầu cử mà có nên quyết không thể là “chính danh”. Mà Đảng đã không “chính danh” thì không thể lãnh đạo bất kì ai”. Vũ khẳng định: “Tóm lại, điều 4 Hiến pháp Việt Nam là hoàn toàn phi lý và vì vậy dứt khoát phải xóa bỏ…”. ( BL 139, 140, 148, 164 đến 167, 213 đến 226, 277 đến 286, 333 đến 342, 654 đến 675, 696 đến 702, 744 đến 753, 1148 đến 1152).
Thì câu hỏi được đặt ra ở đây sẽ là : ” Đảng Cộng sản Việt Nam có mạo nhận vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội của mình mà không phải do bầu cử mà có nên như quy định của Hiến pháp để đựơc coi là “chính danh”, hợp pháp hay không?”.
Bằng phương pháp tương tự như vậy, từ bản Cáo trạng chúng ta sẽ có một loạt câu hỏi sau đây, hy vọng giúp cho các bạn đọc tự tìm hiểu để có câu trả lời của chính mình rằng Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã nói đúng hay sai về những vấn đề mang tính mấu chốt của chế độ hiện tại như sau:
- Có đúng là hiện nay ở Việt Nam người ta (chính quyền) đang sử dụng ngân sách vô tội vạ và rất nhiều tiền từ ngân sách Nhà nước chi vào những việc thậm chí là Mafia… để có được chế tài đối với những kẻ cướp ngày hay không? Để giảm thiểu hay xoá bỏ nó thì cách duy nhất là phải có chế độ đa đảng tại Việt Nam” có đúng hay không?
Thì câu hỏi được đặt ra ở đây sẽ là : ” Đảng Cộng sản Việt Nam có mạo nhận vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội của mình mà không phải do bầu cử mà có nên như quy định của Hiến pháp để đựơc coi là “chính danh”, hợp pháp hay không?”.
Bằng phương pháp tương tự như vậy, từ bản Cáo trạng chúng ta sẽ có một loạt câu hỏi sau đây, hy vọng giúp cho các bạn đọc tự tìm hiểu để có câu trả lời của chính mình rằng Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã nói đúng hay sai về những vấn đề mang tính mấu chốt của chế độ hiện tại như sau:
- Có đúng là hiện nay ở Việt Nam người ta (chính quyền) đang sử dụng ngân sách vô tội vạ và rất nhiều tiền từ ngân sách Nhà nước chi vào những việc thậm chí là Mafia… để có được chế tài đối với những kẻ cướp ngày hay không? Để giảm thiểu hay xoá bỏ nó thì cách duy nhất là phải có chế độ đa đảng tại Việt Nam” có đúng hay không?
- Có đúng là việc duy trì cho Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục độc quyền lãnh đạo đất nước chỉ là để phục vụ lợi ích phi pháp một nhóm nhỏ trong Đảng Cộng sản Việt Nam, đi ngược lại với lợi ích của đại đa số nhân dân trong đó có hàng triệu đảng viên cộng sản hay không?
- Có đúng Đảng Cộng sản Việt Nam đã tự mạo nhận vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội của mình, mà không phải do bầu cử mà có nên như quy định của Hiến pháp để đựơc coi là “chính danh”, hợp pháp hay không?
- Có đúng là chính quyền dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay đang ngày càng trở lên thối nát so với trước kia hay không?
- Có đúng vì tam quyền không phân lập, nên dẫn tới tình trạng hiện nay cả Chính phủ, Tòa án, Quốc hội ( hành pháp, tư pháp và lập pháp) đồng lòng hại dân, ngược lại 180 độ với Điều 2 Hiến pháp Việt Nam năm 2002 (sửa đổi) có ghi: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.” hay không?
- Có đúng vụ bà Trần Khải Thanh Thủy “cố ý gây thương tích” đã có dấu hiệu rõ rệt của một vụ khiêu khích hay bẫy người khác phạm tội thực hiện bởi chính cơ quan trấn áp tội phạm hay không?
- Có đúng là so với chính quyền VNCH thì chính quyền hiện nay tham nhũng là “ăn” ngay vào tài sản của nhân dân Việt Nam, từ đồng tiền của người dân, đất đai tài nguyên cho đến các khoản vay nước ngoài của chính phủ dẫn đến con cháu sau này phải oằn lưng trả nợ hay không?
V.v… và v.v…
Vì bài viết quá dài, nên chỉ xin tạm đặt 7/10 câu hỏi giúp cho bạn đọc suy nghĩ và tự trả lời bằng hai từ đúng và sai là đủ, phần còn lại xin nhường cho các bạn đọc căn cứ vào 10 tài liệu mà cơ quan điều tra dẫn ra trong Cáo trạng để tự đặt tiếp các câu hỏi và hãy tự trả lời.
Còn cá nhân tôi thì có nhận xét kiểu nôm na rằng Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ chỉ được cái nói đúng. Tất nhiên cần phải hiểu rằng việc Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ nói đúng hay không đúng thì nó cũng không hề có chút giá trị pháp lý gì trong phiên toà sẽ đựơc đưa ra xử sắp tới, vì với các vụ án mang hơi hướng chính trị, nhất là động chạm tới quyền lãnh đạo độc tôn của đảng CSVN thì chỉ được áp dụng bằng loại luật duy nhất đó là luật rừng, khi mà luật là tao (đảng) và tao là luật với bản án bỏ túi đã được định sẵn từ các quan chức cấp cao nhất. Điều đó luôn luôn bị áp đặt cho những ai dám lên tiếng nói thẳng – nói thật những thực tế khách quan đang diễn ra trong cuộc sống, điều mà Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luật pháp cao nhất đã khẳng định tại điều 69 về quyền tự do ngôn luận của công dân.
Vấn đề là ở chỗ làm sao cho người dân hiểu được sự thật, cái đúng, cái sai và các vấn đề liên quan của vụ án tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị truy tố về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điểm c, khoản 1, điều 88 Bộ Luật Hình Sự này thông qua loạt câu hỏi đã nêu ở trên để họ hiểu được bản chất thực của vấn đề.
Đó là trách nhiệm của mỗi chúng ta, với tư cách là người ngoài cuộc nhưng có các vai trò khác nhau dù là blogger hay bạn đọc phải làm, việc đó nó không chỉ dành cho giải oan riêng choTiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và gia đình dòng tộc của họ, mà nó là sự chiến thắng của sự thật và lẽ phải, khi ấy là cái chính phải thắng cái tà.
Trong vấn đề quyền lực nhà nước cũng phải như vậy!
Vấn đề là ở chỗ làm sao cho người dân hiểu được sự thật, cái đúng, cái sai và các vấn đề liên quan của vụ án tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị truy tố về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điểm c, khoản 1, điều 88 Bộ Luật Hình Sự này thông qua loạt câu hỏi đã nêu ở trên để họ hiểu được bản chất thực của vấn đề.
Đó là trách nhiệm của mỗi chúng ta, với tư cách là người ngoài cuộc nhưng có các vai trò khác nhau dù là blogger hay bạn đọc phải làm, việc đó nó không chỉ dành cho giải oan riêng choTiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và gia đình dòng tộc của họ, mà nó là sự chiến thắng của sự thật và lẽ phải, khi ấy là cái chính phải thắng cái tà.
Trong vấn đề quyền lực nhà nước cũng phải như vậy!
noi chung la Dang van du'ng, dan ta hien nay da phan con ngu muoi., hieu biet chinh tri con kem, neu ma ko de Dang lanh dao thi loan mat,..nhat la o cho den gio nay moi khi co ai do bi ghep vao toi chong pha nha nuoc, la tu khap thanh thi toi nong thon deu duoc nghe ra ra ve bon "ban nuoc" nay, ma nguoi nghe van cho la du'ng hoan toan, the moi biet ngu muoi den chung nao
Trả lờiXóa