Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

30 thg 4, 2012

37 năm & một thời Cộng sản của ba

image_gallery
Thế hệ đảng của ba, cái áo Cộng sản không phải là thứ khoác lên người để kiếm cơm cầu chức, không phải là loại người “ăn” đất, không phải là thế lực dùng để “cưỡng chế” nhân dân, không phải là những khuôn mặt gầm gừ chĩa súng bắn vào nhân dân. 37 năm. Hình ảnh những người Cộng sản đổi thay nhiều quá, khác quá, khác đến mức không còn chất Cộng sản như cái Cộng sản của ba tôi ngày ấy.



Chúng tôi ôm nhau nhảy cỡng lên hò reo khi mỗi sáng thức dậy thấy thêm một lá cờ cắm trên bản đồ miền Nam. 29/3, ba chỉ vào một lá cờ trên bản tin tường thuật của báo Nhân Dân và bảo “quê mình đó”. Từ đó, tôi biết mình có thêm một miền quê khác.
         
Ba và chị Quí(1) về “tiền trạm” 2 lần. Nhớ một đêm mẹ gọi riêng chị Quí ra sân thì thầm “con chú ý xem đàn bà con gái trong đấy họ có mặc xu-chiêng không?”. Cũng giống như sau này tôi được nghe trong miền Nam nhiều người nghĩ về dân Bắc với hình tượng “bảy chú Cộng sản bu cành đu đủ không gãy”.
         
Khi đó, không thể tưởng tượng ra miền Nam là gì, ngoài câu hát “miền Nam em dừa nhiều miền Nam em dứa nhiều, miền Nam em xoài thơm, miền Nam em khoai bùi…”.
         
Đà Nẵng giải phóng tháng 3. Tháng 11 cả gia đình theo ba gồng gánh về quê. Tài sản là một chiếc xe đạp Phượng Hoàng, chiếc đài National có túi bọc da màu nâu và mấy bộ soong nồi.
         
Ở trọ Đà Nẵng đúng một đêm. Khước từ mọi lời mời và động viên của tổ chức, ba dắt cả nhà về quê. Vì ba quan niệm: thế là hạnh phúc.
         
37 năm. Nhiều khi nhìn như một thoáng. Nhiều khi lại thấy đó là một quãng thời thăm thẳm. Cứ mùa này, mỗi độ thấy lễ nghi rợp trời cờ đỏ, lại nhớ ba. Nếu còn sống, chắc chắn ba sẽ lại gắn đầy ngực huân chương trên những hàng ghế danh dự.
         
Thật tình, cho đến giờ, tôi vẫn không thể lý giải được tại sao lại có thể có được một thế hệ những con người Cộng sản thanh bạch và sáng trong đến vậy? Trong sạch, liêm khiết đến mức mỗi bận nhớ, tôi cứ chỉ thèm ước ba sống dậy một lần để mời ba… một ly rượu ngoại!
         
Cộng sản giờ ít người như ba. Đến mức nhiều khi tôi cứ phải tự hỏi: có phải thật họ là Cộng sản? Chua cay đến mức tôi đã viết: nhiều đứa đảng viên phải gọi là thằng! “Đảng viên nhưng mà tốt” không còn là câu cửa miệng dèm pha, trêu chọc của những “phần tử chống đảng”, mà đến chính ông Tổng Bí thư cũng phải buột miệng thừa nhận rằng “đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người”.
         
Sinh thời, nhiều lần ba khuyên tôi cố gắng vào đảng. Ba tin đảng đến mức có thể bây giờ sống dậy, chắc chắn sẽ trợn tròn mắt ngạc nhiên khi thấy tôi vẫn là “thằng” ngoài đảng. Thế hệ đảng của ba, cái áo Cộng sản không phải là thứ khoác lên người để kiếm cơm cầu chức. Thế hệ đảng của ba, Cộng sản không phải là loại người “ăn” đất. Thế hệ đảng của ba, Cộng sản không phải là thế lực dùng để “cưỡng chế” nhân dân, không phải là những khuôn mặt gầm gừ chĩa súng bắn vào nhân dân.
         
37 năm. Hình ảnh những người Cộng sản đổi thay nhiều quá, khác quá, khác đến mức không còn chất Cộng sản như cái Cộng sản của ba tôi ngày ấy.
         
Cứ mỗi dịp này, nhìn phố xá ngợp trời cờ đỏ, lại dậy lên trong tôi một cảm giác buồn. Nhớ ba, nhớ một thế hệ Cộng sản quá ư Cộng sản.
         
Nhớ thời ba đi vận động dân góp ruộng vào hợp tác xã, rằng sau này là những cánh đồng cò bay thẳng cánh, đến rải phân cho lúa cũng không phải bốc tay mà rải phân bằng máy bay trực thăng… 37 năm. Quanh mộ ba, chỗ ba nằm bây giờ vẫn đầy dấu chân và bãi phân trâu.
37 năm, những khoảng ruộng lúa hẹp dần. Người dân mất đất, không còn đất ruộng ngày một nhiều. Không chỉ Tiên Lãng, không chỉ Văn Giang, đi đâu cũng nghe dân than mất đất.
         
37 năm. Nơi tôi sinh ra, quê ngoại miền Bắc XHCN một thời của tôi, dì Hện(2) từ một gia đình khá giả trong làng, giờ thành hộ nghèo, “được” tiêu chuẩn xây nhà… tình thương.
         
Có thể những ngày này, không gian cờ đỏ và khí thế kỷ niệm chiến thắng tạo niềm vui cho nhiều người. Nhưng với tôi, cứ hiện hữu mãi một cảm giác buồn. Buồn và nhớ ba. Cái cảm xúc cho tôi nhìn rõ nhất, như thể ba hiện về thật sự, sống lại thật sự, đang đứng trước mặt tôi thật sự, với những bộ huân chương đầy ngực và nụ cười rất… Cộng sản- Một hình ảnh Cộng sản tôi đã không còn thấy từ khi ba mất.

Sao không tìm kiếm nguyên nhân trước khi khắc phục sự cố?



TS. Nguyễn Bách Phúc- Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh HASCON, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học thành phố Hồ Chí Minh EEI


Cuối tháng 3/2012 chúng tôi đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ lập tức ra lệnh xả cạn nước ở Đập Thủy điện Sông Tranh 2 trong suốt thời gian tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục sự cố nhằm đảm bảo an toàn cho hàng vạn người dân ở hạ lưu. Kiến nghị này đã được sự ủng hộ rộng rãi của công luận. Đầu tháng 4/2012 Chính phủ đã chỉ đạo EVN xả nước Đập Sông Tranh 2 đến mức nước chết. Chúng tôi rất vui mừng, rất cảm ơn Chính phủ đã kịp thời ra quyết định này.



Xin lưu ý ở đây có chỗ khác biệt giữa kiến nghị của chúng tôi với quyết định của Chính phủ: chúng tôi kiến nghị xả cạn, còn Chính phủ chỉ đạo xả đến mức nước chết. Lý do là khi viết kiến nghị chúng tôi không biết Đập Thủy điện Sông Tranh 2 không có cửa xả đáy
Khi không có cửa xả đáy thì chỉ có thể xả tối đa đến mức nước chết, là mức nước hết khả năng phát điện, còn dưới mức nước chết sẽ không còn cách nào để xả nữa. Với cách xả này, lượng nước xả theo ước lượng của chúng tôi chừng 510 triệu mét khối, khoảng 70% dung tích hồ, lượng nước còn lại chừng 220 triệu mét khối, khoảng 30% dung tích hồ. Nguy cơ đe dọa vỡ Đập đã giảm đi nhiều, nhưng chưa thể gọi là an toàn. Tuy nhiên đó là điều bất khả kháng, tạm phải chấp nhận trong thời gian tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục sự cố.



Sau khi đã có quyết định đúng đắn xả bớt 70% nước, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là sửa chữa khắc phục sự cố của Đập. Sửa chữa như thế nào? Đương nhiên muốn sửa chữa đúng đắn và triệt để thì trước hết phải xác định chính xác nguyên nhân của sự cố.
Xin thú thực chúng tôi rất ngỡ ngàng khi nghe được những thông tin liên quan đến việc sửa chữa của EVN và Nhà thầu.
Đầu tiên, EVN họp với các chuyên gia của Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam bàn định phương pháp sửa chữa, nhưng lại họp kín. Tại sao lại họp kín? Đây là bí mật Quốc gia? Bí mật khoa học? Bí mật quân sự? Bí mật kinh tế?
Thứ Hai ngày 18 tháng 4, khi đọc một số tờ báo đưa tin EVN công bố phương pháp sửa chữa Đập Sông Tranh 2, trong đó không hề nói đến việc tìm nguyên nhân chính xác và toàn diện, mà vẫn lặp lại bài cũ: “an toàn”, “chỉ có nước thấm qua khe nhiệt”, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, và vì vậy không thể không lên tiếng được.



1. Chúng tôi khẳng định: hiện nay chưa có cơ sở để kết luận “Đập Sông Tranh 2 vẫn an toàn”
Bằng lời nói và việc làm của chủ đầu tư EVN, nhà thầu xây dựng Đập, và Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, có thể hiểu rằng họ vẫn khẳng định “Đập Sông Tranh 2 vẫn an toàn trong tình trạng hiện nay”, mặc dầu họ không đưa ra lý lẽ nào chứng minh cho điều đó.
Lý lẽ duy nhất mà một số chuyên gia về Đập đưa ra là: Đập Sông Tranh 2 là loạiĐập trọng lực, theo lý thuyết cơ bản về Đập trọng lực, khi đã là Đập trọng lực thì tự bản thân Đập mặc nhiên có khả năng tự ổn định.

Xin lưu ý rằng, điều này sẽ là hoàn toàn chính xác chỉ khi Đập Sông Tranh 2 thực sự là Đập trọng lực.
Xin được giới thiệu sơ lược vài nét cơ bản về loại Đập trọng lực. Tại sao gọi là Đập trọng lực? Đập nào chẳng có trọng lực? Đến con kiến, con muỗi, hạt bụi cũng có trọng lực, tại sao lại gọi riêng loại Đập này là Đập trọng lực? Là vì trọng lượng của nó rất lớn, lớn đến mức tự nó có thểnằm yên (“nằm ì ra”) tại chỗ, không cần có móng cọc ở phía dưới, không cần có vật chèn chắn, mà vẫn không bị áp lực nước và các áp lực khác xô đẩy làm Đậptrượt về phía hạ lưu, và không bị xô lậtvề phía hạ lưu. Về trực quan có thể hình dung Đập trọng lực tương tự một cục đá rất to rất nặng nằm chơ vơ giữa dòng nước chảy xiết, không có vật gì chèn chắn, nhưng vẫn không hề nhúc nhích. Nếu Đập Sông Tranh 2 được xây dựng đúng như lý thuyết (đúng như thiết kế, nếu thiết kế không sai) thì nó đương nhiên là Đập trọng lực, là tự ổn định, là an toàn tuyệt đối, không bao giờ bị trượt, bị lật, bị vỡ.

Những người khư khư ôm lấy niềm tin rằng Đập Sông Tranh 2 đã được thiết kế, và từ đó được gọi  Đập trọng lựcthì đương nhiên an toàn tuyệt đối, những người đó quên mất những điều kiện bắt buộc để cho một con Đập thực sự là Đập trọng lực.




- Điều kiện thứ nhất, con Đập phải làmột cục (lưu ý: Đập Sông Tranh 2 gồm 30 blog xếp kề nhau một hàng ngang thành con Đập, mỗi blog là một cục tự ổn định theo thiết kế). Nếu thân Đập của một blog bị nứt, thì blog đó không còn là một cục nữa, dù trọng lượng vẫn đủ theo thiết kế. Vết nứt có thể khiến một cục trở thành hai cục nhỏ, ba cục nhỏ, và khi đó khả năng tự chống lật và tự chống trượt không còn nữa.

Đập Sông Tranh 2 đang phun nướcnghiêm trọng ở mặt hạ lưu, EVN vẫn khẳng định chỉ là thấm nước qua khe nhiệt (khe hở theo thiết kế giữa hai blog kề nhau, rộng khoảng 1 đến 2 cm), nhưng EVN không chứng minh được điều này.
Nghiêm trọng hơn cả, là EVN luôn khẳng định rằng trong thân Đập không có vết nứt, mà cũng không hề chứng minh. Lẽ ra EVN phải xác định chính xác trong thân Đập có hay không có vết nứt, những vết nứt đó to nhỏ dài ngắn bao nhiêu, để từ đó có thể tính toán và kết luận rằng mỗi blog có còn là một cục hay không.



Điều kiện thứ hai, mỗi blog phải đủ trọng lượng (đủ nặng) theo thiết kế.
Khi đã thấy dòng nước ào ạt phun ra từ mặt Đập phía hạ lưu, tư duy lành mạnh buộc người ta phải đặt câu hỏi rằng trong thân con Đập sự cố này, ngoài việc có tồn tại những khe nứt hay không, còn phải xét đến việc có tồn tại những khoảng trống (có áp lực kẽ rỗng nước và không khí) hay không?

Nếu thi công đúng theo thiết kế, vàgiám định chính xác, thì đương nhiên trong thân Đập sẽ không có khoảng trống. Thế nhưng rất tiếc thực tiễn nhiều công trình của chúng ta, mặc dù thiết kế, thi công, giám sát đều rất chặt chẽ, nhưng cuối cùng trong lòng công trình vẫn tồn tại những khoảng trống ghê gớm, các “hố tử thần” đầy rẫy trên các tuyến đường của thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác, là những ví dụ không thể chối cãi được.

EVN chưa kiểm chứng rằng có hay không khoảng trống, từ đó chưa kiểm chứng được trọng lượng thật của Đập, thì không thể yên tâm gọi nó là Đập trọng lực, không thể yên tâm nói tự ổn định, không thể yên tâm tin nó là an toàn.



- Điều kiện thứ 3, để Đập trọng lực tự ổn định nền Đập phải được đảm bảo là ổn định. Nếu nền Đập không còn ổn định, nếu có khả năng xảy ra lún, sụt, xói lở, khi đó mỗi blog dù có là một cục, dù có đủ trọng lượng thiết kế đi nữa thì Đập vẫn có khả năng bị trượt, bị lật.

Tình trạng nền Đập Sông Tranh 2 sau hàng loạt các trận động đất kích thích vừa qua, liệu có còn được ổn định như thiết kế ban đầu hay không? Hoặc có thể giữ được ổn định nếu còn tiếp tục động đất xảy ra sau này? Điều này EVN không chứng minh, nhưng EVN vẫn đưa ra kết luận là Đập an toàn!



2. Kiến nghị kiểm tra toàn diện và chính xác tình trạng thực của nền Đập và Đập Sông Tranh 2 hiện nay
Để xác định tình trạng thực, cách đúng đắn duy nhất là phải kiểm tra ba điều kiện nói trên.
Kiểm tra ba điều kiện nói trên không phải là khó trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày nay, hoàn toàn nằm trong tầm tay của người Việt Nam, không cần đến chuyên gia nước ngoài.
Máy thăm dò địa chấn hoàn toàn có khả năng thăm dò toàn bộ kết cấu của thân Đập và nền Đập, xây dựng bản đồ chính xác về tình trạng thân Đập như vị trí, kích thước, số lượng của các khe nứt và của các khoảng trống (“hố tử thần”) nếu có, xác định chính xác bên trong khe nứt và khoảng trống đó là nước hay không khí. Khi có bản đồ chính xác này thì mới có thể xác định được các blog có còn là một cục hay không, các blog có đủ trọng lượng thiết kế hay không.

Máy dò địa chấn cũng sẽ xác định được chính xác kích thước của các tầng đất đá của nền Đập. Từ đó có thể tính toán vàđánh giá lại tính ổn định của nền Đập.



3. Kiến nghị đánh giá khách quan và chính xác khả năng khắc phục sự cố
Sau khi có bản đồ tình trạng thực của thân Đập và nền Đập như đã nói ở trên, các đơn vị có trách nhiệm gồm thiết kế, thi công, vận hành (sử dụng) Đập phải phối hợp chặt chẽ với nhau để tính toán và xác định các khả năng xử lý đối với Đập:
Nếu có khả năng khôi phục Đập và nền Đập theo đúng thiết kế ban đầu thì phải nghiêm túc đưa ra những biện pháp chính xác, khoa học, khả thi. Quá trình khôi phục Đập này, gồm thiết kế, thi công và giám sát phải thực hiện hết sức nghiêm túc và chặt chẽ theo đúng luật pháp và không bí mật với công luận.
Nếu không có khả năng khôi phục Đập hoặc nền Đập theo đúng thiết kế ban đầu, thì phải chấp nhận đau đớn là chấm dứt hoạt động của con Đập và nhà máy thủy điện. Thật lãng phí và tai hại khi cứ bỏ hàng chục hàng trăm tỷ vào sửa chữa, trong khi chưa xác định khả năng sửa chữa khắc phục.



4. Thử bàn về việc sửa chữa Đập Sông Tranh 2 trong thời gian vừa qua
Đầu tiên, từ đầu tháng 3 năm 2012 cả nước biết đến sự cố Đập Sông Tranh 2 qua hình ảnh nước phun ra như suối trên mặt hạ lưu Đập, và hình ảnh EVN ra sức trám bịt các miệng phun này. Hành động này của EVN không phải là sửa chữa Đậpmà là phá hoại Đập.
Vì sao? Ra sức bịt miệng phun, có nghĩa là cố tình giữ nước lại trong thân Đập. Nước đó sẽ làm hỏng bê tông thân Đập, tức là phá hoại Đập.

Thứ hai, EVN khẳng định nước thấm qua khe nhiệt. Điều này được hiểu là: các tấm đồng dạng ô-mê-ga, bịt khe nhiệt, được lắp đặt từ đỉnh Đập đến đáy Đập phía thượng lưu đã bị hỏng. Như vậy, mỗi tấm đồng bị hỏng (thủng, rách) dù chỉ 1 cm vuông thôi, thì hiện nay toàn bộ khe nhiệt đã chứa đầy nước. Khe nhiệt chỉ rộng 1 - 2 cm, dung tích nước lấp đầy khe nhiệt chỉ khoảng trên dưới một trăm mét khối, nhưng lượng nước ít ỏi này vô cùng nguy hiểm cho Đập, vì nó tiếp xúc với toàn bộ bề mặt hông củahai blog kề nhau, tức là nó sẽ phá hoại bê tông của cả hai blog. EVN không hề đả động đến cách xử lý mối nguy hiểm này, mà vẫn khăng khăng hai tiếng “an toàn”.

Thứ ba, sau khi Chính phủ chỉ đạo xả nước, theo báo chí, từ đầu tháng 4 EVN đang tiến hành bịt các vết nứt trên mặt thượng lưu của Đập. Việc này là hoàn toàn cần thiết, nhưng chưa đủ.
Điều đáng lo lắng hơn nhiều, là EVN không nói đến việc tìm kiếm khe nứt, tìm kiếm khoảng trống trong thân Đập, xử lý khe nứt khoảng trống, xử lý lượng nước nằm trong đó, kể cả xử lý lượng nước nằm trong khe nhiệt, cũng không thấy nói đến việc kiểm tra và xử lý nền đập.
Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi một nhà khoa học đã nói: EVN sửa chữa Đập Sông Tranh 2 chỉ là để “cho vui”!
Cũng vì thế, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ dự kiến của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam sẽ đưa câu chyện Đập Sông Tranh 2 ra nghị trường Quốc hội.



Nguồn : Tiến sĩ Nguyễn .B.Phúc.

Cái gì đến đã đến



Bất chấp những lời phê phán, cảnh báo và sự hoài nghi của hàng triệu người Việt Nam trong và ngoài nước, kể cả của một số giới chức Việt Nam và của tổ chức UNESCO, cuộc bình chọn danh hiệu “New7Wonders” đối với vịnh Hạ Long đã bước sang giai đoạn cao trào với buổi lễ hoành tráng tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội tối 27/4/2012. 
Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một thắng lợi của trường phái sính hình thức và háo danh, nhưng có lẽ cũng là một sự kiện gây phân tâm đáng kể nữa đối với xã hội Việt Nam hiện nay. Đây có thể chưa phải là kết thúc mà chỉ là sự bắt đầu của hàng loạt vấn đề đặt ra đối với ngành văn hóa-du lịch Việt Nam.


Thực ra buổi lễ là một sự kiện quan trọng nhất của cả quá trình rất "hao người tốn của" kéo dài từ năm 2007 đến nay và còn tiếp tục dài dài đối với người dân Quảng Ninh nói riêng và đối với cả nước nói chung. Dù  chưa có con số tổng kết chính thức về toàn bộ chi phí cho đến nay, chỉ biết rằng từ ngày bắt đầu phía nước chủ nhà phải đóng cho ban tổ chức New7Wonder không dưới 5000 USD mỗi tháng (theo VNnet ngày 23/11/2011). Đó là chưa kể rất nhiều loại chi phí “lặt vặt” về nhân sự, vé máy bay, khách sạn, quảng cáo, tổ chức sự kiện,v.v…, đặc biệt chưa kể khoản đóng góp cuối cùng trị giá hàng trăm triệu USD do bên tổ chức yêu cầu theo từng giai đoạn. Đây có thể là một cái bẩy khiến bên tham gia ngày càng dấn sâu vào những khoản chi phí không lường trước được. . 


Phí tổn từng ấy đối với một nước nghèo như Việt Nam là không nhỏ, nhưng chỉ là một lý do để phản đối; lý do chính và quan trọng hơn là ở sự thiếu tính “chính danh” của cuộc bình chọn, nói cách khác là sự mờ ám của quá trình bình chọn cũng như tính hiệu quả của danh hiệu trước mắt và lâu dài. Chỉ có kẻ điên mới bỏ tiền ra để mua một món hàng không thực chất như vậy. 
Thế giới làm sao có thể tôn trọng kết quả từ một kiểu bình bầu mà trong đó một người có thể bỏ nhiều phiếu bất kỳ (thông qua điện thoại di động và địa chỉ e-mail). Nhiều dư luận quốc tế cho đó chỉ là một trò chơi kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi! Quả vậy, nếu để ý sẽ thấy sự ồn ào náo nhiệt chủ yếu chỉ diễn ra trên “mạng ảo “ và trên lãnh thổ Việt Nam và một số nước có đăng ký địa danh bình chọn, và thường thì người nước nào đều chỉ bầu cho nước ấy. Nhưng đó lại là cách duy nhất mà một website tư nhân có thể lợi dụng để không chỉ lừa gạt những cá nhân mà cả một dân tộc. Đây không phải là ý kiến suy luận của người viết bài này mà là ý kiến của nhiều người và tổ chức đã dày công nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt về cái website và chủ nhân của nó.


Ta hãy bình tâm cùng điểm lại một số thông tin khách quan như vậy để khỏi mang tiếng “chụp mũ”cho nhau nhé! .
Bernard Weber - chủ nhân của New7Wonders.com

New7Wonders.com là ai? 
Những thông tin khác nhau trên mạng cho thấy trang web New7Wonders là của một người leo núi tên là Bernard Weber- gốc Thụy Sĩ, quốc tịch Canada . Thực chất đó chỉ là một website tư nhân, hoàn toàn không phải một dự án của chính phủ hay tổ chức nào trên thế giới. Bằng cách quảng bá, marketing khôn khéo và láu cá, cụ thể ở đây là việc chọn tên dự án "New 7 Wonders of Nature"- (7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới), Bernard Weber đã kính đúng vào lòng tự hào dân tộc, lôi kéo và đánh lừa được rất nhiều phương tiện truyền thông, thậm chí cả các ban ngành về tài nguyên thiên nhiên & du lịch ở nhiều nước khác nhau, đặc biệt các nước nghèo có hiểu biết và dân trí thấp. 

Weber tuyên bố dự án của mình là “phi lợi nhuận”, nhưng thực chất đó là cách kiếm tiền chủ yếu của y, biểu hiện rõ nhất là việc quy định mỗi quốc gia có địa danh tham gia bình chọn phải kí hợp đồng và đóng cho tổ chức một khoảng lệ phí theo thời giá do bên tổ chức đặt ra, nếu ai không đóng sẽ lập tức bị truất quyền tham gia. (Việt nam đã từng bị dọa truất quyền hồi năm 2008 vì không kịp đóng lệ phí hàng tháng). Ngoài ra các website khác nếu muốn sử dụng những nội dung về thắng cảnh bình chọn cũng phải trả một số phí thường không ngừng tăng lên tùy theo thời giá và do phía tổ chức quy định. Đó là chưa kể các nguồn thu từ tiền tài trợ, tiền chia từ các công ty dich vụ viễn thông cho phí SMS và vote call, tiền bán các loại hàng hoá như áo phông, đồ lưu niệm với giá rất đắt, v.v…Việc quy định mỗi người có thể nhắn bao nhiêu tin tùy thích để bầu chọn thực chất là để "mở rộng cửa" cho các con mồi vào mua càng nhiều phiếu bầu càng tốt...để làm giàu cho các SMS. 


Về lợi nhuận, tờ báo Sachsen (Đức) cách đây 3 năm đã trích một tuyên bố của chính N7W : "Chúng tôi cam kết sẽ dùng 50% tiền lãi thu được để đầu tư vào việc tu bổ 7 kỳ quan thế giới mới và một số công trình khác". Nhưng khi được hỏi 50% số lãi còn lại sẽ được dùng vào việc gì, thì N7W không đã trả lời được. Trên thực tế chưa ai chứng kiến N7W đã chi một khoản nào cho ai cả.
Đã có nhiều ý kiến gọi đích danh ông chủ  website New7Wonders là "tên lừa đảo".


Về tư cách và uy tín của New7Wonders 
Theo một số nguồn tin cá nhân người Việt tìm hiểu qua các nguồn internet thấy thông tin cụ thể về new7wonders.com như sau: Được xếp hạng 22,607 trên thế giới và hạng 31,656 tại Mỹ (trong khi trang vnexpress được xếp hạng 386 trên thế giới và hạng 1,167 tại Mỹ, ngay cả diễn đàn vn-zoom.com còn được xếp hạng 3,357 trên thế giới và 18,285 tại Mỹ), có nghĩa là, cả 2 trang tiếng Tiếng Việt này đều có “tầm ảnh hưởng” vượt xa N7W trên thế giới. Một sự thật hết sức bất ngờ là, trong các nước sở hữu địa danh lọt vào “chung kết”, new7wonders được xếp hạng 1,061 tại Việt Nam, chỉ thua 2 nước có IQ thấp là Lebanon (240) và Tanzania (265). Tại một số nước IQ cao như Đức, Pháp, Hàn Quốc, xếp hạng của N7W là thấp (50,446 ở Đức, 77,133 ở Pháp, Hàn Quốc không thấy xếp hạng).


Tổ chức UNESCO đã từng tuyên bố:“Mặc dù nhiều lần được mời ủng hộ N7W, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với ông Weber. Mục tiêu của UNESCO là giúp các nước xác định, bảo vệ và bảo tồn các di sản thế giới. Cần xác định các tiêu chuẩn khoa học, xác định giá trị của các ứng viên.” Điều này có nghĩa UNESCO cho rằng kết quả bầu chọn của N7W không chính xác và không có khoa học.


Bộ trưởng Văn hóa Ai Cập-Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber - nhà sáng lập NOWC - chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo”. 


Chính phủ Maldives đã sớm tỉnh ngộ, nhận ra trò lừa đảo của N7W và đã rút lui từ tháng 5/2011.

Ông Wacik-Bộ trưởng Văn hóa-Du lịch Indonesia (nước cũng đã rút lui khỏi cuộc thi) nói: “Thật không công bằng và bất hợp lý.Tôi không bao giờ để bị tống tiền bởi bất cứ ai, bao gồm cả tổ chức phi chính phủ này. Tôi cứ tưởng rằng trở thành kì quan thế giới hay không là do mọi người bình chọn, chứ thế này thì tổ chức sự kiện trên làm g
ì?”



Tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội UNESCO VN và nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới, cho rằng việc "mua phiếu bầu và nhà tổ chức thu tiền" này khiến cuộc bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới của N7W "không khác gì một cuộc thi Manhunt (Người đàn ông quyến rũ) quốc tế, khi một cá nhân bỏ ra vài nghìn USD để mua hàng trăm lá phiếu".


Những loại thông tin như trên rất sẵn trên mạng internet. Chẳng lẽ các vị quan chức chuyên trách và lãnh đạo của ta quá bận đến mức không còn thời gian để tham khảo, hay chỉ đơn giản là họ coi thường dư luận. Chẳng hay đó thuộc loại tội danh gì nếu đem ra kiểm điểm theo tinh thần NQ TW4?. /.


Nguồn : Trần Kinh Nghị

28 thg 4, 2012

Chuyển vụ cháy xe sang Bộ Y tế đưa vào...bệnh lạ!




Hôm qua, 4 bộ (chứ không phải 3 bộ) đồng tình bóp vú nhân dân khi công bố nguyên nhân của hàng loạt vụ cháy xe. Bà con nín thở chờ đợi, cuối cùng thì nguyên nhân cháy xe là...chưa tìm ra nguyên nhân. Hơ hơ, khôi hài không thể tưởng.
Lập luận do chập điện, xe nóng máy phát cháy. Haiza, ai cũng thấy, tuyệt nhiên không có một chiếc xe từ đời honda 67 hay cub 78 cháy cả, cho dù những loại xe này người nghèo đang dùng, xăng dầu chảy tè le, điểm tiết giáp bu-ghi đề lên lửa bắn tành tạch...hệ thống điện bị chuột cắn đứt nối tèm lem...
Lập luận không phải di xăng thì xe để trong nhà, ngoài đường, không khởi động khóa điện, không đi, chập ở đâu mà cháy? (Hay bị sét đánh?)
Có cha khôi hài hơn, kêu, vì xe hiện đại quá nên mới cháy (sản xuất theo tiêu chuẩn Euro 5 trong lúc xăng tiêu chuẩn Euro 2). Ha ha, cha này đúng là tay ngụy biện siêu đẳng. Vậy thì, từ nay 2 bộ Công an và GTVT đừng có ép để không cho người ta đăng kiểm, lưu hành xe đời cũ như lâu nay, mà phải khuyến khích họ đi xe đời càng cũ càng tốt, cho...tương thích với xăng, không lo cháy.
Tóm lại, cả một hệ thống quản lý với vô số người có bằng cấp của một đất nước lại không thể lý giải được một hiện tượng đang diễn ra (và chỉ có ở VN), gây bất an cho người dân thì thử hỏi, dân chúng còn tin vào ai?
TS Đinh Ngọc Ân, Trưởng khoa Cơ khí động lực (ĐH Sư phạm Hưng Yên) nói trên Thanh Niên: “Tôi không tin những số liệu mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra. Xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm, DN nhà nước chiếm thị phần cao và có thể động chạm đến nhiều người nên khi tôi dự hội thảo về chất lượng xăng dầu do Liên hiệp Các hội KHKT tổ chức ngày 25.4 vừa qua có người khuyên đừng nói nhiều đến nguyên nhân cháy nổ do xăng dầu. Có vẻ như người ta muốn giấu giếm điều gì đó”.

Tôi cũng chia sẻ với ý kiến này: "..người ta muốn giấu giếm điều gì đó”.

Và vì thế, đề nghị 4 bộ chuyển vụ cháy xe này sang cho...Bộ Y tế. Bộ Y tế chắc chắn sẽ kết luận cái rụp, rất rõ ràng, đây là...bệnh lạ (trong nhóm bệnh lạ đang phát sinh trên con người ở Quảng Ngãi). Vậy là xon
Nguồn : NGUYENTHETHỊNH

Cty Cổ phần ĐT và PT đô thị Việt Hưng Chủ đầu tư dự án Ecopark



Vào Website chính thức của dự án Thuế thu nhập cá nhân - Tổng cục thuế (http://tncnonline.com.vn/Pages/TracuuMST.aspx), thông tin về công ty Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng y:


Lưu ý thứ tự thời gian: 
Ngày bắt đầu hoạt động: 19/08/2003
Ngày được cấp mã số thuế: 26/08/2003
Ngày được cấp giấy phép kinh doanh: 20/07/2011
Tên tiếng Anh của công ty là VIHAJICO - Viet Hung Urban Development and Investment J.S.C


"Công ty CP đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (VIHAJICO) được thành lập bởi 7 pháp nhân và 2 thể nhân". Không có chi tiết gì thêm về "7 pháp nhân" và "2 thể nhân" này.

Theo thông tin chính thức của Vihajico, thì công ty được thành lập vào ngày 19 tháng 8 năm 2003.



Trong khi đó, vào ngày 31 tháng 10 năm 2003, Thủ tướng chính phủ ký văn bản số1495/CP-NN cho Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Thương mại - Dịch vụ Văn Giang và giao cho Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) làm chủ đầu tư. (*)

Tức là dự án Ecopark 8,2 tỷ USD đã được giao cho một công ty vừa mới thành lập đúng 2 tháng 12 ngày trước đó (19 tháng 8 năm 2003).

(Công ty Cổ phần phát triển Bất động sản Việt Hưng của Nguyễn Thanh Phượng thành lập vào ngày 30/11/2007) 

*

Với những thông tin và nhận xét trên, Dân Làm Báo hy vọng sẽ có nhiều bạn đọc tìm hiểu thêm về những công ty này cũng như vai trò của những quan chức hay thân nhân của họ trong những công ty mà các dự án đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực sâu đậm đến đời sống của người dân. 

Tại sao công ty Cổ Phần Phát Triển Bất Động Sản Việt Hưng không có những thông tin về hoạt động?
Tại sao vai trò chủ tịch HĐQT của Nguyễn Thanh Phượng trong công ty này không được chính thức công bố?
Những người thành lập Vihajico là ai?
Tại sao công ty Vihajico được giao dự án 8,2 tỷ đôla khi mới thành lập hơn 2 tháng với 7 "pháp nhân" lẫn 2 "thể nhân" đến nay vẫn được dấu kín?
Có sự "liên hệ không chính thức" nào giữa 2 công ty với tên gọi gần giống nhau: Cổ Phần Phát Triển Bất Động Sản Việt Hưng và Cổ phần đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng?...


Công ty cổ phần phát triển bất động sản Việt Hưng

Đây là công ty "đối tác chiến lược" của VietCapital Bank mà Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch HĐQT. Những dữ kiện về công ty này được tìm thấy tại đây:






Ngày cấp giấp phép kinh doanh cho công ty này là 30/11/2007. Với ngành nghề liệt kê đa dạng như trên, nhưng Dân Làm Báo đã không tìm được một tin tức thông tin, hoạt động gì từ công ty này.

*** Người đại diện Pháp luật của Công ty Cổ Phần Phát Triển Bất Động Sản Việt Hưng -ông Trần Quyết Thắng cũng là thành viên Hội đồng quản trị của công ty VietCapital của Nguyễn Thanh Phượng 
(http://vcsc.com.vn/Modules/Intro/Default.aspx?menuid=2&catid=14&lang=vi-vn)
Ở một nguồn dẫn thứ 2 khác: 
cung cấp những dữ kiện sau:

Công Ty Cổ Phần Phát Triển Bất Động Sản Việt Hưng
Thành lập: 30/11/2007 
Ðịa chỉ: Phòng 1404, Lầu 14, Số 02-Ngô Ðức Kế-Phường Bến Nghé-Quận 1 (khác với địa chỉ ở nguồn trên - có thể dời văn phòng)
Ðiện thoại: 1
Email: 0
Website: 0
Ngày cấp giấy phép: 30/11/2007

Tuy nhiên, vào thời điểm của bài viết thì thông tin này đã bị khoá:


Đó là 2 thông tin duy nhất mà Dân Làm Báo có thể tìm thấy nói về công ty này một cách chính thức. Không có những tin tức nào từ Công Ty Cổ Phần Phát Triển Bất Động Sản Việt Hưng trình bày, thông tin, quảng bá những hoạt động của công ty, thành phần lãnh đạo là ai.

Cho đến khi...

Một thông tin (không phải của Công Ty Cổ Phần Phát Triển Bất Động Sản Việt Hưng) vềchương trình Lễ kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống và khai trương trụ sở mới của công ty Đầu Tư – Du Lịch và Vận Tải Biển Phương Nam tại Quận 3, TP.Hồ Chí Minh. Trong bản tin này, thông tin về danh sách quan khách mời có dữ kiện như sau:

Đại biểu tham dự buổi lễ:
Trung tướng Phạm Ngọc Hùng – Đại diện Bộ Quốc Phòng.
Đại tá Hoàng Kỳ Vũ – Đại diện Cục kinh tế Phía Nam.
Ông Trần Kim Chung – Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tập đoàn C.T Group.
Bà Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty Cổ phần phát triển Bất động sản Việt Hưng.
Ông Đỗ Quốc Hoan – Gíam Đốc công ty Tàu dịch vụ dầu khí.
...


Hình chụp của Nguyễn Thanh Phượng tại buổi kỷ niệm này:

Đây là nguồn thông tin duy nhất mà Dân Làm Báo truy cập được để xác định Nguyễn Thanh Phượng là chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần phát triển Bất động sản Việt Hưng.

Nhận xét:

1. Thông tin chính thức mà các báo lề đảng công bố - Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch của 4 công ty VietCapital Bank, công ty quản lý quỹ Bản Việt, công ty chứng khoán Bản Việt công ty bất động sản Bản Việt là thiếu. Nguyễn Thanh Phượng còn là chủ tịch HĐQT của công ty Cổ phần phát triển Bất động sản Việt Hưng

2. Nguyễn Thanh Phượng vừa là chủ tịch HĐQT VietCapital Bank vừa là chủ tịch HĐQT của công ty Cổ phần phát triển Bất động sản Việt Hưng - "đối tác chiến lược" của VietCapital Bank trong việc phát hành quyền chọn mua cổ phiếu giữa 2 công ty.

2. Sự thiếu vắng thông tin về công ty này theo Dân Làm Báo là một điều bất thường.

*
Chúng ta đang sống trong một môi trường mà không phải thông tin nào về các tập đoàn đều minh bạch hay người dân được quyền truy cập đến nơi đến chốn. Đi tìm sự thật cũng là một nỗ lực trong nhiều nỗ lực gian nan của người dân Việt chúng ta.


Nguồn : DANLAMBAO