Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

25 thg 4, 2012

Tối kiến như cấm quần không đáy

Ông Mai Trọng Tuấn đưa ra tối kiến cấm xe ô tô chạy trong nội thành 5 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần (ở đây). Không biết cách đề xuất này tư duy như thế nào và phương pháp ra làm sao nhưng quả thật đó là một đề xuất “sai lạc” ghê gớm.


Xe ô tô là phương tiện của thế giới văn minh, người dân dùng nó vào lợi ích cá nhân để phát triển lợi ích công cộng, lợi ích xã hội, lợi ích công sở. Khi an sinh xã hội chưa có đủ các giải pháp giao thông hữu ích thì ô tô cá nhân là cách để di chuyển hữu ích và thiết thực.



Với thực tế Hà Nội, nếu cấm ô tôi cá nhân mỗi ngày năm giờ, mỗi tuần năm ngày, không biết sẽ có hậu quả như thế nào về tâm lí người dân. Không rõ tác giả đưa ra đề xuất này đã có những nghiên cứu chuyên sâu tác động về xã hội học hay chưa?



Cấm xe ô tô trong một thời gian dài ở mỗi tuần, tâm lí ức chế tăng vọt, và xe máy sẽ chạy ra mọi cung đường như ong vỡ tổ, lại thêm các vấn nạn phát sinh. Người đi xe máy đông đúc, rượu chè say sưa, có kiểm soát nổi một lượng khổng lồ xe máy này?



Đến đây lại nghĩ, cứ dùng tối kiến mà đề xuất rằng, khi xe máy gây ách tắc khủng khiếp thì cứ cấm luôn xe máy mỗi ngày năm tiếng và mỗi tuần năm ngày. Khi xe máy cấm, người người nhào ra đường bằng xe đạp, đông như kiến, tắc đường kinh khủng, lại đề xuất cấm xe đạp năm giờ mỗi ngày và năm ngày mỗi tuần. Dân đi bộ, ta thán vì tắc đường, bởi trước đây mỗi chiếc xe đạp chở được hai người, nay có việc gì cứ là cả nhà chạy đi thực hiện thì tắc đường do đi bộ chứ không chơi. Cấm luôn đi bộ ra đường mỗi ngày năm giờ, mỗi tuần năm ngày cho nó xong việc. Thế là đường thông hè thoáng, phố xá phong quang.



Hiện nay để tránh tình trạng ùn tắc khủng khiếp, nên cấm toàn dân ra đường mỗi ngày năm tiếng, mỗi tuần năm ngày cho rảnh nợ đường sá. Đó là tối kiến đảm bảo giảm ùn tắc giao thông triệt để, bởi lệnh ban ra thì chẳng ai ra được, và ai cần ra đường thì nên xin giấy được đi bộ của xóm, ấp, phường xã, mà muốn có giấy đó phải thu phí cao, phí đi bộ. Thế là hết ùn tắc, vì dân không dám ra. Tối kiến hữu hiệu.


Đến đây lại nhớ mấy câu ca ngày xưa dân ta thán vua Minh Mạng khi ông ban lệnh cấm quần không đáy:


“Chiếu vua Minh Mạng ban ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Đi thì vợ mượn quần chồng sao đang


Nguồn : Cu Làng Cát

1 nhận xét:

  1. Kính gửi bộ trưởng Thăng
    Nhằn góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, có thêm kinh phí làm đường và sẽ góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thông. Tôi xin hiến kế để Bộ trưởng đề xuất thu phí bảo vệ môi trường.
    Cụ thể: đánh thuế vào mỗi người dân khi đi vệ sinh, bất kỳ là đi ở đâu, thời điểm nào.
    Lý do: bảo vệ, làm sạch môi trường (ai sử dụng môi trường thì phài nộp phí, tương tự như việc thu phí lưu hành xe hay phí hạn chế phương tiện cá nhân, đây là phí hạn chế tác động xấu đến môi trường)
    Mức thu: 500 đ/lượt (quá đơn giản, ai cũng nộp được, hơn nữa đây là nhu cầu bức thiết, tương tự như nhu cầu đi lại của dân ẫy mà)
    Số tiền thu đc một năm: 90 triệu dân x 500 đ/lần x 4 lần/ ngày x 365 ngày/ năm = 65.700 tỷ (gấp hơn 3 lần phí lưu hành mà dân không thể kêu vào đâu được, tha hồ làm đường) chưa kể ai uống bia, rượu sẽ phải "đi" nhiều hơn, từ đó tăng thu và giảm tai nạn giao thông do bia rượu gây nên (có thêm thành tích).
    Phương án thu: gắn thuết bị theo dõi (có cơ hội để mở thêm các Cty sân sau SX thiết bị này)
    Chế tài: trẻ con không nộp đc thì bố mẹ phài nộp thay, ông già bà cả không nộp đc thì con cái phải gánh vác, đời này không đóng đc thì kiếp sau phải trả (như thu thếu thân trong chuyện Tắt đèn ấy - sẽ tạo điều kiện để có đc những tác phẩm văn học để đời)
    Kính trình Bộ trưởng xem xét, quyết định sớm ạ

    Trả lờiXóa