Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

30 thg 11, 2011

Những trở ngại trong việc xây dựng Luật biểu tình tại Việt Nam


Ngày 26/11/2011, trong phiên họp bế mạc kỳ họp thứ 2 khóa XIII, Quốc hội Việt Nam đã thông qua quyết định đưa Luật biểu tình vào chương trình làm luật của nhiệm kỳ này. Đây là động thái được một bộ phận công luận trong và ngoài nước đánh giá là tích cực.
Ngày hôm qua Chủ nhật 27/11, tại Hà Nội, đã diễn ra một cuộc tập hợp ở Hồ Gươm, được một số phương tiện truyền thông đánh giá là khá thầm lặng, với mục tiêu « ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Quốc Hội Việt Nam ra luật biểu tình », theo lời kêu gọi trên một số trang mạng. Cuộc tập hợp với khá ít người tham gia này, ngay lập tức, đã bị công an trấn áp.
Như vậy, trong hiện tại, quyết tâm của quốc hội Việt Nam ra Luật biểu tình để tạo điều kiện cho các công dân thực thi quyền tự do được ghi trong Hiến pháp không đồng nghĩa với việc quyền này được tôn trọng trên thực tế. Để tìm hiểu về những trở ngại cho việc ra đời một bộ Luật biểu tình đảm bảo được quyền hiến định của công dân Việt Nam, RFI đặt câu hỏi với Tiến sĩ Nguyễn Quang A từ Hà Nội.
RFI : Thưa anh, như anh biết, tại Hà Nội, Chủ nhật vừa qua, có diễn ra một cuộc biểu tình bên Hồ Gươm, với mục tiêu là ủng hộ Quốc hội và Thủ tướng quyết định ra Luật biểu tình, nhưng cuộc biểu tình này đã bị trấn áp. Trước hết, xin anh cho biết suy nghĩ của anh về cuộc biểu tình này và các hành xử từ phía chính quyền, diễn ra trong thời điểm rất đặc biệt này ?
Nguyễn Quang A : Tôi nghĩ rằng, cuộc biểu tình gọi là ủng hộ Thủ tướng đề xuất Luật biểu tình, có lẽ cách đặt vấn đề ấy không được hợp cho lắm. Vì, chỉ có thể ủng hộ, khi Luật biểu tình tử tế, đường hoàng đã được thông qua, thì mới nên ủng hộ. Còn đây mới là một lời đề xuất, thì còn quá nhiều bất trắc ở đằng trước, thì tôi nghĩ rằng, ủng hộ là hơi sớm. Có thể nhiều người nhận xét như thế, cho nên người ta không tham gia cuộc biểu tình này.
RFI : Thưa anh, hơn một tuần vừa qua, tại Quốc hội Việt Nam, có bàn về Luật biểu tình này, và có rất nhiều ý kiến trao đổi xung quanh câu chuyện này, trong nghị trường và ngoài xã hội. Tóm lại, Quốc hội đã nhất trí thông qua nghị quyết về Chương trình làm luật trong nhiệm kỳ khóa này, trong đó có dự luật Luật biểu tình. Cái động thái mới trong chính trường Việt Nam này cho thấy có tín hiệu cởi mở hơn. Vậy xin anh cho biết các nhận định của anh về tình hình hiện nay, liên quan đến vấn đề biểu tình và những tranh luận xung quanh ?

Nguyễn Quang A : Tôi nghĩ rằng, một số người bình luận hoặc nhận xét, cho rằng, ở Miến Điện có vẻ tiến triển rất nhanh, rồi thấy ở Quốc hội Việt Nam họp bàn, có một vài đại biểu phản đối kịch liệt việc đưa Luật biểu tình vào chương trình làm luật. Những ý kiến hết sức kỳ lạ như vậy đã gây ra một làn sóng thảo luận, một sự bất bình. Trong công chúng, có rất nhiều thảo luận, thậm chí cả báo chí chính thống cũng nêu ra, phản bác ý kiến của ông Phước, đại biểu trong thành phố HCM. Rồi sau đó, Thủ tướng trả lời chất vấn trước Quốc hội cũng ủng hộ việc đưa Luật biểu tình này vào chương trình làm luật.
Nhiều người hy vọng có một sự chuyển biến. Nhưng mà những người để ý một chút, thì thấy rằng, khi mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói đến chuyện những người biểu tình thế hiện lòng yêu nước, thì một mặt ông ấy nói là, ông ấy rất là quý trọng, chính phủ khen ngợi, rồi đủ thứ, … Nhưng một mặt, ông ấy rất là không hoan nghênh và [cho rằng] phải có biện pháp, nếu mà chuyện ấy bị lợi dụng, hoặc bị lạm dụng, hoặc có ý đồ để làm những việc khác. Thế thì, cái vế thứ hai, nếu mà hiểu kỹ ra, thì có thể thấy rằng, nó khá là mù mờ.
Ai đọc được ý đồ trong đầu người khác ? Như vậy, có thể là, nó [cách suy nghĩ như vậy] cho chính quyền một cái quyền, mà muốn ghép thế nào cũng được.
Nếu mà hiểu cả cái khía cạnh ấy nữa, thì cho đến bây giờ, có thể nói là chưa có cái gì thay đổi cả. Và, cái chuyện đưa vào chương trình làm luật của Quốc hội, tức là mới đưa vào chương trình để làm luật, để chuẩn bị, thì có thể nó kéo dài, có khi cả 5, 7 năm, mà chưa chắc đã ra được cái luật.
Thí dụ như Luật lập hội, cũng là cái quyền của công dân, được hiến định trong Hiến pháp. Nhưng Quốc hội mấy khóa, chứ không phải mấy phiên họp, thảo luận đi, thảo luận lại, đến mười mấy lần dự thảo, các hội thảo đủ thứ, nhưng sau rồi lại ỉm đi. Thế thì, rất có thể là Luật biểu tình này cũng có thể rơi vào tình trạng như thế. Đấy là một khả năng.
Cũng có một khả năng là ra rất nhanh, nhưng lại không thực sự là một luật giúp cho người dân thực hiện quyền hiến định của mình, được thực hiện quyền bày tỏ thái độ của công dân đối với những vấn đề bức xúc trong xã hội. Giống như là Luật báo chí. Lẽ ra Luật báo chí là luật tạo điều kiện cho người dân thực hiện cái quyền tự do báo chí của mình, thì lại trở thành một luật thực sự dùng để quản lý báo chí. Thì như vậy, nó không giúp gì cho người dân thực hiện quyền hiến định của mình hết.
Muốn để có một Luật biểu tình thực sự là đường hoàng, thực sự là tử tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, tôi nghĩ rằng, cần phải có những thảo luận rất rộng rãi, dân chủ, trên tinh thần xây dựng. Trong Quốc hội thì đã đành, nhưng mà [phải cả] trong các tổ chức xã hội, trong báo chí. Rất tiếc là, bây giờ tất cả báo chí chính thống đều ở trong tay nhà nước. Viết chỉ cần khác thôi đã là khó rồi, chứ còn đừng nói đến các ý kiến hoàn toàn trái ngược, để tranh luận. Mà trong một xã hội, mà không có những ý kiến đối chất với nhau, ngược nhau, và tranh luận trên tinh thần cởi mở, xây dựng, để tìm ra lẽ phải, thì tôi nghĩ rằng tình hình khó mà có những biến chuyển lớn.

RFI : Vừa rồi anh đã đưa ra một nhận định tổng quan, cho người nghe một ấn tượng rằng, trong vấn đề này, Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường. Một đằng bộ Luật này sẽ bị ỉm đi, thứ hai, nếu có ra được, thì nó sẽ biến thành một thứ luật mang tính khống chế nhiều hơn. Vậy, trong ngã ba đường này, cụ thể là khả năng của Chính phủ là đến đâu, khả năng của Quốc hội là đến đâu, để có thể mang lại một bộ Luật cho phép người dân thực hiện được các quyền dân chủ cơ bản của mình ?
Nguyễn Quang A : Tôi nghĩ rằng, bên hành pháp rõ ràng đã nhận ra rằng, chuyện biểu tình là một hiện tượng tồn tại trong xã hội. Bên hành pháp đang rất khó khăn để ứng xử với hiện tượng này của công dân. Bên hành pháp, hiển nhiên là, cũng muốn tìm ra một cái cách nào đấy để dễ cho mình. Quốc hội cũng có thể có những ý kiến khác,… Nhưng mà, ở Việt Nam bây giờ, thì thực sự là, cái quan trọng bây giờ là đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Chóp bu của đảng Cộng sản mới là [nơi] có tiếng nói quyết định. Chứ còn bên hành pháp cũng lại là nói cái « chứng kiến » ấy mà thôi. Và Quốc hội cũng lại làm theo cái chứng kiến ấy mà thôi. Thực sự là nếu muốn có những thảo luận, muốn có những gì thực sự đột phá, thì phải nói là sự đột phá phải ở trong lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản Việt Nam.

RFI : Mà thưa anh, thì lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản Việt Nam ấy, dường như là, cho đến nay, không có thể hiện chính thức, phản hồi chính thức về vấn đề này, có phải không ạ ?
 
Nguyễn Quang A : Cũng không phải hoàn toàn là như vậy. Cũng có từng người. Ví dụ như, bên Thủ tướng, cũng là một trong các lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản Việt Nam, thì ông ấy có chính kiến của ông ấy về bên hành pháp. Còn ông Chủ tịch Quốc hội cũng lãnh đạo được Quốc hội chấp nhận cho vào chương trình nghị sự. Nhưng thực sự, còn Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam. Thực sự là họ phải thảo luận và phải quyết cái này. Vì từ trước tới nay, Quốc hội cũng thảo luận đi, thảo luận lại, nhưng cuối cùng quyết định nó ở ngoài đấy, không phải là ở bản thân Quốc hội. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, vai trò của Quốc hội cũng được cải thiện một chút, nhưng mà tôi nghĩ rằng, nó không phải giống như các nước phương Tây đâu. Mình đừng có hy vọng quá cái mức.

RFI : Vâng, thưa anh, trong vấn đề này, nếu xét riêng về nhiệm vụ của chính phủ Việt Nam, trong tình huống mà chưa có một luật mới để điều chỉnh lĩnh vực này một cách tốt hơn, vậy thì để có thể làm được tốt hơn việc thực hiện những nguyên tắc đặt ra trong Hiến pháp, phải chăng chính phủ có thế điều chỉnh lại Nghị định, và như vậy, đây cũng là một bước trung gian để đi đến việc điều chỉnh về luật một cách tốt hơn ?

Nguyễn Quang A : Điều 69 của Hiến pháp quy định quyền biểu tình của công dân. Và bởi vì, bên hành pháp người ta muốn dễ cho mình, tức là làm sao để quản lý cho dễ, thì người ta đưa ra nhiều thủ tục, và thực sự là làm cho tất cả mọi cuộc biểu tình muốn thành hợp pháp đều không thể thực hiện được. Cái nghị định 38, nếu mà đọc hết tất cả, mà thay cái chữ « tụ tập đông người » bằng « biểu tình », thì lập tức nhìn ra rằng, nội dung của nghị định ấy là vi hiến ngay, nó ngược với quyền biểu tình của công dân ở điều 69 của Hiến pháp. Nếu mà cơ quan hành pháp, cụ thể là bộ Công an, là người không bao giờ muốn có một chuyện như thế mà được soạn thảo, thì họ cũng là một nhóm lợi ích, họ phải làm sao lợi ích của họ được thực hiện dễ nhất. Vừa đá bóng, vừa thổi còi thì không ổn được.

RFI : Vâng, tức là, như anh nói, nếu Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam không đưa ra ý kiến về vấn đề này, thì phải chăng tình hình vẫn sẽ tiếp tục lùng nhùng, người dân vẫn không có khả năng thực thi một cách an toàn, đường hoàng và thực chất quyền hiến định của mình, và đồng thời các cơ quan quản lý cũng rất khó khăn trong việc làm đúng nhiệm vụ của mình một cách văn minh, thay vì là đối mặt liên tục với những xung đột, trấn áp như đã diễn ra, và vừa diễn ra hôm Chủ nhật, thưa anh ? 

Nguyễn Quang A : Chắc chắn là như vậy.

Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Quang A.
 Nguồn : http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111128-nhung-tro-ngai-trong-viec-xay-dung-luat-bieu-tinh-tai-viet-nam

Không quên bạn bè


Những người biểu tình yêu nước trong năm lịch sử 2011 này được nhiều luồng dư luận nói đến với nhiều quan điểm khác nhau. Từ quan điểm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Giám đốc CATP HN trung tướng Nguyễn Đức Nhanh và đến nghị Hoàng Hữu Phước hay truyền hình Hà Nội.

Nhiều cây viết cũng nhận định khác nhau.

Nhưng cứ gạt bỏ về những điều nói tốt cho những người biểu tình. Thì dù có thế nào đi nữa, họ là ai, xấu xa, đê tiện như những lời nhận xét ác ý, thì cũng không thể chối bỏ một điều. Những người biểu tình sống có tình nghĩa, điều mà những kẻ ác miệng không bao giờ dám nhìn nhận.

Ngày 27-11-2011 khi mà những người biểu tình yêu nước bị bắt tại Hồ Gươm, chuyển đến trại Lộc Hà thì những người bạn của họ ở tận phương Nam xa xôi đã cùng nhau đến nhà thờ Đức Bà phản đối hành động bắt giữ người tại Hà Nội.

Mấy ai trong hàng ngũ quan chức dám đón bạn mình ở cổng trại giam, dám đến, đi , tìm hỏi xem bạn mình đang ở đâu, sao bị bắt.
Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến thường nhật có bao nhiêu bạn bè, chiến hữu, vậy mà khi bị bắt họ có được ai hỏi đến.

Hôm nay sau 48 tiếng đồng hồ không có tin tức gì về người bạn Bùi Minh Hằng, nhiều người bạn của chị đã tính chuyện Nam tiến về Sài Gòn để hỏi cho ra nhẽ việc bắt người của CA TPHCM. Đồng thời thảo gấp đơn kiến nghị gửi các cấp có thẩm quyền, xin chữ ký rộng rãi. Cũng như vận động các tổ chức quan tâm, giúp đỡ đến trường hợp của chị Bùi Minh Hằng.

Những kẻ xấu thường không có được tình cảm với nhau trong lúc khó khăn như vậy
.

Công an TPHCM ngăn chặn, chiếu phim về Hoàng Sa

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc vừa cho biết: Chiều 29/11/2011, tại cafe Ami Art, Khu du lịch Văn Thánh, TPHCM, các ông André Menras Hồ Cương Quyết, Lê Hiếu Đằng, Cao Lập, v.v.. tổ chức chiếu phim Hoàng Sa-Việt Nam: Nỗi đau mất mát nhưng đã bị các cơ quan chức năng đình chỉ.

Tham dự “hụt” buổi chiếu phim, chúng tôi thấy sự hiện diện của khách mời đều là nhóm thân hữu như  GS.TS Nguyễn Đăng Hưng (VK Bỉ), Nhà văn Hoàng Hưng, Nhà thơ Lê Thị Kim, Nguyễn Hòa VCV, Nguyên P.TBT Báo SGGP Kha Lương Ngãi, Vợ chồng họa sĩ Lê Triều Điển, Vợ chồng nhà thơ Bùi Chí Vinh,… các phóng viên của các báo TT, CATP,…và nhiều người nguyên là nguyên, nguyên, …

Đặc biệt chiều nay có ông David Cyranoski, Biên tập viên chính của Tạp chí Nature, người đã có bài phản biện “đường lưỡi bò” vô lý của các học giả Trung Quốc trên tạp chí này.
Trước đó, sáng nay tại nhà GS.TS Nguyễn Đăng Hưng, PGS.TS Hoàng Dũng (ĐHSP TP.HCM), nhà văn Hoàng Hưng, NNC Đinh Kim Phúc đã có buổi trao đổi với ông David Cyranoski, Biên tập viên chính của Tạp chí Nature về những vấn đề chung quanh “đường lưỡi bò” vô lý của các học giả Trung Quốc, về những luận cứ, luận chứng trong việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, về vấn đề di chứng chất độc da cam tại Việt Nam và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Qua tiếp xúc, chúng tôi thấy “ông Tây” David Cyranoski cũng giống như “ông Tây” André Menras yêu Việt Nam như người Việt Nam.
.Nguon : Anhbasam

Biểu tình ủng hộ Thủ Tướng

(Nhại Kiều)



Bọn Tàu vừa bắn ngư dân,
Tin đau từ biển, người thân gọi vào.
Nhân dân đi biểu tình kêu
Phát ngôn dạo gót sân đào bước ra
“Việt Nam là cả Hoàng Sa
Trường Sa cũng vậy…” đài nhà oang oang.

Đem tin ngư phủ đại dương
Bơ vơ lữ thấn tha hương đề huề
Hoàng – Trường cách trở sơn khê
Dân mình kíp gọi nhau về hộ tang…

Hôm qua Thủ tướng đàng hoàng

Băng mình lên trước quốc dân tự tình
Gót đầu mọi nỗi đinh ninh
Nỗi dân tang tóc, nỗi mình xa xôi
Giờ đây mới kịp đôi hồi
Biểu tình chưa được một lời nên thơ
Hiến pháp còn đó trơ trơ
Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng?
Giao cho bộ Tư, bộ Công
Biểu tình có Luật, ba đông còn chầy
Giữ gìn đất nước cho hay
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời
Tai nghe như nuốt từng lời
Ngập ngừng dân mới thưa lời trước sau:
Dân, quan đâu ghét chi nhau
Biểu tình có luật hết sầu chia phôi
Thủ tướng hứa hẹn nặng lời
Dẫu thay mái tóc, dám dời lòng tơ!
Quản bao tháng đợi năm chờ
Nghĩ người trong ngục mà chua xót thầm
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm Tàu ai
Còn non, còn nước, còn dài
Nhân dân thì nhớ những lời hôm nay
 
 Từng đoàn dạo gót Hồ Gươm

Dùng dằng chưa nỡ rời tay
Vừng đông trông đã đứng ngay nóc nhà
Ngại ngùng dân mới bước ra
Nhớ lời Thủ tướng, châu sa mấy hàng
Bơm xe, biểu ngữ sẵn sàng
Hôm nay cả vợ, cả chồng thật tươi…
Bờ Hồ tấp nập đông người
Đầu hồ quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa
Bõ ngày ăn gió, nằm mưa
Biểu tình, nặng gánh tương tư một ngày
 
 
Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao

Dân mình cùng với dân tây
Quây quần quấn quýt như vầy mối tơ
Trông chừng khói ngất song thưa
Lộc vừng thêm thắm, liễu như dát vàng
Từng đoàn dạo gót Hồ Gươm
Một đoàn nghe nói ngoại hương mới về
Hàn huyên chưa kịp dãi dề
Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao
Người nách thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi…
 

Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi…
 
Bắt đi cả gái, cả trai
Xe bus xông lại, bắt ngay dân mình
Đầy hồ vang tiếng ruồi xanh
Rụng rời biểu ngữ, tan tành máy quay
Rồi máy ảnh, của riêng tây
Sạch sành sanh bắt, cho đầy ô tô
Điều đây bay buộc ai làm,
Này ai đan giậm giệt giàm bỗng dưng?
Hỏi ra sau mới biết rằng:
Những tên dân vệ, những thằng mặt trơ.
Dân tình hoảng hốt ngẩn ngơ,
Tiếng oan dậy đất án ngờ lòa mây.
 
 
 
Phục hồi nhân phẩm dân oan, 
Dẫu là đá cũng nát gan lọ người!
Lộc Hà giam giữ suốt ngày,
Điếc tai lân tuất phủ tay tồi tàn.
“Phục hồi nhân phẩm” dân oan?
Dẫu là đá cũng nát gan lọ người!
Mặt trông đau đớn rụng rời,
Oan này còn một kêu trời nhưng xa!
Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì Tàu.
 
4h 29/11/2011
Nguồn Nguyễn Hữu Vinh

29 thg 11, 2011

100 ngày ông Vương Đình Huệ

Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Ảnh: internet

100 ngày ông La Thăng tốn bao giấy bút. 100 ngày của ông Vương Đình Huệ cũng không kém phần sôi nổi. Nhưng xem chừng bác Huệ đã thúc thủ với các doanh nghiệp xăng dầu.

Hồi cuối tháng 9-2011, trong hội thảo “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường”, khi ông Nguyễn Cẩm Tú (Thứ trưởng Bộ Công thương), Bùi Ngọc Bảo (TGĐ Petrolimex), Lê Xuân Trình (TGĐ PV Oil) đã lớn tiếng phản công Bộ Tài chính, trách cứ Bộ này điều hành giá xăng dầu theo kiểu “sống chết mặc bay”, đồng thời kêu ca doanh nghiệp thua lỗ trường kỳ vì giá xăng dầu thấp, thì Bộ trưởng BTC Vương Đình Huệ đã nói:
“Tôi có 5 năm làm Phó Tổng kiểm toán, 5 năm làm Tổng kiểm toán NN. Tôi không chỉ đủ sức quản lý hàng trăm DN mà tôi đủ năng lực quản lý toàn bộ nền kinh tế đất nước”.
“Tôi ra quyết định quản lý giá và tôi chịu trách nhiệm cá nhân”. “Nếu cách điều hành của chúng tôi gây thiệt hại cho DN, chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường”.
“Sỡ dĩ giá xăng dầu chưa thể thả nổi theo thị trường ngay được vì vẫn còn tồn tại độc quyền. Ba DN lớn đang chiếm trên 90% thị phần… nếu 03 DN này “đi đêm” với nhau thì các DN khác chết, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt”.
“Nếu DN nào (kinh doanh xăng dầu) không làm được thì rút lui đi. Chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập Công ty khác”

Người ta ví đó là quả bom lửa ném vào kho xăng của Bộ Công thương và các doanh nghiệp xăng dầu.
Vài bạn đọc vốn có kinh nghiệm đã nhắc, hãy đợi đấy, vở kịch xăng dầu này còn nhiều bi hài.
Và quả thật, ngày 28-11-2011, Bộ Tài Chính ra thông báo, “cải chính” ý kiến Bộ trưởng Vương Đình Huệ trước Quốc hội, từ việc “lãi ba năm liên tiếp” của Petrolimex sang lỗ với con số cụ thể là 1.840 tỉ đồng.

Burning chair. Ảnh: internet


Với 100 ngày nhậm chức, sau khi tìm hiểu kỹ cung cách quản lý xăng dầu, có lẽ Bộ trưởng trẻ Vương Đình Huệ bắt đầu hiểu ra, quản lý hàng trăm doanh nghiệp không dễ và nắm toàn bộ nền kinh tế đất nước không như cái tâm ông muốn. Cái ghế của ông nhiệt độ tăng bất thường, có thể bốc cháy bất kỳ lúc nào.

Kết cục, Petrolimex lỗ hàng nghìn tỷ cũng không rút lui, không bị Vương Đình Huệ giải tán, mà còn được tăng gấp đôi quỹ bình ổn giá xăng.
Còn Vương tiên sinh lại rút lời, hạ nhiệt chiếc ghế nóng để tránh tai nạn cháy nổ do xăng dầu gây ra.

Mình bỗng nhớ lại entry “Bộ trưởng Huệ bật diêm xem giá xăng” của Huy Đức. Xem thăm dò dư luận bên dưới, cánh xăng dầu chỉ là thiểu số, nhưng cuối cùng lại thắng vẻ vang.
Cho dù chiếc ghế không cháy vì xăng, nhưng uy tín thì hưởng dương 100 ngày tuổi.


Nguồn : HIÊU MINH

Cảm ơn các Nghị sỹ “cá biệt”

Xin cảm ơn. Ảnh: internet

Nhân một bạn đọc có nick “Phung Nguyen” vừa nhắc tới học sinh cá biệt trong lớp, Tổng Cua chợt nghĩ, chỗ nào chả có người cá biệt.
Thử tìm trong gia đình, cơ quan rồi hàng xóm mà xem, thế nào cũng có vài cá thể gây tranh cãi. Nào là ông/bà ấy dốt, nói năng linh tinh, thậm chí nổ bừa.
Trên nghị trường cũng vậy, dù ở Mỹ, tại Úc hay tại Taiwan (Đài Loan), có những lão nghị nổ mà nhiều cử tri bỗng nhận ra sai lầm, sao lại bầu cho “cái ngữ ngu dốt” như thế vào Quốc hội.
Hôm trước, Tổng Cua chén món turkey Thanksgiving, rượu ngà ngà, cả bọn quay sang bình phẩm mấy ông nghị, chê lên chê xuống, nào là nghị dốt, háo danh với card visits có cả chục chức vị, rồi chẳng hiểu rõ lịch sử, luật pháp lờ mờ mà cứ nổ như đứng trước cử tri miền núi.
Một doanh nhân-nghị ông đặt vấn đề với Thủ tướng “có định hướng gì và có lời khuyên gì cho doanh nghiệp chúng tôi, nên đầu tư vào đâu?”.  (Đặng Thành Tâm)
Một doanh nhân-nghị bà “đề nghị Thủ tướng và các cơ quan tham mưu trực thuộc Chính phủ sớm có những biện pháp hữu hiệu để giúp đỡ các doanh nghiệp”. (Đặng Hoàng Yến).
Đại biểu khác cho rằng luật biểu tình làm ra sẽ chống “chính phủ và thủ tướng” trong khi chính Thủ tướng đề nghị sớm thảo luận luật biểu tình. (Hoàng Hữu Phước)
Rồi mấy ông bà khác đưa ra luật nhà văn, nhà thơ, luật bảo vệ quyền riêng tư. Tất cả dựa trên cảm tính cá nhân, hoặc quyền lợi của doanh nghiệp, chả ai đả động đến quyền lợi của cử tri.
Trong bữa ăn Thanksgiving đó, khi cả hội nhao nhao kể tội các ông/bà nghị, mình thấy có một tay ngồi im, cười tủm, rượu, bia uống tỳ tỳ. Có lẽ hắn cũng thuộc loại…cá biệt.
Nghe chán chê, bỗng hắn phán, trái đất này sẽ ra gì nếu không có mấy lão nghị ngu, rượu sẽ nhạt, chuyện nhạt, blog nhạt, báo chí nhạt và đời nhạt.
Lão lý luận, giả sử tay nghị rau muống mà nói đúng bệnh về lạm phát như nhìn giá cả mớ rau đang từ 7000 mà lên 10000đ thì các anh còn bàn chó gì ở đây. Đúng là một lũ say, các anh ngu thì có.
Chính ra, phải cảm ơn mấy lão nghị ấy, không có những lời ngớ ngẩn thì báo chí còn đăng gì. Chả lẽ quanh đi quẩn loại toàn hở hang, giết, hiếp.
Người đọc thích cười vui, lúc tức thì muốn chửi văng mạng, thì chính những “lời vàng thước ngọc” của nghị Muống hay nghị IQ làm cho báo, blog rộn hết cả lên, độc giả có dịp đổ lỗi…hệ thống.
Ngay trong bữa ăn Thanksgiving này, cả tiếng đồng hồ, các anh chỉ bàn mỗi chuyện ông Phước và biểu tình. Có chuyện gì khác hay ho hơn đâu.

Không thể ngu hơn. Ảnh: internet

Từ đó suy ra, báo chí truyền thông, blog và cả còm sỹ, sau khi chửi bới no nê, thì nên viết những lời tri ân mấy ông nghị, số hit cao trong blog và nóng là do mấy cha đốt đền này.
Nghe thằng cha say rượu bộc bạch, thấy hắn có lý. Hình như người say toàn nói thật và đúng.

Thế là mình viết entry này như một lời để cám ơn chân thành tới các ông nghị mà từng lỡ lời để đám blogger và còm sỹ được bình thỏa thích.

Cảm ơn cơ chế hiện nay với mặt trận hiệp thương đã chọn nhầm những “tinh hoa” của đất nước. Những gì nhìn thấy trên nghị trường chắc nhiều người không vui. Thôi thì thất bại là mẹ thành công. Lần sau, mặt trận xét lý lịch kỹ hơn.
Cảm ơn những doanh nhân-nghị sỹ đã làm thay đổi không khí nghị trường vốn buồn tẻ. Chắc họ cũng thấy, nghị trường và thương trường khác nhau. Và càng nghĩ sâu càng thấy rằng, kiếm tiền dễ, kiếm cái phông văn hóa khó hơn.
Cảm ơn những cử tri đã bỏ phiếu cho mấy bác nghị này. Các địa phương khác sẽ nhìn để rút kinh nghiệm thế nào là bầu cử. Lần sau, người đi bầu sẽ thận trọng hơn khi gạch tên ai, chọn người nào. Lựa đại biểu quốc hội mà để thiên hạ đàm tiếu, xấu hổ lắm.

Cảm ơn internet, blog, báo chí, tivi đã mang lại sự minh bạch cho đời thường. Nhờ truyền thông mà dân chúng biết được, không phải đại biểu quốc hội nào cũng là…đại biểu, mà còn có những đại biểu…cá biệt.
Xin mời bạn đọc cảm ơn tiếp…

Nguồn : HIỆUMINH

28 thg 11, 2011

Thất thoát hy vọng


Có thể nói, sau bầu cử đại biểu Quốc hội, hai gương mặt bộ trưởng  Vương Đình Huệ và Đinh La Thăng với những phát ngôn và hành động trong lĩnh vực mình quản lí khiến cả báo chí lề phải và lề trái tốn không ít giấy mực. Khen có, chê có, nghi ngờ có... nhưng tựu trung tất cả đều hi vọng sẽ có những đột phá nhất định.


Phát ngôn, hành động ấn tượng
Với tôi, ấn tượng nhất là việc ông Huệ muốn làm rõ trắng đen, thậm chí còn đòi vạch mặt kẻ “vừa ăn cướp vừa la làng” Petrolimex; ông cũng đề cập đến nhiều vấn đề của EVN, rồi ông Thăng với những chuyến vi hành và “trảm” hàng loạt tên tướng kém trong xây dựng cơ bản.
Nếu đem so sánh hai ông này, tôi vẫn hi vọng nhiều vào ông Vương Đình Huệ. Bởi ông này sinh ra trong một gia đình nghèo ở Nghệ An. Thời nhỏ ông đã bị bán cho người khác nuôi vì gia đình ông thiếu ăn. Hơn ai hết ông hiểu nổi khổ của dân nghèo, đặc biệt nữa ông là dân Nghệ.
Nhiều người am tường về chính trị nói với tôi rằng, 2 ông này không thức thời, hoặc là lòe thiên hạ để đạt được lợi ích của mình. Họ cho rằng, dù hai ông có quyết tâm cải biến lĩnh vực mình quản lí đi chăng nữa thì cũng khó mà thay đổi được gì trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà cơ chế bó buộc và lợi ích nhóm đã thâm căn cố đế. Hiểu điều đó, nhưng tôi vẫn hi vọng về một tương lai tốt đẹp.

Thỏa hiệp hay bế tắc?        
Gáo nước lạnh đầu tiên tôi nhận được là giải thích của ông Thăng về việc “trảm tướng”. Thì ra là “vải thưa che mắt” thiên hạ. Ông ta chỉ điều những đệ tử tin cẩn về những công trình rùa bò với tư cách là “đặc phái viên” chứ không phải thay thế những tên tướng kém. Rồi ông tuyên bố cán bộ, công chức trong bộ giao thông sẽ đi xe buýt định kỳ và ông cũng định kỳ đi ít nhất một tuần một lần. Nhưng cho đến nay cả quân gia, lẫn lính tráng ở bộ giao thông không thấy ai đi xe buýt dù là định kỳ như ông nói.

Còn ông Huệ, sau tuyên bố hùng hồn ở cuộc hội thảo về điều hành giá xăng dầu thì tịt hẳn. Thậm chí, một tay cấp cục, vụ ở bộ công thương lên báo chí lề phải mạt sát về những công bố của ông nhưng ông vẫn im re. Không hiểu Petrolimex và bộ công thương mạnh đến đâu khiến ông sợ, mà sau đó ít ngày ông phải nhờ lề phải thanh minh rằng: “không có chuyện bất đồng giữa hai bộ tài chính và công thương về điều hành giá xăng dầu”.
Đến đây, trong tôi bắt đầu hiện hữa sự bất an nhưng vẫn hi vọng ông Huệ đang đi nước cờ cao, không cần đôi co mà sẽ đe mặt chỉ trán bọn “ăn cướp” khi đoàn kiểm tra của bộ ông bắt được tay, day được cánh.
Nhưng không, tất cả đã sụp đổ khi xem bản tin thời sự 19h của VTV vào tối 27-11. Thông tin cho biết, đoàn kiểm tra của bộ tài chính khẳng định lại cho EVN và Petrolimex về con số báo cáo lỗ của họ là đúng thực tế. Đồng thời vạch ra lộ trình tăng giá cho họ để bù vào số lỗ đó. Ôi thôi, sau một hồi tranh cãi rồi cuối cùng hơn 10.000 tỉ đồng của EVN và 1.800 tỉ đồng của Petrolimex đều đè lên đầu, lên cổ dân nghèo.

Tít bài do: Cu Làng Cát đặt.

GỬI TRƯƠNG DUY NHẤT - “Gà cùng một mẹ”…


Tôi gặp người đàn ông đó trước Hồ con Rùa trong một buổi biểu tình chống Tàu tại Sài gòn.
Khắc khổ, sạm nắng, anh lấy taxi từ quận 12 đến đây để cùng với đồng bào mình xuống đường trước lãnh sự quán Tàu. Không vượt qua được hàng rào cảnh sát dày đặc, người đàn ông đã từng là bộ đội ở chiến trường Kampuchia này liền văng tục rõ to:
-      ĐM tụi Tàu! Tui sẵn sàng vô lính lần nữa, uýnh chết cha tụi nó nè!”
Ai chẳng biết, “ĐM” là tiếng chửi thề, tiếng tục. Nhưng khi nó phát ra từ miệng của một người yêu nước, một người đã và còn muốn đổ máu xương cho đất nước, không thể không làm cho tôi phải sinh lòng kính trọng.
Người dân mình chất phác, nhưng không hề hiền hoà với giặc. Người bình dân, chửi tục trong hoàn cảnh bị dồn nén, kìm chế… là đúng ngữ cảnh và hợp tình hợp lý. Phản ứng thịnh nộ của một người dân bình thường, ắt không thể khuôn sáo, mềm mỏng theo kiểu “kiên quyết phản đối, cực lực lên án, có đầy đủ bằng chứng không thể chối cãi…” mà ta vẫn nghe đến phát chán trên TV hàng đêm.
Không phải ai cũng là Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du… để ngâm ngợi thơ phú khi thời thế đảo điên.
Chính sử không ghi (hẳn thế rồi), nhưng tôi tin chắc trong trùng điệp dân binh của Yết Kiêu, Dã Tượng, trong hàng ngũ các nữ quân của bà Trưng, bà Triệu…, ắt không thiếu những lời cục cằn, thô tục ném vào bọn xâm lăng. Lòng ái quốc của những dân binh áo vải đó cũng đáng để ta nghiêng mình như trước tài thao lược của bực vương tôn. Nói trộm vía, nếu như bà Triệu thị Trinh có nổi xung mà văng “tỉu nạ má” vào mặt lũ Hung Nô, kẻ hậu sinh là tôi cũng lấy làm hể hả lắm lắm.

Vì đất nước này có “vững thiên thu” hay không là từ những cơn giận dữ hồn nhiên và chân thực như vậy, tôi tin là thế!.
Nhân dân có cách rất riêng để bày tỏ sự phẫn nộ của mình mà không một sử gia, hay một trí thức mũ cao áo dài nào dám cho mình cái quyền phê phán.
Đó là chưa  kể, khi chỉ vì lòng yêu nước vô vị lợi, người ta bị khiêng vứt lên xe bus như một con vật, bị đánh vào chỗ hiểm, bị đạp vào mặt, thậm chí bị bắt giam mà không hề có một lý do xác đáng. Những hình ảnh đó, cả nước thấy hết, biết hết. Và vô cùng phẫn nộ!
Tôi tin rằng, không ít người đã văng tục khi chứng kiến, mục kích những cảnh tượng khó coi đó. Và khó khăn làm sao, khi phải dùng một ngôn từ tao nhã, trau chuốt, lịch sự để bình phẩm về những cảnh xấu hổ đó!
Ảnh từ website của Trương Duy Nhất
Chị Bùi thị Minh Hằng cũng thế, cũng như tôi, như triệu người Việt không câm điếc đã văng tục. Một lần nữa, tôi vẫn không thấy sự văng tục là khó coi, là chướng tai gai mắt. Vì nó hợp tình, hợp lý, hợp ngữ cảnh và đầy chất dân gian rất Việt.
Mặt nào đó, những tiếng văng tục đó còn dễ nghe hơn rất nhiều lần so với những lời hoa mỹ, trau chuốt mà dăm kẻ lưỡi gỗ đang ông ổng mạ lị nhân dân mình.
Tôi nghe tin chị Bùi thị Minh Hằng được chọn làm “người phụ nữ của năm 2011” với một thái độ bình thản. Với tôi, chọn ai cũng đúng, cũng hay. Những người Hà Nội thong dong, sang trọng,  ngẩng cao đầu, tay cầm những biểu ngữ nêu cao chủ quyền đất nước…quả thực là hình ảnh đẹp đẽ, tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể thấy được. Từ mái đầu bạc phơ của nhà văn Nguyên Ngọc, vẻ khắc khổ của TS. Nguyễn Quang A… cho đến nét “môi hồng đào” của em Trịnh Kim Tiến…, bất cứ ai trong số họ cũng có thể là biểu tượng đẹp đẽ của lòng yêu nước. Cho dù họ đã nói ra những lời thô tục trong bối cảnh một lòng yêu nước bị kìm nén, tôi đều cho đó là những cơn thánh nộ đáng kính trọng và đầy tính folklore dân dã.
Mười ngón tay còn có ngón dài ngón ngắn. Lòng người có khi an hoà, có khi bừng bừng lửa giận mà không nén nổi một tiếng chửi thề. Nhưng như muôn triệu đồng bào khác của anh, của tôi, họ là những người yêu nước thực sự và vô vị lợi. Họ dấn thân bằng chính sự an nguy của bản thân và gia đình, không như dăm gã làm dáng “bất đồng chính kiến” hay ra vẻ khẳng khái rất vụng về. Có thể ta không văng tục, có thể ta không đủ can đảm để dấn thân như họ, nhưng chẳng nên cay nghiệt xúc phạm họ qua một vài câu chửi (đích đáng) vào mặt đám sai nha. Chấp nhặt nhau từng lời ăn tiếng nói trong khi vận nước còn long đong với hoạ xâm lặng phương Bắc, phỏng được ích gì?
Tôi đã đọc anh trong nhiều năm. Tôi quí anh vì sự trung thực, khẳng khái mà tôi hy vọng không lầm. Tôi đã từng thú vị trước “một góc nhìn khác” đôi khi khá đặc sắc của anh. Nhưng loay hoay đi tìm “một góc nhìn khác” để xét nét, châm biếm đồng bào mình làm chi, thưa anh?
Tại sao cứ phải tinh tướng mà không mở lòng ra để đồng cảm với đồng bào thân cô thế cô của mình, thưa anh?

Nguồn : Ở ĐÂY

Văn tế Đông hải.


Giời ơi...
Lưỡi liềm cắt cáp , 1 nhát 3 dây
Tình đệ huynh gắn bó, mà anh nỡ tuốt kiếm tuyệt tình. Thằng em còn mỗi bát cơm, mà anh nỡ ra tay gạt vỡ.

Nhớ ngày xưa:
Cun cút nghe anh, tình xưa gắn bó
Chưa quen dùng súng, chửa ngó tàu đùng, chỉ biết song đao, hoặc xài phóng lợn
Oánh giầy, móc cống, cửu vạn, giật đồ vốn nghiệp thằng em. Dân chủ, tự do, độc lập, tự cường em nghe ..éo hiểu.




Chợt nghe tin anh đã giành độc lập. Mao Dè Tung lên làm chủ quốc gia.
Thoắt bần nông nổi lửa nấu xoong nhôm. Họ Tưởng chạy đéo bằng con chó

Em vội theo xin làm phên dậu, "bàn tọa anh ..éo phải lo,"
Anh ngứa mắt mũi lõ đã lâu, "việc này chú không phải nghĩ".
Một lũ tụ trong lòng chảo, há đàn anh để chúng nó yên.
Hai ba hòa khúc rộn ràng, hò dô đàn em kéo pháo.
Sợ ..ặc  mắt xanh mũi lõ, phen này bố quyết thịt chúng mày, có đàn anh tiếp sức ủn lưng, cậy đông em chơi "Nhân hải".


Archive Photograph of the Dien Bien Phu Campaign


Khá thương thay
Nhằm ngày thủ đô giải phóng, cửa ô rầm rập bước chân, tiếng phăng xe  (france) em nghe đã quen tai, sao băng rôn chơi tuyền Hán tự?



Vốn đàn em tưởng giành độc lập, nào ngờ anh chặt làm đôi.
Lũ tinh hoa ham hố tự do, xuống tầu Nam kỳ trực chỉ

Mother and Children Waiting to Board a Plane


Thân em bần nông mắt toét, tuyền lũ lỏng Hán tịt Tây.
Phần em chỉ phá là nhanh, chứ xây bọn em ..éo biết.

Over Crowded Trolley


Chi quản công đàn anh hà hơi tiếp sức, đạp bằng vĩ tuyến, đánh nhau chính nghiệp bọn em.
Nào tởn bọn Nam có lũ Mẽo chống lưng, ngày nghỉ đêm đánh, ta canh hòa bình thế giới.
Nào a ka, nào đạn dược, cá ca la thầu tóp tép em nhai.
Nào dép lốp, nào ổi tàu, đến nay đội trông vẫn gấu.

Fall of Saigon


Ôi...
Giết nhau quả em vô địch; Oánh cho Pháp, Mẽo phọt phân.
Công anh to như trời biển, chuyển em chả thiếu thứ gì, dân anh tuy đói xác đói xơ, vẫn xuất đồ cho em chiến.

Fall of Saigon


Năm tám em tiện tay ký nhường tý biển, khi đó ..éo thuộc phần em; nào ngờ trời đất đảo điên, sau này quả em cướp được.
 Chẳng phải là do ăn rùa, may mắn, thực tâm em biết nhờ anh; ..éo có anh mang súng đạn sang, giàn thun em chơi thế ...éo?
Nhưng nghĩ rằng:
 Thân em quả giành độc lập, nhưng dân còn đói nhe răng; xuất khẩu được chút tiền đô, nhập siêu chuyển sang anh cả.
 Vì anh dân em no ấm, tuyền chuộng đồ Tầu, cái xi líp, cái tăm tre, đều "mết in tung của".
Bao năm anh em thuần xỉ, anh gọi em dạ, anh bảo em vâng ; tình như thủ túc bấy lâu, chia biên giới, cắm mốc cờ, rộn câu "Nỉ hảo".
 Nhưng đ.. mẹ thế thời đã khác, thân em nhịn nhục đã lâu.
Thời lạm phát phi mã như điên, giờ em như diều trước bão.


Ôi thôi thôi...
Than đá đã hết, bô xít chửa xong, ODA gặp sóng thần đang trì hoãn.
Xuất khẩu thì ít, nhập khẩu thì nhiều, khúc ruột thối giờ hầu bao thắt chặt.
Đ... mẹ đào đâu ngoại tệ, giờ em hết sạch tiền đô, còn mỗi nước ra biển đục dầu, mả cụ anh nỡ đang tâm cắt cáp.

 Thân em giờ như con chó, đ..mẹ đừng đẩy đường cùng; em mà ..éo đục được dầu, đ...mẹ đố anh moi được.
 Đánh nhau thì em số một, bạn em tuy ..éo có thằng nào, đ... mẹ anh có dám chơi, thân anh thù trong cũng lắm.
 Tuy anh có tầu to súng lớn, em chỉ phóng lợn cầm tay, nhưng anh mà trót vả em, em đây là trùm ăn vạ.
Bù lu bù loa thiên hạ, vốn nghiệp của em; bọn đế quốc nghe thấy e hèm,"thằng kia cậy to bắt nạt".
Ngài xưa nhờ anh đánh Mẽo, ngẫm thấy ...éo khôn; Giờ lại cậy Mẽo đuổi anh, há thành luẩn quẩn?
Ôi...
 Một phút sính cường, ngàn năm ôm nhục


Nguồn : TẠI ĐÂY

27 thg 11, 2011

Nghệ sĩ tài ba?


Trong không khí vừa căng thẳng vừa mờ ảo, đối nội lẫn lối ngoại, quanh vấn đề Biển Đông, phần trả lời chất vấn của TT Nguyễn Tấn Dũng sáng qua đã làm rộn ràng làng báo, háo hức cho bao người.
Nhưng cũng có những lời khen khác có thể lại khiến cho những trái tim đang nức nở phải đau và lo. Khen rằng ông Thủ tướng như nghệ sĩ tài ba đã cùng vài ba diễn viên trình diễn một màn ngoạn mục, vừa thoát khỏi vòng hiểm nguy trước hàng loạt câu hỏi rất hóc búa mà đằng sau đó có thể là những mong muốn đi xa hơn, như với vụ Vinashin, hạn chế “nhóm lợi ích”, giải pháp cho ngư dân yên tâm bám biển, … vừa vượt lên trên đầu các “chính trị gia” khác ngang hàng và đang ôm những “lá phiếu chống” mình, khi ông nói ra những điều hết sức hệ trọng,  nóng bỏng, xưa nay vẫn còn úp mở, ngay trước diễn đàn quan trọng nhất, trực tiếp với đồng bào cả nước.
Ngày xưa có chú tiểu đồng Đinh Bộ Lĩnh phất cờ lau cầm đầu đám trẻ trâu để rồi đến một ngày làm vương đất Việt. Thì ngày nay có ông nghị Lê Bộ Lĩnh cũng phất cờ, nhưng là “cờ đuôi nheo” nhắm tới chuyện Biển Đông, dự luật biểu tình, khởi sự cho một màn “hát bài chòi” ngoạn mục nơi nghị trường. Kế đến là ông Chủ tịch Quốc hội ung dung phá lệ, cho Thủ tướng thoải mái chọn 3 vấn đề trong 22 câu hỏi của các vị đại biểu. Và thế là cùng với bài vở mà “chuyên gia bếp núc” Vũ Đức Đam soạn sẵn để trả lời đã được người nghệ sĩ tài ba học thuộc làu làu, đến cả số“hộ”, “số khẩu”, “khẩu sinh” ở Trường Sa cũng không hề nhầm lẫn, để rồi dành phần thắng ngoạn mục?
Chỉ có thời gian mới trả lời được lời khen mà cũng là nghi vấn đó. Nhưng … chẳng ngờ cỗ xe thời gian đã chạy quá nhanh. Ngay hôm nay, liên tiếp đã có những vụ câu lưu “biểu tình viên”, đặc biệt là TS Nguyễn Xuân Diện, mà rất có khả năng liên quan tới lời kêu gọi biểu tình … “ủng hộ Thủ tướng” vào sáng mai tại Bờ Hồ. Người nghệ sĩ đang diễn bằng bàn tay hai mặt – sắt và nhung? Hay đang có những người không muốn cho ông “diễn”, mà đòi ông phải sống thực với những trách nhiệm lẽ ra phải gánh chịu?
Chắc phải chờ bàn tay sạch của  “những người chép sử”!
Nguồn : BA SAM

THẤY GÌ QUA NHỮNG PHÁT NGÔN?

Sáng 25/11/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước Quốc hội.

1. * Về chủ trương của Chính phủ bảo đảm chủ quyền ở Biển Đông, bảo đảm ngư dân đánh bắt cá:


Quán triệt đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia của Đảng và Nhà nước ta và trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển 1982 LHQ, Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông - DOC đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc, căn cứ vào thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên mà ta và Trung Quốc ký mới đây trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc.


Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
Căn cứ chủ trương, đường lối nguyên tắc nêu trên, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đối với 4 loại vấn đề trên Biển Đông như sau:


Thứ nhất, đàm phán với Trung Quốc để phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Trong Vịnh Bắc Bộ, sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận, phân định ranh giới năm 2000. Còn vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, nếu theo Công ước Luật biển 1982, thềm lục địa của chúng ta chồng lấn với  đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006, hai bên đã tiến hành đàm phán. Mãi đến 2009, hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường của hai bên rất khác xa nhau. Đến đầu 2010, hai bên thỏa thuận nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Sau nhiều vòng đàm phán, như tôi trình bày, nguyên tắc đó đã được hai bên ký kết trong dịp Tổng bí thư thăm Trung Quốc.
Ở đây, Thủ tướng tái khẳng định, trước sau như một, chúng ta sẽ tuân thủ nguyên tắc thỏa thuận đã được ký trong chuyến thăm Trung Quốc vừa rồi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Về phần mình tôi cũng từng bày tỏ "suy nghĩ về việc ký kết thỏa thuận trên biển Đông" một lần rồi.

Có thể nói, về mặt câu chữ, tuyên bố của Thủ tướng trước Quốc hội, một lần nữa tái khẳng định vai trò và hiệu quả thực hiện các cam kết mà ông Trọng đã ký trong việc giải quyết các vấn đề trên biển Đông sắp tới.

Đây là điểm quan trọng, đáng để chú ý trong phát biểu của Thủ tướng đối với tôi.
Và với những tuyên bố như trên, thì.. thật đáng lo, cá nhân tôi nghĩ vậy.

Thủ tướng phát biểu tiếp:

2. Thứ hai, chúng ta phải giải quyết khẳng định chủ quyền, đó là vấn đề quần đảo Hoàng Sa.
Thưa các vị đại biểu, Việt Nam khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam.


Chúng ta đã làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỷ 17, chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa có bất kỳ một quốc gia nào. Và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục, hòa bình, nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo.


Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài gòn, tức chính quyền VN cộng hòa, chính quyền đã lên án việc làm này và đề nghị LHQ can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố khẳng định hành vi chiếm đóng này.


Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán, giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp Hiến chương LHQ, Công ước luật biển, Tuyên bố DOC.

Với tôi, đây là điểm tiến bộ trong việc công khai thừa nhận nỗ lực gìn giữ Hoàng Sa của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 trước toàn dân thiên hạ của Thủ tướng.
Đây là điều nên làm và phải làm, và tôi tin rằng, với phát biểu của Thủ tướng hôm nay, thì ở những dịp tới, nếu có tổ chức tri ân các chiến sỹ Hoàng Sa, những người có trách nhiệm tổ chức hãy nhớ lấy điều này.

Thủ tướng nói tiếp:

3. Ý kiến thứ ba về căn cứ đề nghị xây dựng Luật Biểu tình, thái độ, chủ trương của Chính phủ khi dân bày tỏ lòng yêu nước.
Căn cứ mà Chính phủ đề nghị QH đưa vào chương trình xây dựng Luật biểu tình, có mấy căn cứ Chính phủ thảo luận, đề nghị:


Thứ nhất, thực hiện Hiến pháp. Hiến pháp điều 69 quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật. Nhưng chúng ta chưa có luật biểu tình. Như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu xây dựng luật biểu tình. Tôi muốn nói ngắn gọn là căn cứ thực hiện Hiến pháp.


Thứ hai, trên thực tế, các vị đại biểu Quốc hội ngồi đây đều chắc thấy rõ một thực tế trong cuộc sống của chúng ta đã có nhiều cuộc đồng bào ta tụ tập đông người, biểu tình, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với chính quyền. Có thực tế như thế. Nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý, điều chỉnh vấn đề này. Do đó, cũng khó cho người dân khi thực hiện quyền mà được Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Đã khó như vậy sẽ nảy sinh những lúng túng trong quản lý, từ đó xuất hiện những biểu hiện mất an ninh trật tự, đã xuất hiện những việc lợi dụng để kích động xuyên tạc gây phương hại xã hội.


Thứ ba, trước thực trạng như thế, Chính phủ đã có báo cáo kiến nghị với Quốc hội khóa trước, Quốc hội khóa trước đã ban hành nghị định để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này. Chính phủ đã ban hành nghị định số 38 để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này nhưng Nghị định của chính phủ hiệu lực thấp chưa đáp ứng yêu cầu, tầm vóc như hiến pháp quy định và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống đang đặt ra.
Chính phủ mới thấy phải kiến nghị đưa vào chương trình xây dựng luật để chúng ta có bộ luật, một luật biểu tình. Luật đó phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm lịch sử, văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân theo đúng quy định của hiến pháp và pháp luật, đồng thời luật đó có yêu cầu ngăn chặn những việc làm, hành vi gây xâm hại an ninh trật tự, lợi ích của xã hội, nhân dân.
Với tinh thần đó, chúng tôi đề nghị Quốc hội xem xét ý kiến của Chính phủ.


Đại biểu muốn hỏi về thái độ và chủ trương của Chính phủ về việc người dân biểu thị lòng yêu nước, chủ quyền. Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và chính phủ là luôn trân trọng, biểu dương, khen thưởng xứng đáng đối với tất cả hoạt động, việc làm của mọi người dân thực sự vì mục tiêu yêu nước, thực sự vì mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những hoạt động vì mục tiêu, mục đích đó đều được hoan nghênh và khen thưởng thích đáng. Nhưng đồng thời cũng không hoan nghênh và buộc phải xử nghiêm theo pháp luật với những hoạt động, hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước, lợi dụng danh nghĩa bảo vệ chủ quyền để thực hiện mục tiêu, mục đích gây phương hại cho đất nước và xã hội. Tôi nghĩ với chủ trương nhất quán như vậy, đồng bào cử tri cả nước sẽ ủng hộ.
Nhiều người bày tỏ thái độ vui mừng trước phát biểu này của Thủ tướng.Tôi nghĩ, chuyện này không phải ngẫu nhiên. Bởi đây là "thời điểm phát ngôn" thích hợp, và Thủ tướng đã lựa chọn đúng thời điểm.
Cá nhân tôi không ủng hộ Thủ tướng, và tôi biết mình cũng chẳng thể phản đối, bởi đây là một "thủ đoạn chính trị" có chọn lọc.
Người ta khó có thể ủng hộ một thứ mà mình không biết rõ ràng chính xác là nó tốt hay xấu. Trong khi mặc nhiên Hiến pháp quy định biểu tình là quyền của con người.
Sau bao nhiêu lần né tránh gọi đúng tên hiện tượng bằng các cụm từ như : "tụ tập", "đi ngang qua", "đám đông tụ tập tự phát".... thì nhà nước buộc phải thừa nhận hành động "biểu tình" bằng hình thức tuyên bố sẽ có luật biểu tình để quản lý.
Tuy nhiên với việc sử dụng "kế sách nói về luật biểu tình" ở thời điểm này với những lời lẽ hùng hồn như trên, Thủ tướng đã hướng dư luận tập trung vào điểm này khá thành công,

Một điểm cần chú ý nữa là phát ngôn về việc Kiểm soát xuất khẩu khoáng sản ngay từ dự án của Thủ tướng, không thấy nhắc đến bauxite.Và hình như, cũng không mấy ai chú ý đến vấn đề này, sau 3 điểm tôi vừa đề cập bên trên.

Đừng tin những gì Thủ tướng nói, hãy xem cách Thủ tướng làm - mỗi người sẽ rút ra được câu trả lời cho câu hỏi "Thấy gì qua những phát ngôn?"

Bài học Vinashin vẫn còn đó!

Nguồn : MẸ NẤM