Quốc hội đang soạn thảo và cho ý kiến dự thảo luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Mấy hôm nữa Quốc hội sẽ cho ý kiến. Trước kia mức phạt thấp nhất là 10.000đ, cao nhất là 500 triệu đồng. Bây giờ đang chủ trương thay đổi mức xử phạt từ 50.000 - 2 tỷ đồng với 17 lĩnh vực. Dự thảo này đang được cho ý kiến để kỳ họp sau thông qua. Đã đến lúc cần có những giải pháp mạnh tay để giao thông thực sự đi vào nề nếp. Điều này liên quan đến cả hệ thống
Ngày 28/10, đề án thay đổi giờ học, giờ làm để tránh ùn tắc giao thông được Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Bên hành lang kỳ họp Quốc hội thứ hai khóa XIII, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Chu Sơn Hà, Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phản biện và tư vấn các công trình giao thông về vấn đề này.
Không thể nói nó khả thi hay không
Ông có nhận định thế nào về giao thông Hà Nội hiện nay?
Không chỉ riêng thủ đô của ViệtNam mà tôi có đi đến một số nước thì thấy nhiều thành phố ùn tắc kinh khủng. Khắc phục ùn tắc không hề đơn giản. Cả thế giới cùng đi tìm giải pháp nhưng vẫn chưa có cách nào áp dụng cho tất cả các điểm ùn tắc khác nhau trên thế giới.
Ông nghĩ sao về đề án thay đổi giờ học, giờ làm tránh ùn tắc của Bộ Giao thông Vận tải?
Để thay đổi thói quen của cả xã hội rộng lớn thì cần phải nghiên cứu thận trọng. Nếu qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu mà thấy hiệu quả rồi thì phải bỏ thói quen xấu đi. Nhưng hiện nay mình đã có nghiên cứu nào đâu mà bảo ra đường đi làm cùng một giờ là thói quen xấu.
Vậy theo ông thì thói quen xấu của giao thông Hà Nội hiện nay là gì?
Tất cả đều đi làm vào 7h không phải là thói quen mà là quy định của Nhà nước. Mọi người phải tuân theo và nó trở thành cái nếp đi làm thường xuyên rồi. Còn thói quen xấu có lẽ vẫn là ý thức của người tham gia giao thông thôi. Cái mà ta đang bàn là thay đổi nề nếp sinh hoạt làm việc.
Ông có nhận định thế nào về giao thông Hà Nội hiện nay?
Không chỉ riêng thủ đô của Việt
Ông nghĩ sao về đề án thay đổi giờ học, giờ làm tránh ùn tắc của Bộ Giao thông Vận tải?
Để thay đổi thói quen của cả xã hội rộng lớn thì cần phải nghiên cứu thận trọng. Nếu qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu mà thấy hiệu quả rồi thì phải bỏ thói quen xấu đi. Nhưng hiện nay mình đã có nghiên cứu nào đâu mà bảo ra đường đi làm cùng một giờ là thói quen xấu.
Vậy theo ông thì thói quen xấu của giao thông Hà Nội hiện nay là gì?
Tất cả đều đi làm vào 7h không phải là thói quen mà là quy định của Nhà nước. Mọi người phải tuân theo và nó trở thành cái nếp đi làm thường xuyên rồi. Còn thói quen xấu có lẽ vẫn là ý thức của người tham gia giao thông thôi. Cái mà ta đang bàn là thay đổi nề nếp sinh hoạt làm việc.
Để thay đổi nề nếp đó có khó không?
Nếu mà ta đã nghiên cứu, thấy nó hiệu quả, trở thành quyết định của Nhà nước thì buộc mọi người phải chấp hành thôi. Không loại trừ một ai cả.
Ta sẽ cần bao nhiêu thời gian để biết nó có hiệu quả hay không?
Cái đó thì phải có quá trình chứ làm sao mà biết nó kéo dài trong bao lâu. Nếu tập trung nghiên cứu thì nó sớm, còn không tập trung nghiên cứu thì nó lâu.
Theo ông thì giải pháp thay đổi giờ học giờ làm để giảm ùn tắc giao thông trong thời điểm này có tính khả thi không?
Người ta mới đang nghiên cứu nên tôi không thể nói nó khả thi hay không. Bởi vì nó phải có số liệu, phân tích giai đoạn, rồi đánh giá tổng thể mới biết hiệu quả đến đâu chứ. Bây giờ thì không thể nói nó có thể thực hiện được hay là không.
Lúc đó, tôi thực sự ngượng và xấu hổ
Có người nói người tham gia giao thông ở TPHCM có ý thức hơn người dân Hà Nội, quan điểm của ông thế nào?
Tôi không tham gia giao thông TPHCM nhiều nên tôi không biết và không so sánh. Nhưng quan điểm của tôi là không bao giờ nói xấu người thứ ba (cười).
Nếu mà ta đã nghiên cứu, thấy nó hiệu quả, trở thành quyết định của Nhà nước thì buộc mọi người phải chấp hành thôi. Không loại trừ một ai cả.
Ta sẽ cần bao nhiêu thời gian để biết nó có hiệu quả hay không?
Cái đó thì phải có quá trình chứ làm sao mà biết nó kéo dài trong bao lâu. Nếu tập trung nghiên cứu thì nó sớm, còn không tập trung nghiên cứu thì nó lâu.
Theo ông thì giải pháp thay đổi giờ học giờ làm để giảm ùn tắc giao thông trong thời điểm này có tính khả thi không?
Người ta mới đang nghiên cứu nên tôi không thể nói nó khả thi hay không. Bởi vì nó phải có số liệu, phân tích giai đoạn, rồi đánh giá tổng thể mới biết hiệu quả đến đâu chứ. Bây giờ thì không thể nói nó có thể thực hiện được hay là không.
Lúc đó, tôi thực sự ngượng và xấu hổ
Có người nói người tham gia giao thông ở TPHCM có ý thức hơn người dân Hà Nội, quan điểm của ông thế nào?
Tôi không tham gia giao thông TPHCM nhiều nên tôi không biết và không so sánh. Nhưng quan điểm của tôi là không bao giờ nói xấu người thứ ba (cười).
Theo ông thì vì sao giao thông Hà Nội lại ùn tắc?
Phải nói là ở Hà Nội thì lượng người tham gia giao thông quá nhiều. Trong 9 tháng đầu năm mà có tới 41 nghìn ô tô xe máy đăng ký mới. Tổng số ô tô trên địa bàn Hà Nội hiện nay có đến 400 nghìn chiếc gồm cả xe tư lẫn xe công. Phương tiện thì tăng như thế mà mặt đường không cải thiện được, diện tích nó hẹp thì nó ùn là đương nhiên. Đường sá quá tải. Cùng lúc các phương tiện tham gia giao thông thì lại càng quá tải. Cơ sở hạ tầng cải thiện rất hạn chế, chậm, phương tiện tham gia giao thông thì phát triển rất nhanh. Sự phát triển không tương xứng của hai yếu tố này tạo nên ùn tắc.
Ý thức của người tham gia giao thông thì sao?
Đúng là phải kể đến một bộ phận chấp hành giao thông không tốt. Một vài trường hợp có đèn đỏ vẫn vượt, không kể ô tô hay xe máy. Rồi chen ngang, đi lên vỉa hè, không chịu nhường đường...
Phải chăng do luật chưa nghiêm?
Không phải, quan trọng là ý thức của mỗi người thôi. Cứ có công an thì đứng lại, không có công an là vượt đèn đỏ. Một số người ý thức rất là kém.
Ở các nước khác thì sao thưa ông, ở những nơi mà ông nói họ cũng ùn tắc không kém gì mình ấy?
Có lần tôi đi nước ngoài về đến sân bay mà tôi tái mặt xấu hổ khi nhìn thấy một chị bồng con nhỏ bóc cam cho cháu ăn rồi ném luôn vỏ xuống nền sảnh sân bay sạch bóng. Trong khi đó cái thùng rác ngay phía trước chị ta vài bước chân. Lúc đó tôi thực sự ngượng và xấu hổ. Ý thức của người Việt Nam trong sinh hoạt cộng đồng còn kém, những hình ảnh đó vẫn còn phổ biến. Trong giao thông cũng thế thôi. Một vài người không chấp hành khiến "con sâu làm rầu nồi canh", còn đa số thì họ vẫn chấp hành rất nghiêm.
Ở góc độ quản lý thì giáo dục ý thức cho người tham gia giao thông có khó không thưa ông?
Những người vượt đèn đỏ không phải là người ta không biết đâu. Thực ra là họ biết đèn đỏ là dừng lại, vượt là phạm luật, là có thể bị phạt. Cái đó thì ai cũng biết đấy. Nhưng vì không có công an đứng đó nên họ cứ vượt thôi. Cho nên ở góc độ nào đó thì không phải cái bộ phận không chấp hành đó không biết luật mà họ cố tình, ý thức kém.
Chiếc áo lành luôn đẹp hơn áo vá
Cụ thể với giao thông Hà Nội thì cần đến giải pháp gì thưa ông?
Cần phải có một giải pháp tổng thể chứ không thể hôm nay nghĩ ra cái gì thì làm cái đó, ngày mai nghĩ ra cái khác thì lại làm tiếp, sẽ không hiệu quả.
Phải chăng ông đang nói đến các giải pháp chắp vá của giao thông như bịt ngã tư, đề xuất xe chạy biển chẵn biển lẻ (nhưng rồi bỏ) và giờ là đổi giờ làm?
Tôi không nói cụ thể cái gì. Tôi chỉ khẳng định là phải có một cái nhìn tổng thể bao quát, dự báo thực trạng tốt để có giải pháp tốt. Cái áo lành lặn sẽ đẹp hơn cái áo vá rất nhiều.
Nhưng từ trước đến nay mình đã đặt ra rất nhiều giải pháp chống ùn tắc nhưng xem ra vẫn chưa thể tìm ra giải pháp phù hợp với giao thông Hà Nội hiện nay?
Cái đó thì phải chờ thời gian mới có hiệu quả được. Ngay trong quản lý cũng thế thôi, hoặc ngay trong khoa học cũng thế. Chúng ta phải thí nghiệm. Có lần thất bại, có lần thành công. Chứ không phải lần nào đưa ra cũng thành công cả.
Nhưng ông có đồng ý là cái gì liên quan đến số đông người thì lại càng phải nghiên cứu kỹ?
Đúng vậy, cái gì liên quan đến số đông người, đến cả cộng đồng thì lại càng phải cẩn trọng. Đừng biến người dân thành "chuột bạch" cho chính sách. Dù là thất bại nhỏ nhất cũng phải được tính đến và loại trừ. Làm sao để giảm thiểu tiêu cực và tăng thêm hiệu quả. Đó cũng là mục đích của việc nghiên cứu chính sách nói chung.
Xin cảm ơn ông!
Ý thức của người tham gia giao thông thì sao?
Đúng là phải kể đến một bộ phận chấp hành giao thông không tốt. Một vài trường hợp có đèn đỏ vẫn vượt, không kể ô tô hay xe máy. Rồi chen ngang, đi lên vỉa hè, không chịu nhường đường...
Phải chăng do luật chưa nghiêm?
Không phải, quan trọng là ý thức của mỗi người thôi. Cứ có công an thì đứng lại, không có công an là vượt đèn đỏ. Một số người ý thức rất là kém.
Ở các nước khác thì sao thưa ông, ở những nơi mà ông nói họ cũng ùn tắc không kém gì mình ấy?
Có lần tôi đi nước ngoài về đến sân bay mà tôi tái mặt xấu hổ khi nhìn thấy một chị bồng con nhỏ bóc cam cho cháu ăn rồi ném luôn vỏ xuống nền sảnh sân bay sạch bóng. Trong khi đó cái thùng rác ngay phía trước chị ta vài bước chân. Lúc đó tôi thực sự ngượng và xấu hổ. Ý thức của người Việt Nam trong sinh hoạt cộng đồng còn kém, những hình ảnh đó vẫn còn phổ biến. Trong giao thông cũng thế thôi. Một vài người không chấp hành khiến "con sâu làm rầu nồi canh", còn đa số thì họ vẫn chấp hành rất nghiêm.
Ở góc độ quản lý thì giáo dục ý thức cho người tham gia giao thông có khó không thưa ông?
Những người vượt đèn đỏ không phải là người ta không biết đâu. Thực ra là họ biết đèn đỏ là dừng lại, vượt là phạm luật, là có thể bị phạt. Cái đó thì ai cũng biết đấy. Nhưng vì không có công an đứng đó nên họ cứ vượt thôi. Cho nên ở góc độ nào đó thì không phải cái bộ phận không chấp hành đó không biết luật mà họ cố tình, ý thức kém.
Chiếc áo lành luôn đẹp hơn áo vá
Cụ thể với giao thông Hà Nội thì cần đến giải pháp gì thưa ông?
Cần phải có một giải pháp tổng thể chứ không thể hôm nay nghĩ ra cái gì thì làm cái đó, ngày mai nghĩ ra cái khác thì lại làm tiếp, sẽ không hiệu quả.
Phải chăng ông đang nói đến các giải pháp chắp vá của giao thông như bịt ngã tư, đề xuất xe chạy biển chẵn biển lẻ (nhưng rồi bỏ) và giờ là đổi giờ làm?
Tôi không nói cụ thể cái gì. Tôi chỉ khẳng định là phải có một cái nhìn tổng thể bao quát, dự báo thực trạng tốt để có giải pháp tốt. Cái áo lành lặn sẽ đẹp hơn cái áo vá rất nhiều.
Nhưng từ trước đến nay mình đã đặt ra rất nhiều giải pháp chống ùn tắc nhưng xem ra vẫn chưa thể tìm ra giải pháp phù hợp với giao thông Hà Nội hiện nay?
Cái đó thì phải chờ thời gian mới có hiệu quả được. Ngay trong quản lý cũng thế thôi, hoặc ngay trong khoa học cũng thế. Chúng ta phải thí nghiệm. Có lần thất bại, có lần thành công. Chứ không phải lần nào đưa ra cũng thành công cả.
Nhưng ông có đồng ý là cái gì liên quan đến số đông người thì lại càng phải nghiên cứu kỹ?
Đúng vậy, cái gì liên quan đến số đông người, đến cả cộng đồng thì lại càng phải cẩn trọng. Đừng biến người dân thành "chuột bạch" cho chính sách. Dù là thất bại nhỏ nhất cũng phải được tính đến và loại trừ. Làm sao để giảm thiểu tiêu cực và tăng thêm hiệu quả. Đó cũng là mục đích của việc nghiên cứu chính sách nói chung.
Xin cảm ơn ông!
Nguồn : Ở ĐÂY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét