Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

19 thg 11, 2011

Cần một chỉ thị cho loài đỉa

2 năm 1997-1998 có thể xem là những năm tàn khốc nhất của đại dịch chuột. Theo số liệu của Cục Bảo vệ thực vật nếu năm 1996, dịch chuột "mới chỉ" tàn phá 262.000 ha hoa màu thì đến năm 1997 đã tàn phá 573. 000 ha hoa màu, trong đó, hơn 30.000  ha bị phá hoại gần ở mức độ hủy diệt. Dư trấn của dịch chuột nặng nề nhất là năm 1998 khi diện tích bị phá hoại lên tới 677.000 ha.




Một cán bộ thực vật ở An Giang sau này nhớ lại: "Chuột như những đội quân hùng mạnh kéo xuống cắn phá, không cây lúa nào ở Bảy Núi còn nguyên vẹn. Hầu hết diện tích đất canh tác lúa của nông dân An Giang đều bị chuột gây hại, mất trắng. “Những năm đó, khi ngủ người dân phải để cả đồ ăn trong mùng, để bên ngoài là chuột xơi hết ráo! Kênh Vĩnh Tế đầy dấu chân chuột chạy. 
Ngày ấy ở An Giang, đi đâu cũng nghe người dân kháo nhau: “Con chuột ăn cả trâu, bò!”. Chuột cắn phá mùa màng dữ dội, nhiều mảnh ruộng bị mất trắng, dân nợ nần do mất mùa, phải bán trâu, bò để trả nợ ngân hàng.
Dịch chuột kéo dài suốt gần 5 năm 
nghiêm trọng đến mức ngày 18-2-1998, Thủ tướng Chính phủ buộc phải có chỉ thị 09 về những biện pháp cấp bách phòng trừ chuột bảo vệ mùa màng. Chỉ thị nêu rõ "...trước mắt nghiêm cấm ngay việc săn bắt các loài thiên địch của chuột như mèo, trăn, rắn, chim cú... để xuất khẩu, làm thực phẩm, khuyến khích và phát động phong trào nuôi mèo, bảo vệ mèo trong toàn dân". Văn bản do Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn ký thậm chí yêu cầu "xử lý thật nghiêm các vi phạm về săn bắt các thiên địch của chuột để xuất khẩu và làm thực phẩm, đặc biệt cấp bách hiện nay là việc săn bắt trộm, vận chuyển và buôn bán mèo qua biên giới".
Bản thân Chính phủ, bấy giờ cũng đã nhận thấy rằng một trong những nguyên nhân của dịch chuột kinh hoàng là bởi
, những con mèo, thiên địch của chuột, đã bị những thương lái Trung Quốc mua vét đến những con cuối cùng.
Phó Thủ tướng Tạn đã về hưu và nông dân, rất nhanh, quên ngay câu chuyện cảnh giác. Cũng chưa có bất cứ một cơ quan nhà nước nào trả lời câu hỏi "Tại sao" của việc thương lái phía "bạn" mua vét mèo những năm 90 thế kỷ trước. Cũng không ai có ý kiến sau khi họ tiếp tục thu gom những mặt hàng "hiểm" sau này:
 thớt nghiễn, móng trâu, rễ hồi, râu ngô non, ốc bươu vàng, đồng vụn, cáp quang, gỗ sưa, và giờ là đỉa.Chỉ rất nhanh sau khi thương lái Trung Quốc bắt đầu mua vét đỉa, những cảnh báo đã thành sự thật: Những cánh đồng giờ đã ngập đỉa. Và giờ, sau khi thu được vài đồng bạc lẻ, những người nông dân sẽ phải bỏ rất nhiều tiền để tiêu hủy "cho đủ chết" giống vật "của nợ" mà ít hôm trước họ còn nuôi với ý định làm giàu.
Muốn tiêu diệt đỉa, người ta phải đào hố chôn, rồi rắc vôi bột. Hoặc mua hóa chất về phun. Ngay cả việc tẩm xăng đốt, cũng phải đốt cháy kỹ bởi những tế bào còn sót lại của con đỉa cũng có thể sinh sản ra những con đỉa mới.Cuộc tiêu diệt đỉa sẽ kỳ công và tốn kém hơn rất nhiều so với việc làm cho chúng sinh sôi nhung nhúc khắp các cánh đồng từ Nam chí Bắc.

Những lời cảnh báo đã ngay lập tức được các nhà khoa học đưa ra khi thương lái Trung Quốc mua vét những con đỉa đầu tiên.
Nhà khoa học A nói đỉa sinh sôi, phá hoại, gây hại không khác gì ốc bươu vàng.
Nhà kinh tế học B nói ngay khi thương lái bỏ đi, nông dân sẽ lại lỗ vốn với những chi phí để tiêu diệt giống vật của nợ, làm sạch ruộng đồng.
Chỉ có những nhà quản lý C vẫn yên lặng từ đó đến giờ.

Khó có thể trách những người nông dân là tham lam dù chính xác việc nuôi đỉa, hoặc ốc bươu vàng, rùa tai đỏ thực sự là một hành vi đánh bạc với môi trường sống được biện minh bằng chuyện áo cơm.
Nhưng cơ quan quản lý đã ở đâu?
Hay là họ đợi đỉa nhung nhúc gây đại dịch như đại dịch chuột để đưa ra chính sách mua đỉa của nông dân để cứu vãn ruộng đồng, giống như việc phải thu mua ốc bươu vàng với giá 20 ngàn đồng/kg.Dịch ốc bươu vàng phải cần gần 1 thập kỷ sau mới thấy được hậu quả. Và gần 4 thập kỷ sau chưa khắc phục hết thiệt hại. Nhưng vấn đề đáng nói không chỉ là những thiệt hại xung quanh những cánh đồng nhung nhúc đỉa- loài vật hút máu. Mà ở chuyện sẽ còn những sinh vật gì hoặc được mua vét, hoặc được du nhập vào Việt Nam trong sự im lặng đầy khó hiểu của cơ quan quản lý.
Sau mười mấy năm, có lẽ phải cần thêm một "chỉ thị 09" áp dụng cho loài đỉa.



Nguồn : ĐAO TUAN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét