“Rứa là hết chiều ni em đi mãiCòn mong chi ngày trở lại Phước ơi…”
Nghĩ đến ông, tôi chợt nhớ đến hai câu thơ của Tố Hữu ông ạ, tất nhiên, Phước của ông Tố Hữu là một Phước khác nên cái sự ra đi cũng khác nhau. Phước kia là một đứa bé làm thuê trong một gia đình nhà giàu, thời còn mồ ma thực dân, bị chủ đuổi đi, và Tố Hữu đã xót xa viết nên những dòng thơ ấy. Còn ông, ông chưa đi đâu cả, và không cần phải đi đâu cả, đang là thời của ông mà.Nhưng, trong lòng tôi, và trong lòng một số người nữa, ông nên đi, cần phải đi, và thực sự là đã ra đi, thành thật và đau đớn mà nói như vậy ông ạ.
Hôm nay 20/11, ông có nhận được bó hoa nào không? Từng đứng trên bục giảng vài năm tôi nghĩ rằng sẽ có. Đạo thầy trò có thể làm người ta quên đi ông-của ngày hôm nay, mà vẫn coi ông là một người Thầy.Tôi chưa bao giờ chính thức làm thầy mặc dù luôn có học trò ông ạ. Tôi và các bạn cùng lớp từng đứng hai tiết, chỉ có hai tiết thôi, ở chính ngôi trường ông đã theo học, ở đường Đinh Tiên Hoàng ấy. Và, khá trùng hợp, bài giảng của chúng tôi cũng liên quan đến ngôn ngữ. Tức là, tôi có đủ tư cách để rông dài đôi ba điều với ông về ngôn ngữ chứ nhỉ? Ấy là tôi vừa mới đọc những dòng ông viết xung quanh chủ đề Tiếng Việt và sự méo mó của ngôn ngữ nói chung.
Tôi không được dịp tham dự hội nghị, nơi ông có bản tham luận mà, theo ông kể, vì nó ông được “nhận một phong bì dày hơn”. Tôi hiểu, độ dày mỏng của phong bì nhiều khi là thước đo giá trị của một tham luận. Duy về chi tiết ông vẫn còn nhớ rõ rằng phong bì của ông dày hơn của những người khác, kể cả một tiến sỹ, thì tôi xin ngả mũ một lần nữa mà nhận ra rằng kinh doanh mới là sở trường của ông, ông đã chọn đúng đường.
Ông bỏ bục giảng, như rất nhiều giáo chức nghèo thuở ấy, để đi làm trong một văn phòng đại diện của công ty Nhật. Cũng đúng luôn. Thời khốn khó ấy (và cả bây giờ) sức hút của đồng đô la là số một. Và, tôi cũng nhớ rằng nhiều đô la nhất là một số thủy thủ trên các con tàu của Vosco, Saigonship…, kế đó là những người làm việc ở một Im-Ex nào đó (có cả tôi), thì đến các ông, nhân viên các văn phòng công ty nước ngoài như Nissho Iwai, Itochu…Chúng ta có lẽ đã từng đụng mặt không chỉ một lần với tư cách đối tác, tất nhiên, ngôn ngữ mà ông và chúng tôi sử dụng khi ấy vẫn là tiếng Việt, nhỉ?
Tiếng Việt là thứ tiếng đầu tiên chúng ta học nói khi bập bẹ những tiếng đầu tiên, và sẽ là ngôn ngữ cuối cùng khi có những trối trăng với những người ở lại. Ông có yêu tiếng Việt không? Có ! Ông không chỉ dùng tiếng Việt, ông còn muốn “cách tân” nó để người nước ngoài dễ học, dễ cảm nhận. Hoan hô ông, cho dù, theo như ông, có người phản đối ông đã không chỉ yêu tiếng Việt mà còn yêu tiếng Anh, là ngôn ngữ ông đã được học từ những năm sinh viên nên ông muốn có một cuộc hôn phối nào đó giữa hai ngôn ngữ chăng? Tôi không dám nói ông đã xúc phạm mà chỉ nghĩ rằng ông hình như quen “cầm đèn chạy trước ô tô”, nên người ta cũng có lý của họ đấy ông ạ.
Tiếng Việt chưa bao giờ dừng lại trên con đường tự phát triển, tự hoàn thiện. Ông cứ so sánh tiếng Việt thời cụ Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập với tiếng Việt ngày hôm nay thì biết. Tiếng Việt tự mình biết chọn lọc những cái hay, cái đẹp của những ngôn ngữ khác để có những cách diễn đạt chuẩn hơn, tinh tế hơn và khoa học hơn, bất luận đó là tiếng Anh, tiếng Nga hay tiếng Lào tiếng Thái.
Ngôn ngữ tồn tại khách quan, không ai giết được nó và cũng không ai có thể “quy định” nó bằng những mệnh lệnh hành chính. (Dĩ nhiên, trong một phạm vi hẹp, vào một lúc nào đó, người ta có thể cấm sử dụng một vài từ ngữ như “Hoàng Sa” trong báo chí, nhưng đó là báo chí của họ, chứ dân gian thì có bịt được mồm họ không?). Ví dụ, ý định của ông “Chỉnh sửa một số cấu trúc câu vừa hợp logic vừa giống văn phạm câu tiếng Anh (…đã “mặc dù” thì không dùng “nhưng”, để biến mệnh đề có “mặc dù” thành mệnh đề phụ, còn mệnh đề theo sau là mệnh đề chính) có khi là mới, nhưng tôi cũng thắc mắc là tại sao ngữ pháp tiếng Việt của chúng ta lại phải giống văn phạm câu tiếng Anh nhỉ?
Người Trung Quốc, người Nhật, người Hàn Quốc…có xử lý ngôn ngữ của họ theo hướng ấy không? Tôi cho rằng không, mặc dù hàng hóa của họ tràn ngập thế giới, họ muốn thế giới biết tiếng nước họ, học tiếng nước họ lắm chứ. Và, nói cho công bằng, ngôn ngữ những nước ấy không phải là không hay, không tinh tế, không phức tạp và khó học đối với người nước ngoài. Theo tôi, hãy “điều chỉnh” tiếng Việt theo hướng dễ dàng cho người Việt, cho trẻ em Việt trước đã, đừng tối ngày “cải cách” theo kiểu đèn cù A trước hay E trước, chữ viết kiểu râu ria hay chữ gọn gàng. Khoan hãy mơ giấc mơ “Phát triển tiếng Việt ra toàn cầu” ông ạ. Ông biết đấy, về kinh tế thì Việt Nam ta lẹt đẹt cuối bảng, vị thế chính trị thì cũng sem sem đâu đó, chưa kể là quốc gia độc tài, đang “có vần đề” về dân chủ, về quyền con người….thế người ta học tiếng Việt để làm gì? Nhắc lại với ông, qua lâu lắm rồi thời “tự ca” kiểu ông Tố Hữu (Lại Tố Hữu) :Chào Sáu Mốt đỉnh cao muôn trượng/ Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng…Ôi, vòi vọi cao!
Năm 61 đã “muôn trượng” rồi thì hôm nay, sau năm mươi năm chẵn, chúng ta hẳn là
đã ở Thiên đường mới phải ông nhỉ? Thế mà hôm nay, 20/11/2011, ông thấy không, chúng ta vẫn đang phải tự đánh giá rằng Việt Nam không chỉ sở hữu một đội ngũ dân nghèo đông đúc (tuy chưa ai chết vì đói nhưng đói gần chết thì nhiều) mà còn có một nền tảng dân trí thấp, thấp đến mức không đủ khả năng tiếp nhận những sản phẩm của thế giới văn minh như việc lập hội và việc được tham gia biểu tình.
Nhân đây ta nói qua về chuyện biểu tình nhé. Tôi xin thưa luôn là tôi đang đối lập với ông, cho dù tôi không cho rằng ông đang rắp tâm bán nước cho Tàu nhưng cách ông nhìn nhận về những cuộc biểu tình vừa rồi của những người yêu nước rất dễ gây những liên tưởng “âm tính” như vậy.
Ông có bao giờ định nghĩa bằng tiếng Việt “Yêu Nước” là gì chưa? Ấy là tình cảm thiêng liêng, có sẵn trong máu thịt của một người được sinh ra có Tổ Quốc, đối với đất nước của mình, bao gồm trời đất, cỏ cây, sông biển và đồng bào trong đó có cha mẹ, anh em bạn bè và cả những người không quen nhưng có cùng nơi chôn nhau cắt rốn. Đại khái là như vậy ông ạ. Nên, nếu một ngày nào đó, tôi gặp ông ở một nơi xa xôi như nước Nga này của người Nga, thì tôi sẽ vì lòng yêu nước, yêu Tổ quốc mà dành cho ông những thiện cảm có sẵn bất luận ông là ông Phước hay ông Phúc ông Phận nào đó, miễn là ông nói tiếng Việt, là người Việt. Nói thế chắc ông hiểu.
Cũng từ tình yêu nước ấy mà đã có những cuộc biểu tình vừa rồi đấy ông ạ. Nói thẳng ra là có kẻ đang nhòm ngó cướp biển cướp đất của chúng ta, người ta phải đứng lên phản đối, cũng như nếu cần, cầm súng để bảo vệ Tổ quốc này, của họ, của tôi, của ông nữa đấy.
Tôi không hiểu ông đứng trên quan điểm nào để nhìn nhận về các sự kiện ấy. Nhưng, cái cách ông “phản biện” chúng thật đáng nghi ngờ. Ông trịch thượng quá chăng khi coi đó là một đám đông những kẻ chưa trưởng thành, trí thấp, ý thức kém khi tham gia giao thông, gây kẹt xe và ông bịa ra luôn chuyện nhân dân (theo nghĩa của từ điển nhé) bức xúc vì đoàn người đã gây ra kẹt xe. Cái lý do “gây kẹt xe” nghe quen quen, đó là cách mà người ta hợp thức hóa những biện pháp đàn áp, là cái cớ thôi ông ạ. Ông cứ thử hỏi ông Đinh La Thăng xem trong bài toán “kẹt xe” có khi nào ông ấy đưa vào một nguyên nhân là “biểu tình yêu nước xảy ra liên tục” không nhé, tôi tin là ông Thăng biết nhìn nhận đâu là hành vi gây rối cản trở giao thông, đâu là những hành động biểu thị một thứ tình cảm đáng trân trọng, đó là tình yêu nước. Và, tôi cũng tin rằng người dân Hà Nội, và trước đó, Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ không bao giờ vì một sự bất tiện nhất thời vào ngày Chủ Nhật tại trung tâm Thành phố mà có những suy nghĩ, hành động, lời nói xúc phạm đến những người biểu tình như ông và một số kẻ nào đó.
Ông có cho rằng biểu tình nói chung là chống chính phủ. Thật vậy sao? Thế những cuộc biểu tình vừa qua là chống chính phủ nào? Ông đừng nói rằng chính phủ Trung Quốc là chính phủ của ông nhé. Ông không nghe rất nhiều lần những người đứng đầu chính phủ chúng ta trước sau như một coi Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam ? Biển Đông tùy lúc công khai hay không công khai, nhưng bao giờ cũng là vấn đề nóng cả đấy ông ạ. Xin hỏi doanh nhân Phước rằng cái phong bì “góp đá cho Trường Sa” của ông vừa rồi dày mỏng thế nào?
Ông từng sang Nhật nhỉ? Xã hội người ta thế nào, có đáng để chúng ta học tập hay không? Người Nhật đã thể hiện sự đoàn kết quanh chính phủ của họ như thế nào trong cơn đại hồng thủy mới đây nhỉ? Cả thế giới phải nghiêng mình kính phục. Ông có phục người dân Nhật và chính phủ của họ không? (Hay ông thấy ông Sadam Hussen, ông Kim Chính Nhật, ông Gaddafi đáng nể hơn nhỉ?). Thế mà ông có biết tại Nhật hàng ngày có bao nhiêu cuộc biểu tình không? Nhiều đấy ông ạ. Riêng tôi đôi dịp sang đấy thì hầu như lần nào ra đường cũng gặp biểu tình to nhỏ khác nhau. Có loa có băng cờ, có phát tờ rơi hẳn hoi.
Tôi có hỏi người dân, người ta bảo đó là sự thường, và nhờ những hoạt động phản đối một hay nhiều chính sách của chính phủ ấy mà chính quyền họ ngày càng trong sạch hơn, nước họ ngày càng mạnh hơn và dân họ ngày càng hạnh phúc hơn. Ông có muốn Việt Nam chúng ta sẽ được như họ?
Ông nói gần đúng, biểu tình đa số là để chống chính phủ. Nhưng phải hỏi ngược lại, tại sao người dân lại chống chính phủ nếu như đó là một chính phủ của dân, vì dân đúng nghĩa. Và, kể cả khi người biểu tình chống lại một chính phủ, mà thực chất là chống một số chính sách nào đó của chính phủ, hay chống sự tha hóa, nạn tham nhũng…của các cá nhân trong chính phủ đó, thì vẫn không bao giờ từ “chống” ấy đồng nghĩa với “phản quốc”, “đi ngược lại lợi ích của nhân dân”.v.v. Quay lại với nước Nhật, tôi tin rằng chính phủ Nhật không bao giờ cho rằng, hoặc gán ghép rằng, đang có một thế lực thù địch nào đó giật dây những người dân của họ, nhân đó mà bắt bỏ tù họ, hoặc dùng gót giày để “nói chuyện” với họ.
Trên tư cách một người từng học và hành ngôn ngữ, chính tôi thấy ông đang định dùng sự tráo trở của ngôn ngữ để làm méo mó tiếng Việt, khi ông quanh co về những là luật đức tin hay cái cách ông bào chữa rằng ông nói “…khi trình độ dân trí cao hơn..” nghĩa là dân trí Việt Nam đã cao sẵn rồi (nhưng chưa đủ cao như ông chứ gì? Thế nếu ai cũng có “trí” như ông cả thì có nên cho biểu tình không?)
Nghĩ đến ông, tôi chợt nhớ đến hai câu thơ của Tố Hữu ông ạ, tất nhiên, Phước của ông Tố Hữu là một Phước khác nên cái sự ra đi cũng khác nhau. Phước kia là một đứa bé làm thuê trong một gia đình nhà giàu, thời còn mồ ma thực dân, bị chủ đuổi đi, và Tố Hữu đã xót xa viết nên những dòng thơ ấy. Còn ông, ông chưa đi đâu cả, và không cần phải đi đâu cả, đang là thời của ông mà.Nhưng, trong lòng tôi, và trong lòng một số người nữa, ông nên đi, cần phải đi, và thực sự là đã ra đi, thành thật và đau đớn mà nói như vậy ông ạ.
Hôm nay 20/11, ông có nhận được bó hoa nào không? Từng đứng trên bục giảng vài năm tôi nghĩ rằng sẽ có. Đạo thầy trò có thể làm người ta quên đi ông-của ngày hôm nay, mà vẫn coi ông là một người Thầy.Tôi chưa bao giờ chính thức làm thầy mặc dù luôn có học trò ông ạ. Tôi và các bạn cùng lớp từng đứng hai tiết, chỉ có hai tiết thôi, ở chính ngôi trường ông đã theo học, ở đường Đinh Tiên Hoàng ấy. Và, khá trùng hợp, bài giảng của chúng tôi cũng liên quan đến ngôn ngữ. Tức là, tôi có đủ tư cách để rông dài đôi ba điều với ông về ngôn ngữ chứ nhỉ? Ấy là tôi vừa mới đọc những dòng ông viết xung quanh chủ đề Tiếng Việt và sự méo mó của ngôn ngữ nói chung.
Tôi không được dịp tham dự hội nghị, nơi ông có bản tham luận mà, theo ông kể, vì nó ông được “nhận một phong bì dày hơn”. Tôi hiểu, độ dày mỏng của phong bì nhiều khi là thước đo giá trị của một tham luận. Duy về chi tiết ông vẫn còn nhớ rõ rằng phong bì của ông dày hơn của những người khác, kể cả một tiến sỹ, thì tôi xin ngả mũ một lần nữa mà nhận ra rằng kinh doanh mới là sở trường của ông, ông đã chọn đúng đường.
Ông bỏ bục giảng, như rất nhiều giáo chức nghèo thuở ấy, để đi làm trong một văn phòng đại diện của công ty Nhật. Cũng đúng luôn. Thời khốn khó ấy (và cả bây giờ) sức hút của đồng đô la là số một. Và, tôi cũng nhớ rằng nhiều đô la nhất là một số thủy thủ trên các con tàu của Vosco, Saigonship…, kế đó là những người làm việc ở một Im-Ex nào đó (có cả tôi), thì đến các ông, nhân viên các văn phòng công ty nước ngoài như Nissho Iwai, Itochu…Chúng ta có lẽ đã từng đụng mặt không chỉ một lần với tư cách đối tác, tất nhiên, ngôn ngữ mà ông và chúng tôi sử dụng khi ấy vẫn là tiếng Việt, nhỉ?
Tiếng Việt là thứ tiếng đầu tiên chúng ta học nói khi bập bẹ những tiếng đầu tiên, và sẽ là ngôn ngữ cuối cùng khi có những trối trăng với những người ở lại. Ông có yêu tiếng Việt không? Có ! Ông không chỉ dùng tiếng Việt, ông còn muốn “cách tân” nó để người nước ngoài dễ học, dễ cảm nhận. Hoan hô ông, cho dù, theo như ông, có người phản đối ông đã không chỉ yêu tiếng Việt mà còn yêu tiếng Anh, là ngôn ngữ ông đã được học từ những năm sinh viên nên ông muốn có một cuộc hôn phối nào đó giữa hai ngôn ngữ chăng? Tôi không dám nói ông đã xúc phạm mà chỉ nghĩ rằng ông hình như quen “cầm đèn chạy trước ô tô”, nên người ta cũng có lý của họ đấy ông ạ.
Tiếng Việt chưa bao giờ dừng lại trên con đường tự phát triển, tự hoàn thiện. Ông cứ so sánh tiếng Việt thời cụ Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập với tiếng Việt ngày hôm nay thì biết. Tiếng Việt tự mình biết chọn lọc những cái hay, cái đẹp của những ngôn ngữ khác để có những cách diễn đạt chuẩn hơn, tinh tế hơn và khoa học hơn, bất luận đó là tiếng Anh, tiếng Nga hay tiếng Lào tiếng Thái.
Ngôn ngữ tồn tại khách quan, không ai giết được nó và cũng không ai có thể “quy định” nó bằng những mệnh lệnh hành chính. (Dĩ nhiên, trong một phạm vi hẹp, vào một lúc nào đó, người ta có thể cấm sử dụng một vài từ ngữ như “Hoàng Sa” trong báo chí, nhưng đó là báo chí của họ, chứ dân gian thì có bịt được mồm họ không?). Ví dụ, ý định của ông “Chỉnh sửa một số cấu trúc câu vừa hợp logic vừa giống văn phạm câu tiếng Anh (…đã “mặc dù” thì không dùng “nhưng”, để biến mệnh đề có “mặc dù” thành mệnh đề phụ, còn mệnh đề theo sau là mệnh đề chính) có khi là mới, nhưng tôi cũng thắc mắc là tại sao ngữ pháp tiếng Việt của chúng ta lại phải giống văn phạm câu tiếng Anh nhỉ?
Người Trung Quốc, người Nhật, người Hàn Quốc…có xử lý ngôn ngữ của họ theo hướng ấy không? Tôi cho rằng không, mặc dù hàng hóa của họ tràn ngập thế giới, họ muốn thế giới biết tiếng nước họ, học tiếng nước họ lắm chứ. Và, nói cho công bằng, ngôn ngữ những nước ấy không phải là không hay, không tinh tế, không phức tạp và khó học đối với người nước ngoài. Theo tôi, hãy “điều chỉnh” tiếng Việt theo hướng dễ dàng cho người Việt, cho trẻ em Việt trước đã, đừng tối ngày “cải cách” theo kiểu đèn cù A trước hay E trước, chữ viết kiểu râu ria hay chữ gọn gàng. Khoan hãy mơ giấc mơ “Phát triển tiếng Việt ra toàn cầu” ông ạ. Ông biết đấy, về kinh tế thì Việt Nam ta lẹt đẹt cuối bảng, vị thế chính trị thì cũng sem sem đâu đó, chưa kể là quốc gia độc tài, đang “có vần đề” về dân chủ, về quyền con người….thế người ta học tiếng Việt để làm gì? Nhắc lại với ông, qua lâu lắm rồi thời “tự ca” kiểu ông Tố Hữu (Lại Tố Hữu) :Chào Sáu Mốt đỉnh cao muôn trượng/ Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng…Ôi, vòi vọi cao!
Năm 61 đã “muôn trượng” rồi thì hôm nay, sau năm mươi năm chẵn, chúng ta hẳn là
đã ở Thiên đường mới phải ông nhỉ? Thế mà hôm nay, 20/11/2011, ông thấy không, chúng ta vẫn đang phải tự đánh giá rằng Việt Nam không chỉ sở hữu một đội ngũ dân nghèo đông đúc (tuy chưa ai chết vì đói nhưng đói gần chết thì nhiều) mà còn có một nền tảng dân trí thấp, thấp đến mức không đủ khả năng tiếp nhận những sản phẩm của thế giới văn minh như việc lập hội và việc được tham gia biểu tình.
Nhân đây ta nói qua về chuyện biểu tình nhé. Tôi xin thưa luôn là tôi đang đối lập với ông, cho dù tôi không cho rằng ông đang rắp tâm bán nước cho Tàu nhưng cách ông nhìn nhận về những cuộc biểu tình vừa rồi của những người yêu nước rất dễ gây những liên tưởng “âm tính” như vậy.
Ông có bao giờ định nghĩa bằng tiếng Việt “Yêu Nước” là gì chưa? Ấy là tình cảm thiêng liêng, có sẵn trong máu thịt của một người được sinh ra có Tổ Quốc, đối với đất nước của mình, bao gồm trời đất, cỏ cây, sông biển và đồng bào trong đó có cha mẹ, anh em bạn bè và cả những người không quen nhưng có cùng nơi chôn nhau cắt rốn. Đại khái là như vậy ông ạ. Nên, nếu một ngày nào đó, tôi gặp ông ở một nơi xa xôi như nước Nga này của người Nga, thì tôi sẽ vì lòng yêu nước, yêu Tổ quốc mà dành cho ông những thiện cảm có sẵn bất luận ông là ông Phước hay ông Phúc ông Phận nào đó, miễn là ông nói tiếng Việt, là người Việt. Nói thế chắc ông hiểu.
Cũng từ tình yêu nước ấy mà đã có những cuộc biểu tình vừa rồi đấy ông ạ. Nói thẳng ra là có kẻ đang nhòm ngó cướp biển cướp đất của chúng ta, người ta phải đứng lên phản đối, cũng như nếu cần, cầm súng để bảo vệ Tổ quốc này, của họ, của tôi, của ông nữa đấy.
Tôi không hiểu ông đứng trên quan điểm nào để nhìn nhận về các sự kiện ấy. Nhưng, cái cách ông “phản biện” chúng thật đáng nghi ngờ. Ông trịch thượng quá chăng khi coi đó là một đám đông những kẻ chưa trưởng thành, trí thấp, ý thức kém khi tham gia giao thông, gây kẹt xe và ông bịa ra luôn chuyện nhân dân (theo nghĩa của từ điển nhé) bức xúc vì đoàn người đã gây ra kẹt xe. Cái lý do “gây kẹt xe” nghe quen quen, đó là cách mà người ta hợp thức hóa những biện pháp đàn áp, là cái cớ thôi ông ạ. Ông cứ thử hỏi ông Đinh La Thăng xem trong bài toán “kẹt xe” có khi nào ông ấy đưa vào một nguyên nhân là “biểu tình yêu nước xảy ra liên tục” không nhé, tôi tin là ông Thăng biết nhìn nhận đâu là hành vi gây rối cản trở giao thông, đâu là những hành động biểu thị một thứ tình cảm đáng trân trọng, đó là tình yêu nước. Và, tôi cũng tin rằng người dân Hà Nội, và trước đó, Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ không bao giờ vì một sự bất tiện nhất thời vào ngày Chủ Nhật tại trung tâm Thành phố mà có những suy nghĩ, hành động, lời nói xúc phạm đến những người biểu tình như ông và một số kẻ nào đó.
Ông có cho rằng biểu tình nói chung là chống chính phủ. Thật vậy sao? Thế những cuộc biểu tình vừa qua là chống chính phủ nào? Ông đừng nói rằng chính phủ Trung Quốc là chính phủ của ông nhé. Ông không nghe rất nhiều lần những người đứng đầu chính phủ chúng ta trước sau như một coi Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam ? Biển Đông tùy lúc công khai hay không công khai, nhưng bao giờ cũng là vấn đề nóng cả đấy ông ạ. Xin hỏi doanh nhân Phước rằng cái phong bì “góp đá cho Trường Sa” của ông vừa rồi dày mỏng thế nào?
Ông từng sang Nhật nhỉ? Xã hội người ta thế nào, có đáng để chúng ta học tập hay không? Người Nhật đã thể hiện sự đoàn kết quanh chính phủ của họ như thế nào trong cơn đại hồng thủy mới đây nhỉ? Cả thế giới phải nghiêng mình kính phục. Ông có phục người dân Nhật và chính phủ của họ không? (Hay ông thấy ông Sadam Hussen, ông Kim Chính Nhật, ông Gaddafi đáng nể hơn nhỉ?). Thế mà ông có biết tại Nhật hàng ngày có bao nhiêu cuộc biểu tình không? Nhiều đấy ông ạ. Riêng tôi đôi dịp sang đấy thì hầu như lần nào ra đường cũng gặp biểu tình to nhỏ khác nhau. Có loa có băng cờ, có phát tờ rơi hẳn hoi.
Tôi có hỏi người dân, người ta bảo đó là sự thường, và nhờ những hoạt động phản đối một hay nhiều chính sách của chính phủ ấy mà chính quyền họ ngày càng trong sạch hơn, nước họ ngày càng mạnh hơn và dân họ ngày càng hạnh phúc hơn. Ông có muốn Việt Nam chúng ta sẽ được như họ?
Ông nói gần đúng, biểu tình đa số là để chống chính phủ. Nhưng phải hỏi ngược lại, tại sao người dân lại chống chính phủ nếu như đó là một chính phủ của dân, vì dân đúng nghĩa. Và, kể cả khi người biểu tình chống lại một chính phủ, mà thực chất là chống một số chính sách nào đó của chính phủ, hay chống sự tha hóa, nạn tham nhũng…của các cá nhân trong chính phủ đó, thì vẫn không bao giờ từ “chống” ấy đồng nghĩa với “phản quốc”, “đi ngược lại lợi ích của nhân dân”.v.v. Quay lại với nước Nhật, tôi tin rằng chính phủ Nhật không bao giờ cho rằng, hoặc gán ghép rằng, đang có một thế lực thù địch nào đó giật dây những người dân của họ, nhân đó mà bắt bỏ tù họ, hoặc dùng gót giày để “nói chuyện” với họ.
Trên tư cách một người từng học và hành ngôn ngữ, chính tôi thấy ông đang định dùng sự tráo trở của ngôn ngữ để làm méo mó tiếng Việt, khi ông quanh co về những là luật đức tin hay cái cách ông bào chữa rằng ông nói “…khi trình độ dân trí cao hơn..” nghĩa là dân trí Việt Nam đã cao sẵn rồi (nhưng chưa đủ cao như ông chứ gì? Thế nếu ai cũng có “trí” như ông cả thì có nên cho biểu tình không?)
Thôi, tôi nói vậy chắc cũng đủ để ông hiểu quan điểm của tôi về biểu tình và quyền được biểu tình. Còn về quyền lập hội thì xin nói ngắn gọn thế này: Hiện nay không nên cho lập hội, bởi có khả năng sẽ phải bỏ hoặc sửa điều 4 trong Hiến pháp, và như thế, theo lời một VIP thì chẳng khác gì tự sát. Trong tiếng Việt, tự sát là tự mình giết mình, gây ra cái chết cho mình. Chết thì ai chẳng sợ. (Trừ các võ sỹ đạo Nhật Bản trong một hoàn cảnh đặc biệt thôi) Ai đang sợ mình bị chết vậy ông? Ông có thấy buồn cười không khi một người luôn tự xưng mình là “vô địch”, sẽ tồn tại “muôn năm”, mà không bao giờ dám thượng đài, không bao giờ chấp nhận sẽ đối diện một đối thủ nào dù chỉ là một đứa trẻ. “Triệt sản” đối thủ để không bao giờ phải thi đấu thì bao giờ mà chẳng vô địch?
Cuối cùng, xin chào ông và không hẹn tái ngộ.
Cuối cùng, xin chào ông và không hẹn tái ngộ.
Nguồn : ĐÌNHĐÔNG
Tình cờ vào blog thấy bài viết này hay quá nên xin phép được post lên facebook nhé, nếu tác giả không dồng ý thì mình sẽ tháo xuống ngay.
Trả lờiXóaKhanhDoan