Bình luận
về vụ bắt giữ Nguyễn Đức
Kiên, nguyên phó chủ tịch
Hội đồng quản trị Ngân hàng
Á châu ACB, hãng tin Pháp AFP
dẫn lời một vị cựu đại
biểu Quốc hội ở Việt Nam
cho biết nước này đang đối
mặt với ‘những biến động
chưa từng có’.
“Chưa bao
giờ xã hội Việt Nam phải
đối mặt với nhiều biến
động như thế làm suy yếu sự
lãnh đạo của Đảng (Cộng
sản Việt Nam) và đe dọa sự
tồn vong của toàn thể chế
độ chính trị như thế,” vị
dân biểu về hưu này nói với
AFP với điều kiện ẩn danh.“Một số lãnh đạo Đảng đã mất kiên nhẫn và cảm thấy đã đến lúc phải hành động để loại trừ các nguy cơ tiềm ẩn này và khôi phục lại lòng tin của người dân,” vị dân biểu này nói thêm.
Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ vào chiều tối ngày 20/8. Việc bắt giữ doanh nhân đầy quyền thế và có nhiều quan hệ với giới chính trị chóp bu Việt Nam này đã gây ra cơn chấn động đối với nền kinh tế và chính trị Việt Nam.
Nhiều nhà quan sát nhận định rằng vụ việc này là ngòi nổ cho một cuộc đấu tranh chính trị trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam chứ không đơn thuần là vụ án kinh tế như truyền thông Việt Nam loan tin.
‘Bất ổn chính trị’
Trong bản tin có tiêu đề ‘Cuộc đấu chính trị nóng bỏng ở Việt Nam trong lúc kinh tế suy sụp’, hãng tin AFP cũng nhận định rằng vụ bắt giữ ông Kiên cho thấy ‘cuộc tranh giành quyền lực trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng’ xoay quanh vấn đề làm thế nào để xử lý các vấn đề kinh tế ngày càng trầm trọng ở Việt Nam.Vụ bắt giữ này, mà nguyên do được nêu ra là các vi phạm kinh tế không rõ ràng, đã gây ra sự hoảng loạn cho công chúng, làm cho các thị trường chứng khoán Việt Nam mất đi khoảng 5 tỷ đô la và làm cho những người gửi tiền tháo chạy khỏi ACB với hàng trăm triệu đô la bị rút ra khỏi ngân hàng này, AFP cho biết.
Tuy nhiên, mối quan ngại lớn hơn hiện nay là ‘nguy cơ bất ổn chính trị’, AFP dẫn một báo cáo của Stratfor, một công ty tình báo toàn cầu về các vấn đề chính trị và kinh tế của Mỹ, cho biết.
Theo báo cáo này thì vụ bắt giữ ông Kiên có thể là là dấu hiệu của sự bất đồng ngày càng tăng giữa giới chóp bu chính trị của Việt Nam cũng như giữa các phe phái của nước này.
Theo hãng tin này thì ông Kiên được cho là có quan hệ gần gũi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và con gái của ông là Nguyễn Thanh Phượng, người đang nắm một ngân hàng tư nhân.
Kể từ những năm 1990, khi Việt Nam mở cửa về kinh tế thì quyền lực đã dần chuyển từ Đảng Cộng sản sang Nhà nước, AFP nhận định, và nhất là vào tay ông Dũng, kể từ khi ông lên nắm ghế thủ tướng vào năm 2006 và được cho là vị thủ tướng quyền lực nhất của Việt Nam từ trước đến nay.
Chiến lược kinh tế của ông Dũng là thúc đẩy tăng trưởng cao một cách quyết liệt và ủng hộ mô hình tập đoàn theo kiểu chaebol của Hàn Quốc. Vị thủ tướng này đã dựa vào các tập đoàn quốc doanh khổng lồ để làm động lực tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.
Ban đầu, Việt Nam đạt con số tăng trưởng hơn 7% và nhanh chóng trở thành điểm đến ưa chuộng của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có ngân hàng toàn cầu Standard Charterd vốn nắm 15% cổ phần của ACB.
Tuy nhiên khi tốc độ tăng trưởng chỉ còn là 4,4% trong nửa đầu năm 2012 trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm gần 30% còn nợ xấu thì đang ở ‘mức báo động’ trong hệ thống ngân hàng yếu ớt, ngày càng có nhiều người chỉ trích Thủ tướng Dũng.
‘Không lật được thủ tướng’
AFP dẫn lời GS Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam của Học viện Quốc phòng Australia, nhận định rằng ‘một trận tranh đấu phe phái đã bắt đầu’ và ‘trận địa chính là cải cách kinh tế bao gồm khu vực nhà nước và khu vực ngân hàng và triệt tiêu tình trạng tham nhũng ở mức độ lớn đã ăn sâu vào hệ thống chính trị”.“Chủ tịch nước Sang và Tổng bí thư Trọng đang lặp đi lặp lại một điệp khúc cũ nhưng chính xác rằng tham nhũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với tính chính danh của chế độ độc đảng ở Việt Nam,” ông Thayer nhận định.
Sự bất bình của công chúng đối với các quan chức tham nhũng đã vài lần biến thành các hành động phản kháng bạo lực trong năm nay. AFP đưa ra dẫn chứng là vụ nông dân Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng đã dùng chất nổ tự tạo để chống lại đoàn cưỡng chế đất do các quan chức tham nhũng chỉ đạo.
GS Thayer cũng nhấn mạnh ý nghĩa đằng sau quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam tước quyền lãnh đạo Ủy ban phòng chống tham nhũng của thủ tướng để chuyển sang cho Đảng.
Bản thân Thủ tướng Dũng cũng từ bị sức ép vì các tai tiếng tham nhũng trong các tập đoàn Nhà nước mà ông thúc đẩy. Trong năm 2010, ông cũng bị buộc phải nhận trách nhiệm cá nhân cho vụ vỡ nợ của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin.
AFP dẫn lời các nhà quan sát chính trị cho rằng vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên sẽ không làm cho ông Dũng phải ra đi nhưng sẽ chĩa mũi dùi vào các đồng minh của thủ tướng
Nguồn : BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét