Petrovietnam là Tập đoàn dầu khí nộp ngân sách cho Việt Nam chiếm tới 50% trong thời kỳ bế quan toả cảng, cùng với tiến trình đổi mới tỷ lệ này ngày càng giảm dần, đên nay chiếm khoảng 24 -25% GDP của cả nước. Nghĩa là mỗi năm nộp cho ngân sách khoảng 20 – 25 tỷ USD.
Trụ sở của Petrovietnam đặt tại 18 phố Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội. Cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bao gồm Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có 08 Ban QLDA (Cụm Khí Điện Đạm Cà Mau, Ban QLDA Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Ban QLDA Công trình liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn; Ban QLDA Trường Đại học Dầu khí Việt Nam; Ban QLDA Điện lực Dầu khí Long Phú – Sông Hậu; Ban QLDA Điện lực Dầu khí Vũng Áng – Quảng Trạch;Ban QLDA Khí Đông Nam Bộ; Ban QLDA Đóng mới giàn khoan tự nâng 60M nước) và 19 công ty con:
Cùng các đơn vị liên kết:1. Tổng Công ty Thăm dò & Khai thác Dầu khí (PVEP)2. Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS)3. Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil)4. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power)5. Công ty TNHH 1TV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR)6. Công ty Thương mại và Kỹ thuật Đầu tư Petec7. Tổng công ty CP Khoan & Dịch vụ khoan DK (PVDrilling)8. Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)9. Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí (PV Trans)10. Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam (PVFC)11. Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI)12. Tổng công ty CP Dịch vụ tổng hợp Dầu khí (Petrosetco)13. Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC)14. Tổng công ty CP Phân đạm và Hoá chất dầu khí (PVFCCo)15. Tổng công ty CP Dung dịch khoan & hoá phẩm Dầu khí (DMC)16. XNLD Dầu khí Vietsopetro (VSP)17. Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi tổng hợp Dầu khí (PVTex)18. Công ty CP Giám định Năng lượng Việt Nam (EIC)19. Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Cảng Phước An
Nhìn vào thì thấy ngay một tập đoàn hiện đang nắm hàng trăm tỷ USD tài sản của đất nước. Tuy nhiên bài này sẽ chỉ đề cập đến một bí mật của Bố già Kiên, Tướng Nguyễn Văn Hưởng1. Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn2. Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank)3. Công ty Hoá dầu Long Sơn
PetroVietnam từ trước đến nay dù qua nhiều đời Thủ tướng, nhưng luôn là đơn vị trực thuộc Thủ tướng có thể do tầm quan trọng của nó, cũng có thể vì quyền lợi khủng khiếp do nó mang lại, có lẽ vì vậy mà Petrovietnam còn được đặt tên là ‘sân sau của Thủ tướng’
Bắt đầu từ thời Thủ tướng Phan Văn Khải, khi Tướng Nguyễn Văn Hưởng chỉ mới giữ vị trị Tổng cục trưởng phụ trách an ninh kinh tế, với sự môi giới và mách nước của bố già Nguyễn Đức Kiên, Hưởng và quý tử của Phan Văn Khải (Hoàn Ty) đã thiết lập một đường dây để ăn cắp tài nguyên dầu lửa của đất nước. Hưởng đã trực tiếp xuống thăm dàn khoan ngoài biển, chứng kiến các tàu nước ngoài vào nhận dầu thô tại các dàn khoan ngoài khơi rồi xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
Dự án này được bắt đầu bởi Kiên – Hưởng – Hoàn Ty và Cựu Tổng giám đốc của Petrovietnam Trần Ngọc Cảnh cùng công ty khai thác và mua dầu thô của Petrovietnam.
Thủ đoạn đã thực hiện: cứ 10 tàu được bơm đầy dầu thô thì chỉ đưa vào sổ sách 70%, còn lại 30% để bên ngoài chia nhau. Để phục vụ cho việc ăn trộm cắp tài nguyên của đất nước suốt hàng chục năm qua, Hưởng đã tổ chức đưa cả đệ tử ruột của mình ở Tổng cục an ninh để ra làm nhiệm vụ bảo vệ và ‘giám sát’, thực chất là để bảo vệ cho việc ăn cắp công khai nhưng lại che mắt được nhân viên của Petrovietnam làm việc tại giàn khoan khi nhìn thấy an ninh của Hưởng nên yên tâm mà không ai còn để ý gì. Mỗi năm PetroVietnam khai thác từ 18 triệu tấn và đến hiện nay lên tới 23 triệu tấn thì mỗi năm đã có 5 triệu tấn đến 7 triệu tấn dầu thô thất thoát bên ngoài và được ăn chia cho đường dây Mafia của Kiên – Hưởng – Trần Ngọc Cảnh – Phan Văn Khải và sau này đường dây được tiếp tục với Bố già Kiên – Hưởng – Đinh La Thăng…với phương thức đã thực hiện từ nhiều năm trước.
Để có thể phanh phui ra việc này chỉ cần tóm cổ bố già Kiên – đây là kẻ không những thiết lập và nắm trong tay cả hệ thống ăn cắp dầu thô có hệ thống tại Petrovietnam mà còn là kẻ nắm toàn bộ đường dây môi giới mua máy bay Airbus của Pháp, đường dây môi giới bán thiết bị kém chất lượng cho Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 tiêu tốn hàng tỷ đô la để sau 12 năm vẫn không chạy được và gần đây nhất là chủ soái thao túng toàn bộ các đợt thâu tóm ngân hàng Sacombank và là người thu xếp tài chính cho Nguyễn Thanh Phượng thôn tính Ngân hàng Gia Định và các công ty nhà nước cổ phần hoá như Tổng công ty rượu bia Sài Gòn, Tổng công ty Thuốc lá….
Đây là đầu mối quan trọng, từ bố già Kiên sẽ phanh phui ra nhiều đường dây tham nhũng lớn và nhóm lợi ích này đang chuẩn bị thực hiên kế hoạch thôn tính bước 2 bằng công ty mua bán nợ với chủ trương sẽ lấy tiền của nhà nước 100.000 tỷ cho công ty này bắt đầu đợt thôn tính thứ 2 sau đợt vừa rồi và tiến đến sẽ chi phối toàn bộ hệ thống chính trị của Việt Nam.
Nguồn :Theo Blog Phạm Viết Đào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét