Cách đây hơn 20 năm, trên báo Tuổi Trẻ chủ nhật số ra ngày 11/12/1988
tôi được đọc bài “Việt Nam: Xứ sở của nghịch lý” của nhà báo Huỳnh Ngọc
Chênh. Hôm nay đọc lại bài này thấy có rất nhiều thông tin về sự “nghịch lý” kia vẫn ung dung tồn tại một cách viên mãn.
Đó là nghịch lý về nghiên cứu khoa học : Ngày trước thì “ sắn giàu đạm hơn thịt bò/ hột mít thì ăn ngon và bổ hơn trứng vịt lộn
”, còn ngày nay thì cả nước có 9000 tiến sỹ nhưng Việt nam chưa có một
tạp chí nào được quốc tế công nhận cả và chỉ xếp hạng 69 về nghiên cứu
khoa học (thấp nhất trong vùng Đông Nam Á nhưng số lượng TS lại nhiều
nhất)….
Đó là nghịch lý về quản lý : “Ngày ấy người
ta in ra tờ giấy bạc ba chục đồng để nâng cao năng suất lao động của
nhân viên ngân hàng vì họ phải dành nhiều thì giờ để đếm, nhân chia. Sản xuất hàng hóa phần lớn còn ở trình độ thủ công, nhưng công việc hành chính của ta lại tiến lên tự động hóa hoàn toàn” .
Ngày nay thì những tập đoàn làm ăn kém hiệu quả như Vinashine,
Vinaline, Vinaconex…được cưng chiều, được giao nguồn vốn khổng lồ để rồi
làm thất thoát hàng chục ngàn tỷ nhưng ngài thủ tướng ( người quản lý
các tập đoàn) chỉ nhận trách nhiệm chính trị và các “con cưng” trên lại
được “tái cấu trúc” để tồn tại…
Đó là nghịch lý về dân chủ: “ Quốc
hội là cơ quan đại diện cao nhất của người dân, nhưng trong thực tế
được xem là nơi để …tán thành một cách có tổ chức và kỷ luật khi thông
qua hay hợp thức hóa mọi chuyện cần hợp thức” .
Nghịch lý này cho đến bây giờ về cơ bản vẫn vậy (ở quốc hội), còn trong
cuộc sống thì có hàng trăm nghìn thứ “phi dân chủ”: Cá lớn nuốt cá bé,
cậy chức cậy quyền, đứng trên luật pháp nhưng người dân không còn chỗ
bấu víu bởi lẽ nhà nước ta không theo thể chế tam quyền phân lập và công
an là lực lượng bảo vệ xã hội, bảo vệ người dân thế nhưng bây giờ rất
nhiều người “sợ” công an.
Lực lượng này không ít người thoái hóa, bảo kê cho xã hội đen, thậm chí
đánh người vượt quá quyền hạn dẫn đến tử vong ( trường hợp ông Trịnh
Xuân Tùng là một điển hình).
Đó là nghịch lý về thông tin: Đây là “ một nghịch lý rất đáng buồn là muốn biết chuyện trong nước phải nghe đài báo nước ngoài , và
báo chí ở TP HCM thì được tự do bênh vực và ủng hộ nhân dân Nam Phi bị
áp bức và công nhân Mỹ bị bóc lột, nhưng không được quyền bênh vực cho
người dân bị o ép ở Thuận Hải hay ở các tỉnh khác” ! Đúng. Ngày nay bộ máy tuyên truyền như gã khổng lồ.
Cả nước có gần 700 tờ báo nhưng khi sự kiện bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu thì không thấy đưa tin và những trường hợp dân oan mất đất trên khắp ba miền từ Bắc chí Nam thì báo chí quốc doanh chỉ đưa tin có lợi cho chính quyền. Chưa kể rất nhiều trường hợp báo chí không được đến tác nghiệp ( trường hợp hai nhà báo của Đài tiếng nói Việt Nam bị hành hung ở Văn Giang đến mức phải vô bệnh viện là một ví dụ).
Cả nước có gần 700 tờ báo nhưng khi sự kiện bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu thì không thấy đưa tin và những trường hợp dân oan mất đất trên khắp ba miền từ Bắc chí Nam thì báo chí quốc doanh chỉ đưa tin có lợi cho chính quyền. Chưa kể rất nhiều trường hợp báo chí không được đến tác nghiệp ( trường hợp hai nhà báo của Đài tiếng nói Việt Nam bị hành hung ở Văn Giang đến mức phải vô bệnh viện là một ví dụ).
Ngày ấy, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đã phải thốt lên “ đến nay vẫn còn có nhiều người không cho những chuyện kể trên là những nghịch lý ”.
Thế mà hơn 20 năm sau, câu chuyện “nghịch lý” này chưa có điểm dừng.
Xin tiếp tục góp thêm vào bản danh sách những nghịch lý đau lòng của những người con dân nước Việt ở những năm đầu TK 21:
- Nghịch lý 1: Yêu nước bị đàn áp.
Liên tiếp trong hai mùa hè (2011 và 2012), nhiều người đi biểu tình
phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh gây hấn và xâm lược trên biển Đông đã bị
chính quyền đàn áp.
Trong số các biểu tình viên (BTV) có nhiều nhân sỹ trí thức, các văn
nghệ sỹ, cựu chiến binh, học sinh sinh viên, các tầng lớp nhân dân…
trong số đó có nhiều người ở xa Hà Nội và TP HCM.
Những công dân đầy lương tri và trách nhiệm trước vận mệnh tổ quốc này
đã không những không được biểu dương mà còn bị các phương tiện truyền
thông của chính quyền bôi nhọ, bị gọi là “phản động”, bị “kẻ xấu xúi
giục”, bị “gây mất trật tự công cộng”, bị “làm xấu hình ảnh thủ đô hòa
bình”, bị….Trong số đó BTV Bùi Thị Minh Hằng bị bắt và đưa đi giam giữ 5
tháng trong trại Thanh Hà không qua xét xử còn các BTV khác thì bị đưa
đi giam giữ ở trại Lộc Hà (cả 2 nơi này dành cho các đối tượng phục hồi
nhân phẩm). Nghe thật hài hước.
Tôi cứ nghĩ mãi để tìm ra lời giải: Hiện nay mâu thuẫn cơ bản và nguy
hiểm nhất là quyền lợi dân tộc và quyền lợi của Đảng mâu thuẫn nhau. Nếu không thì tại sao trước họa xâm lăng chính quyền lại thẳng tay đàn áp người yêu nước?
Nếu việc này còn tiếp diễn thì chắc chắn trong tương lai cái trại Lộc
Hà sẽ trở thành điểm tham quan du lịch nơi ghi dấu danh sách những biểu
tình viên chống Tầu – một tài nguyên du lịch nhân văn của thủ đô.
- Nghịch lý 2: Đi sơ tán giữa thời bình.
Để thể hiện lòng yêu nước trước họa xâm lăng và thực hiện quyền biểu
tình của công dân được hiến pháp ghi nhận, nhiều người đã phải đi “sơ
tán” (không ngủ ở nhà) để tránh việc bị chính quyền cho người chặn cửa,
theo dõi, cầm chân…trước mỗi chủ nhật “xuống đường”.
Đội quân “sơ tán” này đủ thành phần từ người già (cụ Lê Hiền Đức),
người trẻ và trẻ em (mẹ con Trần Thị Nga), trung niên (Blogger Phương
Bích)…
- Nghịch lý 3: Đem thanh niên, học sinh ra làm hàng rào ngăn chặn biểu tình còn cảnh sát và an ninh đứng phía sau. Hình ảnh này đã lưu lại câu thơ trong nhân dân “ Em đứng trước dãy hàng rào sắt/ Sau lưng em sào huyệt giặc Tầu”.
- Nghịch lý 4: Thời đại thông tin mà các bloggers bị sách nhiễu.
Trước thực trạng nhiều sự kiện quan trọng bị bưng bít, các bloggers (
những người viết báo mạng) đã cam đảm đưa những thông tin trung thực đến
với nhân dân.
Để hạn chế người dân truy cập, chính quyền đã ra thông tư yêu cầu các
nhà mạng đặt tường lửa bên cạnh độ ngũ hacker chuyên nghiệp.
Với biện pháp này nhiều nhà cung cấp dịch vụ mạng đã bị mất khách hàng
(con số này được báo cáo là hàng triệu người bỏ thuê bao). Những bloggers tên tuổi còn được chính quyền và xã hội đen “chăm sóc” bằng nhiều hình thức.
Trường hợp TS Nguyễn Xuân Diện bị hành hung ở Viện Hán Nôm và mới đây
anh bị sở Thông Tin Truyền Thông ( 4T) gửi giấy bắt nộp phạt vì “ lợi
dụng trang thông tin điện tử cá nhân để cung cấp thông tin gây phương
hại đến trật tự an toàn xã hội”.
Quyết định của sở 4T vô căn cứ, đã quy chụp, vu khống nên TS Diện đã
ngay lập tức phản hồi “tôi sẽ xem xét để khiếu nại hoặc khởi kiện đối
với quyết định này”.
Ngoài TS Diện, nhiều bloggers đã bị đánh phá trang mạng nên phải liên
tục “xây nhà”, “dọn nhà” như Anh Ba Sàm, Quê Choa, Nguyễn Trọng Tạo…
- Nghịch lý 5: Sống trong thời bình mà người dân cảm thấy bất an hơn trong thời chiến.
Nếu nhà nước làm cuộc điều tra XHH tôi tin là số người đồng tình với nhận xét trên đây từ 80% đến 90%. Chưa có khi nào mà danh sách tin “cướp, giết, hiếp” cứ ngày một dài trên báo và các phương tiện truyền thông. Đây là dấu hỏi lớn cho việc xây dựng, quản lý và điều hành xã hội.
- Nghịch lý 6: Không thể kể tên hết các nghịch lý.
Nếu kể thêm ra như : Người ngay sợ kẻ gian, người dốt dậy người giỏi,
học giả bằng thật, kẻ bất lương bắt nạt người lương thiện, “ông chủ” thì
nghèo mà “đầy tớ” thì giàu, kẻ tham nhũng được giao trọng trách chống
tham nhũng….thì danh sách này sẽ còn dài lắm.
Với những gì nêu ra trên đây, tôi lại lẩm cẩm tự lẩm bẩm một mình “Việt
Nam có nên tự hào nói rằng DÂN CHỦ GẤP VẠN LẦN các nước tư bản và nhận
mình là NƯỚC HẠNH PHÚC THỨ HAI trên thế giới hay không???”
Nguồn : NGUOILOTGACH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét