Hôm nay 9 ngàn tàu cá của
Trung Quốc lại tràn xuống biển Đông vào ngày
lệnh hoãn đánh cá của Bắc Kinh chấm dứt. Việt
Nam lại gánh thêm một đòn nữa của nước láng
giềng”16 chữ vàng”, sau một loạt hành động của
Trung Quốc trắng trợn và ngang nhiên xâm phạm
chủ quyền lãnh thổ lãnh hải Việt Nam.
Bắc Kinh đã thiết lập
hệ thống hành chánh, quân sự và tư pháp cho
thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc
Hoàng Sa của Việt Nam. Hạm đội Nam hải rục
rịch tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa. Hôm
thứ ba phát ngôn viên bộ quốc phòng, đại tá
Cảnh Nhạn Sanh, tuyên bố hệ thống tuần tra
sẵn sàng chiến đấu thông thường đã được
thiết lập tại vùng biển thuộc quyền tài phán
của Trung Quốc. Bộ quốc phòng Trung Quốc
không quên nhắc lại rằng Bắc Kinh có chủ
quyền không thể tranh cãi tại khu vực Biển
Đông, và phản đối bất cứ sự can thiệp quân
sự nào vào vùng này.
Tất cả những hành động đó cùng với cuộc ra quân đánh cá hôm nay đều nằm trong kế hoạch của một chuỗi hoạt động liên hoàn để tỏ phản ứng quyết liệt với bộ luật biển của Việt Nam được ban hành ngày 21 tháng 6.
Trong những hành động đó thì việc thiết lập các cơ sở cai trị từ cái gọi là thành phố Tam Sa là việc nghiêm trọng nhất, không khác nào một “cú đạp lịch sử” như Hà Nội từng làm với dân mình. Thử nghĩ tại sao Bắc Kinh phải rêu rao ngay việc bổ nhiệm tư lệnh quân sự và chính uỷ Tam Sa, nhất là việc xây nhà giam để nhốt ngư dân Việt Nam? Bắc Kinh nhất quyết làm mất mặt Hà Nội là để chà đạp luật biển của Việt Nam, và cương quyết xác định chủ quyền sai trái của họ ở biển Đông.
Hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ với Việt Nam khởi đầu vào đầu năm, với chuyến thăm của 4 nghị sĩ, trong đó có hai nhân vật nhiều thế lực trong chính trường lưỡng đảng của Hoa Kỳ là ông John McCain và Joseph Lieberman, đến Việt Nam để thảo luận với Hà Nội về quan hệ song phương Mỹ-Việt. Kế đó đến lượt Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương, Kurt Campbell, thăm Việt Nam và xác nhận Washington muốn nâng quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược.
Sau đó, bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta đến Việt Nam hồi tháng sáu, rồi đến những chuyến thăm viếng công tác của các tàu hải quân Mỹ, và nổi bật nhất là chuyến công du sang Việt Nam và châu Á của Ngoại trưởng Hillary Clinton, với những lời tuyên bố ngụ ý bênh vực Việt Nam tuy xác định không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp biển Đông.
Trong khi đó thì tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC đã có một hành động rất ngoạn mục là tuyên bố quay lại tiếp tục thăm dò lô dầu khí ước đoán số 128, là lô bị Trung Quốc mời thầu chồng lấn cho tới lô 132. Chủ tịch Trương Tấn Sang đi Nga nói chuyện kinh tế, và từ đó có tin đồn về việc Nga có thể trở lại Cam Ranh.
Ngay hôm sau bộ quốc phòng vội vã cải chính là ông tướng hải quân chưa bao giờ nói như vậy trong cuộc phỏng vấn với phóng viên hãng thông tấn Ria-Novosti, còn nói rằng phóng viên đã đưa tin giật gân thất thiệt.
Hoa Kỳ tuồng như còn chờ xem đường lối chính sách của Việt Nam ra sao, giữa ngã ba đường; một ngã là hy sinh quyền lợi riêng để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, vì quyền lợi thiêng liêng của tổ quốc, còn ngã đường kia là quyền lợi của đảng Cộng Sản Việt Nam muốn được “muôn năm trường trị” trên dải đất Việt Nam.
Việt Nam lúc này khó lòng ngồi yên mà “phân vân” để trông chờ ở nước ngoài, mà phải siết chặt đoàn kết toàn dân để chuẩn bị một trận chiến ở biển Đông vào giữa năm tới trở đi, khi mà Bắc Kinh rục rịch dồn quân xuống trên biên giới phía bắc. Từ giờ phút này lúc nào cũng có thể xảy ra những hành động vũ lực nhỏ lẻ của Trung Quốc để thăm dò phản ứng của Việt Nam và thế giới. Không thể tránh khỏi đụng chạm khi Bắc Kinh cố tình tung ra những hành động ức hiếp bằng vũ lực trên biển Đông, nói là bảo vệ chủ quyền “không thể bàn cãi” để cho hằng ngàn tàu cá của Trung Quốc ngang nhiên và hỗn hào xâm phạm lãnh hải 200 hải lý của Việt Nam như ao nhà của Bắc Kinh.
Khi thế trận sẵn sàng thì có hy vọng mong manh là Trung Quốc sẽ chùn tay. Nhưng môt khi Bắc Kinh nhất quyết tiến tới chiến tranh, thì điều khẩn thiết và quan trọng nhất là chính quyền phải thu phục được nhân tâm, để vận dụng toàn lực quốc gia bảo vệ đất nước.
Một chuỗi liên hoàn
Cần nhắc lại thêm là trước đó, hôm 23 tháng 6, Trung Quốc đã gọi thầu 9 lô dầu khí ước đoán, nằm hẳn trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 12 tháng 7, 30 tàu cá Trung Quốc gồm cả tàu tiếp vận đã đến tận Đá Chữ Thập ở Trường Sa để đánh cá. Trung Quốc làm rầm rộ cho việc thiết lập các cơ sở của Tam Sa ở đảo Phú Lâm cùng lúc với lời loan báo chuẩn bị tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa, và 26 tháng 7 thì tàu cá của Việt Nam bị “tàu lạ” đâm chìm…Tất cả những hành động đó cùng với cuộc ra quân đánh cá hôm nay đều nằm trong kế hoạch của một chuỗi hoạt động liên hoàn để tỏ phản ứng quyết liệt với bộ luật biển của Việt Nam được ban hành ngày 21 tháng 6.
Trong những hành động đó thì việc thiết lập các cơ sở cai trị từ cái gọi là thành phố Tam Sa là việc nghiêm trọng nhất, không khác nào một “cú đạp lịch sử” như Hà Nội từng làm với dân mình. Thử nghĩ tại sao Bắc Kinh phải rêu rao ngay việc bổ nhiệm tư lệnh quân sự và chính uỷ Tam Sa, nhất là việc xây nhà giam để nhốt ngư dân Việt Nam? Bắc Kinh nhất quyết làm mất mặt Hà Nội là để chà đạp luật biển của Việt Nam, và cương quyết xác định chủ quyền sai trái của họ ở biển Đông.
Thách thức Mỹ
Chẳng những thế, Bắc Kinh còn có mục đích không kém quan trọng là phản ứng đáp trả những hành động của Hoa Kỳ về Việt Nam.Hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ với Việt Nam khởi đầu vào đầu năm, với chuyến thăm của 4 nghị sĩ, trong đó có hai nhân vật nhiều thế lực trong chính trường lưỡng đảng của Hoa Kỳ là ông John McCain và Joseph Lieberman, đến Việt Nam để thảo luận với Hà Nội về quan hệ song phương Mỹ-Việt. Kế đó đến lượt Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương, Kurt Campbell, thăm Việt Nam và xác nhận Washington muốn nâng quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược.
Sau đó, bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta đến Việt Nam hồi tháng sáu, rồi đến những chuyến thăm viếng công tác của các tàu hải quân Mỹ, và nổi bật nhất là chuyến công du sang Việt Nam và châu Á của Ngoại trưởng Hillary Clinton, với những lời tuyên bố ngụ ý bênh vực Việt Nam tuy xác định không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp biển Đông.
Phản ứng của Việt Nam
Chính quyền Việt Nam đã có phản ứng mạnh về mặt ngoại giao, người dân cũng sôi sục tinh thần chống Trung Quốc bằng những cuộc biểu tình và những lời phát biểu trên hệ thống truyền thông giao tế xã hội, gọi là lề trái.Trong khi đó thì tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC đã có một hành động rất ngoạn mục là tuyên bố quay lại tiếp tục thăm dò lô dầu khí ước đoán số 128, là lô bị Trung Quốc mời thầu chồng lấn cho tới lô 132. Chủ tịch Trương Tấn Sang đi Nga nói chuyện kinh tế, và từ đó có tin đồn về việc Nga có thể trở lại Cam Ranh.
Sợ mất nước hay sợ mất quyền?
Tuy nhiên những sự
kiện vừa nói lại cho thấy thái độ khá lạ
lùng của chính quyền Việt Nam, mà nói là
lưng chừng cũng chưa đủ nghĩa.
Hà Nội đã cho biểu
tình một cách đầy miễn cưỡng, trong khi Sài
Gòn chỉ được một lần ngắn ngủi rồi sau đó
dứt hằn. những người bị giam tù và bị hành
hạ vì chống Trung Quốc cũng vẫn bị giam nhốt
không nương tay, trong khi những người bất
đồng chính kiến tiếp tục ra toà lãnh án nặng
nề.
Ách đàn áp vẫn ám ảnh
khủng khiếp khiến xảy ra vụ tự thiêu của
thân mẫu blogger Tạ phong Tần. Rõ ràng là
ngoài mặt, trên bình diện ngoại giao, thì tỏ
ra chống Trung Quốc mạnh mẽ, nhưng bên trong
vẫn nể sợ sự giận dữ của Bắc Kinh và đề
phòng nghiêm ngặt đói với cái gọi là “diễn
biến hoà bình”.
Người ta không hiểu
được cách hành xử đó của Hà Nội. Trong khi
đang cần một lòng đoàn kết, ít nhất Việt Nam
cũng cần chứng tỏ toàn dân mình sôi sục
chống Trung Quốc xâm lược dưới mọi hình thức
và sẵn sàng hy sinh như giới truyền thông
yêu nước “lề trái” ở trong nước vẫn thường
đòi hỏi.
Nếu trước đây nói là
phải trấn áp công luận để vuốt ve Trung Quốc
và giải quyết ngoại giao hoà bình, thì người
dân nghe đã khó lọt tai nhưng còn miễn cưỡng
tìm hiểu; nay đã ở vào thế không thể lùi
bước nhưng Hà Nội vẫn khống chế người dân
thì để làm gì?
Khó lòng giải thích
được gì hơn rằng đó là sự bối rối mất phương
hướng về chiến lược, vì dùng dằng giữa lợi
ích chủ quyền lãnh thổ của quốc gia và lợi
ích thống trị của đảng cầm quyền.
Nước ngoài còn lưỡng lự
Trong khi đó trên bình diện quốc tế, MátX-Cơ-Va đã cải chính lập tức những điều mà tướng Tư lệnh hải quân Nga Vikttor Chirkov nói vào hôm Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đến thủ đô Nga ngày 26 tháng 7. Tướng Chirkov nói là “Nga đang tìm cách để hải quân Nga đồn trú ở những căn cứ tại nước ngoài trong đó có Việt Nam, Cuba và Seychelles”.Ngay hôm sau bộ quốc phòng vội vã cải chính là ông tướng hải quân chưa bao giờ nói như vậy trong cuộc phỏng vấn với phóng viên hãng thông tấn Ria-Novosti, còn nói rằng phóng viên đã đưa tin giật gân thất thiệt.
Giới quan sát ước
đoán là tướng Viktor Chirkov hẳn là đã có
nói một điều nào đó về các căn cứ nước
ngoài, nhưng tiết lộ kế hoạch như vậy có thể
khiến Trung Quốc và nước khác có đối sách
ngăn chặn, bất lợi cho Nga về ngoại giao và
chính trị, cho nên bộ quốc phòng buộc lòng
phải cải chính.
Dù sao chăng nữa việc
Nga có thể trở lại Cam Ranh cũng là một việc
có xác suất xảy ra rất thấp.
Về phía Hoa Kỳ,
Washington tuy mong muốn đối tác chiến lược
nhưng lại có vẻ chưa quyết định kết hợp liên
minh vững chắc với Việt Nam, trong khi Việt
Nam cũng còn phân vân lưỡng lự. Hoa Kỳ tuồng như còn chờ xem đường lối chính sách của Việt Nam ra sao, giữa ngã ba đường; một ngã là hy sinh quyền lợi riêng để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, vì quyền lợi thiêng liêng của tổ quốc, còn ngã đường kia là quyền lợi của đảng Cộng Sản Việt Nam muốn được “muôn năm trường trị” trên dải đất Việt Nam.
Việt Nam lúc này khó lòng ngồi yên mà “phân vân” để trông chờ ở nước ngoài, mà phải siết chặt đoàn kết toàn dân để chuẩn bị một trận chiến ở biển Đông vào giữa năm tới trở đi, khi mà Bắc Kinh rục rịch dồn quân xuống trên biên giới phía bắc. Từ giờ phút này lúc nào cũng có thể xảy ra những hành động vũ lực nhỏ lẻ của Trung Quốc để thăm dò phản ứng của Việt Nam và thế giới. Không thể tránh khỏi đụng chạm khi Bắc Kinh cố tình tung ra những hành động ức hiếp bằng vũ lực trên biển Đông, nói là bảo vệ chủ quyền “không thể bàn cãi” để cho hằng ngàn tàu cá của Trung Quốc ngang nhiên và hỗn hào xâm phạm lãnh hải 200 hải lý của Việt Nam như ao nhà của Bắc Kinh.
Vận dụng đồng minh, thu phục nhân tâm
Trong tình cảnh này Việt Nam phải vận động mọi sự trợ giúp của nước ngoài, từ Hoa Kỳ, từ Ấn Độ, từ Nhật Bản, từ Liên Bang Nga. Những nước đó đều có quyền lợi thiết yếu ở biển Đông, như Nhật Bản, Hoa Kỳ, hay quyền lợi thiết thực ở nơi đó, như Ấn Độ, Liên Bang Nga. Ngoài ra còn cóKhi thế trận sẵn sàng thì có hy vọng mong manh là Trung Quốc sẽ chùn tay. Nhưng môt khi Bắc Kinh nhất quyết tiến tới chiến tranh, thì điều khẩn thiết và quan trọng nhất là chính quyền phải thu phục được nhân tâm, để vận dụng toàn lực quốc gia bảo vệ đất nước.
Lịch sử nhiều lần
chứng minh rằng khi toàn dân một lòng và
quốc gia có đủ lực lượng vũ trang hùng hậu
để đương đầu thì Việt Nam thường chiến
thắng,
Tuy nhiên lịch sử
Việt Nam cũng từng cho thấy nhà Hồ đã làm
mất nước váo tay quân Tàu khi lòng dân không
quy phục, trăm họ không muốn liều thân bảo
vệ ngai vàng cho những quân vương gian xảo
bất chính, dù cha con Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên
Trừng đều là những nhân vật tài ba xuất
chúng, cơ trí hơn người
Nguồn :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét