17 thg 12, 2010
Cảnh sát đứng đầu bảng về tham nhũng
Cảnh sát được cho là ngành đứng đầu bảng về thamnhũng ở Việt Nam, hơn cả giáo dục hay hành chính công. Song người dân tin tưởng khá mạnh mẽ vào các thể chế chính trị (đặc biệt là Quốc hội vàĐảng) trong chống tham nhũng – theo kết quả khảo sát của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) năm 2010.
Tổ chức Hướng tới Minh bạch, cơ quan đầu mối của TI tại Việt Nam sáng nay công bố kết quả khảo sát "Phong vũ biểu Toàn cầu 2010", một khảo sát ý kiến người dân trên phạm vi toàn thế giới về tham nhũng của TI thực hiện tại 86 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Trong khảo sát lần đầu tiên tiến hành đầy đủ ở Việt Nam, TI tiến hành nghiên cứu tại 5 thành phố lớn: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ. Cảm nhận chung của đại đa số người dân đô thị ở Việt Nam, theo TI, đó là tham nhũng đang gia tăng trong 3 năm qua,trong đó tham nhũng gia tăng được cảm nhận nhiều hơn ở phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội.
Một trong những kết quả chính, theo khảo sát, là cảnhsát được cho là ngành đứng đầu bảng về tham nhũng ở Việt Nam (82%), hơncả giáo dục hay hành chính công.
Không chỉ ở Việt Nam, tại nhiều nước ởTrung Đông, Bắc Phi, châu Mỹ La tinh, ở các quốc gia mới độc lập, hay một số nước châu Á – Thái Bình Dương, cảnh sát cũng bị "ghi danh" là cơ quan nhận hối lộ nhiều nhất.
Lĩnh vực có tham nhũng ở Việt Nam xếp sau cảnh sát làgiáo dục (67%), cán bộ nhà nước, nhân viên hành chính công (61%). Tiếp đến là tư pháp, giới kinh doanh…
Với giáo dục, 86% người ở Hà Nội cảm nhận có tham nhũng. Cảm nhận về tham nhũng song người dân tin tưởng khá mạnh mẽ vào các thể chế chính trị (đặc biệt là Quốc hội và Đảng) trong chống tham nhũng, tin tưởng ở xã hội như giới truyền thông, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo…
Cũng theo khảo sát của TI, hối lộ nhỏ tăng đáng kể tại hơn 20 quốc gia. Số người báo cáo đưa hối lộ nhiều nhất năm 2010 ở Afghanistan, Campuchia, Cameroon, Ấn Độ, Iraq, Liberia, Nigeria, Palestine, Senegal, Sierra Leone và Uganda với tỉ lệ 50% người trả lời có đưa hối lộ trong vòng 1 năm qua.
Trong khi đó, tại Việt Nam, tình trạng hối lộ diễn raở các đô thị với 84% cho rằng nhằm để "đẩy nhanh công việc" và có một thực trạng đó là người Việt Nam phải đưa hối lộ nhiều hơn so với người dân ở các nước láng giềng như Campuchia, Thái Lan, Indonesia… nhưng lại nhận định tích cực hơn về nỗ lực của Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng so với nhận định của người dân các nước láng giềng.
TI đưa ra một số khuyến nghị, trong đó nhấn mạnh ViệtNam tiếp tục tăng cường hơn nữa sự tham gia của những thể chế chính trị, cơ quan được tin cậy như Quốc hội, Đảng, xã hội (truyền thông, tổ chức phi chính phủ, người dân) cũng như các nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Chính phủ nhằm khắc phục các thách thức, tồn tại. Bên cạnh đó,cần tập trung nỗ lực phòng, chống tham nhũng vào các ngành, khu vực có nguy cơ và tồn tại tham nhũng cao như ngành cảnh sát, giáo dục…
L. T.
Nguồn: Vietnamnet
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét