Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

15 thg 12, 2010

HAI NỀN KINH TẾ VỚI BỘ XƯƠNG THỦY TINH


Trong bốn nước CS cuối cùng còn sót lại trên thế giới , thì Trung quốc , Việt Nam , có những bước đi giống nhau , nếu không muốn nói là Việt Nam bê nguyên xi mô hình TQ . Vì ĐCS Việt Nam xét cho cùng , kể từ khi thành lập có sáng tạo được gì mới đâu , không Stalin thì cũng Mao . Toàn sao y bản chính .
Ngay chính Hồ Chí Minh đã từng phát biểu “ Tất cả , Stalin và Mao đã nói về CNCS , tôi không có ý kiến gì ?” . Cả hai nước CS này đều áp dụng chính sách đổi mới , chấp nhận một nền kinh tế đa thành phần , dần được điều tiết theo cơ chế thị trường , nhưng theo định hướng XHCN . Tuy thời gian xuất phát điểm có khác nhau , nhưng có chung mục đích: Tiến lên CNXH , thông qua phát triển TƯ BẢN .

Thử nhìn lại chặng đường 32 năm (18/12/1978) đổi mới của Trung Quốc và 24 năm đổi mới của Việt Nam (1986-2010) , xem xét lại những cái được , mất , để có cái nhìn tổng quan và khách quan về chủ trương đổi mới này .
Trước hết tác giả đổi mới Trung Quốc: Đặng Tiểu Bình , gia nhập đoàn thanh niên CS năm 1922 tại Pháp , và tham gia ĐCS Trung Quốc cuối 1922 . Đây là thời gian tại Nga , Lenin đang tiến hành chính sách Kinh tế mới(NEP) để vực dậy nền kinh tế đang kiệt quệ cuả Nga sau nội chiến . Chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Lenin thời kỳ 1920-1924 . 1966 trong cách mạng văn hóa ,
Đặng bị đánh gía là “tên thứ hai trong đảng đi theo chủ nghĩa tư bản” . 1969-1972 Đặng và vợ bị đầy đến Giang Tây , cách ly với các con.
Sau khi bè lũ bốn tên bị triệt hạ , lên nắm quyền ,Đăng Tiểu Bình với tư chất thông minh , vị lợi , bất chấp thủ đoạn , không khác với Lenin đã hiểu rằng: từ một nước nông nghiệp lạc hậu , không thể tiến lên CNXH được ,
Đặng với câu danh ngôn : “ Mèo trắng , mèo đen , miễn bắt được chuột”, đã đi vào lịch sử .
Đặng đã áp dụng chính sách cải cách và mở cửa nền kinh tế :chấp nhận một nền KT gồm nhiều thành phần , nhưng theo định hướng XHCN . Với chính sách đổi mới này Đặng Tiểu Bình và các nhà lãnh đạo Trung Quốc sau này , đã thành lập 5 đặc khu kinh tế duyên hải , nhằm thu hút đầu tư nước ngoài .
Trung Quốc đã có những bước tiến thần kỳ , từ một nước có nền kinh tế lạc hậu , không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của nhân dân . Trung Quốc đã có quá trình công nghiệp hóa tiến nhanh trên quy mô lớn , công nghiệp chế biến , chế tạo trên dưới 20% năm . Công nghiệp điện gia dụng , xe hơi , máy tính cá nhân v,v…. chiếm 40% tổng sản lượng thế giới .
Trung Quốc trở thành Đại Công Xưởng của thế giới , trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới với mức dự trử 2,65 ngìn tỷ USD .

Nhìn lại Việt Nam sau 20 năm đổi mới , từ một đất nước thoát ra cuộc nội chiến 21 năm , từ chổ phải , ngữa tay ăn mày thế giới CS , đến thập niên 90 của thế kỷ 20 đã vươn lên thành một nước thứ 2 xuất khẩu gạo trên thế giới .
Nhưng đằng sau sự phát tiển ấn tượng đó , cái giá phải trả là gì ? .Theo nghiên cứu và báo cáo của Trần-Mitsubishi(2008-2010) , đối chiếu với kết quả nghiên cứu và công bố của Bloomberg và IMF , thì trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc thì sản phẩm có hàm lượng kỷ thuật cao , tạo ra nhiều giá trị thặng dư , chỉ chiếm 29,4% , tương tự Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ 8% , sản phẩm có hàm lượng kỷ năng lao động thấp tương đương 36,5% và 36,4% , khoáng sản , bán thành phẩm và sản phẩm công nghiệp có hàm lượng kỷ thuật thấp , là tương đương nếu so sánh về quy mô diện tích và dân số .Nhìn chung lại trong cơ cấu XK của TQ và VN , hàng CN chiếm gần 60% chủ yếu là những ngành dùng nhiều lao động giản đơn , luôn phải phụ thuộc vào nguyên liệu hoặc sản phẩm trung gian nhập khẩu .
Máy móc hoặc những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao chỉ chiếm trung bình từ 8-10% tổng xuất nhập khẩu . Do đó dể thấy rằng ngoài chi phí nhân công thấp(bình quân o,86 us/ giờ) , các chi phí khác cũng thấp do nguồn cung dư thừa và giá thấp do sự kiểm soát giá cả của chính phủ và ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch , mệnh lệnh kiểu xô viết . Chủ yếu là bán rẻ tài nguyên , khoáng sản .

Nhưng trong 29,4% sản phẩm có hàm lượng kỷ thuật cao của Trung quốc và 8% của Việt Nam thì đa số là của các MNCS (các công ty đa quốc gia) Mỹ , Nhật , Hàn Quốc , Đài Loan trong chiến lược triển khai phân công lao động , vùng nguyên liệu , tài nguyên , khoáng sản trên quy mô toàn cầu , trong các chuổi cung ứng (supply chains). Các công ty Nhật Canon , Sumiden ,Hitachi , Sanyo và các công ty Hàn quốc , Đài Loan đang đầu tư vào các khu công CN miền bắc Việt Nam , chỉ để bổ xung vào mạng lưới sản xuất của họ ở vùng Hoa Nam Trung quốc cho chiến lược triển khai chuổi cung ứng .

Nền kinh tế Trung quốc , Viêt Nam đều dựa quá nhiều vào đầu tư nước ngoài , hơn 60% . Trong các sản phẩm có hàm lượng kỷ thuật thấp , trung bình , thì ngược lại nhập siêu cho khu vực này lại rất cao . Điều này nói lên rằng TQ, VN chỉ gia công , lắp ráp , nói cho sang là nền kỷ thuật cle , tournevite trong thế kỷ 21 .
Với 938 tỷ nhập siêu mổi năm , thì con số dự trử 2,65 nghìn tỷ chỉ đủ để nhập khẩu trong gần 30 tháng , tương tự ở VN lượng dự trử hiện tại chỉ đủ cho 18 tháng .

Để đạt được những thành tựu trên TQ và VN đã phải đánh đổi điều gì?-Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt , gần đây TQ đã phải sang tận các nước châu Phi để mua quyền khai thác các mỏ . Trong cơ cấu xuất khẩu của VN, hết 50% là dầu mỏ , than đá và các loại khoáng sản…
-

Ô nhiễm môi trường , chắc chúng ta không ai xa lạ về việc con sông Thị Vải bị bức tử bởi Vedan , và người dân miền bắc cũng đã quá quyen với sự chịu đựng mùi hôi thối của các con sông Tô Lịch , Kim Ngưu… . Những làng ung thư ở Vĩnh Phú , Thái Nguyên .

Theo International Herlad Tribune trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước , hơn 60% không có hệ thống xử lý nước thải . Tại TQ 07/2009 dân chúng tp Lưu Dương , tỉnh Hồ Nam đã xuống đường biểu tình phản đối việc các nhà máy hóa chất xả thẳng chất thải độc hại ra sông làm nhiều người chết và bị ngộ độc.
Cuối tháng 7 nhân dân tp Xích Long thuộc Nội Mông đã biểu tình phản đối viện bào chế thuốc xả ammoniac ra môi trường làm 245 người chết và hàng ngàn người bị nhiễm độc .
Công ty hóa học Tứ Xuyên đã thải nitrate ammonium ra sông Tô Giang và phụ lưu sông Dương Tử làm cả triệu người dân Thành Đô không có nước uống trong một thời gian dài .
Một nhà máy tai Hắc Long Giang thải benzene ra song Tùng Hoa , tp Cáp nhỉ Tân và Khabarovsk không có nước uống trong nhiều ngày…
FORBES nhận định ở VN , TQ là nơi hầu như có quyền đầu độc người dân .

-Đối diện với thiên tai , ngày càng có những hậu quả nặng nề , năm sau khốc liệt hơn năm trước . Với sự phát triển quá nóng do sự nóng vội của những nhà lãnh đạo với mong muốn tiến nhanh tiến mạnh lên CNXH , các ngành luyện kim , xi măng , đóng tàu , khai thác mỏ …TQ và VN đang phải đối mặt với khủng hoảng thiếu năng lượng .

Do đó các thủy điện khổng lồ Tiểu Loan , Tam Điệp (sông Dương Tử , Trường Giang) và vô số các thủy điện quy mô vừa và nhỏ đang được xây dựng trên suốt chiều dài 4350km của song Mekong trong lãnh thổ TQ , đã gây ra những trận lũ lụt kinh hoàng .
Theo China daily 18/07/2010 hơn 568.000 người ở 62 huyện và thành phố ở Tứ Xuyên phải di tản , tại Quxian một nữa huyện bị ngập trong nước , nơi sâu nhất là 10m nước .21/06/2010 do nguy cơ vỡ đập Tam Điệp , phải xả nước phía Nam làm các tỉnh Phúc Kiến , Giang Tây , Hồ Nam … chìm trong biển nước , theo UB chống và kiểm soát hạn hán , lũ lụt TQ tính đến 29/07/2010 đã có 645 người chết 10,42 triệu người ở 10 tỉnh dọc sông Dương Tử phải sơ tán , ảnh hưởng đến cuộc sống của 140 triệu người ở các tỉnh miền Nam TQ.

Tại miền Trung-Tây Nguyên Việt Nam có 97 đập thủy điện với dung tích 2,4 tỷ m3 nước và 27 hồ chứa nước với dung tích dự trử 6,4tỷ m3 , quả là những trái bom nước lơ lững trên cao , chưa kể những đập vừa và nhỏ mà nghành điện không quản lý (theo Nguyễn Xuân Diện , cục trưởng cục quản lý đê điều và phòng chống lụt bão) .
Tổng lượng nước mưa 2009 nhỏ hơn 1999 nhưng đỉnh lũ lại vượt đỉnh lũ lịch sử 1999 , có nơi cao hơn 1,5m . Chính hệ thống các đập thủy điện , thủy lợi sây dựng dày đặc trên địa bàn miền Trung-Tây Nguyên là tác nhân gây nên tình trạng lũ chồng lũ . Sinh mạng ,tài sản của nhân dân miền Trung đã bị hy sinh để giải quyết nhu cầu năng lượng cho sản xuất của chính phủ VN.


-Đối diện với Nhân tai . Từ 2005 – 2010 TQ đã tử hình không biết bao cán bộ ở các cấp , từ TW xuống địa phương , từ phó chủ tịch QH cho đến trưởng CA huyện. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng cách biệt giữa tầng lớp dân thành thị , tập trung ở vùng duyên hải TQ Thâm Quyến , Hạ Môn , Chu Hải , Thượng Hải v,v… với gần 80% dân số còn lại , vẫn sống bằng nông nghiệp với thu nhập không đủ sống . Số lượng nông dân từ bỏ ruộng đồng kéo về vùng duyên hải , làm dân nhập cư , phải kiếm sống bằng lao động giản đơn với mức thu nhập 1us/ ngày , càng ngày càng gia tăng .
Tại VN tình trạng tham nhũng cũng khủng khiếp , đến nỗi câu phát biểu của Phó Thủ Tướng Ngyễn Sinh Hùng đã đi vào lịch sử “ Nếu kỷ luật quan chức , cán bộ , thì lấy đâu ra người làm việc” .
Văn hóa , đạo đức xã hội , quan hệ giữa người với người ngày càng bị băng hoại , suy đồi . Chỉ cần một cái nhìn đểu , một câu nói phật ý là cha , con , anh em , bạn bè có thể tước đi mạng sống của nhau . Tinh thần “Tôn sư trọng đạo” truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc bị hủy hoại , khi mà trò đánh thầy , thầy lạm dụng tình dục học trò gái xẩy ra hằng ngày suốt từ Bắc vào Nam trên mảnh đất 4000 năm văn hiến .
Đánh đổi các điều nguy hại trên để có được một nền kinh tế với xương sống dựa vào chủ yếu là đầu tư nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia tận dụng thời cơ ngắn hạn để thu lợi tối đa . Với những dây chuyền lắp ráp , kỹ thuật lạc hậu , lỗi thời , tận dụng sức lao động rẻ mạt , hoặc lợi dụng những lợi thế về tài nguyên , năng lượng của TQ và VN . Các công ty đa quốc gia với công nghệ trình độ tournevite , máy hàn , dựa trên hàng rào bảo hộ về thuế tận dụng thời cơ ngắn hạn để thu lợi nhanh nhất . Không có một nhà đầu tư nào yên tâm bỏ tiền vào đầu tư vào công nghiệp phụ trợ , đòi hỏi phải đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn dài .Tại sao ? Vì thế giới Tư Bản không lạ gì bộ mặt đểu cáng , lật lọng của Lenin với chính sách kinh tế mới(NEP) thập niên 20-30 thế kỷ 20 . Do đó không một nhà tư bản nào có một kế hoạch nghiêm túc , đứng đắn đầu tư lâu dài tại VN cũng như TQ .Vì không một ai lại cam tâm mắc lỡm , lần thứ hai , khi mà các nhà lãnh đạo ĐCS VN , TQ vẫn to mồm “Kiên định con đường đi lên CNXH , lấy chủ nghĩa MAC-LE làm kim chỉ nam” , ngón bịp đã bị cộng đồng quốc tế lật tẩy.

Chỉ có hai con bạc bịp TQ , VN , hết ngón , đành phải liều mình dở ngón cũ “ Kinh tế thị trường , theo định hướng XHCN” trên chiếu bạc quốc tế , mà các tay chơi sừng sỏ đã nhẳn mặt , biết tẩy . Và kết quả là sẽ bị các tập đoàn đa quốc gia , lợi dụng đẩy gánh nặng ô nhiễm môi trường , khủng hoảng năng lượng , thiên tai sang cho VN , TQ.Cháy túi và thua bạc là kết quả thấy trước mắt trong một tương lai không xa . Không phải ngẫu nhiên mà liên doanh Sony , Hanel đóng cửa và gần đây sau Ford , Toyota , thu hẹp sản xuất và dần chuyển qua kinh doanh xe đã qua sử dụng từ 26/06/2010Do đó nền KT của TQ , VN với những đặc điểm:Dựa quá nhiều vào đầu tư nước ngoài với công nghệ lạc hậu, chủ yếu là gia công lắp ráp , trình độ tournevite . Năng xuất lao động thấp , trình độ quản lý cấp trung , cao cấp kém . Tiêu hao năng lượng cho một đơn vị sản phẩm cao hơn từ 30% đến 40% so với các nước tiên tiếnDựa chủ yếu vào việc xuất khẩu thô tài nguyên , khoáng sản .Không có một nền công nghiệp nặng , hoặc công nghiệp chế biến tiên tiến .

Đối diện với những vấn nạn về sự cạn kiệt tài nguyên , ô nhiễm môi trường , thiên tai , truyền thống văn hóa , đạo đức xã hội băng hoại .Nền KT của VN và TQ giống như hai người anh em cùng mắc một chứng bịnh nan y “xương thủy tinh” , có thể gãy vụn bất cứ lúc nào nếu có những va chạm nhẹ , hoặc có sự thay đổi về chiến lược toàn cầu của sác tập đoàn đa quốc gia .Lúc đó kim chỉ nam của chủ nghĩa MAC-LE sẽ chỉ cho các nhà lãnh đạo ĐCS VN và TQ một con đường sáng duy nhất để đi: con đường “XUỐNG ĐỊA NGỤC CS , để gặp Mao , Hồ , Mac , Lenin , Stalin , để cùng nhau vui thú điền viên ”

Oanh Yến Thị Phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét