Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

30 thg 12, 2010

CHÚC MỪNG ANH TÔ!


Tháng bảy vừa rồi mình có viết bài “Động viên anh Tô”. Tính đến hôm nay đã có hơn hai ngàn lượt người ngó vào, chia sẻ. Chưa kể một số tờ báo mạng đã góp phần nối dài cánh tay đến với bạn đọc. Hôm nay được tin anh cùng 15 “đồng chí, anh em” của mình thoát khỏi vòng lao lý. Mình phải có vài lời chúc mừng cho có trước có sau.

May mắn cho anh Tô, khi gặp hai em Hằng – Thúy, các em đã qua tuổi vị thành niên. Pháp luật nước mình rất nghiêm minh. Mới đây một anh chồng có con với vợ mình còn suýt bị vào “kho”. Bởi lúc ngủ với nhau, cô vợ chưa qua tuổi 16. (Thế mà chính quyền xã thấy họ làm đám cưới lại “để yên xem sao”)

May mắn cho anh Tô, hai em Hằng và Thúy ở xa Thủ đô, không hay
Net-neo, chit-chat. Nếu các em học tập và làm
theo tấm gương của cô thực tập sinh Nhà Trắng – (chiếc quần có dính “chất đàn ông” của ngài Tổng thống suýt làm ngả nghiêng chính trường nước Mỹ), thì chắc chắn cơ quan điều tra không cần phải mất ngần ấy thời gian để xác minh xem anh và 15 vị kia đã từng quan hệ tình dục với các em hay chưa.

May mắn cho anh Tô, vụ án Sầm Đức Xương xảy ra trước khi luật sư Cù Huy Hà Vũ bị bắt quả tang trong khách sạn với hai bao cao su. Nếu không, hai em Hằng-Thúy chỉ việc đem bán đấu giá mấy cái “bằng chứng tình yêu” cũng lo được khối việc.

May mắn cho anh Tô, cơ quan điều tra mới phát hiện ra khái niệm “quan hệ tình cảm”. Áp dụng cho những cán bộ đảng viên khi vào nhà nghỉ với các cô gái không phải vợ mình. Việc các em được anh Tô và bạn bè tặng từ vài trăm ngàn đến hai ba triệu cho mỗi lần lên giường hoàn toàn không liên quan gì đến phạm trù “đạo đức” hay quan hệ mua dâm. Lẽ ra các em phải biết “đội ơn mưa móc”.

May mắn cho anh Tô, thầy Sầm Đức Xương khi đứng trước tòa lại có giấy chứng nhận liệt dương. Hai em Hằng-Thúy đã “vu oan giá họa” cho thầy Xương thì 16 vị quan chức Hà Giang bị “hàm oan” cũng là tư duy logíc.

May mắn cho anh Tô và bạn bè, việc mua bán dâm từ trước tới nay chưa hề có đăng ký kinh doanh. Lại càng không có hóa đơn tài chính. Chẳng như ngài Thống Đốc Bang New York, trả tiền cho gái thông qua tài khoản, bị dính vụ “mạidâm leak” tai tiếng. Nước mình đi mua nhà còn chở cả một xe ôtô tiền mặt. Boa cho chân dài dăm chục triệu, vài ngàn đô, chuyện vặt.

Lúc này nhân sự đã an bài. Cơ quan điều tra cũng đã hoàn tất hồ sơ. Anh tuy không còn cơ hội xuống núi, nhưng đổi lại vẫn là một công dân giàu tình “nhân ái”. Từ nay anh cứ việc thoải mái “quan hệ tình cảm” với các cô chân dài qua tuổi vị thành niên. Không còn lo sợ bọn “paparazzi” quay phim, chụp lén. Thế cũng là góp phần tích cực vào chương trình “Xóa đói giảm nghèo” cho chị em “cơ nhỡ”.

Chúc mừng anh! Chúc mừng bạn bè anh! Kết luận của cơ quan điều tra là món quà giá trị nhất để anh ung dung bước sang năm mới. Bỏ lại sau lưng năm con Hổ với những “vận-hạn” khôn lường.


Thanh Chung
nguồn :http://quechoa.info/2010/12/29/chuc-m%e1%bb%abng-anh-to/



29 thg 12, 2010

Quan tài bơi


Vào lúc 08 giờ 15 phút ngày 16/12/2010, Đài TTDH Hải Phòng nhận được điện báo động cấp cứu bằng phương thức Gọi chọn số (DSC) trên tần số 8414.5 kHz từ tàu Phú Tân với nội dung có người rơi xuống biển tại vị trí 18-14N 107-36E, thuộc khu vực Vịnh Bắc Bộ.


Vụ chìm tàu Phú Tân đang gây đau thương tang tóc. 1 người chết. 23 người khác mất tích, mà ở đây, mất tích chỉ là từ nói khác đi, ngõ hầu neo móc cho sự bấu víu mong manh, một tia hy vọng nhỏ nhoi, cho đau thương khỏi vỡ oà trên những thân phận dân đen mong manh.

Vào tháng 10-2008, tàu Phú Tân được đem bán sắt vụn, với kiểu bán có tên trên văn bản là “giải bản”. Đã có sự tranh đoạt. Có xã hội đen. Có sự nghi ngờ về việc tẩu tán tài sản nhà nước. Báo chí, trong một sự dũng cảm bất thường, không tiếc lời phanh phui quanh với những cái tít điển hình, gọi đây là vụ bán tàu biển với giá sắt vụn. Giá như con tàu đã lên lão đó được đập, đuợc phá, được đem ra làm sắt vụn từ cái ngày đó thì đã không xảy ra chuyến hải hành tang tóc ngày hôm nay.

22 năm trôi trên biển, rao mỏi cổ chả ma nào thèm mua, tàu Phú Tân đã giã cỗi- có lẽ chỉ thiếu một cây gậy- sự tàn tạ mà một quan chức của Vinalines, ông Bùi Quốc Anh đã quyết rằng: “Tôi chắc chả ai dám dùng con tàu này”. Ấy thế mà vì không bán thương mại được, vì không bán “giải bản” được, nên chiếc quan tài này được dùng để đi biển.

Nguyễn Vũ Hải, Trưởng phòng tàu biển, Cục Đăng kiểm Việt Nam cố sống cố chết nại ra rằng: Tàu Phú Tân vẫn còn hạn đăng kiểm, có nghĩa là vẫn được hoạt động bình thường. Tuy tàu đã được bán làm sắt vụn nhưng chưa đến hạn giao tàu nên việc tàu hoạt động là không sai quy định.
Ông nói thiết kể của tàu Phú Tân có thể chịu được mọi cấp sóng. Ông bảo tai nạn xảy ra là hết sức bất ngờ. Định kỳ một năm tàu phải được kiểm định một lần. Nhưng cũng rào đón sẵn rằng “Tàu Phú Tân được kiểm định cách đây khá lâu rồi. Chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm khi tàu được kiểm định còn bây giờ tình trạng kỹ thuật của tàu thế nào chúng tôi không nắm được”. Và “Việc sửa chữa thường xuyên con tàu là do chủ tàu thực hiện”.

Việc vì sao tàu chìm, ảnh hưởng thế nào bởi tình trạng tàn tạ, thì cần kết luận chính thức của cơ quan chức năng. Nhưng rõ ràng việc đưa một con tàu sắt vụn ra biển, vì bán với giá sắt vụn không ai mua, là đã quá coi thường số phận các thuỷ thủ.

Nghĩ đến Phú Tân, lại nghĩ đến Hoa Sen và cả đội 5-6 chiếc quan tài bơi khác của Vinashin với những cái tên xủng xoảng Vinashin Alantic, Shippinco, Vinashin Island: 26 tuổi. Vinashin Summer: 23 tuổi. Vinashin Epress 1: 20 tuổi, Vinashin Glory: 24 tuổi. Vinashin Tiger: 26 tuổi. Tất cả đều đã cũ nát , đã ở trong tình trạng “sắt vụn”. Hoa Sen trước khi được long trọng rước về VN thực chỉ là 1 chiếc phà biển đã hai lần vỡ đáy. Lạy chúa tôi, nó lại còn là con tàu chở khách, là nữ hoàng biển cả, là khách sạn 5 sao trên biển!

Không biết hai đồng bọn của Phú Tân,VN Sapphire và VNL Dinamic, giờ số phận ra sao?


Nguồn :http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=5045

28 thg 12, 2010

DI HỌA CỦA KHOẢN NỢ 60 TRIỆU USD VINASHIN TRẢ KHÔNG ĐÚNG HẠN



Việt Nam bây giờ ngang bằng với Mông Cổ và Bangladesh về uy tín tài chánh quốc tế; tiền bảo hiểm nợ tài chánh sẽ tăng thêm 3.05% mỗi năm vì bảo hiểm nợ (eg. Phố Wall cho mượn 8%/năm). Nếu họ liều cho Việt Nam mượn thay vì cho mượn 186 quốc gia khác cũng hết sức muốn vay vốn thì tất cả Công ty Việt Nam sẽ phải trả lãi vay ít nhất 11.05%/năm.

Với số nợ 600 triệu usd của Vinashin vay này, Credit Suises phải trả thêm 18 triệu 300 ngàn usd bảo hiểm nợ và họ sẽ đòi VN lại, rất có khả năng họ đòi hết 600 triệu 1 lần luôn, nếu như phía Việt Nam không giải trình các biện pháp thanh toán nợ một cách có khả thi.
Cả thị trường tài chánh thế giới shock mạnh khi biết VN không trả đúng hạn số tiền 60 triệu usd của Vinashin vay. Thông tin lan truyền trên thế giới bởi ccs tổ chức đánh giá tín dụng quốc tế như Bloomberg, Moody, Standard and Poor’s.
Tất cả công ty tài chánh trên thế giới đều biết rõ và theo dõi tin trên một cách sát sao xem phản ứng của phía Việt nam sẽ ra sao, ngay cả GS Carl Thayer một chuyên gia nổi tiếng về Việt Nam còn ngạc nhiên, ông Carl Thayre nói rằng đây là một cú đòn mạnh làm thiệt hại đến uy tín và danh dự của Thủ tướng Dũng rất sâu sắc.

Trước khi đi sâu vào vấn đề, tôi xin nói rõ Bangladesh và Mông Cổ là các quốc gia nào để so sánh với Việt Nam chúng ta với GDP 92 tỉ usd và 86 triệu người, bình quân GDP/mỗi đầu người là usd 1,060. Theo Wikipedia cho biết Mông Cổ GDP 4 tỉ 2 usd (4.6% của VN), dân số 2.7 triệu, bình quân GDP/đầu người là usd 1,560 và Bangladesh với GDP 105 tỉ, dân số 160 triệu, GDP/đầu người là usd 641…Sự “chia xẻ” của một CDS (bảo hiểm nợ tài chánh) là số tiền hàng năm người mua bảo hiểm phải trả cho người bán bảo hiểm trong thời gian mượn nợ của hợp đồng, đây là khoản phí bắt buộc phải có để khi bị quỵt nợ thì bên bán bảo hiểm phải bồi thường 100% số nợ bị mất cho bên cho vay, phần tỷ lệ % này thể hiện như là một tỷ lệ phần trăm của số tiền nợ.
Ví dụ, nếu CDS của Việt Nam Corp là 50 điểm cơ bản, hoặc 0,5% (1 điểm cơ bản = 0,01%), sau đó một nhà đầu tư tài chánh (như Credit Suisse) mua $ 10 triệu giá trị của bảo hiểm từ Ngân hàng AAA phải trả ngân hàng này $ 50,000 $ / năm. Những khoản thanh toán tiếp tục cho đến khi nào hết hạn hợp đồng nợ hay khi Việt Nam Corp không trả được nợ như ngày 23.12.2010.
Thanh toán bảo hiểm thường được thực hiện theo quý, trong thời gian nợĐiều này có nghĩa là nếu CDS của VN là 50 điểm, thì khi mượn nợ, tiền lãi suất VN phải trả thêm là 0.5%.

Theo báo cáo mới nhất của ngày hôm nay, CDS của VN đã tăng lên là 305 điểm thì VN phải trả thêm cho Credit Suisse là 3.05% nữa. Nếu nợ là 8%/năm thì Vinashin phải trả tổng số với tỷ lệ 11.05% (khoản này công ty Tài Chánh trả nhưng sẽ đòi lại (re-imburse) VN).
Nếu để ý phản ứng của các bên trong những ngày này thì các bạn sẽ thấy 2 bên mượn nợ và không trả được nợ đều không nói gì nhiều, nhưng bên đòi nợ đã cố tình rò rỉ cho cả thế giới biết về việc Việt Nam không trả nợ đúng hạn; chỉ cần Bloomberg, Moody và Standard and Poor’s biết là cả thế giới đều biết.Điều này sẽ ảnh hưởng tới những món nợ VN sẽ vay để làm đường vành đai, nhất là phát triển mạng lưới điện để tránh cúp điện như năm 2010 rồi đổ thừa hạn hán trong tương lai sẽ có nguy cơ không mượn được nữa.

Điều này sẽ càng chắc chắn hơn là khi Thượng viện Hoa kỳ thông qua nghị quyết đưa Việt Nam vào danh sách CPC thì không một khoản viện trợ hay mượn tiền (development loans) nào được cho vay trừ khi có sự thông qua của lưỡng viện quốc hội của các nước Tây Phương. Tất cả viện trợ chỉ thuần túy nhân đạo mà thôi.
Còn nhớ khoảng tháng 9 năm 1974, cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lên TV gào thét Mỹ viện trợ khẩn cấp 300 triệu usd (vì so với lúc quân viện cao nhất là năm 1968, 29 tỉ usd, 300 triệu usd là 1/100 của số 29 tỉ usd này) và câu trả lời của Tổng thông Hoa kỳ G.Ford lúc đó là: họ sẽ cố gắng nhanh nhất nhưng nhanh nhất là 6 tháng vì lưỡng viện quốc hội phải họp và biểu quyết đa số thuận. Đó là lúc đồn Tống Lê Chân bị vây kịch liệt; bây giờ điều không ngờ 36 năm sau, Chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng phải chờ lưỡng viện quốc hội của Tây phương biểu quyết cho các khoản vay. Đặc biệt các khoản cho vay khẩn cấp này sẽ có ảnh hưởng quan trọng, khi chúng ta đã và đang lún sâu vào khủng hoảng.

Hiện tại có 6 tháng nhập khẩu xăng bị cắt, 60 triệu trả nợ cho Vinashin cũng không có khả năng chi trả, mà nhà nước vẫn cứ nói là còn đủ ngoại tệ cho 2 tháng nhập khẩu tương đương với 12 tỷ USD. Nếu tôi là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có 12 tỉ usd trong tay, tức là 12 ngàn triệu thì tôi sẽ buộc phải trả 60 triệu thay cho Vinashin để đảm bảo uy tín và credit của Việt Nam. Vì dĩ nhiên đã vay là phải trả, việc trả đúng hạn các khoản nợ là hết sức quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng uy tín mượn tiền, ccs công ty tài chính ở phố Wall đã ước tính trong vòng 10 năm nữa VN sẽ phải mượn 150 tỉ usd.Không có ai, không có quốc gia nào ngu ngốc đến độ có 12 ngàn triệu dự trữ trong tay mà lại không thanh toán khoản nợ 60 triệu của các tổ chức tài chánh quốc tế, vì mức độ tin cậy của mỗi quốc gia có tầm hết sức quan trọng trong việc vay các khoản tiền từ họ trong tương lai.
Nhưng nguyên nhân chính có thể lý giải là vì: trong két sắt bây giờ chỉ còn vẻn vẹn khoảng 1 tỉ usd hay ít hơn thế. Đó có thể là lý do khiến cho Việt Nam đã và đang không trả nổi 60 triệu khoản vay đợt đầu của Vinashin.Với tình hình nguy hiểm như vậy, có lẽ bà con bắt đầu mua xe đạp đi là vừa và chuẩn bị chứng kiến bão giá sẽ hoành hành khủng khiếp gấp nhiều lần bây giờ.

26/12/2010
(
http://dailyvnews.wordpress.com/)
Nguồn :
http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=7152&prev=7155&next=7149

26 thg 12, 2010

Tham nhũng ở Việt Nam: Thế hệ 3.0 và 4.0!


Tham nhũng thời nào và xã hội nào cũng có. Nó chỉ thể hiện và bị nhận diện để ngăn chặn theo cách khác nhau, do đặc thù và trình độ văn hóa, kinh tế của mỗi xã hội. Nó luôn biến đổi cùng với mức sống vật chất và phi vật chất (văn hóa, tinh thần và pháp lý) của xã hội đó.

Ở Việt Nam, giai đoạn từ 1945 đến 1975, tham nhũng đã có nhưng không quá nhiều và ở dạng còn sơ khai, là dạng lạm dụng quyền lực thô sơ, do động lực trực tiếp là THAM vật chất, và không cần phải nhũng để có được cái mình muốn. Đây là tham nhũng thế hệ 1.0, chỉ với quyền hạn, chức vụ và lòng tham là những kẻ tham nhũng thế hệ đầu này có thể trực tiếp CHIẾM ngay được những gì mình muốn. Đối tượng trực tiếp của thế hệ tham nhũng này là vật chất hay “quan hệ vật chất” (ép hủ hóa với người khác). Hiện tượng tham nhũng thế hệ 1.0 thường đơn lẻ, không có tổ chức, không có hệ thống.
Công cụ chống tham nhũng thế hệ 1.0 lúc đó rất hùng hậu là đạo đức xã hội và tấm gương của lãnh tụ, cùng sự nghiêm minh của hệ thống kỷ luật tuy thô sơ. Nhưng phải nói hệ thống pháp luật, công cụ, phương pháp và lực lượng chống tham nhũng của Thế hệ 1.0 đã hoàn thành khá xuất sắc ½ nhiệm vụ: chống tham nhũng vật chất. Còn ½ tham nhũng vì tham dục thì không bị chống vì đó không phải… tài sản chung XHCN. Nhưng theo những gì còn lưu truyền lại đến nay thì… trong suốt 30 năm đó rất-rất nhiều những chị Dậu đã tiếp tục bị các quan tham dục ức hiếp bằng quyền lực mà không có pháp luật che chở hay Ngô Tất Tố nào đứng ra bênh vực (các anh Dậu đều bị ốm, im lặng và không biết gì)… Cái “đạo đức” chống tham nhũng một nửa và bỏ qua chính đạo đức gốc suốt 30 năm đó đã lòi sang… văn hóa tham nhũng ở giai đoạn sau, đến tận hôm nay.

Sang giai đoạn 1976-1999, tức là từ sau giải phóng đất nước, tham nhũng phát triển tràn lan và sang cấp độ mới: 2.0, với các hình thức công khai nhũng nhiễu (từ quan chức) để đổi lấy vật chất (tài sản hối lộ) hay quan hệ từ người bị nhũng nhiễu. Người dân bị nhũng nhiễu ở mọi cơ quan và buộc phải “mua” công việc, chức vụ, quyền lợi mà họ nhiều khi chính đáng được hưởng. Hoạt động tham nhũng đặc thù Thế hệ 2.0 là TRAO ĐỔI BẮT BUỘC dù một bên không muốn. Văn hóa tham nhũng thế hệ này được công khai chấp nhận và gọi là văn hóa “CHẠY CHỌT”, “chạy” tất cả mọi thứ: quan hệ, bằng cấp, chức tước, đặc quyền và tất nhiên quyền sở hữu đất đai và tài sản công. Đối tượng trực tiếp của tham nhũng thế hệ 2.0 thường là những quyền, lợi và giá trị không phải là vật chất nhưng có thể đễ dàng đổi ra tiền, tài sản, vật chất… Công cụ và lực lượng chống tham nhũng thế hệ 2.0 đều tham gia tham nhũng công khai. Việc chống tham nhũng chỉ làm vì, chiếu lệ, theo kỳ đại hội…và không hề có kết quả vì pháp luật chống tham nhũng vẫn lạc hậu, chỉ qui những hoạt động làm thiệt hại vật chất trực tiếp mới là tham nhũng… Đây là giai đoạn phát triển cực thịnh và tồi tệ, ghê tởm nhất của văn hóa tham nhũng và “chống” tham nhũng xứ ta, suốt khoảng trên 25 năm: tham nhũng là bình thường!
Tham nhũng thế hệ 2.0 ở ta đến nay vẫn còn nhiều và khá tinh vi hơn tước kia, nhưng chỉ còn bị coi là tham nhũng vặt…

Từ khoảng 2000 đến nay những kẻ có điều kiện để tham nhũng – có chức có quyền - đều giàu có hơn nhiều, không tham nhũng vặt nữa. Tham nhũng do vậy đã phát triển qui mô hơn, thành các tổ chức, đường dây dọc ngang các tổ chức xã hội và các ngành kinh tế, tôi gọi là tham nhũng thế hệ 3.0! để nhắm tới những “quả” rất lớn. Để làm việc đó những kẻ tham nhũng Thế hệ 3.0 phải bày binh bố trận rất công phu và khá lâu từ trước khi hành động để chiếm các lợi thế “canh tranh”, chiếm những quyền lợi và giá trị phi vật chất, tài sản vô hình của cơ quan, công ty nhà nước như: quyền thương hiệu, quyền kinh doanh với công ty, quyền đại diện; quyền sở hữu một phân công ty (qua cổ phần hóa “bèo”); chiếm các tài sản vô hình như thương hiệu, quyền đại diện, thị trường và thị phần của công ty; chiếm quyền tiếp cận sớm các thông tin kinh doanh, đầu tư, nhân sự, chính sánh, tài chính…; quyền cài người của mình vào các vị trí chủ chốt từ trên xuống dưới….; quyền chọn các đối tác làm ăn với công ty không qua các tiêu chuẩn minh bạch (công ty sân sau), quyền đấu thầu…
Động từ chủ đạo của hoạt động tham nhũng thế hệ 3.0 là THIẾT KẾ và BỐ TRÍ, XÂY DỰNG và ĐẦU TƯ, có nghĩa là đằng sau mỗi đường dây và hệ thống tham nhũng đều có một vài ông trùm chủ chốt ở các vị trí quyền hành rất cao, chót vót…và các bộ óc sáng láng. Họ có thể kiểm soát mọi khía cạnh của hoạt động tham nhũng của mình một cách rất tinh vi, thường ở cấp độ và trình độ cao hơn, nhanh hơn những người có trách nhiệm chống tham nhũng rất nhiều. Về pháp lý mà nói, không cơ quan nào có thể có cơ sở mà bắt bẻ tính hợp pháp của một phi vụ của một đường dây tham nhũng thế hệ 3.0, trừ… một đường dây tham nhũng khác đanh cạnh tranh tồn tại trên cùng một “ngư trường đánh bắt” hay “nông trường bò sữa” là các dự án lớn và các tập đoàn nhà nước.
Nói tóm lại, tham nhũng thế hệ 3.0 bát đầu bằng những việc “vô hại” hay “có ích” là chiếm các giá trị vô hình, phi vật chất, giá trị tri thức, thông tin, kiến thức, quyền sở hữu các giá trị phi vật chất…của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cho các công ty “sân sau” và “người nhà”, rồi sau đó “đàng hoàng” và “hợp pháp” dùng các lợi thế đó để thắng thầu công khai, rồi thông qua các hợp đồng đầu tư, hợp tác cũng rất “công khai minh bạch” chuyển những khối tài sản khổng lồ của nhà nước sang các đối tác và các nhà thầu sân sau, chiến hữu, sau đó chia nhau tài sản tuồn ra và giải thể hay “mua lại” các công ty sân sau đó, tùy tình hình cụ thể… . Tại sao họ có thể làm vậy? Vì đó là những giá trị rất lớn mà các tập đoàn, công ty nhà nước không hề “phải” quản lý và có thể phân phát cho không, nhưng ai chiếm được và đã sẵn sàng để có thể dễ dàng biến chúng thành những khối tiền không lồ, “sạch sẽ”. Có nghĩa là họ đã rửa xong đồng tiền “bẩn” trước khi tham nhũng ra những đồng tiền đó. Và đó là không còn là những nhóm người nữa, mà là những tập đoàn tham nhũng “siêu quốc gia”…
Vì thế, các cơ quan chống tham nhũng hiện nay với luật pháp và lực lượng chống tham nhũng của thế hệ 1.0 hay 2.0 không thể “sờ” tới thế hệ 3.0 được (vì họ chỉ nhận và chia nhau tiền từ các đối tác xa lắc xa lơ ở các thời điểm khác xa hoàn toàn mà khó ai có thể có điều kiện và có đủ dũng cảm để lần ra manh mối).

Thế còn tham nhũng thế hệ 4.0? Vâng, chừng 5 năm gần đây xã hội ta cũng đã có những vụ tham nhũng trình độ cao hơn nữa đó. Đó là những tham nhũng nhằm thông đồng và can thiệp vào hệ thống làm ra chính sách, qui hoạch, luật lệ, qui định… từ cấp tỉnh đến trung ương, nhằm mang lợi ích không công bằng cho một nhóm nhỏ đã được chuẩn bị từ trước. Đó cũng là những tham nhũng để tạo ra dư luận xã hội qua các cơ quan thông tấn tham nhũng nhằm có lợi cho một nhóm nào đó. Tham nhũng thế hệ 4.0 của ta sẽ còn nở rộ và làm đau đầu dài lâu cả các chính phủ trong sạch nhất sau này (nếu có!).
Tham nhũng thế hệ 3.0 và 4.0 hiện nay hầu như chưa được đưa ra xét xử vụ nào ở xứ ta, vì làm sao xét và xử tham nhũng trình độ 3.0 hay 4.0 bằng luật chống tham nhũng Thế hệ 1.0 hay 2.0? Vì thế theo Luật thì “nước ta làm gì có tham nhũng!” Vụ PMU 18 hay Đại lộ Đông Tây là dạng 2.0 còn khá thô thiển. Muốn chống tham nhũng thế hệ 3.0 và 4.0 vốn đang cùng tồn tại hiện nay ở ta rất đơn giản, nhưng chính phủ không dám làm, muốn làm: chỉ cần học theo các bộ luật chống tham nhũng của các nước phát triển như Canada, Thụy điển , Sing, Phần lan…, bắt đầu từ minh bạch và kê khai tài sản quan chức… (Ối, thôi!)

Tham nhũng để gây ảnh hưởng lên, hay dựng lên những kẻ siêu tham nhũng – những người ở vị trí cao nhất trong xã hội có thể viết ra chính sách “phù tham nhũng”, là tham nhũng cấp cao nhất, thế hệ 5.0, ở ta có không? Tôi đành để câu hỏi “Lã Bất Vi” này cho thời gian trả lời thôi.
Tham nhũng chỉ có thể được ngăn chặn hữu hiệu bởi hệ thống chống tham nhũng thuộc thế hệ tương đương hoặc cao hơn.
VN hiện nay tham nhũng hoành hành ở đủ mọi cấp độ cùng lúc, từ 1.0 đến 5.0 trong khi hệ thống pháp lý và nhân lực chống tham nhũng chỉ ở cấp độ 1.0 và 2.0… Đó là chưa kể đến tinh thần chống tham nhũng hiện nay: gần như bằng không – Zero.

Nếu ở giai đoạn 30 năm đầu lực lượng chống tham nhũng của VN rất mạnh nhưng cực tả, cực đoan, nhiều khi không cần dựa trên luật pháp, thì đến giai đoạn sau cả xã hội lại hầu như đầu hàng tham nhũng, chuyển sang thái cực ngược lại: cực loạn. Đến giai đoạn sau nữa thì sợ và tránh né tham nhũng, muốn ngăn chặn cũng bất lực hoàn toàn trước tham nhũng thế hệ 3.0. Với tham nhũng 4.0 thì xã hội hầu như không có khái niệm và thông tin để mà chống đỡ, nếu ai đó nhận thấy thì liền phải phủ nhận nó, nếu không thì nguy hiểm cận kề...
Những đường dây tham nhũng thế hệ 3.0 có rất nhiều trong mọi tập đoàn, tổng công ty nhà nước, còn loại 4.0 thì đang tồn tại như dạng “độc quyền” của những tầng lớp chóp bu và “thượng lưu” mà thôi. Khi tham nhũng 3.0 và 4.0 đã cùng nhau hoạt động thì hầu như chẳng Luật pháp nào động đến được.

Một ví dụ cụ thể là số tiền trên 86,000 tỷ đồng Vinashin vay rồi làm bốc hơi hết cũng là thông qua hệ thống và mạng lưới tham nhũng khổng lồ (gồm vài trăm công ty con) thế hệ 3.0 này. Luật pháp và lực lượng chống tham nhũng hiện nay (hạng 1.5!) chỉ có hy vọng “đánh đu” giữa các tập đoàn tham nhũng 3.0 hay 4.0 khi chúng cạnh tranh loại bỏ nhau, để lập công mà thôi. Nếu các tập đoàn tham nhũng thế hệ 3.0 và 4.0 đoàn kết với nhau (thỏa thuận ăn chia “ghế” xong), và thường là thế, thì xã hội ta “yên ổn” và “trong sạch” hoàn toàn, “chẳng có tham nhũng gì sất!”, chỉ có dân Việt ta, nước Việt ta là ngày càng mạt vận mà thôi.

Thực tế VN hiện nay là tham nhũng tràn lan mà chẳng thấy tham nhũng đâu cả (?) là vì như vậy đó: những kẻ tham nhũng thế hệ 3.0 và 4.0 lại là người được “tin cậy” giao “nhiệm vụ cao cả” là chống tham nhũng, nên họ chỉ tìm diệt tham nhũng thế hệ 1.0 và 2.0 “tượng trưng”, rồi lại phải nuôi cho “tham nhũng vặt” 1.0 và 2.0 sinh sôi đàn đống để mà có thể diệt nó, như Càn Long nuôi một lũ heo Hòa Thân, lâu lâu đem thịt vài “con”, vừa có của ăn vừa có công với thiên hạ… và cả có nơi đổ tội làm nghèo đất nước nữa chứ - cho những con heo con Hòa Thân tham nhũng thô thiển thế hệ 1.0+2.0 (chết là đáng lắm các con ơi!)

Vậy, tham nhũng ở VN có thể ngăn chặn được không?
Câu trả lời cũng đã rõ: Chỉ là người ta - Chính Phủ - có thực sự muốn ngăn chặn hay không? Với những gì Chính Phủ đã và đang trình diễn mấy chục năm nay (từ 1969?) thì là: không. KHÔNG.
Ai có thể ngăn chặn bản chất của chính mình?


Phan Châu Thành
Nguồn :http://www.viet-studies.info/kinhte/TheHeThamNhung.htm

Cheese Thụy Điển & mắm tôm Việt Nam


Dân Thụy Điển có món cheese (pho-mat) khá nổi tiếng. Người Việt nếu ăn lần đầu thấy bốc mùi khó chịu. Tương tự, nếu mời món đậu phụ chấm mắm tôm, người Bắc Âu phải bịt mũi. Tuy thế, cả cheese và mắm tôm đều là quốc hồn của mỗi nước.
Có người nói, Thụy Điển giúp Việt Nam về minh bạch và chống tham nhũng cũng khó như bắt dân ta ăn cheese. Có vị quan bên phía ta còn thách, đem mắm tôm cho dân Bắc Âu, liệu họ có dám ăn không?


Mỗi lần đi qua Núi Trúc (Ba Đình, Hà Nội), tôi không thể không ngước nhìn khu nhà của Đại sứ quán Thụy Điển lợp tôn mầu đỏ hồng. Sau bao năm, mái nhà ấy vẫn giữ được vẻ tươi tắn như hồi mới xây.
Những người bạn Thụy Điển luôn thủy chung bên cạnh chúng ta trong những năm tháng đen tối nhất của chiến tranh. Tôi chợt nghĩ, mầu đỏ hồng kia chẳng bao giờ phai nhạt như tình hữu nghị 40 năm giữa hai quốc gia này.
Sáng qua, một bạn đồng nghiệp gọi điện báo tin, tòa nhà này sẽ đóng cửa. Lý do chính thức đưa trên thông tin đại chúng như Đại sứ Herrström tại Hà Nội cho biết: “Cắt giảm ngân sách do Quốc hội quyết định đã dẫn tới việc Chính phủ chúng tôi phải đóng cửa các Đại sứ quán, trong đó có Đại sứ quán ở Hà Nội – trong vòng năm 2011”.
Đại sứ gọi là “ngày đen tối nhất trong năm” khi thông báo về thời hạn đóng cửa tòa Đại sứ.


Trong ngoại giao, ý tại ngôn ngoại (ý trong lời ngoài), nói ít hiểu nhiều, nói vậy mà không phải vậy. Ngoại đạo như HM thì càng không hiểu phía bên trong cánh cửa của tòa đại sứ Thụy Điển còn chứa đựng những bộ xương bí mật nào.
Chợt nhớ đến cựu Thủ tướng Olof Palme, người bạn lớn của Việt Nam. Ở châu Âu và đặc biệt là ở Thụy Điển, người ta nhắc đến thế hệ Việt Nam (Vietnam generation), những người lớn lên khi chiến tranh Việt-Mỹ đang ở giai đoạn quyết liệt những năm 1960. Hàng triệu người xuống đường biểu tình vì Việt Nam chính nghĩa, lên án Mỹ xâm lược Việt Nam.
Olof Palme là một trong những người thuộc thế hệ đó. Chính ông cũng xuống đường phản đối chiến tranh vào những năm 1960-1970 và bị CIA theo dõi từng bước.
Thời gian khó sau chiến tranh, người Thụy Điển đã đến với chúng ta đầu tiên. Hà Nội có bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, hiện đại vào loại bậc nhất nhì trong khu vực lúc khánh thành. Rồi bệnh viện khác ở Quảng Ninh, nhà máy giấy Bãi Bằng và nhiều dự án hữu ích khác.
Thời hội nhập, nhận thấy Việt Nam bị đánh giá có độ minh bạch thấp, tham nhũng cao, họ đã bỏ ra những khoản tiền lớn nhằm giúp ta xây dựng thể chế tốt hơn, mong muốn giúp Việt Nam vượt qua cái bẫy của nước thu nhập trung bình.
Cái tình của người Thụy Điển đối với Việt Nam kể mãi không hết.



Người bạn chat yahoo messeger với tôi đưa ra vài câu hỏi và anh tự trả lời.
Quốc gia phương Tây nào thân nhất với Việt Nam: Thụy Điển
Quốc gia phương Tây nào có sứ quán đầu tiên tại Việt Nam: Thụy Điển
Dân tộc ở châu Âu nào chống Mỹ mạnh nhất trong chiến tranh Việt Nam: Thụy Điển
Nước nào bỏ qua embargo của Mỹ để giúp Viêt Nam xây dựng sau chiến tranh: Thụy Điển.
Vân vân và vân vân…


Người bạn có cô người yêu cũ – anh yêu cô ta thì đúng hơn – đang sống với chồng con bên Thụy Điển. Mẹ nàng sang thăm và kể bên đó sướng lắm, bà chưa từng thấy quốc gia nào hạnh phúc như thế. Chủ nghĩa cộng sản của ông Mác-Lê cũng đến vậy thôi.
Sống tại thiên đường mà người ta vẫn nghĩ đến Việt Nam nghèo khổ. Thật kỳ lạ.
Tâm sự với mẹ nàng, người bạn hối tiếc, ngày xưa sao cô bé lại rời bỏ mình. Bà mẹ cười, khi người yêu bỏ thì thường lỗi thuộc về người ra đi, ít ai nghĩ người ở lại cũng có vấn đề.
Ngẫm mà thấy bà nói đúng. Anh ấy già rồi, tầm suy nghĩ rất bảo thủ, không chịu thay đổi. Cô bé kia còn trẻ, anh hơn nàng tới 16 tuổi. Nàng ưa những gì hiện đại, thời cuộc, cell phone đời mới, không thích nghe những điều lão già lẩm cẩm kể lể về thời quá khứ hào hùng, từng đi bộ đội, từng đi tây, có bằng cấp, những chuyện xảy vào lúc nàng chưa sinh ra.

Bà mẹ còn đùa, nếu anh ta thay đổi cho kịp với thời đại thì may ra kiếp sau “em nó” sẽ quay về.
Bỗng nhiên tôi nhớ đến những người bạn Thụy Điển vừa đóng cửa sứ quán. Họ rời bỏ chúng ta như cô người yêu bé nhỏ của người bạn vì lý do…kinh tế. Có lẽ chẳng có gì hệ trọng ở đây. Đôi khi nguyên nhân đơn giản chỉ là “chuyện nội bộ của Thụy Điển” như bà Phương Nga của Bộ Ngoại giao tuyên bố. Dẫu thế nào chăng nữa thì chúng ta đã mất một người bạn tốt nhất.

Mẹ cô bạn trên còn kể rằng, món cheese của Thụy Điển cũng khó ăn thật. Nhưng ăn lâu thấy ngon và bổ, chống được bệnh loãng xương.
Cheese được sản xuất theo một chuẩn rõ ràng về vệ sinh thực phẩm và có chứng chỉ quốc tế. Nó cũng giống truyền thống minh bạch, chế độ ít tham nhũng nhất thế giới của Thụy Điển có từ 300 năm nay
.
Mắm tôm Việt Nam được sản xuất bằng một qui trình không rõ ràng, vì cách làm của nông dân ta, tiện cách nào pha chế cách đó. Chưa ai cấp pattent (bản quyền) cho mắm tôm Việt Nam. Vì thế, ăn mắm tôm hay bị đau bụng.
Nếu cứ khăng khăng mắm tôm của ta ngon hơn cheese của Thụy Điển, thì một lúc nào đó, người ta sẽ bịt mũi bỏ đi.

Rồi đây mái nhà hồng đỏ tại số 2 Núi Trúc sẽ bị phai mầu sau khi đóng cửa. Liệu rằng tình hữu nghị Việt Nam -Thụy Điển có phôi pha theo, dù đã từng thắm thiết trong suốt 40 năm qua.



24 thg 12, 2010

TOP TEN ẤN TƯỢNG VIỆT 2010


1- Lễ hội tai tiếng nhất:
Đại lễ nghìn năm Thăng Long- Hà Nội được tổ chức một cách quá phô trương, tốn kém, một lễ hội quá nhiều lời ra tiếng vào, trống giong cờ mở, hát hò nhảy múa giữa lúc lũ lụt nhấn chìm miền Trung, vùi chết gần 200 nhân mạng.


2- Vụ án ồn ào nhất:
Vụ án Vinashin, mô hình “quả đấm thép” của nền kinh tế sụp tan thành bọt biển với khá nhiều đồn đoán “nhạy cảm” ồn ào không thua kém vụ PMU 18, ồn và nhạy đến mức nhiều áp lực trước Quốc hội đòi điều tra và bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng cùng các thành viên Chính phủ




3- Nhân vật ấn tượng nhất:
Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô. Ông Tô nổi tiếng nhờ vụ lộ seri ảnh cởi truồng sau khi hành sự với gái gọi. Vì vụ này, ông mất chức Chủ tịch tỉnh và bị sa thải khỏi đảng. Có thể nói ông là “nhân vật của năm” theo nghĩa trừ. Năm 2010, ông nổi tiếng đến mức hầu như không một ai lại không biết đến cái tên Nguyễn Trường Tô sau vụ “cởi truồng” lịch sử này.




4- Vụ bắt giữ ấn tượng nhất:
Bắt “nhân vật hay kiện” Cù Huy Hà Vũ về tội tuyên truyền chống phá nhà nước khi ông Vũ đang ăn mặc “nhạy cảm” cùng một phụ nữ trong khách sạn và… 2 bao cao su đã qua sử dụng nằm trong sọt rác.


5 - Sáng kiến khùng điên nhất:
Đúc tim cho tượng Thánh Gióng và ngựa Gióng. 2 trái tim được đúc rỗng bằng đồng nguyên chất với 2 sợi dây nối tượng trưng cho động mạch và tĩnh mạch, hình dáng giống trái tim thật, đường kính 50cm được đưa vào đặt yểm vĩnh viễn đúng vị trí tim thánh và tim ngựa trên tượng đài Thánh Gióng, Sóc Sơn, Hà Nội.

6- Cuộc thi ấn tượng nhất:
Cuộc thi hoa hậu Việt Nam báo Tiền Phong với sự đăng quang của hoa hậu Việt Nam 2010 Đặng Thị Ngọc Hân, một gương sắc được đánh giá là xấu nhất trong lịch sử hoa hậu Việt, thậm chí như là sự phỉ báng cái đẹp

7- Đại hội bị chửi nhiều nhất:
Đại hội Hội nhà văn Việt Nam, một đại hội bị chửi rủa nhiều nhất và nặng nề nhất từ chính các nhà văn trước trong và sau đại hội cùng sự tái vị ngôi chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam của ông Hữu Thỉnh, người được cho là nhà văn không biết dị điển hình bậc nhất của đội ngũ nhà văn Việt đương đại.


8- Tấm gương ấn tượng nhất:
Ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế, 1 trong 3 Bí thư tỉnh ủy trong cả nước được tuyên dương vì có thành tích trong phong trào “học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong khi báo chí loan tin trước đó ông có hành vi rất khiếm nhã trong quán bia và bị gái tiếp thị cảnh cáo bằng một cái tát như trời giáng vào mặt. Ông cũng chính là “tấm gương” trả lại 3.000 USD hối lộ trong một động thái trả bị dư luận đặt quá nhiều dấu hỏi.



9- Clip phản cảm nhất:
Clip quay cảnh công an Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh bắt gái mại dâm với những “biện pháp nghiệp vụ” phản cảm và thô bỉ.


10- Pha “lộ hàng” ấn tượng nhất:
Trong hàng loạt những pha lộ hàng đình đám nhất của trào lưu khoe hàng thuộc giới ca sĩ, diễn viên, người mẫu thì pha lộ hàng của ca sĩ Đoan Trang được xem là “ấn tượng” nhất.


23 thg 12, 2010

Điểm nhấn năm Dần


Vinashin chìm. Lũ bùn đỏ trở thành hiện thực. Lạm phát vượt chỉ tiêu. Vàng, ngoại tệ, tỷ giá lên cơn điên loạn. Tuy nhiên, lần đầu tiên, QH bác dự án ĐSCT và GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Nobel toán học là những sự kiện đáng nhớ trong năm Dần.

1- Thời trang dây chuối
Tháng 5, sau khi CPI tăng phi mã, chỉ tiêu lạm phát được điều chỉnh "thêm một tí" mà các nhà báo đã chọn một từ rất hay là "nới". Nhưng con số 8% "sau cơi nới" này đã nhanh chóng bị vượt qua. Lạm phát năm nay, dù chưa được công bố chính thức nhưng đã vượt chỉ tiêu, vượt mức hai con số. Chỉ số giá cũng vào cỡ 11% đã khiến dân chúng ngày càng phải buộc dây chuối chặt hơn. Các con số chính thức cho thấy vnd đã mất giá hơn 5,5% chưa tính ảnh hưởng bởi lạm phát và CPI.


2. Miếng pho mat trong bẫy chuột
Mặc dù có ý kiến “Các nước có IQ cao đều làm đường sắt cao tốc”, tuy nhiên, với 41% số phiếu không tán thành, trong khi chỉ có 37% tán thành, Quốc hội đã chính thức bác Dự án đường sắt cao tốc với những câu hỏi chưa có lời giải về hiệu quả kinh tế, về gánh nặng nợ nần…Dư luận cho rằng đây là một “Quyết định lịch sử” dù sau đó chỉ hơn 30 ngày, Đại dự án này lại được tái khởi động dưới một hình thức khác. Nhìn chung, Quốc hội có nói gì thì Shikansen cũng sẽ có mặt ở Việt Nam. Nhân chuyện Bộ Giao thông thừa nhận về việc nhận những đồng yên để "nghiên cứu khả thi", có người đã nhắc lại câu phương ngôn nổi tiếng "Miếng pho mat cho không là miếng pho mat trong bẫy chuột


3- “Ngày thứ tư đen tối”.
Ngày 9-11, giá vàng đã lên tới 38,2 triệu đồng/lượng, gần như lặp lại ngày thứ tư đen tối 11-11-2009, dù trong nước không hề thiếu vàng. Nguyên nhân được xác định sau đó là đầu cơ. Biện pháp tâm lý “cho nhập vàng” một lần nữa được áp dụng và giá vàng tụt gần 2 triệu đồng/lượng chỉ sau 4 tiếng đồng hồ. Năm qua, Chính phủ cũng đã chính thức dẹp bỏ “sòng bài” kinh doanh vàng. Nhìn những cơn điên loạn của vàng, của ngoại tệ- ngày càng dày đặc hơn- thật ngậm ngùi khi tháng tháng vẫn phải lĩnh lương bằng tờ bạc ông Cụ. VNĐ từ lâu đã trở thành tờ bạc thấp giá trị nhất trên thế giới. Một ví dụ cho hình thức của các con số: Một ký thịt bò Kobe được bán trong các nhà hàng tại Thủ đô Hà Nội có giá khoảng 10 triệu đồng. 10 triệu, có nghĩa là gồm 7 số 0.


4- Lãi bí mật
Đã 3 lần Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội ngân hàng yêu cầu về một mức trần lãi suất. Tuy nhiên, vào ngày 9-12, Ngân hàng Kỹ thương lần đầu tiên đã niêm yết công khai mức lãi suất huy động hơn 17%. Với sự công khai lãi suất huy động, các chuyên gia kinh tế tính toán mức cho vay phải vào khoảng 21-22% và mức lãi kinh doanh để không thua lỗ đối với các doanh nghiệp sẽ phải lên tới 30%, một thảm hoạ cho sản xuất kinh doanh.

5- Con cừu
Ngày 19-8, người Việt Nam đầu tiên đã đoạt giải Fields, một giải thưởng cao quý của toán học có thể ví như “nobel toán học”. Đó là giáo sư Ngô Bảo Châu với công trình chứng minh bổ đề cơ bản. Ông sau đó đã trở thành "công dân ưu tú ngoại lệ" của Thủ đô. Cả ngàn bài báo đã nói về Ngô Giáo sư dù về cái bổ đề có lẽ chưa tới 10 người Việt Nam thực sự có thể hiểu nó là cái gì. GS Ngô Bảo Châu sau đó đã có tuyên ngôn có vẻ không giống toán học lắm: Đi theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do"

6- Lũ bùn đỏ
Sau sự cố vỡ đập bùn đỏ ở Hungary, các vị nhân sĩ trí thức đã ký tên trong một bản kiến nghị dừng các dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên. Bản kiến nghị, từ một trang web "lề trái", lần đầu tiên đã được nhắc tới tại diễn đàn quốc hội. Ít ngày sau khi bản kiến nghị này xuất hiện, lũ bùn đỏ thực sự xuất hiện tại Cao Bằng. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên sau đó đã phát biểu "Về lý thuyết là an toàn"- Một khẳng định về mặt lý thuyết là "ngập ngụa sự tự trọng"

7- Tàu Vinashin đắm
Thủ tướng Chính phủ nhận trách nhiệm trong vụ đổ vỡ tại Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam- Vinashin. Tổng nợ của Tập đoàn kinh tế này đã lên tới 86 ngàn tỷ đồng, sau chỉ 4 năm hoạt động dưới mô hình tập đoàn kinh tế mà mức độ nghiêm trọng được ví như vụ đắm tàu Titanic. Hiện Vinashin đang được tái cơ cấu nhưng phải đối mặt với những món nợ khổng lồ.

8. Hàm cá mập
Ảm đạm, đóng băng suốt cả năm, VN Index chưa kịp lên đến 500 đã bị kéo tuột xuống dưới 400. Xem giữa sự ảm đạm và đóng băng đó là vụ Chủ tịch HĐQT Dược Viễn Đông bị bắt vì hành vi thao túng giá chứng khoán, một vụ việc có tính chất “đen đủi” giữa vô vàn các kiểu loại làm giá “chưa bị lộ”. Bình luận xác đáng nhất về tình hình, cũng như vụ việc là thị trường chứng khoán Việt Nam như đứa trẻ đang tập bơi giữa biển gặp ngay phải hàm cá mập.

9- Nhân tai
"Lũ chồng lên lũ", “Thuỷ điện xả lũ” là những từ ngữ tràn ngập trên các báo vào tháng 10 và 11, khi miền Trung liên tiếp hứng chịu các trận bão lũ lớn đã gây thiệt hại về người và của hết sức nặng nề. Gần 200 ĐỒNG BÀO đã chết, 30 người mất tích. Cả miền Trung hoang tàn. Riêng trong vụ chiếc xe khách bị cuốn trôi, đã có 20 người chết và mất tích. Đây cũng là năm thứ hai, báo chí, dư luận nói về “nhân tai” với những cái tên trở thành nổi khiếp đảm của dân chúng như Hố Hô, Đa Nhim, Ba Hạ.

10- Buôn thịt lừa
“Trò chơi từ thiện đang đấu giá lòng trắc ẩn”- Đây là cái tít ấn tượng nhất và cũng chua sót nhất cho không chỉ vụ “buôn thịt lừa” trong đêm hội hướng về đồng bào miền Trung. Lập kỷ lục có đông hoa hậu nhất, đông doanh nhân nhất, quyên góp được nhiều tiền vì đồng bào miền Trung nhất, tuy nhiên đêm hội thực sự đã trở thành một thảm hoạ khi lòng nhân ái được đem ra làm trò đùa. Cả ba nhà “từ thiện” sau đó đã từ chối trả tiền dù danh đã mua.

Thủ tướng Dũng sẽ có ‘quyền lực vô biên’?


Những tin tức rò rỉ ra từ trước Đại hội XI của Đảng Cộng sản đã hé lộ tên tuổi của các nhân vật được cho là sẽ lãnh đạo Việt Nam trong những năm tới đây.
Ông Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá là giúp Việt Nam có vai trò mạnh hơn trong khu vực nhưng bị chỉ trích về chính sách kinh tế
Ông Nguyễn Phú Trọng, 66 tuổi, dự kiến sẽ trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Trương Tấn Sang, 61 tuổi, sẽ là Chủ tịch nước, và ông Phạm Quang Nghị, 61 tuổi, sẽ giữ chức Chủ tịch Quốc hội trong khi ông Nguyễn Tấn Dũng, 61 tuổi, sẽ tiếp tục là Thủ tướng.
Độ tuổi trung bình của các nhà lãnh đạo này sẽ ở mức trên 62 so với tuổi trung bình của gần 90 triệu dân Việt Nam là khoảng 28.


Nhà Việt Nam học có tiếng người Australia, Giáo sư Carl Thayer, vừa trở về sau chuyến đi chín ngày tới Việt Nam và Bấm nói với BBC về các đồn đoán nhân sự mới nhất.

BBC: Quay trở lại với ghế thủ tướng, nhiều chỉ trích đã nhắm vào ông Dũng và mới đây tại Quốc hội đã có kêu gọi điều tra đối với ông. Đây có phải là một phần của cuộc đấu tranh giữa các phe nhóm không?

Giáo sư Carl Thayer: Chắc chắn là như vậy. Nếu chúng ta nhớ lại thì hồi năm 2007 là lúc các công tác chuẩn bị đầu tiên cho đại hội Đảng bắt đầu và cho tới giữa năm 2009 người ta lập ra một ủy ban để xem xét vấn đề nhân sự. Mọi thứ đều được phản ánh trong giai đoạn này khi chúng ta thấy ông Dũng phải đối phó với tình trạng lạm phát cao, kinh tế toàn cầu suy thoái, vấn đề khai thác bauxite, cả trong khía cạnh môi trường lẫn quan hệ với Trung Quốc.
Chỉ trích khai thác bauxite cũng mạnh trở lại sau thảm họa ở Hungary và thêm vấn đề Vinashin.
Nếu ông Trương Tấn Sang muốn chứng minh là tại sao ông có thể xử lý các vấn đề kinh tế tốt hơn người đương nhiệm, ông ấy sẽ xoáy vào những thiếu sót của ông Dũng để hạ uy tín.
Nhưng điểm quan trọng là ông Dũng đã nhận trách nhiệm trong vụ Vinashin và tránh được các cuộc tấn công.
Trong Đảng Cộng sản có phê và tự phê và ông Dũng đã thừa nhận là ông chịu trách nhiệm và có ý nói “các ông còn muốn gì hơn ở một thủ tướng nữa”.
Có nghĩa là chúng ta có thể sẽ thấy va chạm khi ông Nguyễn Tấn Dũng ở ghế thủ tướng và ông Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước thay cho ông Nguyễn Minh Triết?
Đúng, nhưng như tôi từng phân tích, chức chủ tịch chỉ là giải an ủi thôi. Chủ tịch là chức có tính nghi lễ và không có quyền lực gì nhiều.

Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục giữ vị trí thủ tướng, chúng ta hãy thử nhìn vào nội các 22 người.
Trong số này có năm người được bầu ra từ Đại hội VIII, tức có năm năm thâm niên hơn ông Dũng, bẩy người được bầu lên từ Đại hội IX, trong đó có bản thân ông và 10 người từ Đại hội X.
Năm nay những người được bầu từ Đại hội VIII sẽ nghỉ hưu và khi có bầu cử Quốc hội sắp tới, ông Dũng sẽ chuẩn bị nội các mới và sẽ có cơ hội tốt hơn để đẩy những người hãm phanh ông ra khỏi nội các.
Sẽ không còn ai cao cấp hơn ông trong nội các nữa.
Trước đây Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đóng vai trò hãm phanh vì ông có nhiều kinh nghiệm trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương hơn ông Dũng chứ không phải là về chức vụ.
Ông Dũng đã đưa ra lời hứa về một nước Việt Nam mạnh hơn và tốt hơn với tốc độ tăng trưởng GDP lớn hơn.
Nhưng trong các vấn đề như bauxite hay Vinashin, ông Dũng đã bất chấp các chỉ trích theo kiểu “cảm ơn quý vị, tôi nghe đủ rồi, nhưng tôi vẫn sẽ cứ làm.”

Cuộc chiến tinh vi
Tôi không biết chỉ thị tới từ đâu, từ Thủ tướng hay Tổng Bí thư, nhưng theo ông chúng ta có thể giải thích ra sao về hàng loạt vụ bắt bớ trước khi đại hội Đảng diễn ra, các vụ bị coi là trấn áp nhân quyền rồi các hành vi bị lên án của cảnh sát?


Thật thú vị là ông nêu ra vấn đề này. Tôi không muốn đưa ra quá nhiều chi tiết, nhưng tôi đã gặp một blogger, người bị công an bắt và người này muốn gặp tôi sau khi đọc các nhận định của tôi.
Blogger này nói “Carl, làm sao ông có thể phân tích mọi chuyện rõ ràng như thế trong khi chính tôi là người trong cuộc nhưng vẫn không hiểu lý do tôi bị bắt.”
Bỏ chuyện này sang một bên, tôi cho rằng Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Lê Doãn Hợp và Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương Tô Huy Rứa, một nhân vật đang lên và có tham vọng quyền lực và là người hâm mộ ông Dũng, đã có một cuộc chiến thông tin tinh vi.
Họ sử dụng hiệu quả các công cụ họ có để kiểm soát thông tin, kiểm soát những gì có thể rò rỉ ra ngoài, những gì công chúng biết tới và ngăn chặn những người ở ngoài mạng lưới của họ có thể thâm nhập vào.
Một điều chúng ta có thể thấy là các cuộc tấn công không ngừng nghỉ đối với các blogger để kiểm soát internet.
Nhưng điều này cũng không giải thích được tất cả các cuộc bắt bớ. Trước các đại hội Đảng trong quá khứ, đã có những lời kêu gọi từ trong Đảng về chuyện bỏ chủ nghĩa Marx – Lenin, bỏ từ ‘Cộng sản’, đổi tên nước…
Không có blogger nào kêu gọi những điều như thế này cả. Tôi có cảm giác các vụ bắt bớ gần đây là để tạo ra bầu không khí ớn lạnh và qua việc buộc tội một số người liên quan tới an ninh quốc gia, người ta muốn đánh phủ đầu một thiểu số trong Đảng muốn từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản.
Và tôi nghĩ đây là một trong những Đại hội lặng lẽ nhất kể từ khi Đổi Mới bắt đầu hồi năm 1986.
Đây là một trong những Đại hội lặng lẽ nhất kể từ khi Đổi Mới bắt đầu hồi năm 1986.
» Giáo sư Carl Thayer
Tôi mới gặp ba cựu chuyên gia tư vấn của thủ tướng tại một hội thảo và chúng tôi cùng bàn về đề nghị của ông Nguyễn Văn An về dân chủ.
Cảm nhận mà tôi có được là chưa bao giờ một nhóm lớn những người có ảnh hưởng tại Việt Nam cảm thấy bị đẩy ra ngoài rìa tới như thế và không thể ảnh hưởng gì tới hệ thống. Mà đó là những người rất trung thành.
Tôi cũng nói chuyện với các chuyên gia ở UNDP và các chuyên gia nước ngoài khác. Họ nói tới thâm hụt mậu dịch lớn, lạm phát cao, thiếu dự trữ ngoại hối và những điều này có thể đưa Việt Nam tới khủng hoảng. Người ta lo ngại vì các vấn đề này không được giải quyết, ít nhất là về mặt chính thức.


Lạc quan
Nếu chúng ta theo dõi hội nghị của các nước cấp viện trong những năm gần đây, năm nào các nước cũng cam kết những khoản tiền lớn đối với Việt Nam. Vậy họ phải hài lòng với triển vọng phát triển của Việt Nam trong những năm tới để cam kết như vậy?


Trước hết, năm nay là lần đầu tiên số tiền cam kết giảm so với các năm trước, nhưng dĩ nhiên đây không phải là xu hướng. Nhiều nước ở vào thế kẹt phải viện trợ cho Việt Nam. Việt Nam có tăng trưởng kinh tế cao và đang hướng tới những Mục tiêu Thiên Niên kỷ [do Liên Hiệp Quốc đề ra] và có thành tích trong xóa đói giảm nghèo.
Các quốc gia muốn giúp Việt Nam về mặt kỹ thuật để cải thiện việc quản trị và một số nước muốn có thêm nhiều phụ nữ trong bộ máy chính quyền hơn. Họ [các nước cấp viện] cũng tiếp cận được các bộ của Việt Nam và nghĩ rằng họ có ảnh hưởng.
Như vậy là có cả sự ủng hộ và cũng có những cảnh cáo đối với Việt Nam. Chỉ khi Việt Nam gặp khủng hoảng và không chịu giải quyết thì các nước mới suy nghĩ lại cách tiếp cận của họ. Và các nhà tài trợ có thể có ảnh hưởng nhưng là ở khía cạnh phát triển chứ không phải kinh tế vĩ mô.
Còn nói về nhân quyền, gần 40 người bị bắt là cũng đủ tệ rồi nhưng cũng không phải là rộng khắp. Đó là một bức tranh vẩn đục và khó nhận xét.

Khi ông nói chuyện với các chuyên gia nước ngoài, họ có lạc quan về tương lai của Việt Nam hay không?

Nói về nhân quyền, hầu hết họ đều nói tôi đánh giá quá cao vai trò của các nhà hoạt động. Vâng, thì tôi coi đó là lời khuyên.
Họ nghĩ rằng họ hiểu rõ đường hướng của chính phủ. Điều thú vị là BBC đưa tin về nhân sự trước khi Hội nghị Trung ương 14 kết thúc. Vậy là Đảng Cộng sản đã có sự đồng thuận sớm, hoặc họ đang thả bóng để thăm dò dư luận quốc tế.
Các kinh tế gia nước ngoài bày tỏ sự lo ngại về kinh tế Việt Nam nhưng các nhà ngoại giao, những người nhìn Việt Nam theo khía cạnh địa chính trị, rồi vai trò của Việt Nam trong vùng nữa, có vẻ khá lạc quan.

Chúng ta chưa nói gì tới ông Phạm Quang Nghị, người được cho là sẽ vào chức Chủ tịch Quốc hội. Ở một nước mà nhiều quan chức bị tai tiếng vì tham nhũng như tại Việt Nam, ông đánh giá ông Nghị như thế nào?
Khi tôi tới Việt Nam, tôi có cảm giác đang có cuộc đua ngựa mà ông Nghị không thể tham gia.
Ông ấy đã hoàn thành nhiệm kỳ bí thư thành ủy Hà Nội và cần phải lên chức nhưng biết cho ông ấy lên chức gì bây giờ. Tôi khá ngạc nhiên vì nhiều người nói ông Hồ Đức Việt sẽ trở thành chủ tịch quốc hội.
Còn về tai tiếng tham nhũng thì ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh điều này có nghĩa là một người có nhiều bạn và có thể dùng tiền để tấn công đối thủ và xây dựng mạng lưới của mình.
Trở thành Chủ tịch quốc hội sẽ là bước tiến đối với ông Nghị và Quốc hội chắc chắn có tính phe phái hơn so với Thành ủy Hà Nội.

Quyết định đúng đắn?
Nếu các tin tức về nhân sự là chính xác thì ông có cho rằng Đảng Cộng sản đã có quyết định đúng đắn không?


Như tôi đã nói, họ bắt đầu với một nhóm gene nhỏ, với Bộ Chính trị 15 người trong đó 6-7 người đến tuổi nghỉ hưu. Ông Nguyễn Tấn Dũng không phải là thủ tướng tồi, nhưng ông ấy có những điểm yếu và điều đáng lo ngại là không có cơ chế để khắc phục những yếu điểm đó.
Ông Dũng vừa ngạo mạn và vừa quá tự tin vào bản thân.

Chúng ta thử nhìn lại khi ông mới lên làm thủ tướng, ông lập ủy ban chống tham nhũng và yêu cầu các vụ việc ở tòa án phải được giải quyết nhanh chóng. Giờ đã năm năm trôi qua và chúng ta thử nhìn xem mọi việc ra sao.
Còn trong vấn đề bauxite, rất nhiều chỉ trích cũng không mang lại kết quả gì. Ông Dũng vừa ngạo mạn và vừa quá tự tin vào bản thân. Ông ấy cần được bảo vệ để khỏi làm hại chính mình. Nhưng tôi chưa thấy cơ chế nào hữu hiệu cả. Nếu ông Trương Tấn Sang làm Tổng Bí thư, chúng ta sẽ có một tổng bí thư mạnh hơn. Nhưng có vẻ Đảng Cộng sản không thích sự bất đồng và đã có lựa chọn khác đi.

Và các nhà lãnh đạo của Việt Nam sẽ phải đối mặt với một Trung Quốc đang lên, đang rất quả quyết ngoài Biển Đông và với những chỉ trích về nhân quyền của Hoa Kỳ. Theo ông họ sẽ xử lý các mối quan hệ này ra sao?

Nhìn vào thâm hụt mậu dịch 19 tỷ đô la của Việt Nam, 11 tỷ đã là thâm hụt trong buôn bán với Trung Quốc.
Trong khi trong quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ, Việt Nam có thặng dư mậu dịch tám tỷ đô la.
Chúng ta có thể tin rằng Việt Nam khó lòng có thể lấp được thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc và họ sẽ cần tới đầu tư từ nước này.Cảnh tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc bắt
Quan hệ Trung Quốc và Việt Nam căng thẳng khi nhiều tàu đánh cá của Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ
Nhưng họ cũng phải cẩn thận vì đầu tư từ Trung Quốc cũng kéo theo những ảnh hưởng, những vấn đề như lao động trái phép hay công nghệ không phải là tiên tiến nhất trên thế giới… Nhưng tôi cũng biết trong năm qua Việt Nam và Trung Quốc đã có bốn lần đàm phán bí mật và qua những gì Việt Nam tuyên bố thì Trung Quốc không chấp nhận đàm phán về Hoàng Sa, nhưng có vẻ chấp nhận đàm phán về Vịnh Bắc Bộ.
Mặt khác, đáp lại thái độ của Trung Quốc với Hoàng Sa, Việt Nam đã kéo Hoa Kỳ và các nước khác vào cuộc. Tôi nghĩ vấn đề Hoàng Sa sẽ không thể có tiến bộ, nhưng có thể có thỏa thuận tại những vùng biển khác.
Việt Nam cũng bị chỉ trích vì mua tàu ngầm kilo mà người ta nói rằng tốn tiền đầu tư ban đầu và bảo hành, bảo trì. Nhưng nhiều người lại cho rằng đây là điều cần thiết.

Nhưng thưa ông nếu Việt Nam có thể mua được sáu tàu ngầm thì Trung Quốc có thể mua số lượng gấp đôi và như vậy liệu có ý nghĩa gì không?

Nói như vậy thì người ta cũng có thể nói điều tương tự về Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Thế nhưng Trung Quốc vẫn đầu tư vào tàu ngầm để đe dọa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng có thể làm như vậy.
Dĩ nhiên ông nói đúng là tàu ngầm sẽ chỉ có thể đe dọa tàu nổi thôi và về số lượng thì Việt Nam không thể cạnh tranh với Trung Quốc.
Nhưng hiện tại khả năng các tàu ngầm có thể đi tìm kiếm và triệt tiêu nhau là rất thấp.
Nhật Bản, Australia, Singapore, Indonesia, Malaysia đều mua tàu ngầm và tôi nghĩ đây là cách các nước nhỏ tìm cách đối phó với Trung Quốc.

Nguồn :http://doilap.wordpress.com/2010/12/23/th%e1%bb%a7-t%c6%b0%e1%bb%9bng-dung-s%e1%ba%bd-co-quy%e1%bb%81n-l%e1%bb%b1c-vo-bien/

Phiếm luận : Râu Khổng Tử cắm cằm Các-Mác


Một trong các nhân vật nổi tiếng của tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung là Nhạc Bất Quần, một tay ngụy quân tử siêu đẳng.
Nhưng xét về mặt xảo trá và thâm hiểm thì các lãnh tụ Cộng Sản Trung Hoa ngày nay so với Nhạc Bất Quần “lại là phần hơn”. Khi Lưu Hiểu Ba được giải Nobel Hòa Bình thì Bắc Kinh bị chạm nọc, vì vòng hoa danh dự trao cho Lưu Hiểu Ba cũng là bản án dành cho cái chính thể đã đàn áp nhà vô địch dân chủ này một cách đê hèn và độc ác.

Chửi rủa, dọa nạt không xong, Bắc Kinh bèn sai giáo sư đại học Đàm Trường Lưu (tiến sĩ thứ thiệt, chứ không phải tiến sĩ giấy kiểu tiến sĩ Mác-Lê do trường Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nặn ra đâu) hộc tốc dựng ra một cái giải rất hề, giải “Hòa Bình Khổng Tử” để chọi lại giải Hòa Bình Nobel của Thụy Điển.

Đặt ra cái giải cải lương Hồ Quảng rồi thì phải kiếm người trao giải chứ. Trao cho ông “chống đế quốc tới cùng” Fidel Castro hay ông Hugo Chavez nửa điên nửa dại thì sợ Hoa Thịnh Đốn nó giận, trao cho lãnh tụ hung hăng con bọ xít Kim Chính Nhật thì giải “Hòa Bình Khổng Tử” phải đổi tên thành giải “Chiến Tranh Khổng Tử”. Trao cho mấy thần tử “An Nam” như Lê Khả Phiêu hay Nông Đức Mạnh thì sợ mang tiếng tư túi con cháu trong nhà.
Tính tới tính lui bèn bấm bụng dúi cái giải ế ẩm này cho ông già Liên Chấn (nguyên Phó Tổng Thống Đài Loan), lập trường chính trị nửa nạc nửa mỡ. Tội cho ông Liên Chấn, mãi đến khi Bắc Kinh công bố mới giật mình hay rằng mình bị quấn cái giải yếm này vào cổ.

Liên Chấn mặt mũi nào mà đi nhận cái giải kỳ cục như vậy. Bắc Kinh bèn chơi trò ba que, sai một cô bé hỷ mũi chưa sạch lên sân khấu nhận giải thay cho cụ già từng là Phó Tổng Thống một nước.
Viên chủ tịch cái gọi là Ủy Ban Giải Hòa Bình Không Tử rất giỏi trò đểu, ấn định ngày trao giải Khổng Tử trước ngày trao giải Nobel đúng một ngày để chơi gác.
Nhưng có ma nào để mắt tới cái trò hề rẻ tiền này đâu. Ấy vậy mà khi được một anh nhà báo rỗi hơi phỏng vấn thì họ Đàm phóng đại ngôn, nào là dân Trung Hoa có trên một tỷ ba người, đất rộng người đông nên giải Khổng Tử phải có giá trị hơn giải Nobel của một nước chưa bằng một tỉnh nhỏ của Trung Quốc.
Lý luận kiểu lấy thịt đè người đấy. Nói như thế thì hễ người Hoa đặt ra giải gì thì giải đó phải hơn tất cả các giải khác của thế giới. Các giải thưởng lừng danh của thế giới như giải Oscar, giải Fields, Pulitzer, Chopin, Goncourt… dần dần sẽ bị xóa sổ vì Trung Quốc sẽ cho ra đời các giải mới.

Tại sao lũ con cháu lại lôi cụ Khổng Tử ra làm trò hề?
Nhiều học giả Trung Hoa còn phẫn uất nói rằng “chúng nó hiếp dâm Khổng Tử”.
Khổng Phu Tử thì dính dáng đếch gì đến chủ nghĩa Cộng Sản nhỉ?
Chả lẽ các ông Các-Mác, Ăng-ghen đã dựa trên Luận Ngữ mà viết ra Tư Bản Luận?
Hay chế độ Cộng Sản là sự hồi phục của chế độ phong kiến?

Các lãnh tụ Cộng Sản Trung Quốc đem Khổng Tử lên bàn thờ vì muốn chôm câu “Trung thần bất phụng nhị quân” của Khổng Khâu và đổi thành “Trung thần bất phụng nhị đảng” để chống diễn biến hòa bình. Ôi Khổng Tử mới là thần thánh của đảng Cộng Sản của thế kỳ 21! Cách Mạng Văn Hóa mới đây! Chủ nghĩa Mác hoang tưởng đã bị loài người chối bỏ và trở thành lịch sử nên sẽ được xếp vào viện bảo tàng.
Không cần kiên trì theo chủ nghĩa Mác-Lê nữa. Đã có Khổng giáo dạy dân trung thành với Đảng. “Quân Sư Phụ” trở thành kinh nhật tụng của thần dân thời đại. Ngày nay không có vua nhưng có Đảng. Đảng thay cho vua ngồi trên đầu cha mẹ. Phải tròn chữ Hiếu với Đảng trước khi trả hiếu cho cha mẹ.

Đền miếu Khổng Tử mọc lên như nấm. Từ Tân Cương tới mũi Cà Mau, từ đảo Điếu Ngư tới Hoàng -Trường Sa, toàn dân, toàn quân, toàn Đảng thi đua học tập và thực hiện Khổng Giáo. Toàn Châu Á sẽ thanh bình thạnh trị như thời kỳ phong kiến oanh liệt của triều đại Tần Thủy Hoàng.
Thủ đô Hà Nội tuy mới có Khổng Miếu nhưng nước Tàu sẽ chi viện thêm vài trăm tỷ để xây Trung Tâm Văn Hóa Khổng Tử thật hoành tráng, có cả khu giải trí gồm khách sạn Năm Sao, sòng bài, nhà tắm hơi… thu hút hết du khách thập phương.

Chẳng còn ai bước chân đến khu Văn Miếu của ta nữa. Các lãnh đạo ta sẽ giàu thêm vài chục triệu Nhân Dân Tệ nhờ tiền “boa” cho dịch vụ “Phờ-Răng-Chai”(franchise) Miếu Khổng Tử.
Việt Nam sẽ được thiên triều phong cho vài nghìn tiến sĩ Khổng học thay thế các tiến sĩ triết học Mác-Lê lỗi thời. Dĩ nhiên những người đuợc cấp bằng đầu tiên phải là 13 ngài trong Bộ Chính Trị của đảng ta tức Thập Tam Yêu Đảng (Ghi chú: Thập Tam Yêu còn gọi là Xập Xám Chướng, xin độc giả không chơi Mạt-Chược bỏ lỗi không giải thích các từ này đến nơi đến chốn, chỉ xin ngắn gọn: Xập Xám Chướng là 13 cây bài không giống ai, không xếp thành phu được, giống như một mớ tả pí lù vậy).

Đại hội đảng XI sắp tới sẽ cắt cái đuôi “Xã Hội Chủ Nghĩa” ra khỏi Kinh tế Thị trường để thay bằng cái đuôi “định hướng Khổng giáo”. Quan Thượng Thư Lề Phải Tôi Như Rứa lại hồ hởi ra lệnh cho các cơ quan truyền thông cả nước cất tiếng ca:

Các-Mác hay Khổng Tử, ai cười ai khóc?

Phong Trần
Nguồn :
http://giaithecongsan.wordpress.com/2010/12/21/phi%e1%ba%bfm-lu%e1%ba%adn-rau-kh%e1%bb%95ng-t%e1%bb%ad-c%e1%ba%afm-c%e1%ba%b1m-cac-mac/

21 thg 12, 2010

TOP TEN PHÁT BIỂU ẤN TƯỢNG 2010


1. “Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là “chặt chém” ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm... cứ dẹp đi thì bầu không kịp!”
- Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng.



2 . “Làm người có khó không các cháu? Có khó không? Thế tóm lại có làm được không?
- Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh hỏi các cháu học sinh trong ngày khai trường.


3. “Thánh Gióng công lao là như thế, tài năng là như thế, nhưng mà không màng chức vụ, danh lợi, không đòi hỏi ai cảm ơn cả, không đòi hỏi phong chức phong tước gì cả, đánh giặc xong là thanh thản về trời để sống một cuộc đời vui thú điền viên, một cuộc đời thanh thản"
- Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.




4. "Nếu ai đó nói rằng công tác tổ chức đại lễ còn hạn chế thì đó là do nhận thức chưa tốt"
-
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói về thành công của đại lễ nghìn năm.




5. “Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc”
-
Ông nghị Trần Tiến Cảnh.




6. “Tôi không nghĩ đến việc tạo dấu ấn cá nhân
- Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo Phạm Vũ Luận.




7 . "Chúng tôi không có trách nhiệm gì mà phải chịu trách nhiệm"
- Bộ trường KH & ĐT Võ Hồng Phúc trả lời chất vấn về trách nhiệm trong vụ việc Vinashi




8. “Tôi tin rằng Thủ tướng không quên lời dạy đó của Bác Hồ... Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể là một trong những người nắm bắt được xu hướng phát triển thời đại và đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, đất nước”
- Giáo sư Vũ Khiêu.




9. “Về mặt lý thuyết là an toàn”
-
Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên trấn an dư luận về độ an toàn của hồ chứa bùn bauxite Tây Nguyên.




10. "Tôi hứa chấm dứt ghép nhiều bệnh nhân một giường chỉ là câu chuyện truyền miệng tầm phào thôi"
-
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu.

20 thg 12, 2010

Tư duy nhiệm kì


Nếu tôi nhớ không nhầm thì bốn chữ tư duy nhiệm kì là của ông Dương Trung Quốc nói trên diễn đàn Quốc hội từ nhiệm kì trước, nghĩa là cách nay chục năm, khi mà việc quản lí có vấn đề tham nhũng, việc kí tá cho những dự án chưa thật chín muồi gây phản ứng trong xã hội.

Vậy tư duy nhiệm kì là gì.Hiểu đơn giản, trách nhiệm của đương sự có một nhiệm kì, nên chẳng nghĩ xa, cũng chẳng cần thận trọng lắm. Hết nhiệm kì là tròn trách nhiêm. Mọi công việc có anh khác lo…Trong nhiệm kì của mình, kiếm tí lợi cho mình là được.

Như thế , xét cho cùng tư duy nhiệm kì là tư duy cho mình, còn việc đất nước đến đâu hay đến đấy.Biết rằng duy nhiệm kì với lợi ích nghiêng về cá nhân là gây ra nhiều cái hại. Nhưng mười năm rồi chuyện đó không dứt. Và nguy cơ còn tiếp tục.
Vì sao?Thấy được bóng dáng tệ hại của tư duy nhiệm kì nhưng để tiết chế được nó là cả một khoảng cách dài vì biết đâu tư duy đó mà các cơ quan liên đới trong bộ máy cũng đang cùng hưởng lợi thì sao?

Thực ra câu chuyện này cũng không khó giải quyết nếu thực sự dùng luật. Luật có, sao lại còn thêm lệ khi thi hành?
Khi pháp luật bị lệ bó tay thì không luật không còn luật nữa. Không còn luật thì còn ai sợ.

Có cái gì mà sợ?Bắt một kẻ phạm tội ngoài đời thủ tuc rất nhanh và dễ dàng. Nhưng bắt một quan chức phạm tội hiển nhiên để khởi tố lại phải thêm bao nhiêu qui định làm chậm đi quá trình thi hành pháp luật. Mà thực tế chỉ là pháp luật bắt kẻ có tội chứ có phải bắt quan bắt chức đâu?

Thêm nữa, quan chức để xảy ra sai phạm, hết nhiệm kì hạ cánh rũ lông coi như xong vịệc. Nếu có luật hồi tố chặt chẽ, vị quan ấy phải chịu trách nhiệm về nhiệm kì mình đén cùng liệu quan anh có dám thế không?Trên diễn đàn người nói cứ nói , tư duy nhiệm kì thì vẫn tiếp tục tư duy. Luật pháp cứ chaỵ đằng sau, thì tư duy nhiệm kì còn lâu mới thay đổi.

Nguồn :http://dongngandoduc.multiply.com/journal/item/620

18 thg 12, 2010

Một cơ cấu nhân sự mới đầy hứa hẹn cho đất nước



Nghĩ con người và xã hội Việt nam mình thời nay có cái đặc điểm rất lạ, khi cái gì gọi là mật, tối mật hay tuyệt mật … thì lại là cái mà ai ai cũng biết nhờ tin đồn, gọi là tin đồn nhưng đảm bảo độ chính xác tới 99.99%.
Nhớ thời trước đổi mới (1986), hồi mà đảng ta còn kiên định với CNXH, khi ta còn lấy cái Chủ nghĩa Mác -Lênin làm nền tảng tư tưởng một cách nghiêm túc thì cứ vài ba năm là nhà nước lại đổi tiền, dùng tiền mới.

Còn nhớ ngày ấy còn bé, nhưng mỗi kỳ nhà nước chưa công bố lệnh đổi tiền thì cái tin tối mật ấy vốn chỉ được biết trong nội bộ và chỉ thông báo cho một số lãnh đạo cao cấp biết, vậy mà thiên hạ ngoài đường thì ai cũng biết trước cả một ngày, dân hồi ấy nói vui rằng như thể cả nước là Ủy viên Bộ Chính trị. Hồi đó ngày trước đổi tiền thì ở ngã ba ngã tư hay chợ Trời vui như tết, dân tình bọn nghèo nghèo vớ được cái gì cũng mang ra bán lấy tiền, bởi hôm đó cái gì cũng bán được và lại được giá. Mấy ông bà nhà giàu do làm nghề gian thương làm tiền mang ra mua hết, bất kể cái gì mà còn tạm dùng được là họ mua vét, mua như ăn cướp. Họ bảo rằng hôm nay 10 đồng mua được cái áo , không mua để mai 10 đồng đổi thành 1 đồng tiền mới, cái áo này đổi tiền xong không rẻ hơn 4 đồng tiền mới, vậy là lãi tới 3 đồng.
Đúng là tụi con buôn nó tính nhanh như điện, kiểu gì nó cũng nghĩ cách để có lãi, người ta bảo mạnh vì gao, bạo vì tiền kể cũng đúng, với một quốc gia điều đó càng luôn luôn đúng. Vậy sao mà đảng ta không để tụi con buôn nó lãnh đạo hay ít ra cho nó phụ trách cố vấn Kinh tế có hơn là để cái ông nhà thơ xứ Huế Phó Thủ tướng năm ấy không chứ?
Nghĩ đi nghĩ lại nước Nam mình nó mạt cũng vì như thế, bao nhiêu năm rồi khi mà các nước láng giềng hay trong khu vực họ thành Hổ, thành Rồng hết, chỉ với thời gian vẻn vẹn 14 năm như Đài loan, 20 năm như Nam Hàn, 23 năm như Trung quốc v.v… Còn xứ mình thì đổi mới 25 năm rồi, dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng mà sao mới chỉ là loại Hổ thọt, Rồng “nhào” mà không xong.

Thử nhìn kinh tế hôm nay thì thấy, nó phọt phẹt, khi mà lạm phát thì hai con số, vàng và đô la thì nhảy múa vọt lên mãi không chịu nghỉ, đồng tiền Việt nam mất giá xuống dốc không phanh, thị trường chứng khoán thì ở mức đáy của đáy, dự trữ ngoại tệ nghe còn thảm hại hơn hình như đang ở mức 1 tháng nhập khẩu. Lại còn nợ các tổ chức tín dụng quốc tế không có tiền trả phải khất nợ, chỉ số tín nhiệm đối với công trái chính phủ và tín dụng giảm một bậc v.v… Cứ như thế xem ra để ông Y tá lãnh đạo Kinh tế cũng bí bét kém gì thời ông nhà thơ thủa trước đâu. Chỉ có khác bây giờ có muốn đổi tiền thì cũng không làm được, bây giờ chỉ thậm thụt phát hành thêm đồng bạc với khối lượng lớn để bù chi ngân sách luôn thâm thủng.
Nhiều người không hiểu cứ thấy nhiều nhà cao tầng, nhiều cầu cống dường xá mới. v.v… thì tưởng đất nước đang đi lên, có biết đâu rằng đó toàn là sản phẩm của đầu tư nước ngoài hay tiền đi vay nước ngoài, chứ những cái ta chắt chiu, dành dụm trong 25 năm đổi mới của đất nước đến hôm nay trong kho thì đã sạch bách hết rồi, giờ chỉ còn nợ và nợ. Đó cũng chính là lý do vì sao đầu bài phải nhắc đến chuyện cũ, chuyện đổi tiền cách đây hơn 20 năm để mỗi người có ý thức chuẩn bị sẵn cho mình một phương án đối phó. Việc sẽ có đổi tiền chắc sẽ không có, nhưng sẽ có những khó khăn trầm trọng với nền Kinh tế Việt nam trong năm tới là điều chắc chắn sẽ diễn ra.



Ở trên đã nói về cái chuyện tin mật, tuyệt mật hay tối mật… xưa là như thế, nay thì cũng rứa, thời buổi này nghe chừng càng tiện, bây giờ không cần lê la ngoài quán nước hay vỉa hè như ngày xưa để nghe lỏm, mà tin tức tối mật, tuyệt mật hay gì gì nó cứ tự ập tới mỗi khi ta ngồi truy cập trên mạng internet.
Mật với tối mật cái nỗi gì mà Đại hội đảng CSVN toàn quốc lần thứ XI chưa họp, ít ra con 30 ngày nữa, kể cả mấy ngày trước khi mà Hội nghị Trung ương 14 chưa họp, chưa bàn về nhân sự cấp cao của tứ trụ với các chức danh Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước thì ngoài đường, trên vỉa hè dân đã nói (khẳng định) ông nào, ngồi ghế gì, hôm nay xem ra rõ còn hơn dự kiến của Ban Tổ chức Trung ương.

Dân Việt nam mình tài thật, Đại hội đảng chưa họp, các đại biểu chưa bỏ phiếu mà trong nhà ngoài ngõ đã tường tận hết ai làm chức gì?
Trước thì cứ tưởng Đại hội đảng thì phải gương mẫu hơn, làm ăn nó đàng hoàng tử tế, có tí dân chủ hơn, ít ra cũng có bầu bán đàng hoàng hơn. Vậy mà nó cũng nhảm y như chuyện nhân dân đi bầu cử Đại biểu Quốc hội, cái ngày hội của nhân dân 5 năm một lần, một bên thì đảng cử dân bầu, còn một bên thì đảng cử đảng tự bầu. Đã vậy thì không hiểu đảng ta tiến hành cái đại hội toàn quốc làm cái gì cho mất thì giờ, tốn kém tiền thuế của nhân dân?

Nói như vậy cũng vì hôm nay (17/12/2010) không chỉ ở Việt nam mà toàn thế giới họ biết đã rõ mười mươi về cơ cấu nhân sự cụ thể lãnh đạo cao cấp khóa tới của đảng và chính quyền Việt nam. Theo Dow Jones, BBC, VOA, RFI, Asahi… đã công bố cụ thể rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng Bí Thư, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm Thủ tướng, ông Trương Tấn Sang sẽ làm Chủ tịch nước và ông Phạm Quang Nghị sẽ làm Chủ tịch Quốc hội. Tuy họ nói là sẽ nhưng cái sẽ ấy chắc chắn tới 100%, vì chính các Ủy viên Trung ương của đảng ta lại là người cấp tin cho các hãng thông tấn nước ngoài sai sao được.

Với các vị trí chủ chốt lãnh đạo đất nước trong năm tới nếu đúng như các hãng thông tấn nước ngoài họ đưa tin thì đó là chuyện bình mới và rượu vẫn cũ kiễu Nguyễn Y Vân làm bà con mất công hồi hộp.
Nhưng nếu chúng ta tỉnh táo thì với cá nhân tôi cái đó là điều quan trọng, thì tin trên là tin mừng đối với đất nước Việt nam chúng ta.
Vì sao lại mừng ư? Xin thưa vì với bộ máy lãnh đạo đầy “năng lực” và “trí tuệ” này thì chắc chắn chỉ cần một hay vài năm tới đây chứ không cần hết nhiệm kỳ 5 năm của khóa XI này, với bức tranh kinh tế Việt nam quá u ám như ngày hôm nay mà ông Thủ tướng muốn bỏ cũng không xong thì đảng CSVN chắc chắn sẽ đưa cả dân tộc ta tới đích mà Bác Hồ đã lựa chọn cho cả dân tộc ta đang hướng tới, đó là CNXH.
Hoặc không bọn họ sẽ buộc phải chấp nhận một lần nữa quy phục, nằm trong vòng tay bảo trợ của Trung quốc như Myanmar, Bắc Triều Tiên… để bảo toàn sự tồn tại của đảng họ và điều đó là sự tuyên chiến với cả một dân tộc vì người Việt nam chân chính không bao giờ chấp nhận.

Nếu bạn đọc ai chưa đoán ra cái đích viết tắt CNXH ở bên trên là gì thì xin đừng mất công tra từ điển Chính trị – Triết học cụm từ viết tắt này, nó là chữ cái đầu của cụm từ Cả Nước Xuống Hố.
Muốn có một Việt nam mới, muốn Việt nam trở thành Rồng, thành Hổ để sánh vai với các cường quốc năm châu khác thì đất nước và dân tộc này phải chịu lột xác, nghĩa là phải chấp nhạn theo đảng xuống hố trước đã, vì đã xuống hố thì tất cả sẽ mất hết và đảng ta – đảng CSVN cũng chẳng còn cơ hội tồn tại. Khi ấy toàn thể dân tộc Việt nam chúng ta sẽ bắt tay nhau cùng làm lại từ đầu để xây dựng một nước Việt nam dân chủ, hùn cường và giàu mạnh.

Cứ nhìn sang Đông Âu, Liên xô hay gần ta thì Nam Hàn, Đài Loan, Indonexia …thì thấy, ở các quốc gia đó khi không còn đảng cộng sản lãnh đạo, không còn độc tài đảng trị cầm quyền, khi mà có dân chủ, tự do và một chính quyền của dân bầu ra có đủ sáng suốt để áp dụng hay đi theo các quy luật kinh tế, các bài học của các quốc gia đi trước một cách thực sự.
Nếu như vậy thì việc đưa một quốc gia nhanh chóng trở thành những con Rồng con Hổ kinh tế không quá mất thời gian. Bài học Indonexia là ví dụ điển hình nhất, chỉ từ năm 2004 đến nay khi mà chế độ độc tài Xuhacto bị đánh đổ buộc phải từ chức mới chưa đầy chục năm mà Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã phải ca ngợi
‘Indonesia là cường quốc đang lên’ .
Tất cả đang chờ đất nước, dân tộc Việt nam chúng ta ở phía trước không xa khi đảng cộng sản Việt nam đã cố tình bỏ rơi cơ hội cải cách toàn diện và triệt để như nhiều người hy vọng, họ vẫn ngoan cố bám chặt lấy cái Chủ nghĩa Mác-Lê nin lạc hậu, lỗi thời bất chấp cái hậu quả gây ra cho nền Kinh tế như hôm nay mà chúng ta đã thấy thì tất phải trả giá đắt.
...... qua đi, bình minh đã sắp tới.