Ông Xương thì nói ông bị công an huyện Vị Xuyên bắt tạm giam tại nơi làm việc. Việc xét hỏi kéo dài từ chiều 07/09/2009 đến 01h sáng ngày hôm sau, mệt mỏi và sợ hãi nên ông đã nhận bừa. Ông nói:
Trước hết, tôi là một nhà giáo, một hiệu trưởng, tôi không bao giờ làm cái việc đồi bại là ngủ với học sinh của mình.
Thứ hai, tôi bị bệnh tiểu đường và viêm tinh hoàn, 3 năm trở lại đây không còn khả năng quan hệ tình dục.
Thứ ba: trước khi bị bắt 02 ngày tôi có nhận được một cuộc điện thoại nói rằng sẽ có một nhóm học sinh và một nhóm người sẽ đứng ra tố cáo tôi. Tôi cho rằng mình bị người khác hãm hại, mất toàn bộ công danh, sự nghiệp.
Cái thứ nhất có thể ông Xương nói dối nhưng cái thứ hai thì phải có thẩm định y tế mới xác minh được. Sở y tế nói bệnh tiểu đường không ảnh hưởng tình dục, thì đúng rồi, nhưng nếu dùng thuốc chữa tiểu đường không biết cách sẽ liệt dương là cái chắc. Lại còn viêm hai hòn nữa. Toà muốn xử công minh tại sao toà không cho thẩm định y tế mà cứ xử? Ông Xương nói ông bị hãm hại cơ mà. Muốn tống tù người ta toà phải chứng minh người ta không bị hãm hại, đó mới gọi là toà. Đó là câu hỏi thứ nhất.
Nhưng điều thứ ba ông Xương nói mới quan trọng:: Trước khi bị bắt 02 ngày tôi có nhận được một cuộc điện thoại nói rằng sẽ có một nhóm học sinh và một nhóm người sẽ đứng ra tố cáo tôi.
Người gọi điện là ai? Kẻ đưa tin đồn nhảm hay kẻ nằm trong đường dây hãm hại ông Xương gọi điện doạ dẫm.
Phải chăng Hà Giang cũng có một đường dây quyền lực vô hình tạm gọi là đường dây lợi hay hại. Nếu anh cung cúc tuân theo tất nhiên anh có lợi, nhược bằng ương ngạnh bất tuân coi chừng bóc lịch có ngày.
Vậy thì tại sao toà không hỏi người gọi điện là ai để tróc cổ đến toà hỏi cho ra nhẽ. Hay là toà sợ, động đến đường dây lợi hay hại có khi toà cũng mất cái câu cơm cũng không biết chừng. Đó là câu hỏi thứ hai
Luật sư Nguyễn Văn Tú thì khẳng định: Bị cáo Xương không nói lời nói sau cùng như Biên bản phiên tòa đã ghi “Tôi thừa nhận hành vi phạm tội của mình và xin khoan hồng” trong khi trên thực tế bị cáo Sầm Đức Xương nói lời sau cùng là không thừa nhận phạm tội, không xin nhẹ hình phạt mà chỉ trình bày hoàn cảnh bản thân là trụ cột gia đình.
Biên bản phiên toà là biên bản biạ à? Hay vì cái biên bản này đã làm trước khi xử? Nếu đúng vậy thì nên xử luôn toà sơ thẩm mới thực sự công minh. Đó là câu hỏi thứ ba.
Biên bản phiên toà là biên bản biạ à? Hay vì cái biên bản này đã làm trước khi xử? Nếu đúng vậy thì nên xử luôn toà sơ thẩm mới thực sự công minh. Đó là câu hỏi thứ ba.
Hai cô học trò mới thực sự làm mọi người sửng sốt. Có lẽ tấn bi hài bắt đầu có từ đây.
Nguyễn Thị Hằng đã khai trước tòa rất rõ ràng rằng cán bộ điều tra đã bắt Hằng ký vào biên bản điều tra trước, sau đó mới điền nội dung xét hỏi vào sau.
Hằng bị yêu cầu phải ký vào các tờ giấy trắng dòng chữ “những điều khai trên là đúng sự thật” và ký tên ở cuối trang.
Điều tra viên Nguyễn Văn Cường là người tiến hành điều tra xét hỏi bị cáo Hằng, thế nhưng, trong hồ sơ điều tra của công an huyện Vị Xuyên, cán bộ điều tra lại là người khác.
Mặt khác, Kiểm sát viên Hà Quang Huy đã bắt Hằng phải học thuộc những lời khai trong cáo trạng để trả lời trước HĐXX phiên sơ thẩm. Hằng cũng bị ép buộc phải viết đơn từ chối luật sư (phiên sơ thẩm) và được hứa hẹn “làm như thế sẽ được giảm tội”.
Điều này có đúng không? Nếu đúng thì phải có một phiên toà khác xử tội làm sai lệch hồ sơ và trình tự tố tụng. Muốn biết đúng hay không đúng thì phải có điều tra, tức là phiên toà phải dừng lại để điều tra lại, bởi vì đây là tình tiết then chốt của vụ án. Tại sao toà không dừng mà vẫn tiếp tục xử? Đó là câu hỏi thứ tư.
Một danh sách mua dâm do hai cô học trò tung ra, gọi là danh sách đen bao gồm các đồng chí đảng viên ưu tú của tỉnh làm toà cũng phải giật mình.
Đến đây thì biết toà sợ thật, đã cố lờ đi danh sách đó bao gồm những ai. Đặc biệt khi động đến ông quan đầu tỉnh Nguyễn Trường Tô thì không những toà sợ mà báo chí cũng sợ:
Luật sư bào chữa cho Nguyễn Thị Hằng đã hỏi bị cáo: Vì sao bị cáo biết số điện thoại của ông NTT? Bị cáo trả lời: hôm đi ăn cơm, bác T ngồi cạnh và cầm điện thoại của Hằng nháy vào số máy bác T, sau đó bị cáo nhiều lần đến phòng làm việc của bác T trong UBND tỉnh. Bị cáo mô tả vào đó phải đi qua bảo vệ như thế nào, phòng bác trên tầng hai đi về phía cuối… Hội đồng xét xử và kiểm sát viên kiên quyết ngăn luật sư Tú tiếp tục hỏi về vấn đề này.
Các báo đưa tin thậm thà thậm thụt, khi thì bảo một vị quan chức, khi thì nói một lãnh đạo cao cấp, cuối cũng cũng chỉ dám viết tắt là ông T. Báo chí sợ hỏi sao toà không sợ. Tại sao lại phải sợ đến thế? Đây là câu hỏi thứ năm.
Sau phiên xử sơ thẩm, ông Tô đã nói rất hùng hồn, báo chí đăng rành rành: Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô cho rằng, hiệu trưởng mua dâm nữ sinh là một việc động trời, không thể hình dung được. Đây là một việc làm đáng xấu hổ và không thể chấp nhận với một thầy giáo đồng thời là người đứng đầu một trường cấp 3.
Tại sao khi bị cáo đã lên tiếng, báo chí đã đưa tin thì ông Tô không còn lên tiếng nữa. Ông là quan đầu tỉnh còn sợ ai nữa sao không lên tiếng? Tại sao toà không mời ông Tô đến để đối chứng, hay toà cũng sợ nốt. Đó là câu hỏi thứ sáu.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Hà Giang, ông Lê Quang Triều khẳng định: UBKT Tỉnh ủy Hà Giang đã nhận được văn bản của văn phòng Luật sư Vì Dân kèm theo “danh sách đen” những cá nhân tham gia mua dâm trẻ em vị thành niên, trong đó có nhiều cán bộ, Đảng viên trong các cơ quan quản lý Nhà nước của Hà Giang.
Ông nói ông rất sửng sốt khi biết tin này. Chẳng rõ ông sửng sốt vì cái gi. Sửng sốt vì ông không ngờ các quan trong tỉnh đã mua dâm, trong đó có quan đầu tỉnh hay sửng sốt vì không thể tin nỗi tại sao người ta dám tung ra danh sách đen trong một phiên toà dưới chế độ tươi đẹp của chúng ta?
Nếu ông Triều sửng sốt điều thứ nhất thì ông quá quan liêu, sửng sốt điều thứ hai thì ông quá ngu tín. Đó là câu hỏi thứ 7, cũng là câu hỏi cuối cùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét