Các bác tăng lên lại lắm mầu
Dân nghèo thì khổ biết kêu đâu
Lợi ích tập đoàn tha hồ vét
Cháu con các cụ sướng rung râu...
Trương tuần
Nguồn :http://trannhuong.com/news_detail/3942/CÓ-MÓC-TÚI-AI-ĐÂU
Dân nghèo thì khổ biết kêu đâu
Lợi ích tập đoàn tha hồ vét
Cháu con các cụ sướng rung râu...
Trương tuần
Nguồn :http://trannhuong.com/news_detail/3942/CÓ-MÓC-TÚI-AI-ĐÂU
Tăng giá xăng ngay sau Tết – lợi bất cập hại
Vào ngày 21 tháng 2 vừa qua, giá xăng dầu đã tăng lên gần 600 đồng một lít. Ngày hôm sau, báo chí trong nước loan tin thủ tướng chính phủ đồng ý trên nguyên tắc sẽ cho tăng giá bán điện theo phương án của Bộ Công Thương vào đầu tháng 3 tới.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Độc lập, IDS nhận định:
Nhiên liệu, giá năng lượng nói chung phải để chuyển động theo cơ chế thị trường thế giới. Đó là chuyện đúng về nguyên tắc và nói chung là tốt chứ không phải xấu. Nhưng vấn đề phải tăng lúc nào, điều chỉnh lúc nào; đó là vấn đề quan trọng.
Trong bối cảnh vừa Tết xong, giá cả các mặt hàng đều tăng lên trong dịp Tết (một chuyện cũng là bình thường), giá xăng tăng lên gần 600 đồng, và rục rịch tăng giá điện với tỷ lệ khá cao thì theo tôi không khôn ngoan. Lẽ ra cho tăng vào những lúc không gây cấn như thời điểm sau Tết vì tâm lý người ta lo ngại lạm phát. Đúng vào lúc mọi người lo ngại như thế lại đẩy tăng giá lên, tức không khác gì ‘đổ dầu vào lửa’.
Lạm phát là một hiện tượng rất phức tạp, trong đó yếu tố tâm lý hết sức quan trọng; bởi vì nếu tất cả mọi người nghĩ sẽ có lạm phát, thì sẽ có lạm phát.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Độc lập, IDS nhận định:
Nhiên liệu, giá năng lượng nói chung phải để chuyển động theo cơ chế thị trường thế giới. Đó là chuyện đúng về nguyên tắc và nói chung là tốt chứ không phải xấu. Nhưng vấn đề phải tăng lúc nào, điều chỉnh lúc nào; đó là vấn đề quan trọng.
Trong bối cảnh vừa Tết xong, giá cả các mặt hàng đều tăng lên trong dịp Tết (một chuyện cũng là bình thường), giá xăng tăng lên gần 600 đồng, và rục rịch tăng giá điện với tỷ lệ khá cao thì theo tôi không khôn ngoan. Lẽ ra cho tăng vào những lúc không gây cấn như thời điểm sau Tết vì tâm lý người ta lo ngại lạm phát. Đúng vào lúc mọi người lo ngại như thế lại đẩy tăng giá lên, tức không khác gì ‘đổ dầu vào lửa’.
Lạm phát là một hiện tượng rất phức tạp, trong đó yếu tố tâm lý hết sức quan trọng; bởi vì nếu tất cả mọi người nghĩ sẽ có lạm phát, thì sẽ có lạm phát.
Gia Minh: Theo Tiến sĩ do những bức bách gì mà Tổng Công ty Xăng Dầu, và Bộ Công Thương Việt Nam đưa ra biện pháp vào thời điểm theo Tiến sĩ là ‘không khôn ngoan’ này?
Ts Nguyễn Quang A: Theo tôi nghĩ chẳng có lý do nào xác đáng cả. Tôi theo dõi hằng ngày thị trường xăng dầu thế giới và khu vực suốt mấy tháng nay, thấy có giao động thế nhưng chưa có giao động đột biến. Biện pháp cho tăng giá vào dịp Tết, theo tôi nghĩ, chỉ có thể vì lợi ích cục bộ mà thôi.
Gia Minh: Đưa ra những biện pháp có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi cho số đông như thế, không lẽ các nhà điều hành kinh tế xã hội không thấy được sao?
Ts Nguyễn Quang A: Theo tôi có thể có nhiều người thấy; nhưng họ không có tiếng nói quyết định, không có quyền quyết định. Còn những nhóm lợi ích rất hùng mạnh có thể có ảnh hưởng đến những quyết định rất quan trọng. Trong trường hợp thế này, theo tôi là những việc làm ‘rất không khôn ngoan’.
Gia Minh: Những biện pháp như thế có thể dẫn đến những hậu quả cụ thể trước mắt thế nào?Ts Nguyễn Quang A: Chính phủ Việt Nam nhìn ra một mối nguy cơ rất lớn và đặt ưu tiên hàng đầu của năm nay : ‘ổn định kinh tế vĩ mô và chống lạm phát’. Đã có những biện pháp chính sách được thực hiện theo hướng đó. Theo tôi như thế tốt; tuy nhiên có những chính sách, hành động, phản ứng không được tính toán kỹ lắm.
Nếu tính toán như thế, bản thân các cơ quan Nhà Nước sẽ làm khó cho chính họ, và nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát của họ sẽ gặp khó khăn hơn. Tôi không phải người trong cuộc nên không hiểu những chính sách như thế được bàn luận ra sao.
Gia Minh: Mới đây đồng bạc Việt Nam được phá giá thêm 3,4%, và những biện pháp đó có ảnh hưởng đến giới sản xuất ra sao?
Ts Nguyễn Quang A: Cũng tương tự giá năng lượng, việc điều chỉnh tỷ giá Việt Nam lẽ ra phải được làm trước đó một thời gian khá dài: ba-bốn-năm tháng chẳng hạn. Vào thời điểm thuận lợi sẽ không gây ra những tác dụng phụ. Theo tôi việc điều chỉnh tỷ giá đồng bạc Việt Nam cũng đúng hướng nhưng không đúng thời điểm. Nói chung yêu cầu các nhà hoạch định chính sách làm gì cũng đúng, cũng hợp thời điểm hơi khó.
Theo cơ chế thị trường
Gia Minh: Mức độ tương thích giữa chính sách điều hành chung và vận hành theo cơ chế thị trường đến đâu?
Ts Nguyễn Quang A: Không thể tách rời lịch sử phát triển của Việt Nam, đất nước phát triển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hoàn toàn do Nhà Nước điều chỉnh hết. Bước dần dần sang cơ chế thị trường, trong hơn 20 năm qua, về cơ bản toàn bộ nền kinh tế Việt Nam đã vận hành theo cơ chế thị trường. Vẫn còn có can thiệp của Nhà Nước ở một số điểm nhưng phần đó không quá nhiều; tuy một số can thiệp của Nhà Nước vẫn còn quan trọng tại Việt Nam.
Xét trong quá trình như thế, chứ còn so với Hoa Kỳ, Tây Âu, Hồng Kông, Singapore chẳng hạn, còn hơi khó. Không thể một sớm một chiều thiết lập ngay được cơ chế như vậy, vì rất phức tạp từ tập quán làm ăn đến thực thi luật lệ. Cần có thời gian để tương thích dần, càng ngày càng phù hợp hơn.
Gia Minh: Có thể rút ngắn thời gian và loại trừ mâu thuẫn bằng cách nào?
Ts Nguyễn Quang A: Đó là vấn đề khác. Nếu chính phủ khôn ngoan, có chính sách khéo, biết tận dụng tất cả những cơ hội, quá trình đó có thể rút ngắn lại. Có thể đẩy nhanh hơn, hoạt động của cơ chế thị trường hữu hiệu hơn. Từ đó có thể mang lại phát triển cho đất nước, sung túc cho người dân.
Người ta luôn nói như thế và trong mấy năm qua, không thể phủ nhận việc làm theo hướng đó, nhưng còn nhiều việc chưa như mong muốn như chuyện vừa bàn đến.
Gia Minh: Cám ơn Tiến sĩ về những ý kiến và nhận định về những biện pháp đưa ra hiện nay ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét