Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

27 thg 2, 2010

Cùng vui

ĐƯA NGAY VÀO DIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Qua việc các nhà độc quyền kêu lỗ nên rất cần sự đa dạng để cạnh tranh như kiểu điện thoại di động

Tháng 3 tới là giá điện lại tăng,và ngay lập tức giá Xăng dầu cũng tăng.
Ngành Điện thiếu tiền và bị “Bù lỗ” nhiều quá, Ngành xăng dầu ông Phó Tổng Giám đốc Petrolimex bảo mỗi lít xăng họ bị lỗ tới 800 đồng, thế thì ra lâu nay các bác ngành điện bị thua lỗ nhiều quá , chắc chắn sẽ đẩy họ vào tình trạng nghèo túng, các bác ấy phải đi vay mượn, trả lãi nhiều, tiền đâu mà sống!? nên các lãnh đạo hai ngành trên lương chỉ đủ tiền uống rượu “Chi-vát” và ăn “Bít-tết” Úc thôi, họ nghèo túng đến nơi rồi, thế thì họ “xứng đáng” được xếp trong diện “Xóa đói giảm nghèo” như bà con ở vùng sâu ,vùng xa.

Hòm công đức , từ thiện đâu rồi hãy mau đem đặt ở cửa ra vào của bản doanh ngành ĐIỆN-XĂNG DẦU-THAN để mọi người hưởng ứng cứ bỏ tiền vào ủng hộ họ nhé. ở trước hòm từ thiện xin được dán mấy vần thơ:
Khổ thân ngành Điện, ngành Xăng
Các ông đang “Đói, nghèo” bằng vùng cao
Bụng to mặt đỏ hồng hào
Thế mà “thua lỗ” biết bao nhiêu tiền!!!
Các bác lập kế phép tiên
Phải tăng ngay liền giá điện, giá xăng
Để ta bảo đảm “mặt bằng”
Bởi vì lương lại sắp tăng ấy mà
Dân thua chước quỷ ,mưu ma
Báo kêu, dân tức, cứ là chịu thôi
Họ ở diện ”Đói nghèo rồi”
Dân làm từ thiện…họ cười ha ha..


BẰNG NHÌN...HẠI DÂN
Giàng La

Năm con Hổ , thương trường rầm rộ
Giá chém Dân ,mấy Bộ thông đồng
“ Cấp trên” ơi ! có biết không ?
Chính phủ định hướng ,họ không thi hành !

Nào “ đồng thuận” , “đồng tình”,”đồng ý”…
Nào” vì Dân” , không để giá tăng
Bây giờ nào Điện , nào Xăng
Đua nhau “chém đẹp” ,khổ Dân ít tiền

Bởi quý Bộ độc quyền quen nết
Giá leo thang ,sống chết mặc…Dân
“ Cơ chế ” quyền lực chia phần
Mạnh ai nấy chém , chẳng cần xót thương

Mấy chục năm theo đường cách mạng
Nay : eo ôi ! Dân sáng mắt nhìn
Trách minh nhẹ dạ cả tin“
Vì Dân” kiểu ấy bằng nghìn …hại Dân !!!



DÂN ĐAU
Nguyễn Đăng Minh

Giá tăng chóng mặt chóng màyĐiện, than,… Tăng nữa phen này ra đêKẻ sung sướng mặt hả hêDân đau méo mặt ủ ê đêm ngày*Loa hình,… Bánh vẽ nói hayKinh tế tăng trưởng đang bay lên trờiThu nhập ngày một tốt tươiLạm phát đã tạnh, ăn chơi tơi bời, …*Đau lòng dân lắm giời ơiHạt gạo cõng nặng nhiều người ăn theoXóa đói nhưng không giảm nghèoNước mênh mông rộng mái chèo ngẩn ngơ*Tết Nguyên Tiêu 2010



KỸ NGHỆ MÓC TÚI
Y Phết Phết

Tăng giá đất- chết ngất dân đen
Tăng giá than- chết oan người lương thiện
Tăng giá điện- như thiến dân lành
Tăng giá xăng- mấy thằng kễnh vớ bở

Biết rằng sẽ khổ dân đen
Nhưng nghề móc túi tớ quen mất rồi
Từ ngày thị trường lên ngôi
Tớ càng được thế chỉ ngồi cũng ăn
Kinh doanh mà thấy khó khăn
Cần tiền cứ móc túi dân ngại gì?


Xăng, điện, than- oẳn tù tì
Kỹ nghệ móc túi nhất nhì nước ta.


Nguồn :http://trannhuong.com/news_detail/3967/KỸ-NGHỆ-MÓC-TÚI

Le hoi phon thuc

Lễ hội Nõ Nường và trò linh tinh tình phộc
Ở huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ , cách Đền Hùng khoảng 5km về phía đông nam bên bờ tả ngạn có một vùng quê mang tên Tứ Xã .
Xã Tứ Xã có 32 xóm trong đó xóm Trám và xóm Bùi có đầu tiên nằm trong vùng di tích đồ đá cũ của người Việt cổ như Gò Mun, Đồng Đậu . Tứ Xã xưa kia thuộc vùng đồng trũng ngập nước, lúa chỉ làm một vụ, quanh năm sinh sống bằng nghề vó bè, cá mú.
Tại nơi đây có một ngôi miếu cổ thờ linh vật ẩn mình bên ngòi nước trong khu rừng Trám, cứ 2 hoặc 4 năm một lần vào đầu xuân, nhân dân mở lễ hội diễn nhiều tích trò, nên gọi là miếu Trò, vì miếu Trò nằm trong rừng Trám nên gọi là miếu Trò Trám (nay rừng Trám không còn).

Tương truyền đất nơi đây có truyền thống hiếu học, có người đỗ đạt cao như Nguyễn Quang Thành - đỗ tiến sĩ lúc 24 tuổi (năm 1680 )…..Chánh tổng Nguyễn Quang Hoà biệt danh “Tổng Cóc’’ chồng thi sĩ họ Hồ và chính nhờ gắn bó với lời ca Nõ Nường của lễ hội Trò Trám, nên nữ sĩ Hồ Xuân Hương, mới có được những bài thơ kiệt tác để lại cho đời. “Trò Trám’’ là tên gọi của địa phương, giới nghiên cứu gọi lễ hội “phồn thực’’, tên tục là lễ hội “Nõ Nường’’- tức lễ hội “vòng đời” - là loại hình sinh hoạt cộng đồng cổ xưa nhất còn truyền kỳ lại đến ngày nay; Đặc điểm của lễ hội “vòng đời’’- Trò Trám là “lễ mật’’, “tắt đèn” xướng diễn trò “linh tinh tình phộc” vào giờ “lành” nửa đêm (giờ tý). Động thái “linh tinh tình phộc” và “chày cối” là hiện tượng “tục hèm” trừ đuổi tà ma triệt tiêu hiểm hoạ, cho vật thịnh dân an xóm làng trù phú “khuyển kệ minh kê”. Mặt khác “linh tinh tình phộc’’ đó là phút “ khởi nguyên’’ sự sống cho một vòng đời, nên gọi là lễ “cầu đinh”.

Phần lễ
Như trên đã nói : Miếu Trò thờ vật linh - sinh thực, tên tục gọi là bà “ Đụ Đị’’ (Dụ Dị) tên nôm Nõ Nường làm vật “hèm’’ để trừ tà, đuổi ma, triệt tiêu hiểm họa tai ương, cầu yên cầu phúc, cầu lộc cầu tài.
Lễ hội bắt đầu hôm ngày 11.Đầu tiên là lễ cáo tế dâng sớ có lễ hát cúng đệm “đàn giằng xay’’ do cụ Từ thể hiện, đồng thời có lễ chầu chực . Lễ chầu chực là ngồi ngóng đợi giờ lành gồm các bô lão và do chức sắc phân làm hai nhóm: nhóm chức sắc cao thì ngồi cùng cụ Từ hát thờ ở miếu, nhóm chức sắc thấp thì ngồi ở điếm Trám - cách miếu trò khoảng 200m (có cả đôi trò đã hoá trang , đến giờ thì một bô lão dẫn vào miếu ).

Nghe tiếng gà gáy là nửa đêm, đến giờ lành (giờ tý) bước vào giờ chính lễ “Lễ mật’’. Trước linh vị thần miếu - thần Nõ Nường, “ đôi trò’’ nam thanh, nữ tú đứng sau chủ tế, hướng mặt vào nhau, sẵn sàng đợi lệnh diễn trò.
Chủ tế, sau khi khấn xong bài văn tế (…Cảm tất thông, Cầu tất ứng. Bảo vật hộ dân ,ức niên trường tại .Vạn cổ như tân… tất cả có 21 câu, nội dung ngợi ca vật “hèm’’ Nõ Nường: Anh linh tuấn kiệt, Băng sương cốt cách, Kim ngọc tinh thần… ) Sau lời thần chú - cầu xin, gieo quẻ âm dương và lạy xong ba lạy thì bước lên cạnh bàn thờ, mở hòm lấy vật “hèm’’ (ngày trước vật hèm là cái mo nang và dùi gỗ vông, xong việc thì thả xuống hồ ngâm lấy nước tưới ruộng, để diệt trừ sâu rầy cho mùa màng cây trái xum xuê .
Nay làm bằng gỗ, sơn đỏ, xong việc là cất vào hòm đặt trong tủ, để trên gác xép sau bàn thờ, còn gọi là bàn thờ thượng, có cầu thang, ) Nõ trao cho nam, Nường trao cho nữ, rồi bước ngang sang phải (bàn thờ) ba bước, quay lại, chếch hướng về đôi trò, miệng hô: “linh tinh tình phộc’’ đồng thời hai tay khoát lên tạo thanh hình chữ “V’’ trước trán - đèn tắt, tuần tự hô ba lần.
Theo lệnh tuần tự của mỗi lần hô, đôi trò vừa múa (đứng tại chỗ, hai tay cầm vật “hèm’’ đưa sang đưa về) miệng hát: Bên kia có nứng cùng chăng. Bên này lủng lẳng như giằng cối xay Hát xong hai câu này thì nữ cầm cái Nường đưa lên, nam cầm Nõ “phộc’’ vào và phải làm ba lần như thế. Trong đêm tối, chủ tế nghe “cạch’’ đủ ba tiếng đèn sáng lại. Phút ấy gọi là phút “thiêng’’, “dập’’ chiêng trống để mừng và kính cáo với thần linh, thiên địa biết “lễ mật tắt đèn’’ đã thành công.
Sau đó chủ tế dẫn đầu “đám trò’’ chạy quanh miếu ba vòng theo ngược chiều kim đồng hồ, theo sau là dân làng: vừa chạy vừa la hét và gõ dùi vào mẹt để đuổi ma quỷ trừ hiểm họa cả năm cho dân làng, cùng mùa màng cây trái và gia súc...

Khi nghe hiệu chiêng trống “dập’’ và tiếng la hét ở ngoài miếu thì số người ở nhà trong phường cũng đồng loạt “gõ’’ dùi vào mẹt hoặc dùng chày “giã’’ vào cối và la hét theo để đuổi ma quỷ. Sau đó những đôi vợ chồng cũng phải thực hiện lễ thức “tình phộc’’ và những đôi nam nữ cùng dân làng đang ở quanh rừng Trám ngoài miếu, cũng phải thực hiện lễ thức “tình phộc’’ bổ sung “bồi’’ thêm, và ngày mai trong hội hát trình nghề Tứ dân chi nghiệp, cái nọ “phộc’’ vào cái kia và lời ca ẩn ngữ Nõ Nường lại “bồi’’ thêm lần nữa “quá tam ba bận’’. Tức là “tôi luyện’’ cho vật “hèm’’ đầy đủ linh nghiệm, thần hộ mệnh của toàn phường.

Toàn bộ trò diễn ở đây đều phải tuân theo chức năng hoạt động của Nõ Nường “ linh tinh tình phộc’’ - tức là “Đụ Đị’’. “Đụ Đị’’ là ngôn từ thuộc tầng ngôn ngữ cổ, ngữ nghĩa của nó hiện nay ở miền Trung đang còn hiểu: “Đụ’’ vừa là hành động, vừa là hình vật - cái Nõ, còn “đị’’ là hình ba góc - cái Nường.

Dân ca Miền Nam có câu: " Bông xanh bông trắng Rồi lại vàng bông Ơ “Nường’’ ơi !
Tục “Tình phộc’’này đến đầu thế kỷ XX đã không còn diễn ra nữa nhưng theo phong tục ngoài rừng trám các đôi trai gái và dân làng, cũng thực hiện lễ thức “ tình phộc’’ và nữ phải giữ một vật của nam để làm tin như khăn đội đầu. Cô nào có chửa trong dịp đó là lễ “hèm’’ của làng thành công, đem lại điều may mắn cả năm cho gia đình và toàn phường. Phường sẽ đứng ra lo liệu tổ chức lễ cưới cho họ và không phải nộp khoản tiền “cheo’’.
Đứa con sinh ra trong dịp “lễ mật’’ này là của quí, vật cưng của gia đình và toàn phường. Ngoài ra, cô gái có chửa ấy, nếu từ chối lấy anh gặp tối qua, mà muốn lấy một anh khác thì dân làng cũng vận động người con trai đó và anh ta cũng rất vui vẻ tự nguyện. Đồng thời những bà mà có chửa trong đêm đó thì gia đình càng phấn khởi với câu châm ngôn: Cá ao ai về ao ta, ta được.



Phần hội
Tiến trình của hội gồm “ Rước lúa “thần’’ trình trò Tữ dân, lời ca Nõ Nường. Vào sáng 12 diễn ra lễ rước lúa. Bó lúa gồm những bông to mẩy hạt, được chọn từ mùa trước và cất cẩn thận ở điếm Trám.
Lúc này lúa được đặt lên ngai kiệu, nơi vốn là vị trí linh vị của các thần. Bó lúa trở thành Thần lúa, tinh linh của lúa hoặc Mẹ lúa. Đám rước đi cùng kiệu là đoàn bát âm, các vị bô lão mặc lễ phục phường Trám, các cụ bà Phật tử và nhân dân. Về ý nghĩa, rước lúa là sự tiếp nối nội dung biểu đạt ý nguyện cầu được mùa, bông to hạt mẩy, phong đăng hòa cốc; không bằng ngôn ngữ, không bằng thao tác, mà bằng nghi thức rước.

Là “Lễ hội Nõ Nường’’ do đó toàn bộ tích trò diễn ra ở đây đều tuân theo chức năng hoạt động của Nõ Nường “linh tinh tình phộc’’. Vì thế, nếu lễ hội tại miếu thờ cụ Tổ nghề mộc, thì việc cưa, đục, đó là công việc của nghề thợ mộc, thì ở lễ hội Nõ Nường thì cái cưa “xẻ’’ gỗ, cái đục “ đục’’ gỗ là tượng trưng cho Nõ “ phộc’’ vào Nường; Kẻ Sĩ chiếc bút “quyệt’’ vào nghiên mực, Nông cái cày “cắm’’ xuống đất, cần câu lưỡi “móc’’ vào mồm cá... và lời ca của nhóm “tứ dân chi nghiệp’’ (Sĩ, Nông, Công, Thương) cũng đều ám chỉ việc Nõ “ phộc’’ vào Nường.

Lời ca có trên 350 câu thơ Lục bát không kể lời ứng tác tức thì. Xin trích lời ca của một số vai diễn sau đây:

Đàn ông tậu ruộng ba bờ
Chớ để kẻ khác mang lờ đến đơm

Lời ca của người thợ cày:
Nhà ta vui cấy, vui cầy
Làm ăn vất vả tối ngày không thôi
Mong sao như đũa có đôi
Tháng năm năm việc, tháng mười mười công

Lời ca của người thợ cấy:
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy lấy ông chủ nhà
Đi cấy thì gốc chổng lên
Ngọn thời cắm xuống mới nên mùa màng
Lời ca của cô mua bán “xuân”:
Còn xuân thì mua xuân đi,
Nay lần mai lữa còn gì là xuân

Lời ca của anh đi câu:
Cành câu trúc anh đúc lưỡi câu vàng
Anh tra mồi nguộc anh sang câu hồ
Người ta câu diếc câu rô
Anh đây câu lấy một cô không chồng
Có chồng thì nhả mồi ra
Không chồng thì cắn, thì nuốt, thì tha lấy mồi

Lời hát của anh cung bông :
Mặc ai căng lưới ngọn bè
Anh người phường Trám làm nghề cung bông
Cô nào bông cán đã xong
Muốn đi kịp chợ đón cung anh vào

Lời của chị kéo sợi:
Xin đừng quản thấp lo cao
Bông em đã nỏ anh vào mà cung
Sợi lôi ra bằng cổ chày
Phường chài đón hỏi mua dây kéo thuyền

Lời ca của anh thợ xẻ:
Người ta xẻ gỗ trên ngàn
Anh đây cưa lấy một nàng đương tơ
Em tài bắt chệch sớm trưa
Anh thì giỏi xẻ khéo cưa cùng phường

Lời ca của thầy đồ và học trò:
Học trò đi học sách kinh
Tay cầm quản bút “quyệt” tình nghiên đây
Học trò đi học chữ thầy
Học nhồi học nhét bụng đầy văn chương.

Lễ hội Nõ Nường là lễ hội ngợi ca về sự cường tráng và hoạt động “linh tinh tình phộc” của Nõ Nường “vật hèm”: Nõ to và dài như “giằng cối xay” còn Nường thì rộng và sâu như “cối xay lúa’’đó là biểu tượng. Ở đây không còn quan niệm “dâm” và “tục” nữa.

Lời ca của nhóm hề pha trò:
- Gặp đây anh mới hỏi nàng
Cái gì lủng lẳng một gang trong quần
- Chàng hỏi thì thiếp thưa rằng
Cái đeo lủng lẳng là “giằng cối xay”.

- Ước gì em hoá ra trâu
Anh hoá ra chạc xỏ nhau cả ngày.

- Ước gì em hoá lưỡi cày
Anh hoá thành bắp lắp ngay bây giờ

- Bà già như ruộng đỉnh gò
Đang hạng con gái như kho ruộng mềm.

Lễ hội kéo dài một đêm và một ngày: bắt đầu vào tối ngày 11 và kết thúc vào chiều ngày 12 tháng giêng âm lịch với đặc điểm của lễ là : Linh thiêng huyền bí thần chú vật hèm .

Đặc điểm của hội: Trò -vè - hí tiếu - trêu - ghẹo - múa vui Lễ hội Nõ Nường Trò Trám thuộc dòng lễ hội tục hèm, mang đậm đà bản sắc văn hoá của người Việt cổ. Nó được ra đời rất sớm, từ thời dân tộc ta mới hình thành tư tưởng. Đến thời đại văn minh Đông Sơn, dòng lễ hội vòng đời này được hoàn thiện về ý nghiã và nghệ thuật, được ghi lại thành hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và lan toả, truyền kỳ trong văn hoá đân tộc , việc tìm hiểu và bảo tồn dòng lễ hội này đó là điều cần thiết trong hội nhập quốc tế của đất nước ta.

ST & BS

26 thg 2, 2010

LỄ HỘI LINH TINH TÌNH PHỘC

TRỤ ĐỒNG MÃ VIỆN XÂY DỰNG Ở ĐÂU VÀ ĐỂ LÀM GÌ

Đền thờ Hai Bà Trưng ở Hà Nội
1/ Mã Viện cho xây Trụ đồng để:
- Làm Đài thiên văn ?
- Làm trụ mốc biên giới xác định ranh giới lãnh thổ hai nước kèm theo lời thề nguyền ngụ ý hăm doạ dân Giao Chỉ không được xâm lấn lãnh thổ Trung Quốc: Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt ?
- Hay trụ đồng Mã Viện là một dụng cụ phong thủy chôn tại động Cổ Sâm nhằm mục đích phá vỡ huyệt kết phát vương quyền của đất Giao Chỉ?
2/ Trụ đồng Mã Viện xây ở đâu:
- Theo sách Nhất Thống Chí nhà Ðại Thanh chép: Trụ đồng Mã Viện đặt ở vùng Châu Khâm tại động Cổ Sâm hay Cổ Lâu thuộc vùng biên giới cực bắc Giao Chỉ cũng là cực nam nhà Hán.
Theo tài liệu nghiên cứu mới nhất của Giáo sư-Bác sỹ Trần Ðại Sỹ, Giám đốc Trung Quốc sự vụ, viện Pháp Á ( Pháp )“Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống DNA”(1) (
vietnamsante.com thì: biên giới cổ của nước Việt Nam với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam phía Bắc giáp giới với tới hồ Ðộng Đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên ?

Hằng nằm cứ vào ngày 6/2 âm lịch lể kỷ niệm hai bà Trưng được cử hành tại nhiều nơi có người Việt sinh sống. Ðây là một sinh hoạt có tính lịch sử truyền thống.Vào năm 40 sau công nguyên (scn), Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị quê ở Mê Linh đã dựng cờ khởi nghĩa, trước là trả thù cho chồng sau là đánh đuổi quân xâm lược, Hai Bà đã lấy được 65 thành trì và sau đó là xưng vương họ Trưng.

Năm 42 scn Mã Viện theo đường biển xua quân đánh trở lại. Trước thế giặc mạnh, quân hai bà chống cự không nổi, rút lui về Cẩm Khê và tan hàng từ đó.Sau khi xâm chiếm đất Giao Chỉ Mã Viện cho thực hiện hai công trình là: Dựng trụ đồng Mã Viện tại động Cổ Sâm, châu Khâm và xây thành Kiên Giang hình tổ kén ở Phong Khê.

Trang lịch sử này đã gây nhiều tranh cãi về nhiều vấn đề như là:
- Nguyên do khởi nghĩa của Hai Bà vì thù chồng hay vì nợ nước?
- Hai Bà lập nên chế độ mẫu hệ đầu tiên ở Việt Nam chăng?
- Ngày lễ kỷ niệm của Hai Bà cũng có sự khác biệt?
- Ngày 6/2 hay 6/3 Âm lịch?
- Nguyên do cái chết của Hai Bà là nhảy sông tự tử hay bị chém đem đầu về Trung Quốc?

Cho dù có đặt nghi vấn như thế nào chăng nữa chúng ta cũng phải thừa nhận một điều là Bà Trưng là vị nữ vua đầu tiên tại Việt Nam, một vị vua thành tựu do công sức và tài trí trực tiếp đánh quân xâm lược. Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa do lòng yêu nước chân chính của mình, xuất thân từ giai cấp quí tộc, chứ không phải từ quan niệm đấu tranh giai cấp như nhà sử học xã hội chủ nghĩa lý giải.Hai bà Trưng đã tạo dựng nên truyền thống vẻ vang nữ anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Theo Khâm Ðịnh Việt Sử Thương Giám Cương Mục (KDVSTGCM), trang 24-25 ghi: “Trưng vương cùng em gái là Nhị cự chiến với quân Hán, quân vỡ, thế cô, đều bị thất trận chết. Mã Viện đuổi đánh tàn quân của hai bà là bọn Ðô Dương đến huyện Cư Phong thì hàng phục được họ. Mã Viện lập cột đồng để ghi địa giới tận cùng của Nhà Hán…”.

Sách Thủy Kinh Chú của Lịch Ðạo Nguyên chép rằng: Mã Văn Uyên (tức Mã Viện) dựng cái mốc đồng để làm giới hạn cuối cùng của đất phía nam Trung Quốc...Sách Nhất Thống Chí nhà Ðại Thanh có chép:
Tương truyền cột đồng ở về động Cổ Sâm châu Khâm, Mã Viện có thề rằng: “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”, nghĩa là “Cột đồng ấy gãy thì Giao Chỉ bị diệt”, nên người Việt đi qua dưới chân cột đồng ấy cứ lấy đá bồi đắp lên mãi thành gò đống cao. Ðó vì sợ cột đồng ấy bị đổ gãy.Mã Viện nhà Hán đắp thành Kiển Giang.Vì thấy huyện Tây Vu có đến ba vạn ba nghìn hộ, Mã Viện xin chia ra làm hai huyện Phong Khê và Vọng Hải. Vua Hán y cho Mã Viện lại lập hành quách, đặt tỉnh ấp (xóm làng), đắp thành Kiển Giang ở Phong Khê. Thành này hình tròn như cái Tổ kén. Nên gọi là thành Kiển giang. Ba năm sau Mã Viện về nước. (
viethoc.org)

A- Trụ Ðồng Mã ViệnTrải qua một thời gian dài bị đô hộ dưới thời Hán thuộc, trụ đồng Mã Viện đã hoàn toàn mất hết dấu tích nhưng vẫn còn để lại nhiều nghi vấn lịch sử như sau:I - Sự thật của trụ đồngTrụ đồng Mã Viện là một câu chuyện có thật, đã được ghi vào sử liệu của cả hai nước Trung Hoa và Việt Nam. Ðây không phải là một huyền thoại hay là hư cấu.Vào đời vua Trần Thánh Tôn, Ngài đã cho người đi tìm lại dấu tích cột đồng nhưng không thấy.

“Tháng 4 mùa hạ (1272,) sai viên ngoại lang là Lê Kính Phu sang hội với người nhà Nguyên biện luận việc cương giới. Nhà Nguyên sai Ngột Lương sang hỏi giới mốc đồng trụ ngày trước, nhà vua phái Lê Kính Phu đi hội đồng khám xét. Kính Phu nói với Nhà Nguyên rằng: “Chỗ cột đồng do Mã Viện dựng lên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được”. Việc đó sau cũng thôi... ( KDVSTGCM, Quyển VII tr. 219)“
Tháng 8 mùa thu (1345) Sai sứ sang nhà Nguyên. Nhà Nguyên sai Vương Sĩ Hành sang hỏi địa giới cột đồng ngày trước. Nhà vua sai Phạm Sư Mạnh sang Nguyên biện bạch sự việc này” (KDVSTGCM, Quyển IX Tr.279).

II - Vị trí của trụ đồngÐa số sử liệu đã thống nhất vị trí của trụ đồng như sau:- Sách Nhất Thống Chí nhà Ðại Thanh chép: Cột đồng ở về động Cổ Sâm, châu Khâm.- Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư Ngoại Ký của Lê Văn Hưu Quyển III Tr. 22 ghi: Mã Viện bèn dựng cột đồng làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán. Cột đồng tương truyền ở trên động cổ Lâu, châu Khâm. Tóm lại theo sử liệu trên có thể kết luận là trụ đồng nằm ở vùng Châu Khâm tại động Cổ Sâm hay Cổ Lâu thuộc vùng biên giới cực bắc Giao Chỉ cũng là cực nam nhà Hán.Một vấn đề cần được sáng tỏ nữa là: châu Khâm là huyện biên giới giữa Giao Chỉ và Nam Hán hiện nay nằm ở đâu?
Theo tài liệu nghiên cứu mới nhất của Tiến sỹ Trần Ðại Sỹ, Giám đốc Trung Quốc sự vụ, viện Pháp Á “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống DNA”(1) (
vietnamsante.com), thì:
Sau khi dẫn chứng lịch sử thời hai bà Trưng, di tích, cổ vật, cùng kết quả thử nghiệm DNA đã kết luận rằng: Biên giới cổ của nước Việt Nam với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam phía Bắc quả tới hồ Ðộng Đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên.
Sự phát hiện này có thể xác quyết một điều là vị trí trụ đồng nằm ở biên giới phía Bắc Việt Nam qua thời gian đô hộ đã bị Trung Quốc lấn chiếm và vùng đất động Cổ Sâm (Cổ Lâu) hiện nằm sâu trong lãnh địa Trung Quốc hiện nay.
"TRỤ ĐỒNG MÃ VIỆN" THỜI HỒ CẨM ĐÀO LIỆU CÓ PHẢI ĐÃ ĐƯỢC CẮM Ở TÂN RAI-BẢO LÂM-LÂM ĐỒNG ?
Một trong 2660 cột trụ bê tông được đào tại nhà máy luyện alumin Tân Rai Lâm Đồng có chiều sâu 34 m và do công nhân Trung Quốc đào thủ công có giống với trụ đồng Mã Viện thời Hán ?

III - Ý nghĩa câu “Trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt”Trong hầu hết cổ sử Trung Quốc và sử Việt ghi chép lại, giải thích câu này chỉ là một lời thề. Ðiểm này có nhiều nghịch lý.
1. Ðây không thể là một lời thề. Thật vậy, Mã Viện là người đi chinh phục và vui mừng thắng trận, nên không có động cơ nào để tạo ra một lời thề ghi trên trụ đồng. Vì vậy sách sử gọi đây là lời thề là không đúng sự thật.
2. Ý nghĩa câu chữ “Trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt” ngầm ý hăm dọa cũng như gây hận thù với dân tộc Giao Chỉ rất là phi chính trị. Theo sử sách cho biết Mã Viện là một danh tướng văn võ song toàn giỏi quân sự lẫn chính trị, có thể nào ngây ngô đưa ra một lời thề phi chính trị như trên hay không? Tất nhiên là không, vì thế Mã Viện cố tình ghi khắc câu này tất phải có mưu đồ sâu độc nào đó đối với đất nước Giao Chỉ vậy.
3. Ða số sách sử Trung Hoa cũng như Việt Nam đều giải thích câu: “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” là trụ đồng gãy thì dân Giao chỉ bị giết. Chữ Chiết mà dịch là gãy đúng với ngôn ngữ, thế nhưng trong trường hợp này có điều không ổn. Vì rằng một cột trụ đồng kim loại, đặc ruột dựng giữa thiên nhiên thì làm sao có thể gãy được? nếu so với một cây cau, một cây dừa thân mộc, cao, tán cây rộng lung lay trước gió bão còn có thể đứng vững. Thì đây là một nghịch lý.Do vậy sự dịch thuật câu chữ này hoàn toàn sai lầm một cách cố tình nhằm che dấu một bí mật lịch sử mà người viết sẽ phân tích ở phần sau.

IV- Công dụng của trụ đồng Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi và cũng chưa có lời đáp thích hợp.
1) Theo sử gia Phạm Văn Sơn chuyện cột đồng Mã Viện thiết tưởng không đáng tin lắm chỉ nên coi là một giai thoại không hơn không kém... Nếu coi cột đồng Mã Viện là một mỹ đàm thì chép vào sử để làm một câu chuyện kể chơi cho có thú vị thiết tưởng không hại gì. (Việt sử Tân Biên, tr.199). Ðây chỉ là lối nói huề vốn khi không lý giải được những nghịch lý của câu chuyện trụ đồng, do vậy không đáng tin cậy. Viết lịch sử của một dân tộc cần sự nghiêm túc chứ không phải là chuyện mỹ đàm, kể chơi cho vui
2) Theo tác giả Trương Thái Du trong bài “Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam (Talawas - lịch sử).
Cột đồng Mã Viện dựng năm 43 ở quận Giao Chỉ và Tây Ðồ Di cũng chính là đài quan trắc thiên văn... Trong công tác thiên văn thời Mã Viện, để xác định những vùng đất mới, cần phải tiến hành quan trắc các chỉ số năm này qua năm khác. Cột thiên văn chuẩn phải vừa tránh được thời tiết xâm hại, vừa bền vững nên chất liệu đồng đã được chọn. Muốn đo đầy đủ thì phải cử người ở lại làm việc, ít nhất là hằng năm tập hợp số liệu đem về kinh đô. Chuyện dân gian Việt Nam kể rằng Mã Viện từng dựng cột đồng ở Bắc Việt lại càng khẳng định đây là cột thiên văn chứ không phải mốc giới. Chẳng ai đem mốc giới để giữa nơi đô hội, để mỗi người đi qua ném một hòn đá vào đấy mong cột đừng đổ. Câu “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” của Mã Viện ngầm bảo phải coi sóc “đài thiên văn” bỏ túi kia cẩn thận. Cơ sự là thế! Con toán thiên văn nhỏ của tôi ở tiểu mục 1 là minh họa suốt bài viết này.

Giả thiết này khó thuyết phục bởi những nghịch lý sau: Một cột đồng đặc ruột thuần túy trồng giữa trời mưa nắng không thể gọi là một đài (?) thiên văn được. Theo người viết hiểu ý của tác giả là trụ đồng Mã Viện được sử dụng như là một cái cột chuẩn để đo lường sự di chuyển của bóng mặt trời, mặt trăng...
Nếu chỉ với công dụng như vậy thì chẳng cần phải dùng cột đồng làm gì cho năng nhọc, thực hiện khó khăn (từ việc gom đồng, đúc cột, điêu khắc, di chuyển, dựng cột...), rất tốn kém tiền bạc, công sức và thời gian. Ngoài ra còn viện lý do khỏi bị thời tiết xâm hại lại không chuẩn.Vì rằng cột đồng to và cao đủ để đo bóng mặt trời thì rất nặng hàng tấn tạo sức ép trên một tiết diện nhỏ thì với thời tiết mưa lụt khí hậu ẩm thấp, đất ướt, mềm nở ra rất dễ bị lún, hay đổ ngã nguy hiểm. Với độ lún hằng năm của trụ đồng, thì độ đo đạc lại càng thiếu chính xác, sẽ làm giảm mất giá trị công dụng nói ở trên. Với trụ gỗ tốt vừa nhẹ, bền, dễ kiếm, dễ bảo quản, dễ thay thế, lại đạt yêu cầu trên có lẽ hợp lý hơn cột đồng.Với uy danh của một tướng lãnh thống trị đương thời chắc chắn có rất nhiều cách để bảo quản trụ đồng cần gì phải ngầm bảo dân bị trị phải coi sóc “đài thiên văn” bỏ túi kia cẩn thận bằng câu “Ðồng trụ chiết, Giao chỉ diệt” vừa vô chính trị đối với một vị tướng văn võ toàn tài, vừa mất tư cách đạo đức của một kẻ đi thống trị. Với toán công tác thường trực ghi số liệu báo cáo hằng năm không đủ sức bảo quản trụ khí tượng hay sao, mà cần phải ngầm bảo dân bị trị coi sóc

Vườn hoa trồng theo hình Quốc ấn tại dinh Bảo Đại- T.P Đà Lạt...

3) Theo cổ sử, cột đồng chỉ là cột mốc biên giới mà thôi. Lối giải thích này cũng không thỏa đáng. Nếu là cột mốc biên giới tại sao không ghi những thông tin cần có của vùng biên giới mà lại ghi câu: “Trụ đồng chiết , Giao Chỉ diệt” trên cột đồng? Thứ nữa là cột mốc biên giới tại sao không đặt tại những con đường đi giữa ranh giới của hai nước, mà lại đặt tại một hang động trong vùng hẻo lánh?
Cột mốc biên giới tại bờ thác Bản Giốc-Cao Bằng


Trụ sở làm việc của Ban quả lý dự án nhà máy luyện Alumin Tân Rai-Lâm Đồng

B - KIỂN THÀNH
Là công trình cụ thể thứ hai của Mã Viện đã hoàn thành trước khi về nước. Theo sách sử giải thích thành Kiển Giang có hình tổ kén của con tằm, như vậy nó có hình tròn và dài túm hai đầu, chứ không đơn giản là hình tròn ghi trong sử liệu, đã đem lại nhiều ngộ nhận cho người đọc sử.
Hình dáng của Kiển Thành cũng đem là nhiều nghi vấn. Thật vậy đây là loại thành quách quân sự rất hiếm thấy trong sử sách, là loại hình dài và gầy hẹp có rất nhiều nhược điểm như sau:
- Dễ bị tàn phá bởi thời tiết gió bão, thật vậy một trường thành dài và ốm sẽ hứng chịu nhiều sức tàn phá của gió bão hơn là một bức thành ngắn, tròn hay vuông và rộng.
- Mục đích xây thành cho dân ở vì dân số đông mà lại xây thành hình ốm và đài là không kinh tế và khó có thể thỏa mãn đầy đủ nhu cầu phát triển cư dân về lâu dài.
- Về mặt quân sự một trường thành dài rất khó trấn thủ vì tốn kém nhiều nhân lực canh gác, và khó tiếp ứng từ đầu này đến đầu khác.Vì thế câu hỏi đặt ra là tại sao không xây thành hình vuông, đa giác lồi hay hình tròn bình thường như những thành quách khác mà lại xây thành hình cái kén?

Ẩn ý của kiến trúc này là gì vẫn chưa được giải đáp trong sử sách.Tóm lại, những nghịch lý trên của lịch sử đã trải qua gần 2.000 năm vẫn chưa được lý giải minh bạch dưới nhãn quang của các nhà sử học hay nhà khảo cổ. Thế nhưng, nếu nhìn sự việc trên đây bằng nhãn quang của một nhà phong thủy thì tất cả mọi nghi vấn trên đều được giải đáp thỏa đáng

Cổng vào nhà máy luyện alumin có tượng hình sinh thực khí đàn bà, treo cờ của tập đoàn luyện alumin Chaleco Trung Quốc...

Thật vậy đây là một trận đồ phong thủy mà Mã Viện bày ra nhằm hãm hại đất nước Giao Chỉ. Hai Bà Trưng đối với Việt Nam là những anh hùng dân tộc, thế nhưng theo quan niệm của triều đình Hán hai bà Trưng chỉ là yêu tặc.Theo An Nam Chí Lược (trang 40) do tác giả Lê Tắc là người Việt Nam, chạy qua sống ở Trung Hoa và viết sử theo quan niệm của Trung Hoa như sau:
Năm Kiến Võ thứ 16 của Hán Quang Vũ Ðế (sau công nguyên 40), người đàn bà Giao Chỉ là Trưng Trắc làm phản, quận Cửu Chân và quận Nhật Nam đều hưởng ứng theo. đành các quận ấp, cướp được 60 thành, rồi tự lập làm vua...Ðến năm Kiến Võ thứ 19 Mã Viện chém yêu tặc là Trưng Nhị (Nhị là em gái của Trưng Trắc) và đánh luôn dư đảng, bọn Ðô Lương, đến huyện Cư Phong, bọn này chịu đầu hàng... (
viethoc.org)

Vào thời đại nhà Hán, thuật phong thủy, địa lý rất thịnh hành, tất cả những công trình xây dựng mồ mả, lâu đài đều tuân hành nghiêm túc quy luật địa lý phong thủy.Ảnh hưởng bởi quan niệm này, Mã Viện sau khi trừ diệt được hai Bà Trưng (?) đã bày một trận đồ phong thủy để diệt tận gốc yêu quái, trừ hậu hoạn, nhằm hãm hại đất nước ta không còn vua nữ giới nữa bằng những hành động như sau:
1- Mã Viện cho dựng một trụ đồng tại động Cổ Sâm hay Cổ Lâu, nghi vấn đặt ra là tại sao không đặt nơi đồng bằng trống trải dễ thấy hay tại những con đường đi lại giữa hai nước như là cột mốc bình thường mà lại đặt tại một hang động? Chỉ có thể trả lời là động Cổ Sâm chính là huyệt hàm rồng kết phát làm vua của đất Giao Chỉ nên Mã Viện muốn phá hủy để đất nước không còn vua nữa, dễ bề cai trị.Nếu tự nhiên Mã Viện cho đào sâu xuống để chôn hoàn toàn một trụ đồng mà không có lý do chính đáng thì mọi người sẽ nghi ngờ, và gặp nhiều khó khăn trong thực hiện, vả lại cũng kém hiệu quả về mặt phong thủy. Vì thế mà Mã Viện đã thâm độc, cho dựng đứng trụ đồng không cần phải chôn sâu và ghi khắc câu chữ “Trụ Ðồng chiết, Giao Chỉ diệt” bề ngoài như là hăm dọa, nhưng thực chất là khiêu khích lòng tự ái dân tộc của dân Giao Chỉ, sau đó ngầm hỗ trợ cho người dân mỗi ngày ném gạch đá vào trụ đồng để chôn lấp. Sự việc này có hai tác dụng thứ nhất là giữ cho trụ đồng không bị nghiêng ngả với thời gian, thứ hai trụ đồng nặng hàng tấn tạo một sức ép mạnh trên một tiết diện nhỏ thì dễ dàng từ từ lún sâu vào lòng đất mỗi khi thời tiết mưa ẩm, đất nở và mềm ra. Có như vậy mới che dấu được quỷ kế thâm độc của mình và tác dụng phong thủy lại càng tăng cao.

Trụ bêtông thời Hồ Cẩm Đào giống Dương Hoả Tượng, một loại bùa chú thời Hán có hình sinh thực khí đàn ông đóng vào sinh thực khí của đàn bà Giao Chỉ để tuyệt đường sinh sản ???

2- Ý nghĩa thật sự của câu: “Ðồng trụ chiết... Giao Chỉ Diệt”, Ðây là một câu thần phù còn ẩn dấu một hai chữ để che đậy âm mưu phá huyệt phong thủy. Thật vậy chữ Chiết ở đây không có nghĩa là gãy mà có nghĩa là tách làm hai, ví dụ như chiết cành chẳng hạn. Do đó câu trên nên giải thích là “trụ đồng tách huyệt (đế vương) ra làm hai, vua Giao Chỉ bị giết”. Chứ không thể dịch là trụ đồng bị gãy, dân Giao Chỉ bị giết hoàn toàn phi lý. Như vậy câu trên có hai chữ bi ẩn dấu là chữ huyệt và chữ vương.
3- Kiển Thành hình cái kén, nếu chúng ta tách rời hai sự kiện này ra thì sẽ không thấy âm mưu sâu độc của Mã Viện, vì thế người viết, kết hợp cả hai sự kiện này bằng một hình vẽ tượng hình, bạn đọc sẽ thấy rõ ràng hơn:Hình dáng Kiển Thành, tổ con tằm, Âm, Thủy, tượng hình của người đàn bà, kết hợp với hình dáng trụ đồng Mã Viện, Dương, Hỏa, tượng hình của người đàn ông.Theo Kinh Dịch lý thuyết Vũ trụ: Thái Cực - Lưỡng Nghi - Tứ Tượng - Bát Quái

Bùa lưỡng nghi (loại tượng hình) Nguồn: Thiên Ðức 8/2005

Theo thuật phong thủy, nói về nhà cửa thường sử dụng bùa bát quái để trấn yểm hướng xấu. Trong phạm vi rộng lớn của một đất nước, bùa bát quái không có hiệu lực, vì thế Mã Viện đã sử dụng một loại bùa rất hiếm hoi đề cập trong sách vở đó là loại bùa Lưỡng Nghi tức là bùa Âm Dương có hiệu lực cao hơn bùa bát quái hai bậc theo Kinh Dịch.
Loại bùa này được thực hiện bởi hai công trình: Kiển Thành, Âm thủy và trụ Ðồng Mã Viện, Dương Hỏa.Ngoài ra, nói theo kiểu dung tục thì Mã Viện đã chơi một trò rất thô bỉ là “Ðóng cọc người đàn bà Giao Chỉ” nhằm triệt tiêu con đường kết phát vương quyền cho nữ giới Việt Nam sau này. Với chứng cứ đê tiện này cũng có thể chứng minh truyền thuyết quân Mã Viện lúc giao chiến với đội quân nữ giới của Hai Bà đã chơi trò đồng loạt “Truồng cởi” làm hổ thẹn nữ binh không phải là không có lý.



Hàng cọc trụ móng bêtông được đào thủ công có giống với trụ đồng Mã Viện khi xưa ?

Tóm lại câu chuyện trên có thể kết luận như sau:
- Cột đồng Mã Viện là một dụng cụ phong thủy chôn tại động Cổ Sâm nhằm mục đích phá vỡ huyệt kết phát vương quyền của đất Giao Chỉ.
- Câu “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” là một câu thần phù hay nói đúng lời là một lời nguyền có hiệu lực cho đến khi được giải mã (?).
- Hình dáng Kiển Thành kết hợp với trụ đồng Mã Viện tạo nên một đạo bùa Lưỡng Nghi nhằm trấn yểm không cho người đàn bà Giao Chỉ (mà thời nhà Hán gọi là yêu nữ) tiếp nối truyền thống anh hùng dân tộc.

Sở dĩ loại bùa chú này có hiệu lực lâu dài bởi hội đủ những điều kiện sau đây:
- Ðặt đúng huyệt vị.
- Ðiều quan trọng nhất không ai có thể hại mình bằng chính mình hại mình. Dựa vào nguyên tắc này Mã Viện đã thâm hiểm khích tướng để cho dân Giao Chỉ ném đá vào trụ đồng để giữ vững cho chôn trụ đồng có thời gian tự lún sâu vào huyệt đạo tạo thêm hiệu lực cho bùa trấn yểm.
- Thời gian hiệu lực của bùa chú càng lâu dài nếu bí mật của nó chưa được tiết lậu, các sử gia Trung Quốc vì quyền lợi Trung Quốc đã che đậy sự việc này và dối trá cho đây chỉ là cột mốc biên giới đơn thuần mà không có giải thích toàn bộ sự kiện. Và theo truyền thuyết bùa ngải, phong thủy, nếu một người mà dùng bùa chú hại người khác nếu được cao nhân cứu giải thì loại bùa chú đó sẽ trở lại tác động với chủ nhân của nó. Vì thế người Trung Quốc rất sợ phản đòn và rất kín miệng về sự việc này.Ngoài ra để cho đất Giao Chỉ không còn huyệt phát vua chúa nữa, Hán tộc đã âm thầm cướp trắng một phần đất của Giao Chỉ, trong đó có vùng châu Khâm động Cổ Sâm và xóa tan dấu tích để người dân Việt không còn phương cách truy cứu. Và sự việc này cũng không được ghi chép vào sử sách.

Toàn cảnh nhà máy luyện Alumin Tân Rai- Lâm Đồng trưng ở cổng vào nhà máy là Âm Thuỷ, một phần của bùa chú có tượng hình sinh thực khí đàn bà...

Đây ống khói bêtông cốt thép thời Hồ Cẩm Đào có là Dương Hoả Tượng có tượng hình sinh thực khí đàn ông...




24 thg 2, 2010

'Trách nhiệm là phải lên tiếng'

Cuối tháng trước, hai nhà cách mạng lão thành là Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã công bố lá thư cảnh báo về việc chính quyền 10 tỉnh ở trong nước cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng dài hạn.Hai ông bày tỏ lo ngại trước việc rừng đầu nguồn tại các vị trí xung yếu có thể bị xâm hại, và yêu cầu Nhà nước đình chỉ ngay các dự án này.
Tuy nhiên, giới chức địa phương khi được phỏng vấn đã bác bỏ quan ngại với lý do các dự án đều đã được cân nhắc kỹ lưỡng vì lợi ích của cộng đồng dân cư và không có chuyện đình chỉ dự án.
Có ý kiến cho rằng kiến nghị của hai vị cựu tướng là bắt nguồn từ việc thiếu thông tin chính xác.
Đài BBC đã hỏi chuyện Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, xung quanh chủ đề này.


Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Đình chỉ hay không đình chỉ dự án là quyết định của Bộ Chính trị, của Thủ tướng Chính phủ. Còn lá thư của ông Đồng Sĩ Nguyên và của tôi, chúng tôi căn cứ vào kết quả điều tra của các đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát chủ trì.
Không phải tất cả số đất giao cho công ty nước ngoài ấy là rừng đầu nguồn, nhưng có rừng đầu nguồn.


BBC: Thưa ông, giới chức địa phương khẳng định không có chuyện bán, hay chuyển nhượng đất, mà chỉ là cho thuê sử dụng đất.


Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Trong bức thư chúng tôi có đề cập tới việc bán, hoặc cho thuê dài hạn 50 năm. Cho thuê với thời hạn dài như vậy, không kiểm soát được. Người ta có thể phá hoại rừng với lý do chặt rừng cũ, trồng rừng mới.
Những chứng cứ đó đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho kiểm tra rồi.


BBC: Khi chúng tôi nói chuyện với giới chức địa phương, thì được biết trong quá trình thẩm định dự án không có chú ý phân biệt quốc tịch của nhà đầu tư. Vậy thưa ông, có cần thiết nhắc tới rằng những công ty thuê đất này chủ yếu đều của doanh nghiệp gốc Hoa, như Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc?


Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Nhà đầu tư từ đâu thì chúng tôi chỉ ra họ từ đó tới, chứ tại sao lại không nói?
Giả như nhà đầu tư từ Mỹ, từ Pháp, thì chúng tôi cũng nói là họ từ Mỹ hay Pháp.
Còn đây là các nhà đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan, Trung Quốc mua hay thuê rừng dài hạn, thì chúng tôi nói rõ ra như vậy.
Cần phải nhớ tới khía cạnh di dân. Có nhà đầu tư đã có tiền sử chuyển người của mình tới thực hiện dự án, khai thác công trình mà họ đầu tư - đó chính là di dân chứ còn là gì nữa.
Phản hồi hay không phản hồi, những nhà cầm quyền của chúng tôi có giải quyết hay không, thì là những chuyện chúng tôi không thể biết được.
Ngay những công trình mà họ trúng thầu ở dưới đồng bằng ven biển này, họ cũng mang công nhân của họ tới làm chứ có thuê người địa phương của chúng tôi đâu?


BBC: Thư gửi đi đã khá lâu, thưa ông, vậy tới nay đã có phản hồi chưa ạ?


Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Bức thư của chúng tôi sau này chúng tôi mới cho đăng trên mạng internet. Nhưng từ trước, tới nay độ một tháng rồi, ông Đồng Sĩ Nguyên và tôi đều đã gửi thư đó lên Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ về các dự án cho nước ngoài thuê rừng.
Hiện chưa có phản hồi gì cả. Từ trước đến nay, thậm chí cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư còn chẳng được phản hồi nữa là chúng tôi!


BBC: Thực lòng mà nói, ông có hy vọng những đề đạt và trăn trở của mình sẽ được ghi nhận và phản hồi không ạ?


Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Cái đó thì chúng tôi không thể nào nói được. Việc chúng tôi thấy cần làm thì chúng tôi cứ làm thôi.
Phản hồi hay không phản hồi, những nhà cầm quyền của chúng tôi có giải quyết hay không, thì là những chuyện chúng tôi không thể biết được.


Nguồn :http://74.125.153.132/search?q=cache:5-PBF4nlCaUJ:www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/02/100223_nguyentrongvinh_inv.shtml+%27Tra%CC%81ch+nhi%C3%AA%CC%A3m+la%CC%80+pha%CC%89i+l%C3%AAn+ti%C3%AA%CC%81ng%27&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

TĂNG CAO XUỐNG THẤP





Các bác tăng lên lại lắm mầu
Dân nghèo thì khổ biết kêu đâu
Lợi ích tập đoàn tha hồ vét
Cháu con các cụ sướng rung râu...

Trương tuần
Nguồn :
http://trannhuong.com/news_detail/3942/CÓ-MÓC-TÚI-AI-ĐÂU
Tăng giá xăng ngay sau Tết – lợi bất cập hại
Vào ngày 21 tháng 2 vừa qua, giá xăng dầu đã tăng lên gần 600 đồng một lít. Ngày hôm sau, báo chí trong nước loan tin thủ tướng chính phủ đồng ý trên nguyên tắc sẽ cho tăng giá bán điện theo phương án của Bộ Công Thương vào đầu tháng 3 tới.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Độc lập, IDS nhận định:
Nhiên liệu, giá năng lượng nói chung phải để chuyển động theo cơ chế thị trường thế giới. Đó là chuyện đúng về nguyên tắc và nói chung là tốt chứ không phải xấu. Nhưng vấn đề phải tăng lúc nào, điều chỉnh lúc nào; đó là vấn đề quan trọng.
Trong bối cảnh vừa Tết xong, giá cả các mặt hàng đều tăng lên trong dịp Tết (một chuyện cũng là bình thường), giá xăng tăng lên gần 600 đồng, và rục rịch tăng giá điện với tỷ lệ khá cao thì theo tôi không khôn ngoan. Lẽ ra cho tăng vào những lúc không gây cấn như thời điểm sau Tết vì tâm lý người ta lo ngại lạm phát. Đúng vào lúc mọi người lo ngại như thế lại đẩy tăng giá lên, tức không khác gì ‘đổ dầu vào lửa’.
Lạm phát là một hiện tượng rất phức tạp, trong đó yếu tố tâm lý hết sức quan trọng; bởi vì nếu tất cả mọi người nghĩ sẽ có lạm phát, thì sẽ có lạm phát.

Gia Minh: Theo Tiến sĩ do những bức bách gì mà Tổng Công ty Xăng Dầu, và Bộ Công Thương Việt Nam đưa ra biện pháp vào thời điểm theo Tiến sĩ là ‘không khôn ngoan’ này?

Ts Nguyễn Quang A: Theo tôi nghĩ chẳng có lý do nào xác đáng cả. Tôi theo dõi hằng ngày thị trường xăng dầu thế giới và khu vực suốt mấy tháng nay, thấy có giao động thế nhưng chưa có giao động đột biến. Biện pháp cho tăng giá vào dịp Tết, theo tôi nghĩ, chỉ có thể vì lợi ích cục bộ mà thôi.

Gia Minh: Đưa ra những biện pháp có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi cho số đông như thế, không lẽ các nhà điều hành kinh tế xã hội không thấy được sao?

Ts Nguyễn Quang A: Theo tôi có thể có nhiều người thấy; nhưng họ không có tiếng nói quyết định, không có quyền quyết định. Còn những nhóm lợi ích rất hùng mạnh có thể có ảnh hưởng đến những quyết định rất quan trọng. Trong trường hợp thế này, theo tôi là những việc làm ‘rất không khôn ngoan’.

Gia Minh: Những biện pháp như thế có thể dẫn đến những hậu quả cụ thể trước mắt thế nào?Ts Nguyễn Quang A: Chính phủ Việt Nam nhìn ra một mối nguy cơ rất lớn và đặt ưu tiên hàng đầu của năm nay : ‘ổn định kinh tế vĩ mô và chống lạm phát’. Đã có những biện pháp chính sách được thực hiện theo hướng đó. Theo tôi như thế tốt; tuy nhiên có những chính sách, hành động, phản ứng không được tính toán kỹ lắm.
Nếu tính toán như thế, bản thân các cơ quan Nhà Nước sẽ làm khó cho chính họ, và nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát của họ sẽ gặp khó khăn hơn. Tôi không phải người trong cuộc nên không hiểu những chính sách như thế được bàn luận ra sao.

Gia Minh: Mới đây đồng bạc Việt Nam được phá giá thêm 3,4%, và những biện pháp đó có ảnh hưởng đến giới sản xuất ra sao?

Ts Nguyễn Quang A: Cũng tương tự giá năng lượng, việc điều chỉnh tỷ giá Việt Nam lẽ ra phải được làm trước đó một thời gian khá dài: ba-bốn-năm tháng chẳng hạn. Vào thời điểm thuận lợi sẽ không gây ra những tác dụng phụ. Theo tôi việc điều chỉnh tỷ giá đồng bạc Việt Nam cũng đúng hướng nhưng không đúng thời điểm. Nói chung yêu cầu các nhà hoạch định chính sách làm gì cũng đúng, cũng hợp thời điểm hơi khó.
Theo cơ chế thị trường

Gia Minh: Mức độ tương thích giữa chính sách điều hành chung và vận hành theo cơ chế thị trường đến đâu?

Ts Nguyễn Quang A: Không thể tách rời lịch sử phát triển của Việt Nam, đất nước phát triển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hoàn toàn do Nhà Nước điều chỉnh hết. Bước dần dần sang cơ chế thị trường, trong hơn 20 năm qua, về cơ bản toàn bộ nền kinh tế Việt Nam đã vận hành theo cơ chế thị trường. Vẫn còn có can thiệp của Nhà Nước ở một số điểm nhưng phần đó không quá nhiều; tuy một số can thiệp của Nhà Nước vẫn còn quan trọng tại Việt Nam.
Xét trong quá trình như thế, chứ còn so với Hoa Kỳ, Tây Âu, Hồng Kông, Singapore chẳng hạn, còn hơi khó. Không thể một sớm một chiều thiết lập ngay được cơ chế như vậy, vì rất phức tạp từ tập quán làm ăn đến thực thi luật lệ. Cần có thời gian để tương thích dần, càng ngày càng phù hợp hơn.

Gia Minh: Có thể rút ngắn thời gian và loại trừ mâu thuẫn bằng cách nào?
Ts Nguyễn Quang A: Đó là vấn đề khác. Nếu chính phủ khôn ngoan, có chính sách khéo, biết tận dụng tất cả những cơ hội, quá trình đó có thể rút ngắn lại. Có thể đẩy nhanh hơn, hoạt động của cơ chế thị trường hữu hiệu hơn. Từ đó có thể mang lại phát triển cho đất nước, sung túc cho người dân.
Người ta luôn nói như thế và trong mấy năm qua, không thể phủ nhận việc làm theo hướng đó, nhưng còn nhiều việc chưa như mong muốn như chuyện vừa bàn đến.

Gia Minh: Cám ơn Tiến sĩ về những ý kiến và nhận định về những biện pháp đưa ra hiện nay ở Việt Nam.

23 thg 2, 2010

Cái vinh cái nhục của HỔ


Hổ vốn ở tận rừng sâu nhưng mối liên quan đến con người thì ít dã thú nào bì kịp. Vì Hổ đồng nghĩa với sức mạnh, với bạo lực, bạo quyền. Ở nơi rừng rậm thì bạo quyền làm nên chức tước. Sư tử nguyên là Chúa Sơn lâm, nhưng nòi giống “hào kiệt” này đã dần “hao kiệt”, Hổ là cấp phó tự đề bạt mình lên cấp trưởng đương nhiên. Con người hồng hoang xưa vốn là “Con” nên cũng khát khao những thứ bạo lực và “vinh quang” ấy lắm.

Chúa Sơn lâm rất kỵ văn minh chẳng thích gần người, nhưng con người cứ sùng kính đưa Hổ vào đời sống của mình, tôn là Ông Hổ hay Ông Ba mươi (Mối hữu nghị này xem ra cũng là hữu nghị một chiều). Khát khao sinh ra sợ sệt và sùng bái. Sáng dậy, thấy quanh nhà có vết chân “lạ” của Hổ thì xì xào “Đêm qua Ông về , Ngài về!” (mặc dù “Ngài” về để bắt lợn!). Tên của Hổ chỉ dùng vào việc tôn kính, tướng võ oai phong gọi là Hổ tướng, cha con cùng tài giỏi là “Hổ phụ sinh Hổ tử”....

Nhưng ở đời, cao nhân tất hữu cao nhân trị (huống chi “cao Hổ”). Con người dần văn minh lên, có vũ khí, có mưu mẹo để săn bắt Hổ thì danh tiếng xưa kia lại trở thành đại họa cho Chúa Sơn lâm. Bộ da Hổ rất đẹp rất oai thì phải lột da làm thảm trải nơi trướng gấm. Xương Hổ tạo nên sự khỏe mạnh thì phải nấu thành cao. Răng Hổ thì phải vặn ra, đem mài từng chút làm thuốc chữa đau bụng. Vuốt hổ bị bóc ra thành vật trang sức trước ngực những chàng trai muốn bộc lộ tính dũng mãnh của mình. Kể sao hết nỗi tang thương !. Sức mạnh hoang dã là thứ tốt nhất để con người lợi dụng.

Thân đã bại thì danh cũng liệt. Hổ chẳng còn uy vũ thiêng liêng gì, “Chúa” nay bị nhốt vào chuồng làm cảnh để thu tiền du khách. Xác Hổ thì bỏ hết ruột gan, nhồi bông bày nơi khảo cổ, cho loài người chiêm ngưỡng như chiêm ngưỡng một trong những loài “tiền bối” của mình. Cái gì xấu thì dành cho Hổ, người ta chửi rủa nhau “Ăn như Hổ đói”, “Đồ Hổ vồ”.
Hổ thành biểu tượng cho sức mạnh tàn ác, luật rừng dã man. Ngôn ngữ Việt nam càng làm mất danh dự cho loài Hổ, nào là Hổ thẹn, đứt thần kinh Xấu Hổ. Trong văn chương, viết “Hổ không biết Hổ” là mượn tên loài Hổ chửi bọn người tham tàn vô sỉ . Nếu hiểu tiếng Việt và có thần kinh xấu hổ thì chắc Hổ phải tủi hổ, chui xuống lỗ nẻ mà chết. Nhưng cũng may cho Hổ, không chết, vì bạo lực và sự hổ thẹn nào có mấy khi song hành !
Nhưng nỗi bất hạnh nhất của Hổ phải kể dến trò đấu Hổ quyền. Cho Hổ đấu với voi, nhưng “Voi được đi lại tự do, còn hổ bị buộc bằng sợi xích cột vào cái cọc đóng chắc chắn ở giữa đấu trường và bị cắt bỏ nanh vuốt, cốt biến Hổ thành vật tế thần cho voi tập luyện. ” (!).(Đây là kiểu “Trói tay đối thủ rồi thách đấu” – Bùi Tín).
Theo bài Hổ Quyền trong cuốn "Quần thể di tích Huế", tác giả Phan Thuận An, NXB Trẻ 2007, trang 293-299, tả cảnh một trận Hổ quyền dưới triều Thành Thái như sau:
Voi cái bước vào đấu trường có vẻ hiên ngang, đi qua đi lại trước mặt cọp không một chút sợ hãi, vua Thành Thái khen: "con này can đảm lắm". Nhưng bỗng chốc, cọp nhảy lên trán voi, voi hất mạnh, cọp rơi xuống. Cọp lại nhảy lên bấu vào chỗ cũ. Voi tức giận, rống lên, vụt chạy đến dùng đầu đẩy mạnh cọp vào thành đấu trường, dùng sức mạnh ngàn cân vừa húc, vừa ép thật sát. Khi voi ngẩng đầu lên, cọp té xuống đất, voi dùng chân chà cọp đến chết...

Trận Hổ quyền đẫm máu nhất là vào năm 1750, ở cồn Dã Viên trên sông Hương, lần lượt 40 con voi đã giết chết 18 con Hổ một cách khủng khiếp tương tự như thế.

Âu cũng là “sinh ư nghệ tử ư nghệ”, không cậy mình có sức mạnh vô địch làm Chúa Sơn lâm, mặc sức chén thịt hươu nai, trâu bò thì Hổ đâu có vinh dự chọn làm vật tế thần và bị đẩy vào cảnh thê lương như vậy? Thật rõ oan oan tương báo.

Ba mươi Tết CANH DẦN này, theo phong tục, TRÂU phải bàn giao quyền cho HỔ, HỔ tiếp quản quyền bính chi phối thế gian. Lòng ta không khỏi bồi hồi. nghĩ về con HỔ, để vừa ca ngợi, vừa sợ, vừa ghét, vừa thương. Trời sinh cái kiếp CỌP sao đa đoan, lúc vinh là thế mà lúc nhục là thế !.
HỔ lên ngôi thì TRÂU phải tán loạn mà chạy mất dép (mất guốc chứ!). HỔ và BÁO liệu có là cặp bài trùng? HỔ lên ngôi thì họ nhà BÁO ra sao? Tôi cứ nghĩ lan man vậy mà nên mấy Câu đối Tết nôm na này, để cùng bạn bè dăm ba phút vui vui trong ngày Tết.


Câu đối Tết con HỔ

Câu đối 1: (Cuộc Đổi mới của Trâu và Hổ)
* TRÂU men Lề phải vô chuồng cũ !
* HỔ cứ Luật rừng giữ thói xưa !

Câu đối 2: (Quan hệ Trâu và Cọp)
* TRÂU theo lề phải... vô chuồng CỌP !
* CỌP cứ luật rừng... chén thịt TRÂU !

Câu đối 3: (Về 2 chữ CANH-DẦN)
*CANH CÁNH những lo niềm nước mất !
* DẦN DẦN phải gỡ nỗi dân đau !

Câu đối 4: (Chơi chữ Hổ-Báo-Hùm-Beo)
* Rỡn bác Hổ, mình quyết ra tờ Báo!
* Vuốt râu Hùm, ta tạo tấm da Beo!
(Tấm da Beo lốm đốm như Ác với Thiện, như Phải và Trái xen nhau )

Câu đối 5: ( Quan hệ tay tư giữa Trâu-Hổ-Cuội-Bờm)
* BỜM cưỡi lưng TRÂU, sừng vênh vểnh ra chiều tự đắc !
* CUỘI mang tính HỔ , vuốt thập thò coi bộ hiền khô !

Câu đối 6: (Vịnh nước cờ BỐN TỐT sang sông)
* Đêm ba mươi, pháo nổ ngang trời, ông ba mươi tiếp quản, dân thấp thỏm,TRÂU chạy đằng TRÂU!

* Mẹo bốn tốt, cờ tàn hết nước, địch bốn tốt sang sông , tướng khốn cùng, HỔ không biết HỔ?

( Dân gian còn gọi Hổ là “ông Ba mươi”.
Dân chơi Cờ tướng có câu : “Cờ tàn đấm tốt” và “Tốt nhập cung, tướng khốn cùng”)

Nguồn : Hasiphu.net

18 thg 2, 2010

Chuyện trò với một con Phò.

Phot_Phet: Nghỉ tết chưa em?

Phò: Bọn em không có khái niệm tết và ngày nghỉ.

Phot_Phet: Ừ nhỉ, anh vô tâm quá. Em vào nghề lâu chưa?

Phò: Nghề khác có thâm niên thì quý chứ nghề em có thâm niên coi như ăn cứt. Nói làm gì.

Phot_Phet: Bậy thế. Anh thành tâm khi hỏi câu đó mà.

Phò: Có thành tâm như lãnh đạo không? Em thấy có lãnh đạo khóc trên tivi nhưng khi ngủ với em bảo là bôi cao Sao vàng vào mắt.

Phot_Phet: Sao lại hỏi anh thế? Nhạy cảm quá!

Phò:???

Phot_Phet: Em trẻ, xinh, lại có học sao không tìm việc khác tử tế hơn?

Phò: Làm gì có việc tử tế hay không tử tế hả anh. Chỉ có người tử tế hay mất dạy thôi.

Phot_Phet: Đấy, anh bảo mà, em còn thông minh hơn cả triết gia.

Phò: Cởi áo ra đi, em tụt quần cho.

Phot_Phet: Thôi, anh cũng tính đóng gạch chào năm mới nhưng hôm nay thích nói chuyện hơn.

Phò: Em nói hay phải thêm tiền nhé.

Phot_Phet: Không thành vấn đề. Miễn là em thật lòng.

Phò: Hỏi nhanh đi không lại mất cả tiền thêm giờ đấy.

Phot_Phet: Okey em. Theo anh biết những người làm nghề như em là rất nhiều, sao bọn em không lập hội, kiểu tổ chức hội đoàn riêng của bọn em ý?

Phò: Ý anh là phải có tổ chức, đoàn thể chứ gì. Có đấy nhưng hoạt động ngầm thôi, không được vào Mặt trận. Bọn em vẫn có sự trao đổi, hỗ trợ nhau trong công việc mà. Người đi trước chỉ dạy người đi sau, chí choé kiểu đàn bà tý thôi chứ không ăn hiếp nhau kiểu ma cũ ma mới. Tuỳ từng nơi mà Má mì là chủ tịch đấy thôi.

Phot_Phet: Thế là rất tốt chứ. Như anh nghĩ nếu một ngày đẹp giời nhà nước công nhận hội đoàn của bọn em giống như hội phụ nữ, chiến binh, nông dân và nghề nghiệp của bọn em như giáo viên, bác sĩ, quýet rác lao công thì có khi còn có cả đại diện trong Chính phủ hoặc ứng cử vào HĐND, Quốc hội.

Phò: Anh mơ giỏi nhỉ. Nhưng em thật nhé, trong đó có hết rồi anh ạ. Bọn em không đến lượt.
Phot_Phet: Chết, em nhạy cảm quá. May có bốn bức tường không thành Phò phản động mất.

Phò: Em không cấm nhưng không thích anh gọi em là Phò. Chỉ gọi em như thế khi anh hành sự và trả em tiền. Em đang nằm nói chuyện với anh cơ mà, gọi bằng em như trước ấy. Nhưng em thích gọi bằng tên hơn, khổ cái bọn em tên lại…hơi nhiều, lắm lúc còn quên cả tên cúng cơm, mẹ đẻ.

Phot_Phet: Ừ, anh xin lỗi. Tháng em kiếm được nhiều không?

Phò: Gấp mười lăm lần lương Thủ tướng.

Phot_Phet: Anh không thích em nhạy cảm thế. Là bao nhiêu?

Phò: Trừ chi phí, gần ba chục triệu. Nếu được đóng thuế thu nhập thì nhà nước bộn thu đấy.

Phot_Phet: Cao nhỉ. Chi dùng thế nào em?

Phò: Cho bản thân, gia đình như bao người khác. Cũng dành dụm tý chút phòng lúc sa cơ, về già.

Phot_Phet: Kể ra có tý chút làm từ thiện, nhân đạo cũng nhẹ lòng.

Phò: Rồi, nhưng chả ai dám ghi tên lên phong bì hay thùng cạc tông đâu. Chả nhẽ lại ghi chi hội Phò Pho tu na hay Kinh pa lát. Toàn ẩn danh, nhờ người mang giúp.

Phot_Phet: Tủi thân nhỉ?

Phò: Chả có gì phải tủi, có tấm lòng là được. Làm phúc mà cứ bô bô toàn quân ăn cướp cả đấy.

Phot_Phet: Em lại nhạỵ cảm rồi.


Phò: Nhạy cảm là cái l.. gì mà anh cứ léo nhéo mãi thế nhỉ.

Phot_Phet: ???

Phò: Nói chuyện với anh chán bỏ xừ. Yêu nhau đi anh.

Phot_Phet: Đã bảo hôm nay chỉ nói chuyện, không đóng gạch mà.

Phò: Nhưng chuyện với anh chán.

Phot_Phet: Làm tình với anh còn chán hơn. Thôi, tiền đây. Một triệu nhé?

Phò: Nếu anh thấy đúng giá.

Phot_Phet: Em phải đi làm mãi thương mới đúng. Đúng giá là một thứ xa xỉ ở ta.

Phò: Ai em không biết nhưng với em và cả hiệp hội Phò đúng giá luôn là giá trị cũng như đạo đức nghề nghiệp. Bọn phá giá hay giá cao hơn giá trị thật không có chỗ trong đó, bọn đó là bọn…làm hàng, không hơn.

Phot_Phet: Em lại là một nhà phân tích tài ba. Anh hỏi câu cuối nhé, thấy nhiều đứa trong hội em không được xinh đẹp, có học như em mà thoắt cái thành bà nọ, bà kia cả. Do đâu?

Phò: Chả do đâu. Chúng nó có số thành bà, thế thôi.

Phot_Phet: Thế cũng tốt. Thành bà nọ, bà kia, có tiếng nói, ảnh hưởng nhất định thì bọn em cũng được thơm lây, mát mặt hoặc ít ra cũng được bênh vực, đỡ đần khi nhờ cậy.

Phò: Khối ra đấy anh. Khi thành thế họ lại lại luôn đề cao sự đạo đức, thậm chí là tiết trinh.

Phot_Phet: Em lại nhạy cảm rồi. Anh ra đường đón xuân đây.

Phò: Tạm biệt chim én nhé.


Nguồn :http://vn.myblog.yahoo.com/lyxuonglong/article?mid=1355

Nói về chụp ảnh khẩu hiệu Tết

Bài dưới đây của ông cựu Tổng biên tập báo Nhân Dân có đề cập đến một vấn đề tế nhị, hay có người nói là “nhạy cảm”, vì ông chất vấn cái trật tự Đảng, xuân, và đất nước. Đúng là vấn đề tế nhị. Nhưng ông nói được trên mặt báo chí, thì tôi nghĩ người khác cũng có thể nói được. Do đó, tôi muốn nhân bài này bàn thêm vài điều chung quanh thứ tự Đảng, Nhà nước, Nhân dân, v.v…

Bác Hữu Thọ viết: “Rồi không biết từ lúc nào, cơ quan nào hướng dẫn hoặc tự phát nhưng sau đó thành nếp quen, một khẩu hiệu bao trùm trong ngày Tết các năm là: ‘Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới’. Đã thành thói quen thì rất khó sửa và có thể có vấn đề tế nhị cho nên không tiện sửa vì nói trái đi có thể bị hiểu lầm. Nhưng dù sao, khẩu hiệu đó cũng có gì gờn gợn: Sao lại đặt Đảng trước dân tộc, trái với tư tưởng Hồ Chí Minh? Nghĩ thế nhưng nhiều người không tiện nói.”

Chẳng hiểu tại sao không tiện nói. Tôi thì nghĩ chắc chắn tìm được xuất xứ của câu khẩu hiệu này sẽ là một đề tài thú vị cho một luận án thạc sĩ.Tôi thì nghĩ có lẽ do thói quen mà ra. Ở VN, người ta quen miệng nói “Đảng, Nhà nước, và Nhân dân”. Đọc báo, nghe đài, xem tivi, chúng ta thường hay thấy những cái tít hay cụm từ như muốn nhắc cho người dân biết rằng Đảng CSVN là người làm chủ cao nhất của đất nước. Chẳng hạn “Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội chúc thọ đồng chí Đỗ Mười” hay “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta rất cần những nhà báo có tâm, có tài”, mà trong đó Đảng đứng đầu, rồi mới đến Nhà nước, sau đó là quân đội, và cuối cùng là … nhân dân.

Ngay cả công trạng cũng theo thứ tự đó: “Năm 2009 vừa qua, nhờ nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đất nước đã từng bước vượt qua khó khăn do những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu và thiên tai, dịch bệnh gây ra, tiếp tục giành được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng” (Trích thư chúc Tết của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết).

Tôi thử google những trang web ở Việt Nam thì thấy chữ “Đảng” xuất hiện 7.62 triệu lần, chữ “Nhân dân” 8.29 triệu lần, và “Nhà nước” 9.64 triệu lần. Nói cách, những danh từ này đã đi vào … quần chúng sau 1975.

Chúng ta thử nhìn sang nước khác xem họ cách họ nói chuyện ra sao. Những ai từng ở các nước phương Tây đều biết rằng không có khẩu hiệu tuyên truyền theo kiểu VN, nhưng quảng cáo nhiều hơn. Vì thế, chúng ta không thể so sánh khẩu hiệu, mà phải so sánh diễn văn của các lãnh tụ.

Ở Úc chưa bao giờ có một chính khách của bất cứ đảng chính trị nào -- dù là đang cầm quyền hay đối lập – dám nêu những khẩu hiệu theo thứ tự như ở nước ta. Thật ra, họ làm ngược lại: các chính khách ghi nhận công lao của người dân, nhất là người thổ dân, chứ ít khi nào nói đến công trạng của chính phủ, và nhất định không nói đến đảng.

Chẳng hạn như trong bài diễn văn của Thủ tướng Kevin Rudd nhân dịp ngày Quốc khánh Úc năm nay, ông nói: “I begin by acknowledging the first Australians, on whose land we and whose cultures we celebrate as among the oldest continuing cultures in human history.”
Hay nhìn sang bài diễn văn của các lãnh tụ Mĩ (xem hình dưới đây), chúng ta thấy họ không bao giờ nhắc đến đảng của họ, mà chỉ toàn là nation (quốc gia), people (nhân dân), freedom (tự do), v.v…

Những chữ được đề cập đến trong bài diễn văn
nhậm chức của Tổng thống Obama

Tôi tò mò làm thử một so sánh hai bài diễn văn của ông Tổng bí thư nhân ngày Quốc khánh 2/9 và diễn văn của ông Obama nhân ngày nhậm chức Tổng thống thứ 44 của Mĩ thì thấy vài khác biệt thú vị:* Trong bài diễn văn 3974 chữ của ông Tổng bí thư, chữ Đảng xuất hiện 64 lần (chiếm 1.6% tổng số chữ), Nhân dân 24 lần, Dân chủ 14 lần, Nhà nước 7 lần, Bác Hồ 3 lần, Tự do 1 lần.*
Bài diễn văn 2423 chữ của Obama thì không có một chữ nào dành cho Đảng Dân chủ, nhưng Nation được đề cập nhiều nhất: 18 lần, America 16 lần, people 8 lần, freedom 4 lần, nhưng không có democracy (dân chủ).

So sánh 2 bài diễn văn cho thấy bên tổng thống Mĩ đặt quốc gia va nhân dân (nation, America và people) lên trên, còn bài của bác Mạnh thì Đảng là trên hết, sau đó mới đến nhân dân. Có lẽ những tần số này chính là câu trả lời cho câu hỏi của bác Hữu Thọ.


Nguồn :http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/02/noi-them-ve-chup-anh-khau-hieu-tet.html

MẸ TÔI CHỬI THỀ

Mẹ tôi vốn nổi tiếng hiền lành, phúc hậu, ăn nói nhẹ nhàng, từ tốn, chưa bao giờ biết lớn tiếng hay nặng lời dù là với đàn gia súc gia cầm mất nết. Nhưng nay, tuổi 85, bỗng dưng bà chửi thề vì cảm thấy mình bị xúc phạm.

Số là, gần Tết, bà nhận được thông báo ngày mai lãnh đạo tới thăm Mẹ Việt Nam Anh Hùng.
Sáng, bà lui cui chuẩn bị trà nước để đón khách. Lại được thông báo: Lãnh đạo bận việc nên dời lại chiều mai, cho lãnh đạo xin lỗi.
Ừ, lỗi phải gì, các con cuối năm tất bật mà, mẹ chẳng trách đâu.

Hôm sau lãnh đạo tới, lễ phép kính thưa, thăm hỏi và trân trọng tặng Mẹ năm trăm ngàn xài Tết.
Chuyện cũng bình thường như cái lẽ tất nhiên của lãnh đạo đối với bà trong mấy chục cái Tết đã qua, từ khi bà còn ở Cà Mau cho đến khi lên Sài Gòn. Nhưng cái khác thường của năm nay là khi bà đi lãnh tiền trợ cấp BMVNAH thì bị trừ năm trăm ngàn vì "lãnh đạo đã trao trực tiếp tận nhà rồi".
Bà chửi thề một câu rồi nói:
"Thì ra nó lấy tiền của tao để tặng tao".

Nguồn :http://dacdanhmientay.multiply.com/journal/item/173/173

10 sự kiện “chuối” nhất năm 2009

1) Tay trái xả nước thải, nhưng tay phải của Vedan vẫn có vinh dự nhận giải thưởng“Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng


2) Ngầu pín thối cùng nhiều thực phẩm nhiễm khuẩn nhập tràn lan trong sự lúng túng của cả “dàn” quản lý Vệ sinh - An toàn - Thực phẩm.

3) Giá xăng “sung” và “cương” hơi bị lâu: 8 lần lên mà chỉ 1 lần xuống, đặc biệt lên ào ào, nhưng xuống nhỏ giọt.


4) Xuất hiện nhiều trường đại học “3 không” thuộc dạng thùng rỗng kêu to.

5) Trạm thu phí giao thông mọc như nấm, khiến doanh nghiệp méo mặt vì “phí chồng lên phí”.


6) Loạn thủy điện và xả lũ ẩu gây khốn khó cho người dân.




7) Đường phố ngập lụt không chỉ do Trời mà còn do các bác thi công “thay Trời hành đạo... ẩu”.


8) Chuẩn Giáo dục cho trẻ 5 tuổi với những tiêu chí “trên cả thần đồng”.


9) Hà Nội xả rác tự nhiên, nhưng bỗng dưng nhận được danh hiệu “Đô thị sạch nhất Việt Nam”.


10) Sữa ở Việt Nam có giá trên trời nhưng chất lượng thì... “Trời ơi đất hỡi”.

11 thg 2, 2010

Hiểm họa về việc cho nước ngoài thuê đất đầu nguồn

Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên vốn là người có 7 năm phụ trách Chương trình 327 mà mục tiêu là phủ xanh đồi núi trọc, bảo vệ rừng, và môi trường sinh thái; còn Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1989). Hai nhà cách mạng lão thành gửi cho Bauxite Việt Nam bài viết sau đây, nêu rõ hiểm họa của việc chúng ta cho Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông thuê trong thời hạn 50 năm hơn 264 nghìn ha rừng đầu nguồn; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới. Bauxite Việt Nam

Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Theo chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã cử đoàn cán bộ liên ngành trực tiếp kiểm tra hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh, đồng thời tổng hợp báo cáo 8 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. Kết quả cho thấy 10 tỉnh [các tác giả chỉ liệt kê 9 tỉnh, tức sót một tỉnh – người biên tập] đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305,3534 nghìn ha, trong đó Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 nghìn ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.

Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia. Hám lợi nhất thời, vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn. Cho Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc khai thác rừng đầu nguồn là tiềm ẩn đầy hiểm họa. Họ đã thuê được thì họ có quyền chặt phá vô tội vạ.
Rừng đầu nguồn bị chặt phá thì hồ thuỷ lợi sẽ không còn nguồn nước, các nhà máy thuỷ điện sẽ thiếu nước không còn tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp. Năm qua nhiều tỉnh miền Trung đã hứng chịu đủ, chẳng phải là lời cảnh báo nghiêm khắc hay sao?

Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo. Nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu, họ có thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà cửa trong 50 năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những “làng Đài Loan”, “làng Hồng Kông”, “làng Trung Quốc”. Thế là vô tình chúng ta mất đi một phần lãnh thổ và còn nguy hiểm cho quốc phòng.

Chúng tôi đồng ý với 5 đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xin nói rõ 2 đề nghị đầu:

1. Đối với một số tỉnh đã lỡ ký với doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt các tỉnh thuộc vùng xung yếu biên giới, cần tìm cách thuyết phục họ khoán cho đồng bào tại chỗ trồng. Những tỉnh chưa ký thì đình chỉ ngay; thay vào đó, huy động các doanh nghiệp trong nước đầu tư, kết hợp sử dụng một phần vốn Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng để thực hiện. Thực tế đất rừng đã giao cho đồng bào sử dụng gần hết. Nếu ký cho nước ngoài thuê sẽ đụng đến môi trường, đụng đến quyền lợi đồng bào, nhất là đồng bào miền núi, đang thiếu đất, sẽ nảy sinh nhiều vấn đề rất phức tạp.

2. Các tỉnh chỉ đạo các huyện, các lâm trường xây dựng bộ phận chuyên trách. Trong vòng 1 năm, chính thức giao đất, khoán rừng cho từng hộ; cấp quyền sử dụng đất vào mục đích trồng rừng phòng hộ kết hợp rừng kinh tế.Từ đây, chúng tôi đề nghị mở rộng chương trình xóa đói giảm nghèo ở miền núi thành chương trình làm giàu cho đồng bào miền núi, kết hợp tái định cư của các công trình. Điều kiện làm giàu ở miền núi tốt hơn ở đồng bằng. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đất rừng đầu hộ của đồng bào miền núi còn trên 4 ha. Tuy không nhiều, nhưng vẫn gấp 3 lần ở đồng bằng; ở đây, thực hiện được đa canh, đa con. Đặc biệt kết hợp tốt trồng rừng phòng hộ với rừng kinh tế. Lùi về trước đã có mô hình tỉnh Tuyên Quang nhân dân ta tự trồng rừng, đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy Bãi Bằng. Vậy bây giờ có điều kiện hơn, tại sao lại giành cho nước ngoài?

Đất đai là thứ nhạy cảm, muôn đời, vì hiện tại và tương lai của nhân dân, hãy tính toán chặt chẽ từng tấc đất cho các mục đích cần sử dụng. Trước mắt đề nghị Chính phủ cho đình chỉ ngay việc cho nước ngoài thuê đất đầu nguồn dài hạn với diện tích lớn, dù có phải bồi thường cũng được, để tránh thảm họa cho dân cho nước.

Hà Nội, ngày 22 tháng 1 năm 2010
Đồng Sĩ Nguyên - Nguyễn Trọng Vĩnh


Nguồn :http://boxitvn.blogspot.com/2010/02/ve-viec-cac-tinh-cho-nguoi-nuoc-ngoai.html#more