Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

31 thg 3, 2011

" QUỐC HỘI CHÍ " TÂN BIÊN

HỒI THỨ 78. Quốc hội chất vấn Chính phủ nổ thăng thiên
Phiên họp chất vấn của các đại biểu Quốc hội đối với Chính phủ diễn ra ngày 26/3 vừa quan sao mà giống với trận quân Tào kéo vào chiếm Kinh Châu, đuổi đánh Lưu Bị thời Tam Quốc…

Lưu Bị mất Kinh Châu khác chi Chính phủ thua bại trọng vụ Vinashin?
Có điểm khác, Lưu Bị khi xưa do binh mọn, tướng ít, thành Tân Dã tạm bợ nhưng với sự quân sư của Gia Cát Lượng, Lưu Bị cũng đã tạo được một vài cuộc giao chiến oai hùng.

Đó là trận hỏa công đốt thành Tân Dã, trận rút lui chiến lược, bảo toàn lực lượng với cái kết cục Đương Dương-Tràng Bản…Trong trận chiến đó: một Triệu Tử Long xông pha trong đám trăm vạn quân Tào như vào chỗ không người; một Quan Vũ xuất hiện ứng cứu đúng lúc; Một Trương Dực Đức quát một tiếng khiến cho quân Tào khiếp vía, tán loạn…


Trong trận 26/3 vừa qua, khí thế của đội quân Quốc hội ào ạt xông lên khác chi trăm vạn quân Tào năm xưa; còn về phía đội quân Chính phủ với sự xuất tướng tới 7 vị nhưng xem chừng chỉ có được nữ tướng Kim Ngân cũng tung ra được vài đường gươm hao hao Triệu Tử Long năm xưa…Còn các vị tướng ông là hèn, bỏ trốn, tránh đòn, mạnh ai nấy chạy thục mạng nhưng lại “ nổ “ rất kêu…
Các vị chủ yếu vẫn “ nổ “ chỉ thiên, nổ vu vơ cốt có tiếng súng, còn trúng vào đâu không cần biết và cũng chả ai đi kiểm tra…Về trận ra quân này,
 
........
HỒI 89. Một lời khen của Phú Trọng cả Quốc hội xì hơi
 
Lại nói, Triệu Tử Long khi xưa, sau khi xông pha trong vòng vây của trăm vạn quân Tào để tìm cứu ấu chúa A Đẩu;
Câu chuyện thật cảm động khi mà Cam phu nhân tự gieo mình xuống giếng chết, để cho Triệu Vân rảnh tay mang mang “ấu chúa” về, kể đây cũng là một tấm gương liệt nữ hy sinh cho chồng, cho con, cho sự nghiệp lớn của nhà Thục Hán về sau…
Sở dĩ Triệu Vân phải xông pha tên đạn đi cứu ấu chúa là do Lưu Bị khôn, đã bỏ của, bỏ dân, bỏ vợ con… mà chạy thoát thân một mình..



Còn ngày nay nhá, vụ Vinashin đổ bể rầm trời như thế mà chả có đứa đếch nào chịu giơ đầu ra chịu báng ? Nếu Triệu Tử Long chạy đến cầu Tràng Bản, bị quân Tào đuổi riết sau lưng xem chừng nguy cấp lắm. May thay lúc đó Triệu Tử Long thì Trương Dực Đức xuất hiện, Triệu Tử Long sung sướng như chết đuối vớ được cọc khẩn khoản: Dực Đức cứu ta với. Dực Đức quát lớn: Tử Long cứ việc qua cầu, để quân Tào đấy cho ta chống cự…


Tử Long mang ấu chúa qua cầu rồi thì quân Tào ập đến thấy Trương Dực Đức râu hùm, hàm én, mắt tròn xoe tay lăm lăm bát xà mâu cưỡi ngựa đứng trên cầu một mình; thấy lạ, quân Tào không tướng nào dám xông lên, đành dừng lại dàn hàng chữ nhất chờ chủ tướng Tào Tháo đến để quyết định: tiếp tục xông lên truy kích Lưu Bị hay thôi…
Thấy quân tướng dừng lại trước cầu Tràng Bản, Tào Tháo cùng tả hữu xông đến hỏi nguyên cớ làm sao mà dừng lại ? Quân tướng chỉ Trương Phi đang đứng trên cầu. Thấy Tào Tháo đến, Trương Dực Đức trợn mắt quát to: Ta là Trương Dực Đức người nước Yên đây, có ai dám quyết sống mái với ta không ?
Trương Dực Đức quát to ba lần, tiếng quát của Dực Đức vang động làm cho 2 tướng Tào hoảng quá đứt ruột mà rơi xuống ngựa chết; thấy thế Tào Tháo cũng hoảng liền quay ngựa tháo chạy…Thấy Tào Tháo bỏ chạy, quân Tào cũng tán loạn chạy theo. Thấy Tào Tháo và quân Tào bỏ chạy, do thân cô thế cô nên Dực Đức không dám đuổi theo mà chỉ lấy gươm chặt phá cầu Trường Bản để ngăn không cho quân Tào đuổi theo. Hành động này của Dực Đức sau đó đã bị Lưu Bị chê là “ vũ dũng vô mưu”; nếu chặt cầu tức là chứng tỏ sợ, thấy sợ tất nhiên quân Tào sẽ quay lại đuổi…


Chuyện Trương Dực Đức đứng trên cầu Tràng Bản thời Tam Quốc, chỉ quát một tiếng mà làm đứt ruột mấy tỳ tướng yếu bóng vía của Tào Tháo, khiến cho quân Tào tán loạn chạy sao giống với tình thế đã xảy ra tại phiên họp bế mạc của Quốc hội vừa qua…Trong phiên họp ngày 26/3 hàng chục ý kiến của các đại biểu Quốc hội ào ạt tấn công, truy vấn Chính phủ gay gắt khiến cho các tướng của Chính phủ chạy dày, “nổ” loạn xạ, “nổ” rất hăng nhưng chỉ là “ nổ “ vu vơ, chỉ thiên để lấy le là chính chứ có chống trả được gì đâu, phản công được gì đâu


Chính vào lúc nguy cấp đó, vị thống soái tối cao, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng mới ra chiêu, ông tuyên bố một câu xanh rờn: Thủ tướng điều hành công việc rất năng động, quyết liệt; Câu nói này của Chủ tịch sao giống với câu quát làm rụng rời trăm vạn quân Tào của Trương Dực Đức tại cầu Tràng Bản khi xưa


Nếu quân Tào khi xưa tưởng chỉ gắng lên một chút là có thể tóm được cha con Lưu Bị, thế nhưng nào ngờ gặp phải tay Trương Dực Đức, chỉ quát một tiếng khiến cho quân Tào tán loạn. Còn trong kỳ học Quốc hội vừa qua, chỉ một nhận xét của Chủ tịch Quốc hội như trên về Thủ tướng là ngay lập tức hóa giải, vô hiệu toàn bộ nộ khí cũng như những đòn tiến công vũ bão của đội quân Quốc hội…


Khi xưa, khi bỏ chạy được mấy chục dặm rồi, Tào Tháo còn lấy tay sờ lên đầu hỏi tả hữu: Đầu ta còn không ? Còn trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, bế mạc ra về, nghe nói cũng có vị đại biểu, bắt đầu tỉnh đòn, đã vò đầu bứt tai phàn nàn với vợ con: Mình hăng máu tấn công Chính phủ như thế, không biết sắp tới cái ghế của mình còn không ???


Khi xưa bằng uy lực cá nhân của một danh tướng, Trương Phi đã quát lui được trăm vạn quân Tào; Còn ngày nay thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng với uy quyền Chủ tịch cộng uy quyền của Tân Tổng Bí thư nên không cần phải quát, ông chỉ cần một câu nói nhẹ nhàng thôi mà đã lập tức làm thúc thủ bao nhiêu “ võ tướng “ của độ quân Quốc hội…Có thể nói đây là một độc chiêu, một đòn cao thủ của Chủ tịch Quốc hội, của Tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng…


Bởi theo dư luận vỉa hè thì: trước khi tiến hành Đại hội Đảng, trong Ban chấp hành Trung ương khóa X có 2 ứng cử viên sáng giá chạy đua vào chức Tổng Bí thư, nghe nói có những cuộc bỏ phiếu ông Nguyễn Tấn Dũng còn cao phiếu hơn ông Nguyễn Phú Trọng; Chuyện này không biết thực hư ra làm sao…Thành ra việc đắc cử vào vị trí Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng đã chắc gì tâm phục khẩu phục được ông Nguyễn Tấn Dũng…


Khi xưa trong cuộc đấu tranh giành quyền lực thời phong kiến, bên ta cũng như bên Tàu thường có các miếng võ sau đây: ném vào đất chết để mà sống… Khi thấy đối thủ chưa chịu thần phục mình, lập tức lừa miếng cho quân đẩy đối thủ xuống bùn; đợi cho đối thủ ngắc ngứ lúc đó mới tự giơ tay vớt lên, lấy khăn lau mặt mũi cho đối thủ và ném cho cái quần, cái áo gì đó đễ đỡ bất phần trơ…Thế là đối thủ tâm phục, khẩu phục nhận là đại ca ngay lập tức…


Nhớ trận Tào Tháo bắt sống Lã Bố, Trương Liêu, biết Trương Liêu là một dũng tướng lại là người trung nghĩa, Tào Tháo muốn dụ hàng. Tào Tháo cho cả Vân Trường, một bạn chí cốt của Trương Liêu ra dụ nhưng Liêu đâu có chịu hàng, thậm chí còn chửi Tào Tháo như tát nước vào mặt. Đợi đến khi Tháo quát tả hữu lôi Trương Liêu ra chém, chuẩn bị khai đao, lúc đó Tháo mới tự tay ra cởi trói cho Trương Liêu, lúc đó Liêu mới chịu hàng ?!


Lời phủ dụ của Chủ tịch Quốc hội kiêm Tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua trong phiên bế mạc, (sau phiên họp ngày 26/3 ngày các đại biểu chất vấn sát ván Chính phủ), câu: Thủ tướng điều hành năng động và quyết liệt…sao mà giống với việc Tào Tháo tự tay cởi trói để dụ hàng Trương Liêu ?


Như vậy, hành động này của chủ soái Nguyễn Phú Trọng đã lợi dụng thế quân để tăng uy quyền và vị thế của mình vừa mới giành được quả là cao thủ.


Trong chính trường đôi khi cũng phải sử dụng tới mẹo vặt để tranh đoạt quyền uy cũng là lẽ đời. Chỉ lưu ý các vị: sát cánh với nhau, tăng vây cánh cho nhau để rồi cho chìm xuồng cái vụ Vinashin là điều mà lòng dân oán giận lắm đấy.

Với cái lối cơ cấu uy quyền như thế, rất dễ đẻ ra thêm nhiều vụ Vinashin nữa ?! Thật lấy làm lo cho tiền hàng, xã tắc lắm ru…


Nguồn :http://phamvietdaonv.blogspot.com/2011/03/bai-4-ct-quoc-hoi-nguyen-phu-trong-co.html

Bát phở không quẩy

1 ngày sau khi giá xăng tăng, Chính phủ công bố chính sách hỗ trợ khó khăn cho những đối tượng…khó khăn. Theo đó, 5 loại đối tượng sẽ được trợ cấp từ 100-250 ngàn đồng. Để cho dễ hiểu, đại ý những người làm hoặc từng làm trong cơ quan nhà nước có hệ số dưới 3 thì được 250 ngàn. Những “bà góa”, được 100 ngàn. Và nghèo khổ các loại: 250 ngàn.



Lưu ý là số tiền này là số hỗ trợ cả năm, chứ không phải là 250k/người/tháng. Không những thế, số tiền này lại còn “được chia làm hai lần trong năm”.


250 ngàn là bao nhiêu % của thu nhập hộ nghèo? (nhấn mạnh là thu nhập cả năm)? Là 5,2% của hộ nghèo nhà quê, là 4,16 % của hộ nghèo thành phố (tính theo chuẩn nghèo mới ban hành hôm 30-1). Còn 100 ngàn, không tính được là bao nhiêu % của những người đang được hưởng tuất.
Rất lẩm cẩm, có người đã tính mức hỗ trợ cho 356 ngày của năm 2011: Kính thưa các loại Công chức nghèo, người nghèo, đối tượng chính sách, cán bộ hưu trí, có công với cách mạng.. được hỗ trợ hơn 20 ngàn mỗi tháng, bằng một bát phở không quẩy.



Có câu “Của cho là của rẻ”, số tiền hỗ trợ này nó bèo bọt đến mức không đủ bù cho những chi phí đã ngay lập tức tăng nóng sau khi xăng tăng giá vài tiếng trước đó.Cú nhấn ga của giá xăng, theo tính toán khiêm tốn của Bộ Tài chính, sẽ làm lạm phát tăng thêm 0,4% (mà đó là mới chỉ tính sau vòng quay đầu tiên của đồng tiền, chưa tính tới các tác động tiếp sau đó). Trong khi đó, chỉ số giá (CPI) tháng 3 đầu năm đã tăng 6,12%, dự kiến trong tháng 4 cũng sẽ tăng mạnh và nhiều khả năng tiệm cận “chỉ tiêu lạm phát” của cả năm. Theo quy luật, cú nhấn ga của giá xăng hôm 29-3 sẽ ảnh hưởng tới chỉ số giá của tháng 5, do độ trễ. Còn trong tháng 5, lại có đợt tăng lương cơ bản sẽ khiến giá cả sẽ “té nước theo mưa” trong tháng 6. Có lẽ cứ tăng giá hàng hoá đầu vào và tăng lương kiểu này thì chỉ số giá năm nay lúc nào cũng sẽ “tút tút 12h đúng” trên đồ thị. Và cứ đà tăng giá kiểu này, tới tháng 5, số tiền hỗ trợ đột xuất bằng “bát phở không quẩy”, mỗi tháng, có lẽ sẽ “không cả người lái”.


Đã có câu chuyện rất bi kịch rằng không phải chỉ nông dân mà ngay cả cán bộ công chức, đối tượng được tăng lương cơ bản rất sợ chuyện tăng lương. Bởi 100 ngàn lương “tăng thêm” mỗi tháng thậm chí còn chưa đủ bù cho đợt tăng giá, có khi còn tăng trước- để đón việc tăng lương.


Mới nói cái cần của dân chúng, của những người được hưởng lương không phải là 100 hay 250 ngàn bởi cái lợi đó quá nhỏ, nhỏ đến mức răng chả còn có cái gì mà mài. Bởi cái hại từ việc giá cả phá lương, đè bẹp trợ cấp, cái hại từ việc lạm phát phi mã tháo khoán giá trị đồng tiền, mới là cái khốn khổ nhất của dân chúng.


Trong chuyện trợ cấp đột xuất, còn phải nói đến nguồn tiền. Điều 3 của quyết định “trợ cấp đột xuất” quy định: “Nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn đối với các đối tượng hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, hộ nghèo quy định tại Quyết định này được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và nguồn thu hợp pháp của cơ quan, đơn vị”. Tiền từ NSNN đương nhiên là tiền đóng thuế của dân chúng. Còn khoản tiền sau chữ “và”, không thể nói khác hơn, là khoản cứu trợ từ thiện. Rất khó để có thể nói chữ đột xuất được ghép vào đâu: Cứu trợ đột xuất từ sự từ thiện? Hay cứu trợ từ sự từ thiện đột xuất.


Dù đây là quy định của Nhà nước, nhưng rõ ràng nảy sinh vấn đề là sẽ không có khoản trợ cấp này nếu các DN không có, hoặc có thì quỹ tài chính hợp pháp của họ bằng 0. Dù Chính phủ có hướng tháo gỡ khó khăn cho những DN “thực hiện từ thiện” bằng quy định “Các DN hỗ trợ cho người lao động mà nguồn từ các quỹ hợp pháp không đủ chi thì được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của DN”, tuy nhiên, bản chất của vấn đề vẫn là sự kêu gọi vào lòng tốt, sự từ tâm của người sử dụng lao động đối với người lao động. Mà sự từ tâm thì cứ nhìn sang việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của giới chủ cho người làm công thì biết.


Vẫn biết là Chính phủ cần an dân trong hoàn cảnh bão giá, nhưng rõ ràng một bát phở không làm người nghèo no thêm và thiếu nó, cũng không làm ai chết đói.
Chưa nói đến “cách cho” mà đợt tết vừa rồi đã có đầy dẫy những ví dụ cho thấy tiền nhiều khi vào túi cán bộ hơn là dân chúng.


Nguồn :http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=5301

Lề phải, lề trái

Mai sau, một ngày nào đó, có ai viết về lịch sử báo chí Việt Nam đầu thế kỷ 21, rất nên nhắc tới một “trận chiến vô hình” giữa hai lực lượng báo chí quân xanh quân đỏ. Hai lực lượng này được gọi tên theo một phép ẩn dụ nổi tiếng, là Lề Trái và Lề Phải.



Gọi là “trận chiến” không biết có quá không, vì không có xô xát, xung đột, đổ máu gì, mà nhiều khi chứng kiến những diễn biến chiến sự giữa hai Lề thì đến Thượng đế cũng phải cười. Đơn cử ví dụ gần đây nhất và đang diễn ra là vụ án Cù Huy Hà Vũ chẳng hạn. Hai bên kịch chiến công nhận ác liệt.


MÀN 1: Ngày 5/11. Lề Phải đồng loạt nổ súng, bắn tin ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt tại khách sạn Mạch Lâm (TP.HCM). Nguyên nhân ban đầu ngả về hướng ông Vũ “quan hệ bất chính với phụ nữ”, “có hành vi chống người thi hành công vụ”. Lề Trái lặng đi.


MÀN 2: Lề Trái phản đòn bằng một tràng đạn trên Bauxite Việt Nam, Dân Luận, RFI, VOA, RFA… Lề Trái đưa tin cả về phản ứng của những người thân, người quen của ông Vũ (Luật sư Dương Hà vợ ông Vũ gửi đơn tố cáo cơ quan an ninh, luật sư Hồ Lê Như Quỳnh khiếu nại việc bị Lề Phải vu khống, bôi nhọ danh dự...).


Lề Phải, trái lại, không nhắc một lời tới những diễn biến này. Nói chung là Lề Phải kiên quyết không làm diễn đàn cho bất cứ thế lực nào ngoại trừ *** (tự kiểm duyệt). Thay vì thế, Lề Phải mở một chiến dịch tổng tấn công vào “đối tượng” Cù Huy Hà Vũ. “Bài học cho những kẻ ngông cuồng và ảo tưởng”, “Cù Huy Hà Vũ là người như thế nào”… thảy đều đanh thép như dội B40 vào Lề Trái.


Lề Trái tiếp tục chống trả bằng các lập luận “rất chi là lề trái”, ví dụ bàn chuyện phân tích hồ sơ cáo trạng Cù Huy Hà Vũ, nhân quyền, hiến pháp, công pháp quốc tế này nọ. Lề Phải né, gạt ra. (Tạm) bỏ qua chuyện họ Cù “quan hệ bất chính với phụ nữ”, “chống đối người thi hành công vụ” được vài báo nêu lúc đầu, Lề Phải xoáy sâu vào các khía cạnh thuộc tư tưởng, nhân thân, đạo đức của Cù Huy Hà Vũ.


Hai bên ở trong thế trận cài răng lược cho tới sau Tết âm lịch – là khi Lề Phải vào mùa báo xuân. Tết nhất, nghỉ cái đã.


MÀN 3: Tết Tân Mão đã qua. Hai bên Lề lại tiếp tục trận chiến vô hình. Vừa hay lại đúng lúc bên Bắc Phi có biến: cách mạng hoa nhài bùng nổ. Lề Trái như được tiếp thêm sức mạnh. Càng gần tới phiên xử Cù Huy Hà Vũ (lúc đầu định là ngày 24/3, vừa được chuyển sang 4/4), Lề Trái càng đánh mạnh, đánh rát, đánh vỗ mặt: “Cù Huy Hà Vũ và mặt trận pháp lý - công lý”, “Chúng ta là Cù Huy Hà Vũ”, “Xin các vị hãy ghi điểm cho thành tích dân chủ hóa đất nước”, v.v.


Lề Phải nói chung không có nhiều chiến sĩ giỏi. Vài tay súng có vẻ khá nhất tập trung ở các đơn vị QĐND, ANTĐ, ANTG…, thì đẳng cấp và phong độ đều tầm thường như lính vét. Vậy nên, mất vài tháng trời, Lề Phải gần như bỏ ngỏ mặt trận cho Lề Trái tung hoành. Thỉnh thoảng, Lề Phải cũng nổ súng vu vơ, ví dụ đập hoặc nâng Bi ơi đừng sợ, hoặc mở một mặt trận nhỏ trên địa bàn văn hóa, cho các bên xả súng bắn vào nhau, nhân khi có một cô người mẫu giới thiệu bộ ảnh khỏa thân mới trên Internet.


Lề Phải im im vậy, tưởng chừng đã đuối thế, thì “choành” một phát như tiếng sét giữa trời quang. Ấy là bài viết “Bản chất những việc làm vừa qua của Cù Huy Hà Vũ”, tuy không đăng trên Lề Phải, nhưng các lập luận “rất chi là lề phải”.


MÀN 4: Sẽ diễn ra đâu đó xung quanh ngày xét xử vụ án Cù Huy Hà Vũ. Hiện tại, Lề Trái vẫn có vẻ giữ phong độ và khí thế áp đảo, nhưng cứ chờ đến ngày đó đi, cả một dàn trọng pháo của Lề Phải sẽ đồng loạt khạc lửa…


Mặt trận không tiếng súng
Cuộc chiến đấu giữa Lề Phải và Lề Trái này quả thật là một nét đặc trưng của báo chí Việt Nam thời Internet, mà trong tương lai, học giả nào nghiên cứu về lịch sử báo chí chớ nên bỏ qua. Suy cho cùng, đó là một cuộc nội chiến, mà phàm là nội chiến thì dễ vô nghĩa: Tại sao lại tồn tại khái niệm “Lề Phải, Lề Trái” trong báo chí? Báo chí đúng nghĩa chỉ có một Lề thôi, đó là sự thật. Sao tự nhiên lại nảy nòi ra hai cái Lề này trong làng truyền thông Việt Nam?


Nhưng thôi, ta hãy nhìn vào khía cạnh tích cực của vấn đề. Dẫu sao thì sự tồn tại của cả hai Lề đều có ích cho nhau ở một chừng mực nào đó. Rút kinh nghiệm từ những nhược điểm của Lề Phải, Lề Trái (nhìn chung) thường đảm bảo những việc sau đây:


• Dẫn nguồn tương đối cẩn thận. Có lẽ sợ bị kiện nên các chiến sĩ dày dạn kinh nghiệm của Lề Trái thường đề nguồn (trích dẫn ý kiến, tư liệu, hình ảnh) chu đáo.


• Có lỗi, thường nhận luôn. Khoản này Lề Phải còn phải học Lề Trái dài dài. Blogger Người Buôn Gió từng “treo blog 15 ngày vì sai sót khi đưa tin”, Bauxite Việt Nam còn có “Lời cáo lỗi” vì nhầm lẫn, chứ đại nhà báo Kim Ngân của Lề Phải thì khán giả có bắc loa vào tận giường ngủ mà chửi, mặt nàng cũng vẫn bóng như thế. Đúng thôi, Lề Phải hùng hậu, mấy khi bị kiện, mà bị kiện cũng mấy khi thua đâu, trong khi Lề Trái làm sai, lơ mơ là tiêu tùng.


• Tôn trọng và tương tác với độc giả. Không phải luôn luôn, nhưng Lề Trái nói chung thường cho đăng tải ý kiến độc giả thuộc cả hai phe ủng hộ và phản đối. Chứ ngó vào Lề Phải xem, đố tìm được “comment” nào theo hướng bất lợi cho Lề Phải đấy!


Lề Trái nhiều khi còn là nơi cung cấp thông tin, tư liệu, ý tưởng, đề tài cho Lề Phải. Đang có cả một phong trào các chiến sĩ Lề Phải lê la trên diễn đàn của Lề Trái để “nhặt đạn”, nói nôm na là ăn cắp ý tưởng và ý kiến mang về sử dụng, đôi khi cũng có ghi nguồn, và phần lớn trường hợp là không hỏi ý kiến người có ý tưởng/ ý kiến đó.


Nói vậy chứ Lề Phải không hoàn toàn là… vứt đi. Lề Phải cũng có nhiều ưu điểm, tuy nhiên đó lại là chủ đề của một entry khác rồi. Còn bây giờ, chúng ta hãy cùng chờ lần khai hỏa tới đây của hai Lề nàoooooo…
 
Nguồn :http://trangridiculous.blogspot.com/2011/03/le-phai-le-trai.html

30 thg 3, 2011

ĐÀN BÀ DẼ CÓ MẤY TAY...

NGƯỜI BUÔN GIÓ & BEO
1. Ba người phụ nữ
Người phụ nữ thứ nhất viết blog có cái tên gọi là Beo
Beo là tổng biên tập của một tờ báo trong Sài Gòn , nhưng Beo được người ta chú ý bởi Beo viết blog với giọng văn rất dân dã của dân hàng tôm, hàng cá
Blog của Beo thường để chửi bới, xúc xiểm những người đấu tranh dân chủ, nhất là những người đang yếu thế, ở trong tù hay đang bị chính quyền làm điêu đứng.
Vì thế Beo thường đóng phần comment.

Beo đi đến thế giới mạng khác Lái Gió nhiều, Beo đến với thế giới mạng khi có vốn liếng là địa vị, có sự học hành, bằng cấp. Lái Gió thì đi đến thế giới mạng từ nơi bờ bụi của chợ Đồng Xuân, vốn liếng mà Lái Gió mang theo là những gì chứng kiến và trải qua ở vỉa hè, chợ búa. Đến nay Beo đường hoàng ở cái ghế tổng biên tập thì Lái Gió vẫn là cái tên ất ơ viết blog, cuộc đời như thế cũng gọi là công bằng.
Có lần lâu lắm rồi, Beo bảo Lái Gió - Khi nào chị có tờ báo, chị gọi em và Trương Thái Du về làm cùng cho xôm.
Lái Gió cười đáp.- Vâng, về để chị cả nó một phe, em một phe chửi nhau trên cùng tờ báo mới vui.
Từ ấy Beo không thèm nói chuyện với Lái Gió.
Đúng như thơ của Vũ Cao
Mới ngỏ lời thôi, đành lỗi hẹn
Ai ngờ từ đó bặt tin nhau

Hôm nay có người đưa cho Lái Gió xem bài của Beo viết, Beo nói chị Dương Hà (người phụ nữ thứ hai trong en try) này cô độc phải bày trò này nọ, Beo khẳng định mười mươi là chồng chị Dương Hà có mèo mỡ mà chị Hà vẫn bênh vực.
Lời khẳng định của Beo khiến Lái Gió phải gặp nhân vật bí ẩn trong vụ án Cù Huy Hà Vũ ở khách sạn Mạch Lâm, cô Hồ Lê Như Quỳnh để hỏi chuyện. Đó là người phụ nữ thứ ba trong en try này.
Hồ Lê Như Quỳnh trong ảnh lờ mờ của bên công an đưa ra, người ta chỉ thấy vóc dáng của một cô gái điệu đà. Đến giờ người trong thiên hạ còn nhiều người chưa rõ mặt Hồ Lê Như Quỳnh.
Chẳng cần đợi đến Hồ Lê Như Quỳnh, cô gái mỏng mảnh, gầy gò, yếu ớt và bệnh cột sống hiểm nghèo mỗi ngày chỉ ăn một bát cơm bác bỏ chuyện có quan hệ với anh Cù Huy Hà Vũ, Lái Gió nhìn qua cũng biết chẳng có chuyện ấy, vì nếu có quan hệ tình dục với người như Hồ Lê Như Quỳnh thì chắc sẽ là tội giết người chứ không phải tội khác

Cũng là phụ nữ, không biết vì sao Beo lại đang tâm hùa theo báo chí đã dựng câu chuyện không có thật để xát muối vào lòng hai người phụ nữ khác. Một người phụ nữ chưa chồng, hạnh phúc tương lai còn ở phía trước. Một người phụ nữ đang mòn mỏi , nháo nhác , hớt hải ngược xuôi lo lắng cho chồng ở trong tù vì lo cho nhân dân, đất nước

Lái Gió từng có lần chứng kiến trên con đường độc đạo vào trại tù ở một nơi heo hút sát biên giới. Một người phụ nữ đang oằn người vác túi đồ tiếp tế cho chồng mình dưới ánh nắng chang chang mùa hè, con đường đất đá không một bóng cây. Có người phụ nữ nông dân vác liềm đi cắt cỏ thấy vậy hỏi chuyện chị kia, nghe thấy đi thăm chồng án 17 năm vì tội giết người. Thế nhưng chị nông dân không hề quan tâm chuyện giết ai, mà chị vác đỡ hộ đồ cho người phụ nữ thăm chồng kia vào trại không đòi hỏi công xá gì.
Đó là tình cảm của những người mẹ, người vợ dành cho nhau, họ lúc đó không phân biệt người này mang đồ đi cho kẻ giết người, mà họ chỉ giúp người phụ nữ là một người mẹ, người vợ đang khó khăn.
Đó cũng là hình ảnh khắc sâu trong Lái Gió về chữ Người trong suốt gần 20 năm trôi qua.
Đó cũng là một trong những yếu tố để Lái Gió đi qua khúc cua tăm tối nhất trong cuộc đời.
Hình ảnh của hơn 20 năm trước giữa những người phụ nữ ở miền khô cằn, hẻo lánh ấy và câu chuyện của những người phụ nữ ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam làm Lái Gió trăn trở nhiều.

Sao một phụ nữ có học thức, có địa vị như Beo lại nhăm nhe chọc vào vết đau của phụ nữ khác như thế ? Phải chăng Beo ăn lương để làm vậy.? Đó chỉ là một lý do.
Có lẽ sâu xa hơn nữa để một người phụ nữ chà đạp vào nỗi đau của người phụ nữ khác là do bởi họ cô độc hơn, bất hạnh hơn. Bởi sự ích kỷ nhỏ nhen đó mà họ không vượt qua được, họ hằn học với những người phụ nữ khác được yêu thương hơn.
May thay những người phụ nữ như thế không nhiều, bởi những người phụ nữ như chị nông dân kia mới thực sự là nhiều trên đất nước có nguồn gốc mẫu hệ này.

Hôm nay viết những dòng này, Lái Gió xin gọi chị nông dân bằng thầy vì đã dạy cho Lái Gió bài học thấm thía về chữ Người.
Trong cánh rừng cao su ở một tỉnh phía Nam có một người đàn ông sống âm thầm trong ngôi nhà rộng lớn đầy đủ tiện nghi,đó là nhà văn Nhật Tuấn, ông dành được sự mến mộ và kính trọng của rất nhiều người qua cách sống , ứng xử và tác phẩm của mình. Ông là chồng cũ của Beo.
Có lẽ không ai hiểu Beo hơn là người chồng cũ của mình, nhất là người ấy lại là một nhà văn nổi tiếng, tinh tế và có những cảm nhận sâu sắc về thời thế và con người.
Dù sao Beo cũng là một phụ nữ, một người mẹ. Lái Gió chỉ viết đến đây.

2. GỬI LÁI GIO
Tóm gọn lại là thế này.
Chú Lái gió bỏ công viết một bài rõ dài, kèm ảnh minh họa cả mới lẫn tư liệu, gửi đăng ở Dân Luận, chỉ để chứng minh một điều, có ba người đàn bà trên đời một người đáng kính, một người đáng thương và một người đáng khinh. Dĩ nhiên nhân vật thứ ba là bạn Beo.

Giời ạ, nếu nhận chú về làm báo với Beo, thì còn phải bổ túc chú nhiều thứ về nghiệp vụ quá. Báo chí hiện đại phải bảo đảm hai tiêu chí, mới và ngắn gọn, chú phạm cả hai. Lòng vòng dài dòng chỉ để nói mỗi một điều xưa như trái đất, là bởi những người như chú vẫn chửi Beo y chang thế, từ mấy năm nay rồi.
Beo mà được các chú một phát thành nhà rân trủ yêu quý kính trọng, quá bằng bảo Linh mục Nguyễn Văn Lý nộp đơn xin vào đảng cộng sản. Quan trọng nhất, bản thân Beo cũng chả lấy sự kính trọng của các chú làm vinh hạnh. Nếu có chăng là thoáng chút buồn, như một người bạn chung của Beo và chú nhận xét, chị giỡn cún bị cún liếm mặt.

Những gì chưa muốn đưa ra chỗ công cộng, thì Beo đã nhờ DL chuyển tới riêng chú. Nếu chú thấy thích thì tùy hỉ cứ post lên, Beo sẽ chuyển cho mấy tấm hình (phụ họa) và lưu ý bản quyền thuộc về chú, vì cho tới giờ này Beo chưa chủ ý đưa công khai.
Gần hai mươi năm chưa gặp lại ông Nhật Tuấn, thấy chú tả ông ấy sống sung túc, khỏe mạnh cả tinh thần lẫn vật chất ở tuổi ngoài 70 thế, âu cũng là đức độ giời thương. Nhờ chú chuyển lời thăm ông ấy nghe.

3. Phản hồi của Beo
Lái Gió đưa lại lời của Beo. Ở đây Beo gọi Lái Gió là cún ( tức là chó con ) cái này là nhân sinh quan của Beo , Lái Gió không ý kiến. Duy có điều Lái Gió viết gì đưa lên blog mình, chưa bao giờ gửi bài cho Dân Luận.

Nhà văn Nhật Tuấn vẫn theo dõi blog nguoibuongio đều đặn, lời hỏi thăm của Beo được chuyển tại đây.
Lái Gió cũng không hề chửi Beo, mà chỉ thắc mắc sao Beo làm vậy. Tuy nhiên Lái Gió cảm ơn Beo vì những điều Beo làm với chị Dương Hà. Khiến Lái Gió hôm nay thấy người phụ nữ cắt cỏ năm xưa đã dạy cho Lái Gió một bài học lớn vô cùng. Beo cũng còn nhiều việc của Beo, Lái Gió cũng còn việc của Lái Gió.
Ai thế nào, người trong thiên hạ đều biết cả. Tất phải nói nhiều nữa.

II XUNG QUANH CHUYỆN CÔ LƯỢM

Trích thư Kim Ngân gửi Bọ Lập
Các anh đang lên án cô Kim Ngân – người xây tổ ấm là loại bất nhân , ác độc , dồn kẻ yếu thế hơn mình đến bước đường cùng . Các anh đúng . Vì khi không có đủ thông tin , các anh có quyền nói thế .
Em sai . Vì em đã im lặng mà không cung cấp đủ thông tin. Nay em có đôi điều cần nói , cho dù , em đã mang tiếng với cả nước này , là loại bất nhân , tưởng là nhân ái mà hóa ra không phải .

Thưa các anh , em không siêu như các anh nghĩ đâu ạ . Em không diễn vai nhân ái được 10 năm nay , để bây giờ mới lộ mặt ra đâu . Người quê choa yêu nói yêu , ghét nói ghét . Đó vừa là ưu điểm , vừa là nhược điểm . Diễn để em , 200 khán giả của em có mặt tại trường quay phải tin , phải rút tiền trong túi ra cho , phải khóc , chỉ có Lượm .

Diễn , để hàng triệu trái tim khóc vì thương , rút tiền đổ vào tài khoản lừa , chỉ có Lượm .
Diễn , để cả nước tiếp tục bị lừa , báo chí đổ xô vào thương cảm , chửi cô Ngân 10 năm nhân ái ra kẻ tội đồ bất nhân , chỉ có thể là Lượm .

Lượm được chọn làm chương trình không chỉ bởi có câu chuyện về mối tình đầu hay . Lượm đánh bại các câu chuyện khác , bởi cô Ngân quyết cứu con của Lượm khi nghe nói , cháu bị tim bẩm sinh .

Trong quá trình tác nghiệp , cô Ngân hoàn toàn bị lừa bởi các thủ đoạn tinh vi , có chủ đích , lừa dàn hàng ngang kiểu hội đồng :
- Lươm kể cô không có CMND , chỉ có tên , không có họ , không chỗ ở , đi làm thuê lung tung nay đây mai đó
- Có rất nhiều email gửi về cho TTOL cam kết : tôi biết cô bé này , đời nó tội hơn trong bài nó kể , hãy giúp nó và con nó . Có 1 người nhận là bạn của người yêu Lượm , bên Mỹ , cam kết đây chính là cô Lượm , ( tên độc giả ấy là Phan Hữu Thường Nhân , mà sau này Lượm đã phải thú nhận , đó chính là do Lượm giả mạo )
- Có 1 cô nói giọng Huế gọi ra cho chị Hương TTOL , nói là y tá của con Lượm , cô ấy khổ lắm , xin hãy giúp đi .
- Người cưu mang Lượm ( giống bà tiên trong chuyện cổ tích ) lại chính là dì ruột của Lượm , đồng lõa với cháu lừa phóng viên .
- Lượm kể , có nhiều kỷ vật với người yêu cũ ấy : áo , sách anh mua cho đọc , thiệp chúc mừng …và cô ta lần lượt trưng ra hết , toàn những thứ nhuốm màu thời gian , có lẽ , cô ta đã sắp đặt từ lâu .
- Khi có công văn yêu cầu ( chứ không phải nhờ vả ) TT THVN tại Huế quay phóng sự Lượm , em đã yêu cầu quay : nơi Lượm được cưu mang , nơi Lượm khám bệnh cho con kèm phỏng vấn y tá tốt bụng , nơi Lượm đang làm thuê , phỏng vấn hàng xóm người cưu mang …thì các phóng viên vì đã thấy tin câu chuyện , và bị Lượm dụ : con cô sợ bệnh viện lắm , không đi đến viện được , chị chủ nơi cô làm thuê không muốn cho quay
- Tất nhiên , đây là lỗi tác nghiệp không thể chối cãi của phóng viên , nhưng các anh ơi , em còn giữ băng gốc , phóng viên Hoàng Lệ Dung người Huế cũng nức nở vì thương Lượm , khi ngồi ngay trong nhà dì ruột cô ta , nghe cô ta diễn lại 1 lần nữa tấn trò đời mà cô ta đã diễn rất đạt lúc ở trường quay .

Và em lấy làm lạ , là bà dì ruột , khá cao tuổi , sao lại có thể để cháu lừa đảo vậy mà không có ý kiến gì ????Có thể , lức đó bà ta bị cuons vào lỗi lầm của cháu yêu , nhưng sau khi quay phóng sự này nhiều ngày , chúng em mới phát sóng , vậy thì lương tâm của bà ta ngủ ở đâu ?
Và chẳng lẽ , sau vụ ấy , bà ta không hề nói gì với cha mẹ Lượm , để họ gọi ra Đài , hoặc bắt con gọi ra Đài , nói thật mọi chuyện ? Em không thể hiểu ? Các anh có hiểu không ?

- Nếu em mà không bị ốm , đích thân vào Huế quay , thì chỉ đơn giản là vì em không biết đường , em cũng phải cậy nhờ chính quyền xã đưa đến , có khi , bộ mặt Lượm đã lộ ra . Các đồng nghiệp Huế , vì biết đường , nên họ đến thẳng mà không qua xã .
- Trong buổi ghi hình , có 1 chị hứa cho cháu tiền mổ tim . Em đã nói với cô ta khi chia tay : em cứ yên tâm , ăn Tết ngon , sau Tết chị vào , sẽ lo chuyện mổ tim cho cháu. Vậy là Tết , cô ta goi điện vào ngày mồng 2 , nói con bị cấp cứu , có ý nhắc chị doanh nghiệp gửi tiền . 
- Khi phát sóng xong , chưa bị lộ , có bác già xin điện thoại cô ta để chia sẻ , em có nói , rồi thể nào cô ấy cũng sẽ ra vào dịp trao giải , cháu sẽ mời cả bác tới dự . Chắc là bác già ấy tâm sự với cô ta , cô ta gọi ra ngay , hỏi : chị ơi , em được giải à ? Bao giờ ra ạ ?

Em kể từng ấy chuyện thôi , các bác tự xét xem con em Lượm có ngây thơ , khờ dại , không biết gì ….như các bác nghĩ không . < br/>Em nghĩ , thằng Đỗ Thanh Hải chẳng là cái gì cả , còn đến kiếp sau nó cũng không thể nào tìm ra 1 diễn viên siêu hạng như Lượm . Diễn viên kiêm đạo diễn luôn . Em lại nhắc lại , là các phóng viên như em , hơn 40 tuổi đầu , gặp từ em nhỏ , tới cụ già , từ trinh nữ đến tử tù , nhưng chưa bao giờ ngã ngựa đau như thế . Chăc em nên đi đào tạo gấp 1 khóa ở Bộ công an rồi mới nên trở về làm tiếp phóng viên . Nói thế thôi , nhưng em nghĩ , chẳng có ai như cô ấy đâu các anh ạ . < br/>Tuy mắc lỗi này , mình sẽ phải cẩn thận hơn nhiều , nhưng chẳng có ai khủng khiếp như cô Lượm .
Khi chuyện vỡ lỡ ra , lợi dụng cái lỗi tày trời ( nhưng có lý do ) là Đài TH mới chỉ đính chính chứ chưa xin lỗi , Lượm lại tiếp tục làm mưa làm gió trên diễn đàn báo chí .
Thôi em chẳng nhắc lại là đã có những ai bênh cô ta , ai đưa cô ta lên như 1 người hùng , khi cô ta khôn khéo điều phóng viên đi ghi hình ảnh cô ta trao tiền lừa cho người bất hạnh . Và khi công an bắt đầu hỏi đến , thì mếu máo khóc , vạch mặt báo A , báo B , báo C ….là đã đăng sai sự thật về cô ta .
Vậy các nhà báo khác , ngoài em , có bị lừa không ? khi đã biết mười mươi bộ mặt Lượm ? Có đấy ạ , khi nghe cô ta nói sai sự thật :
- Không ai ép cô ta phải ra ghi hình cả , danh sách người bất hạnh , tử tế cần em giúp rất dài , nhưng họ không được ưu tiên , vì con họ không tim bẩm sinh ( như cô ta nói ) .

Em không thiếu chương trình . Các anh hỏi bất cứ ai ở Đài TH , đều biết ,Kim Ngân có thể đi chơi 3 tháng mà vẫn có chương trình .
- Không ai đưa sẵn câu hỏi cho cô ta cả , Kim Ngân dẫn chương trình không bao giờ có kịch bản , trừ các cuộc trực tiếp , không tin , các anh cứ thử tham gia ct của em , anh Nguyễn Quang Thiều biết đấy ạ - Không bao giờ có chuyện : nhất định phải ghi hình chương trình chỉ vì mọi thứ đã được chuẩn bị , Đài TH hoãn khối chương trình , nhân vật ốm hoặc chỉ mất giọng là đã phải hoãn , chứ ăn thịt người ta à ?

Và đây mới là mấu chốt của điều em muốn nói : các anh và nhiều người khác chửi em là bất nhân , không nhân ái , vì sao ?
- Vì Kim Ngân kiện Lượm ?????? Xin thưa , cả em và Thanh Hương TTOL chưa hề kiện Lượm .
Em có làm 2 việc : xin tư vấn luật sư , xem liệu cô ấy làm thế có sai luật không ? em nghĩ , đây là chuyện bình thường , như phụ nữ có thai lần đầu đi tư vấn bác sĩ ấy mà .
Việc thứ 2 : em đề nghị công an làm rõ tiền nong , tài khoản mà khán giả chuyển tiền vào , nhân thân của cô ta …Vì sao ? Vì em phải trả lời các câu hỏi của nhiều người hảo tâm : Kim Ngân có thật bị lừa , hay Lượm là “ Gà “ của Kim Ngân ? tài khoản mà chúng tôi gửi tiền là của ai ? Kim Ngân lập ra hay của Lượm ? Ai đứng đằng sau ? Tiền trong tài khoản , ai tiêu ? vào việc gì ?

Các anh nghĩ em không bị công an điều tra à ? Có , em và Thanh Hương cũng có trách nhiệm như Lượm , là phục vụ điều tra . Chỉ có điều , em không be lên , là em cũng bị điều tra .
Các anh nhớ nhé : em chưa hề kiện cô ta . 
Cô ta viết thư cho em , tưởng gửi riêng cho em , ai ngờ , cả lá thư này cũng nằm trong kế hoạch . Trước khi em nhận được thư cô ta và 1 thư ngỏ “ Gửi tất cả các báo “ vào email của em , thì vài bạn nhà báo của em , trong đó có cả 1 tổng biên tập đã gọi và nhắn : Kim Ngân chuẩn bị nhé , Lượm sắp có thư cho em đấy ! Vậy là sao ? Vậy là cô ấy đã có chủ đích , gửi cho các báo , để lu loa , chị Ngân kiện em , ép em chết , em khổ lắm , hu hu . Đây là đòn vu cáo trắng trợn .
- Các anh thương cô ta vì 2 lẽ : con cô ta bị Tim bẩm sinh . Ai bảo thế ? Cô ta bảo thế . Đã có ai kiểm chứng chưa ? chưa.
Phóng viên ngu dốt , tin người chưa kiểm chứng , và chưa ai kiểm chứng . Các cơ quan điều tra đang kiểm chứng . Nhưng em đã gọi cho bác sĩ Phú , bàn tay vàng mổ tim bẩm sinh ở Huế , người mà cô ta bảo là chữa cho con cô ta , thì bác sĩ nói : chưa hề có bệnh nhân tên là Trần Thị thùy Dương và con là bé Khiêm .
Các anh thương cô ta vì : nhà nghèo , không tiền , không công việc . Ai nói với các anh như thế ? Cô ta . Xin hãy nghe phóng viên có lương tâm ở Huế kể về căn nhà 2 tầng của gia đình cô ta và sạp hàng tạp hóa mà cô ta có , xe máy mà cô ta đi

Em chán đến mức không buồn phản hồi hay phát ngôn gì nữa , và em sốc , khi có 1 kẻ lừa được cả xã hội , sau khi đã bán cả cha mẹ , dì ruột , đưa cả đứa trẻ vô tội lên truyền hình để nó tham gia vào lừa đảo ….mà vẫn được thương !
Em xin hỏi , nếu các anh đã biết sự thật như thế này , các anh nghĩ gì về cô em Lượm ?
Thưa các anh , ông bà ta nói : giang sơn khó đổi , bản tính khó dời . Từng ấy năm em sống , từng ấy chương trình em làm , từng ấy lời khen nhân ái em nhận , sao bỗng 1 đêm ngủ dậy , em thành kẻ chẳng ra gì ? Các anh nghĩ gì khi em nói thật , em không muốn cầm bút nữa ? Hơn 10 năm , 1 doanh nhân kiếm được bao nhiêu vàng , đô , chung cư , biệt thự .
Em chỉ có từng ấy chương trình và khoản tiền không giàu hơn nhà thơ , nhà văn .
Em lui vào góc từ thiện – xã hội để không phải bon chen quyền chức , không bị cám dỗ bởi tiền của các doanh nghiệp , tiền đã làm nhiều đồng nghiệp nhà báo của em bị còng tay . Và bây giờ , em thành kẻ chẳng ra gì , chỉ vì những thứ không phải là sự thật , kéo người ta thành 1 đám đông , và làm người nghĩ khác đám đông sợ sệt .
Em có nhiều thứ đáng la lên , kêu gọi lòng thương của mọi người , nhất là trong thời điểm này . Nhưng em khác Lượm , là em im lặng . Và sự im lặng của em đã làm hại em . Nhưng cuộc đời còn dài phải không anh ? Và vai diễn , cho dù tinh vi đến mấy , trước sau cũng sẽ lộ ra thôi .

Thưa các anh , em phải kể ra đây tất cả những chuyện này , để các anh dẫu có chửi cô Ngân , cũng sẽ phải biết sự thật .

P/S : Blog bọ Lập giá trị gấp trăm lần một tờ báo chính thống. Việc rào trước để bọ Lập đăng bài này kể ra Chị KN đáng liệt vào cao thủ

Nguồn : http://quechoa.info/2011/03/28/th%c6%b0-kim-ngan-g%e1%bb%adi-b%e1%bb%8d/  http://vn.360plus.yahoo.com/thuhong_1960/article?mid=2307 http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/267/267

Estonia: tổ chức cuộc thi so sánh chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa phát xít

IRL призывает молодежь написать эссе на тему «Коммунизм равен фашизму?» Член Европарламента Тунне Келам Молодежная организация партии IRL–
I RL Noored– совместно с депутатом Европарламента Тунне Келамом призывает учеников гимназий и студентов участвовать в конкурсе эссе о преступлениях авторитарных режимов. В конкурсе эссе могут участвовать все ученики гимназических классов, а также студенты. Организаторы предлагают две темы для размышления: «Все говорят о смерти коммунизма, но никто еще не видел его труп» (Леннарт Мери) и «Коммунизм равен фашизму?».
Организаторы хотят понять, насколько молодежь интересуется историей, и как она ее понимает. «Удивительно,что за столь короткое время Эстонское государство и эстонский народ смогли пробудиться от 50-летней оккупации. Увы, но из года в год мы все больше забываем о том, какую цену мы заплатили за установление сегодняшнего порядка», - сказал депутат ЕП Тунне Келам.
IRL Noored считает, что напоминание о депортациях помогает достичь честного и открытого понимания исторических процессов. «Очень важно, чтобы молодежь заботилась о своем государстве, знала историю и была готова сделать из истории соответствующие выводы», - сказал заместитель председателя молодежной организации Михкель Кюбар. Эссе можно присылать на адрес электронной почты
essee@irl.ee. Работы также можно переслать обычной почтой на адрес Küüni 5b, Tartu, с пометкой „Essee“. Срок сдачи работ – 30 мая 2011 года.
В жюри конкурса входят Тунне Келам (член Европарламента), Пеэтер Тульвисте (профессор культурной психологии Тартуского университета, академик), Айги-Рахи Тамм (старший научный сотрудник философского факультета Тартуского университета), Михкель Кюбар (заместитель председателя IRL Noored) и Мари Агармаа, автор идеи конкурса.
Авторы двух лучших работ в качестве призов получат бесплатную поездку в Брюссель.


Tại Estonia thông báo cuộc thi viết SS về kết án chủ nghĩa cộng sản. DzD thông báo về điều này.
Các bài viết, theo ý đồ của các nhà tổ chức, cần dựa trên sự đánh giá các tội ác của các chế độ độc tài.
Đối với SS có hai đề tài: “Chủ nghĩa cộng sản bằng chủ nghĩa phát xít?” và “Tất cả nói về sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản, những không ai thấy xác của nó”.
Tất cả học sinh của các trường trung học và cả sinh viên có thể tham gia cuộc thi. Các bài viết được tiếp nhận đến cuối tháng năm. Các tác giả của hai bài viết SS xuất sắc các nhà tổ chứa tặng chuyến đi miễn phí đến Brussel.
Các nhà tổ chức của cuộc thi là phong trào thanh niên của đảng cực hữu IRI, và đại biểu nghị viện Châu Âu, cựu bảo vệ nhân quyền Tunne Kelam dưới thời Xô Viết. Đảng IRI tham gia trong thành phần liên minh cầm quyền (sau các cuộc bầu cử nghị viện cách đây không lâu IRI và đảng cầm quyền khác – Đảng cải cách – đã bắt đầu đàm phán về một hiệp định liên minh mới).
Ở Estona giai đoạn, khi nước cộng hòa còn nằm trong thành phần Liên bang Xô Viết và sống dưới sự thống trị của đảng cộng sản, được chính thức xem như “sự chiếm đóng”.
Ở Tallin từ 2003 đã có nhà bảo tàng chiếm đóng và các hiện vật của nó bao quát giai đoạn từ 1940 đến 1991 (tức là thời gian tồn tại dưới sự chiếm đóng của Hitle, cũng như cuộc sống dưới thời chính quyền Xô Viết).

-Kichbu
- Сác đường dẫn theo đề tài -
-
IRL призывает молодежь написать эссе на тему "Коммунизм равен фашизму?" - DzD, 28.03.2011 -
Эстония дала денег на создание виртуального музея коммунизма – Lenta.ru, 25.10.2007 - Президент Эстонии предложил построить памятник жертвам коммунизма – Lenta.ru, 21.08.2007
Nguồn :
http://kichbu.multiply.com/journal/item/1446
Và :
http://www.dzd.ee/?id=409714
P/S :Tôi cho là Kichbu dịch còn thiếu.

29 thg 3, 2011

Nghĩ về chuyện của Sầm Hiệu trưởng

Hôm nay xin viết về nhân vật chính của vụ án Hà giang đó là ông Hiệu trưởng trường PTTH THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang . Theo cách gọi tên nhân vật của người Trung quốc thì họ gọi ông ta là Sầm Hiệu trưởng, vì ở Trung quốc khi gọi ai đó người ta thường gọi họ thay cho tên và đằng sau nó là chức vụ của người đó, ví dụ như Mao Chủ tịch, Lâm Chính ủy, Lý thủ trưởng, Bành Chủ nhiệm…. Ở Việt nam có lẽ cũng vì các đồng chí làm tuyên huấn của ta chủ yếu là học ở Tầu về, do vậy du nhập về không chú ý cứ bê nguyên xi, đó chính là lý do vì sao người ta gọi ông Chủ tịch Hồ Chí Minh là Hồ Chủ tịch. Chỉ một sơ xuất nhỏ như vậy vô tình nó cũng lộ ra cái đuôi thân Tầu của đảng CSVN từ xưa đến nay tạo cơ sở cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá. Do vậy nếu gọi theo đúng thông lệ tuyên giáo lâu nay thì ta phải gọi là Sầm Hiệu trưởng cho đúng chủ trương của đảng hơn nữa vì ông Hiệu trưởng họ Sầm tên Xương này đã làm những việc ô nhục làm ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức của người thầy giáo, vì vậy không muốn gọi ông ta là Hiệu trưởng cho nó thêm phần nhục nhã. Hôm qua và hôm nay (26-27/03/2011) trên báo Người Lao động lại làm dư luận nóng lên với hai bài báo ” Nguyên hiệu trưởng Sầm Đức Xương quyết kháng án” và “Sầm Đức Xương không cần luật sư bào chữa”. Nói đúng hơn là dư luận lại một lần nữa xôn xao vì khi biết tin bà Nguyễn Thị Toán, vợ ông Sầm Đức Xương, cho biết bà vừa vào Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang thăm chồng, bà cũng đã xác minh sự thực thông tin này qua cán bộ trại tạm giam rằng “Chồng tôi sức khỏe vẫn tốt nhưng một mực cho rằng bản án mà TAND tỉnh Hà Giang dành cho mình không công bằng. Ông ấy nói với tôi là kiểu gì cũng kháng án tới cùng Nhiều người cùng phạm tội đó (hành vi mua dâm người chưa thành niên – PV) sao lại chỉ có một mình ông ấy phải chịu tội? Ông ấy đã hoàn chỉnh đơn và nộp cho lãnh đạo trại tạm giam, đóng dấu để chuyển tới TAND tỉnh Hà Giang theo đúng thẩm quyền”. Chưa hết bà Nguyễn Thị Toán còn cho biết thêm rằng “Ông ấy bảo tôi về nhà chăm sóc hai con, không phải lo lắng, suy nghĩ gì cả. Cũng không phải lo tiền để thuê luật sư bào chữa cho ông ấy nữa, ông ấy sẽ tự bào chữa tại tòa hoặc để tòa chỉ định luật sư bào chữa trong phiên xử phúc thẩm tới”
LS Trần Đình Triển cho rằng, HĐXX vụ “mua dâm người chưa thành niên và môi giới mại dâm” này không đưa ra được lý do “xử kín”. Và xử kín mà không tuyên án công khai, là vi phạm tố tụng. Tóm lại là Sầm Hiệu trưởng và phu nhân đã phẫn uất vì trong hang chục bị can của vụ án môi giới, mua dâm người chưa thành niên xảy ra trên địa bàn thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Nhưng ngày 10-3, khi TAND tỉnh Hà Giang mở phiên tòa xét xử vụ án trong một phiên xử kín, kết thúc tòa chỉ tuyên phạt án tù duy nhất đối với bị cáo Sầm Đức Xương, nguyên hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm 9 năm tù giam và phạt tiền 5 triệu đồng về tội mua dâm người chưa thành niên. Trong khi trên báo chí từ lâu đã công bố có bằng chứng “” cho thấy còn có rất nhiều người có chức có quyền trong bộ máy chính quyền và các doanh nhân ở tỉnh Hà giang cùng phạm hành vi mua dâm người chưa thành niên lại bị bỏ qua không bị truy tố xét xử. Và Sầm đồng chí cho rằng Tòa án không công bằng trong việc xét xử nên đã quyết định làm đơn kháng cáo đến cùng, đặc biệt là tiết lộ sẽ tự bào chữa cho mình tại phiên xử tới. Chuyện về vụ án môi giới, mua dâm người chưa thành niên xảy ra trên địa bàn thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang thì báo chí đã viết nhiều và chi tiết.

Nhưng thời gian của vụ án càng kéo dài, đặc biệt là còn có sự bao che ngay từ khâu điều tra và đặc biệt là sự không nghiêm minh và công bằng trong phán quyết của các cơ quan tố tụng tỉnh Hà giang nhiều tình tiết buồn cười, khó hiểu. Với bằng chứng là kết quả của phiên toà đầu tiên đã bị “Hủy án sơ thẩm” và yêu cầu điều tra lại để làm rõ, tiếp theo là phải hoãn phiên xử sáng ngày 20-1-2010 với lý do để hoãn xử là do 3 nạn nhân của vụ án đều có đơn kháng cáo nhưng lại vắng mặt (!?).


Theo các luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi của các bị cáo cho rằng quyết định của Hội đồng xét xử (HĐXX) đã vi phạm luật tố tụng. Đáng chú ý là những phiên toà sau này đều “ xử kín” với lý do các bị cáo Thúy, Hằng đang ở độ tuổi vị thành niên, không cho phép báo giới tham gia theo dõi. Nhưng vào thời điểm tháng 1-2011, mẹ của bị cáo Thúy đã làm đầy đủ các thủ tục gửi TAND tỉnh Hà Giang để mời tôi làm luật sư bào chữa nhưng bị TAND tỉnh Hà Giang từ chối với lý do bị cáo đã trên 18 tuổi”, luật sư Triển bày tỏ và đặt câu hỏi: “Vậy thì hôm nay TAND tỉnh Hà Giang xét xử bị cáo Thúy và Hằng phạm tội “Môi giới mại dâm” khi dưới hay trên 18 tuổi?”.

Và một chi tiết nữa không kém buồn cười là khi Sầm Hiệu trưởng khai trước toà là “Tôi không còn khả năng… quan hệ tình dục” , vậy mà khi không hề có kết quả giám định nhưngTAND Tỉnh Hà giang vẫn tuyên án 9 năm tù giam, giảm 1 năm 6 tháng so với 10 năm 6 tháng tù giam của lần xử trước vì số lần mua dâm của Sầm Hiệu trưởng thực tế ít hơn cáo trạng của VKS (!?).


Cách làm mang tính chất đối phó, lúng túng, tuỳ tiện thiếu công bằng của TAND Tỉnh Hà giang với ý đồ bao che, bỏ lọt tội phạm không chỉ làm dư luận xã hội bức xúc, bất bình đối với một vụ án vốn đã thu hút sự chú ý không nhỏ của đông đảo người dân, mà nó còn làm gia đình các bị cáo công phẫn cũng là điều dễ hiểu.


Đừng quên rằng xét xử một vụ án có nhiều cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm, vì lẽ đó vụ án này sẽ do các cấp cao hơn quyết định, TAND Tỉnh Hà giang không thể tuỳ tiện làm theo ý đồ của mình. Hơn nữa, lời tuyên bố tự bào chữa của Sầm Hiệu trưởng là một lời cảnh báo cho các cơ quan tố tụng ở Hà giang và 16 đồng chí chưa bị lộ biết trước rằng Sầm Hiệu trưởng sẽ rút gươm khỏi vỏ để chiến đấu trận cuối cùng với suy nghĩ không ăn được thì đạp đổ, mọi sự thật sẽ được phơi bầy. Liệu khi ấy điều gì sẽ xảy ra?

Thực ra vấn nạn môi giới, mua bán dâm, kể cả mua dâm với trẻ vị thành niên ở Việt nam hiện nay là chuyện thường tình như cơm bữa, đâu đâu cũng có, kẻ mua, người bán cũng đủ thành phần, đủ đối tượng, đủ lứa tuổi. Nhưng bình thường lỡ có bị bắt rồi thì người ta chạy chọt, đút ít tiền là lại được thả, cùng lắm là cho vào trại phục hồi nhân phẩm một thời gian ngắn. Đó là một thực tế không thể chối cãi, nhưng vụ án Hà giang của Sầm hiệu trưởng thì nó vô phúc vì dính đến việc quan chức tỉnh Hà giang “chơi” nhau nên Sầm Hiệu trưởng và mấy cô nữ sịnh bị “cháy thành vạ lây”. Một người là thầy giáo, với hơn 30 năm tuổi nghề và giữ tới chức Hiệu trưởng như Sầm đồng chí mà làm nghề môi giới mại dâm thì là điều khó tin, thực chất chẳng qua vì nể tình anh em bạn bè, hay cũng vì chót thích thể hiện với các quan chức mà Sầm Hiệu trưởng đã “thiết kế” cho họ mua dâm các học sinh của mình. Chứ không nhẽ ông ta dại dột tới mức vừa mua dâm học trò của mình vừa môi giới để học trò bán dâm, đó là điều không thể tin nổi.

Ở đây có một chuyện hơi lạ của những người đảng viên cộng sản thời nay, không chỉi là chuyện đảng viên môi giới cho một loạt đồng chí của mình mua dâm trẻ em vị thành niên, hay chuyện ông Hiệu trưởng họ Sầm đã cho rằng tòa án đã không công bằng cũng là chuyện dễ hiểu đối với hệ thống tư pháp Việt nam hiện nay. Mà là chuyện một cựu đảng viên đảng CSVN vừa bị khai trừ, ông Sầm Hiệu trưởng đã bị đảng và các đồng chí của mình hôm qua đã bỏ rơi và bị biến thành một vật tế thần. Và đáng ngạc nhiên hơn là một người cựu đảng viên cộng sản lại kháng cáo để muốn các đồng chí cũ của mình cũng phải chịu hình phạt án tù như mình. Còn đâu hình ảnh những người cộng sản năm xưa bất chấp nhục hình của kẻ địch dù có chết cũng không hé miệng , kiên quyết bảo vệ đảng, bảo vệ đồng chí của mình.

Thử hỏi rằng Đảng CSVN, lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội bây giờ tha hoá, biến chất như thế có còn xứng đáng với cái quyền độc tôn tự phong (điều 4 HP) của mình hay không?

Nhân dân thường tự an ủi nhau nhằm đánh tiếng tới đảng CSVN biết rằng “Đừng khai trừ đảng viên cộng sản ra khỏi đảng, để giữ gìn sự trong sạch của quần chúng” .


Vụ án Hà giang với nhân vật chính là Sầm Hiệu trưởng chỉ là một trong muôn vàn các tích trò nhố nhăng, gai mắt đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ của lực lượng phường tuồng đang lãnh đạo nhà nước và xã hội ở Việt nam hiện nay. Đồng thời nó cũng là bài học cảnh tỉnh cho những ai còn đang đứng trong hàng ngũ của đảng CSVN hãy coi chừng một ngày nào đó khi bị loại khỏi đảng CSVN lập tức sẽ được đảng đối xử như Sầm Hiệu trưởng hôm nay.

Xin nhớ rằng ở đâu có áp bức, bất công thì ở đó sẽ có đấu tranh, bởi bất công và vô luật pháp là mầm mống của sự bất ổn và tạo phản. Đồng thời “Hổ dữ không ăn thịt con” chỉ là bản năng của loài cầm thú, một tổ chức chính trị không thể học thói của loài thú dữ để bao che cho đảng viên của mình làm bậy mà không bị xử lý theo luật pháp.

Đảng CSVN luôn kêu gọi phòng và chống Diễn biến hoà bình, mà họ quên rằng tự họ cứ để sự bất công, vô lý tồn tại và phát triển như hiện nay thì nên phòng và chống biểu hiện coi thường pháp luật và quần chúng nhân dân của chính họ thì tốt hơn. Chớ để tình trạng này kéo dài kiểu góp gió thành bão thi khi bão nổi lên rồi thì khi ấy lấy gì mà chống đỡ? Hà nội ngày 28/03/2011

28 thg 3, 2011

Nói không thật, làm không thật, đất nước đi về đâu?

Là Luật sư tham gia bào chữa cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong vụ án “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tôi đã không khỏi phải suy nghĩ về bản Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam hiện nay không chỉ dưới góc nhìn của pháp luật mà cả góc nhìn của văn hóa. Nói không thật, Không ai có thể chối bỏ được rằng: con người, xã hội là sản phẩm của văn hóa. Vậy xã hội chúng ta đang sống là sản phẩm của văn hóa nào? Phải chăng là cái văn hóa “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa long nhau”. Luật pháp là một sản phẩm của văn hóa cao. Vì lịch sử loài người chỉ khi phát triển đến một trình độ nhất định mới làm ra được luật pháp và chỉ có một xã hội có luật pháp tiến bộ mới được coi là xã hội có văn hóa tiến bộ. Do vậy, muốn hiện đại hóa đất nước thì cần phải hiện đại hóa văn hóa và tất nhiên phải hiện đại hóa luật pháp. Không thể xây dựng con người, xây dựng đất nước bằng cách cứ “uốn lưỡi” muốn nói gì thì nói cốt để vừa lòng “người trên”, để lừa “kẻ dưới” như lâu nay. Thực tế buộc chúng ta trước hết phải nói thật cái suy nghĩ của mình, nếu điều nói ra mà không đúng với quy luật khách quan thì chúng ta phải sửa lại cái suy nghĩ đó hay nói cách khác là phải thay đổi tư duy của mình. Và ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, học hỏi, đối thoại của con người với con người chứ tuyệt nhiên không phải là công cụ để nói dối, để lừa mị. Hiến pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay đã nói thật chưa? Nếu căn cứ vào nội dung một số điều cơ bản của nó mà tôi một lần nữa dẫn ra sau đây (vì điều này nhiều người, nhiều lần đã dẫn ra) thì bản Hiến pháp này đã nói không thật. 1- Điều 2 của Hiến pháp: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Điều này đã khẳng định “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Nhưng nó đã bị ngay Điều 4 của Hiến pháp: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” phủ định hoàn toàn và ngay trong Điều 4 cũng chứa đựng mẫu thuẫn, trái logic. 2 – Điều 4 nêu trên đã trái ngược ngay với Điều 83 của Hiến pháp, trích: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Trong một vấn đề mà có 02 sự thật là một vấn đề không có thật. Hiến pháp Việt Nam hiện nay có nhiều nội dung lạc hậu về tư tưởng như Lời nói đầu: “Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê Nin …”. Để phát triển con người, đất nước Việt Nam chúng ta phải dựa trên tư tưởng hay trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam, trí tuệ của cả nhân loại. Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, không phải là hệ tư tưởng của dân tộc Việt Nam và chỉ là một hệ tư tưởng trong số các tư tưởng của nhân loại. Nó không phải là một phạm trù vĩnh cửu, càng không phải là một phạm trù tuyệt đối. Lịch sử phát triển của các nước Đông Âu đã chứng tỏ nó là một tư tưởng lỗi thời. Một tư tưởng lỗi thời về logic không thể chứa đựng được sự thật của một xã hội hiện đại. Làm không thật, Một số điều của Hiến pháp đã qui định về quyền của công dân như sau: “ Điều 52 Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. “Điều 53 Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. “Điều 69 Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Văn hóa “cá gỗ” không thể thay cho văn hóa “cá thật”. Sao lại ban hành các văn bản dưới Hiến pháp để ngăn cấm, để trói, để bịt, để treo mãi những quyền của công dân đã được ghi trong Hiến pháp như đã nêu trên. Rồi dựa vào đó, sử dụng công cụ “chuyên chính” triệt để, “mạnh tay” quyết để cho tự do của nhân dân, tự do của dân tộc mãi chỉ là con “cá gỗ”. Bài học nhãn tiền về phong trào cách mạng đòi tự do của nhân dân các nước Bắc Phi, Trung Đông còn đang sôi sục kia. Câu trả lời không gì khác là không thể “chuyên chính giai cấp” mãi, không thể “toàn trị” mãi vì nó là cội nguồn gây nên biết bao đau thương, đổ vỡ về lòng người và hòa giải dân tộc. Đất nước đi về đâu? Vật giá leo thang, tiền đồng mất giá, Chính phủ cấm mua bán vàng, ngoại tệ, nhân viên công lực thì lại đánh chết người, “con cá lớn” Vinashin đã vọt lưới chống tham nhũng nhân dân… Chính mỗi người dân Việt Nam ngày hôm qua và ngày hôm nay đã tự trả lời cho chính mình đất nước đang đi về đâu! Thăng Long - Hà Nội, ngày 27/3/2011 Hà Huy Sơn Nguồn :http://boxitvn.blogspot.com/2011/03/noi-khong-that-lam-khong-that-at-nuoc-i.html

Thủ tướng & luật pháp

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã để lại một hình ảnh khá… ấn tượng khi ngả người nhịp tay trước quốc hội. Còn Chánh tòa tối cao Trương Hòa Bình thì để lại một câu nói ấn tượng không thua kém câu nói nổi tiếng trước đây của cựu Chánh tòa tối cao Trịnh Hồng Dương. Cái nhịp tay của Thủ tướng Tối qua, Thủ tướng Nhật Naoto Kan lại một lần nữa cúi đầu xin lỗi dân. Có thể bạn ấn tượng với hình ảnh cúi đầu của người Nhật. Có thể nhiều người nhiều trang quá sa đà vào “đời cô Lượm” và chị nhà báo tên Ngân trong chương trình “người xây tổ ấm”. Còn với tôi, ấn tượng nhất, khó quên nhất và… cộm mắt nhất chính là hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngồi ngả người đưa hai bàn tay nhịp trên mặt bàn trong phiên họp cuối quốc hội khóa XII, trong lúc Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đang đứng trên bục đọc quyết định kỷ luật của Bộ Chính trị xem xét trách nhiệm Thủ tướng và các thành viên chính phủ trong vụ Vinashin với hình thức: không kỷ luật ai! và… luật pháp Câu nói ấn tượng nhất trong tuần: “Về thẩm quyền hủy bỏ của tòa án với quyết định của các cơ quan nhà nước và tổ chức trái pháp luật, nếu thấy quyết định rõ ràng trái pháp luật thì toà sơ thẩm có quyền huỷ, trừ quyết định của Thủ tướng!”. Như vậy là Thủ tướng đứng trên tòa, Thủ tướng được quyền trái luật mà không ai làm gì được, tòa án cũng không dám, không được quyền đụng vào? Bạn biết ai nói câu này không? Đó là Chánh án Tòa tối cao Trương Hoà Bình. Chợt nhớ trước đây, ông Trịnh Hồng Dương khi ngồi ghế Chánh tòa tối cao cũng phát một câu khá nổi tiếng: Án dân sự ở ta xử … thế nào cũng được! Tinh thần luật pháp đó cũng đã ngấm vào các nhà đầu tư ngoại quốc. Đến như Chủ tịch Hội doanh nhân Singapore tại TP. HCM, luật sư Benjamin Yap cũng phải thốt lên một câu khá ấn tượng: Luật Việt Nam có muôn ngàn cách hiểu, cùng một luật nhưng mỗi cơ quan khác nhau lại hiểu và giải thích theo một cách khác nhau. Nguồn :http://truongduynhat.org/?p=1773

26 thg 3, 2011

Dân buồn


Nỗi bức xúc, chán nản, bất bình từ xã hội trước việc xì hơi quả bong Vinashin, hôm nay đã tràn vào Quốc hội. “Dân không đồng tình”. “Dân không yên tâm”. “Dân buồn”…Rất nhiều tâm trạng đã được các vị đại biểu QH nhắc tới khi góp ý vào báo cáo nhiệm kỳ của Thủ tướng. Chỉ còn thiếu một câu chưa ai dám nói thẳng là nếu Chính phủ định xì hơi quả bóng trách nhiệm một cách thản nhiên như thế này thì lòng tin của dân chúng sẽ rất nhanh chóng trở thành của hiếm, thành một thứ đồ xa xỉ hiếm có khó tìm.“Cử tri rất mong muốn Thủ tướng làm hết trách nhiệm. Quyền hành rộng lớn thì cần trách nhiệm cao thì mới hoàn thành nhiệm vụ”- một cách đầy nữ tính, nữ nghị sĩ Trần Thị Quốc Khánh phát biểu.

Dân không đồng tình
Trong nhiệm kỳ Chính phủ, 4 vấn đề nóng đã được các vị đại biểu QH đề cập: Việc mở rộng thủ đô; Dự án Bauxite ở Tây Nguyên; Đại dự án đường sắt cao tốc (ĐSCT) và đặc biệt là “vụ án Vinashin”.
Bà Lê Minh Hồng đã phát biểu vô cùng bức xúc: Báo cáo nhiệm kỳ của Chính phủ cho thấy Chính phủ chưa quyết liệt, đặc biệt là trong công tác chống tham nhũng. Cử tri băn khoăn không hiểu chúng ta có thực lòng chống tham nhũng hay không! Riêng vụ Vinashin, kết luận của Chính phủ không thuyết phục, nhân dân không đồng tình, không thể nói đơn giản là "chưa đến mức kỷ luật". Chúng ta mang tài sản của nhà nước, của nhân dân đi kinh doanh mà để như vậy thì nhận khuyết điểm không thôi là nhân dân không đồng tình. Cấn phải có giải trình kỹ hơn để nhân dân thấy rằng Chính phủ nghiêm túc.

Ông Vũ Quang Hải thì dùng từ “đau” khi nói về vụ Vinashin. Và trong khi “Báo cáo Chính phủ hình như muốn khép lại” thì “Trong lòng dân, cán bộ thì vẫn còn…Bởi vì “Người dân vay vài triệu mua con trâu nuôi bị chết vấn phải trả nợ, lãi.. chậm thì bị siết nợ. Trong khi Vnashin được khoanh nợ hàng nghìn tỷ nhẹ như lông hồng” và “Không ai bị kỷ luật thì thật không hợp lý”.Đại biểu Đoàn Hà Nội Nguyễn Viết Thịnh cũng cho rằng nhiều vụ không có cử tri, không có nhân dân phản ánh như việc cho các công ty nước ngoài thuê rừng hay chính vụ Vinashin “Nếu không phát hiện thì Chính phủ chắc sẽ im”. Ông Thịnh nói vụ cho thuê rừng sau đó không thấy Chính phủ phản ứng, không kết luận là đúng hay sai. Riêng vụ Vinashin “Cái chủ quan của Chính phủ là chậm, là không phát hiện được”. Ông Thịnh cũng nói: Các tờ trình, dự án quốc gia chưa khách quan, chưa đúng sự thật. Một ví dụ được nêu là dự án ĐSCT và việc mở rộng Thủ đô “4/6 căn cứ trong tờ trình là không đúng thực tế”. Ông Thịnh nhắc lại câu chuyện: Trong lúc QH đang bàn xem có nên làm hay không làm dự án ĐSCT thì Phó TTG khẳng định: “Chúng ta phải làm ĐSCT”. Còn Bộ trưởng thì sao?
Bộ trưởng vừa nói hôm trước chưa tăng giá xăng dầu nhưng ngày hôm sau tăng luôn.

Dân không yên tâm, dân buồn
Ông Nguyễn Lân Dũng thì đề nghị đang trong thời bão giá, nhiều vấn đề khó khăn, Chính phủ nên xem xét lại những dự án lớn. “Như dự án đường sắt cao tốc hình như chúng ta vẫn quyết tâm làm” trong khi “Đi Đài Loan thì khoang hành lý rất ít. Còn ở VN, như ông Dương Trung Quốc nói đùa “có mang quang gánh lên không” là cũng có lý ở đó. Dẫn ra các ví dụ “Dự án boxit giải thích chưa ổn thỏa”; “Điện hạt nhân nói ở Nhật bản công nghệ cũ còn ta mới thì không thuyết phục”; “Dư luận ầm ĩ vụ phá núi Tản chẳng hạn nhưng chủ tịch huyện vẫn nói không có gì”, thậm chí cả chuyện “ầm ĩ, tốn tiền tốn của quá mức” như chuyện rùa, ông Dũng nói “Nhà nước nên lắng nghe công luận không nên bịt công luật trừ công luật thiếu ý xây dựng. Đặc biệt ý kiến của các nhà khoa học”. Bởi “hiện nay nhân dân không yên tâm, nhân dân buồn”.
ĐB Trần Đình Long (Đắk Lắk) cũng nhận xét: Có khuyết điểm nhưng chưa đến mức kỷ luật. về mặt tổ chức là chưa ổn. Cũng theo ông Long: Báo cáo Chính phủ không đề cập đến phân hóa giàu nghèo hiện nay; Trong khi cái phân hóa đó là vấn đề nền tảng, là ổn định xã hội.. lại lờ đi.Trong khi đó, thảo luận về báo cáo nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, nhiều đại biểu đã băn khoăn nhắc lại rằng trước khi “chìm”, Vinashin đã được tặng huân chương.
Bà Nguyễn Thị Hồng Hà phát biểu: Có nhiều những huân chương được trao tặng gây phản ứng cho cử tri. Họ hỏi liệu có xứng đáng không? “Cử tri đã có lần nêu thắc mắc vì sao nhà nước vừa tuyên bố cấm hút thuốc lá thì ngay lúc đó Chủ tịch nước đi trao huân chương cho một công ty thuốc lá”.
Bà Trần Thị Quốc Khánh thì “Mong Chủ tịch nước sau đây sẽ “quan tâm hơn” tới việc: Nhiều anh hùng lao động được tuyên dương rực rỡ nhưng sau đó sa vào vòng lao lý. Vậy thì việc xem xét trước đó đã kỹ chưa? Còn việc đặc xá, tha tù, trong thực tiễn rất nhiều trường hợp tái phạm.
Nếu Chính phủ chỉ có 500 chữ thông báo lại việc “Bộ Chính trị quyết định không kỷ luật ai”, với một hậu quả lên tới 86 ngàn tỷ, thì làm sao có thể bảo rằng lại không có một vinashin thứ hai tiếp tục đắm? thì quả thực đã xem thường dân chúng quá đáng.Dẫu sao vẫn còn có những đại biểu nói lên tiếng nói của dân chúng. Chứ hôm nay, nghĩ mà buồn.

Năm ngoái, có tới hơn 360 đại biểu tự ứng cử. Năm nay chỉ chưa tới 90. Mà 90 đó là những ai?
Là diễn viên gợi cảm Hồng Ánh;
là cụ già Nguyễn Phúc Giác Hải hỏi gì cũng được đáp lại “hở?”, “cái gì hở?”, là một bác quan chức đã về hưu vẫn còn bệnh “Hỏi gì thì làm câu hỏi gửi sang đây”, trong khi đó giáo sư Thuyết nghỉ, Tiến sĩ Võ thì lên xe hoa.


Nguồn :http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=5246

24 thg 3, 2011

"LƯỢM" GIẢ, THỨ TRƯỞNG MẤT TIỀN VÀ THIẾU TÁ CÔNG AN QUẬY


Mấy ngày qua dư luận bị cuốn theo những chuyện hy hữu chỉ có ở Việt Nam.

1. Chuyện thứ nhất:
Người ta kiện cô “Lượm” giả, đòi hình sự hoá (nghĩa là bỏ tù) người phụ nữ này vì dám lừa nhà đài !
Ôi, một mình cô Lượm mà lừa được sao, nếu không có sự “tiếp tay” của những người làm chương trình ?
Cô Lượm sai thì đã rõ, sao những người dựng chương trình lại vô can, còn đâm đơn kiện nữa?
Báo chí (cùng cánh với Kim Ngân), toàn chĩa mũi dùi vào Lượm, để người phụ nữ đáng thương này phải buột lên những lời thống thiết với “ân nhân” giờ đang là nguyên đơn của mình: “Cuối cùng em cũng là người bị đè bẹp, đẩy em xuống tận cùng không có lối thoát. Em nhận được lệnh triệu tập của công an tỉnh do đơn chị kiện em, em như muốn chết luôn chị ạ..”
Tội nghiệp con người thấp cổ bé họng. Lại nghe văng vẳng lời ông Tố Hữu: Thôi rồi ! Lượm ơi !
Cùng gây chuyện nhưng sao nhà báo lại vô can để còn kiện cáo ? Phải chăng, nhà báo tự cho mình cái quyền đứng trên dư luận ?

2. Chuyện thứ hai:
Ngày 18-3, văn phòng làm việc tại trụ sở Bộ của ông Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp, bị kẻ gian đột nhập cuỗm đi khoảng 245 triệu đồng cùng 2.000 USD ngon ơ, mặc dù bảo vệ trực có camera 24/24 !
Thông tin cho hay, khoản tài sản mất trộm nói trên là tiền tiết kiệm của ông Liên và giữ hộ dòng họ Hoàng.
Ơ hay ! Tiền đâu mà lắm thế ? Chẳng ai khảo mà xưng. Tự nhiên nhà báo đưa tin lại thanh minh giùm khổ chủ: rằng đó là tiền tiết kiệm, tiền của dòng họ. Thật ngờ nghệch. Tiết kiệm gì lại để ở phòng làm việc. Tiền dòng họ ai lại để ở văn phòng Bộ. Hay là cho oai? Cái ông thứ trưởng này, thiệt …là…
Chuyện trong ngăn kéo, trong hộc bàn phòng làm việc của các sếp có lắm tiền, bị lộ, thực tế đã thấy nhiều rồi. Điều khó hiểu là tại sao nơi công sở mà họ lại cất lắm tiền của cá nhân đến thế ? Tiền ấy ở đâu ra ? Ai trả lời được câu hỏi này ? Chẳng biết ở các nước khác có chuyện tương tự không ?
Sau vụ này, các văn phòng công sở cần rà soát lại, tìm chỗ giấu tiền cho cẩn thận hơn.

3. Chuyện thứ ba:
Ngày 20-3, ngài thiếu tá Bùi Minh Thắng, Phó trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Hậu Giang, uống rượu quậy tưng bừng một góc thành phố Cần Thơ, đánh tài xế taxi vì tội “không” chịu vượt đèn đỏ “!!”
Ngài thiếu tá phạm một lúc nhiều tội:
- Tội uống rượu say: bê tha, làm mất tư cách người sĩ quan công an. Một sĩ quan tốt không thể không kiểm soát được mình cho dù là trong cuộc vui.
- Tội cố ý đánh người.
- Tội ép buộc người khác phạm cái tội mà lúc bình thường với chức trách của mình, ngài buộc bình dân chấp hành nghiêm chỉnh: buộc tài xế vượt đèn đỏ.
- Tội ỷ thế, lạm dụng chức quyền, coi trời bằng vung. Cha ngài là đại tá, cấp trên trực tiếp của mình.
Ngài thiếu tá không xứng với cái danh mà ngài đang đeo. Cha ngài, nếu trọng danh dự của một sĩ quan cao cấp thiết nghĩ, cũng nên từ chức vì tội do thuộc cấp, lại là con mình gây ra.

Cả ba câu chuyện “nóng” nói trên, đều chung nhau một điểm: đấy là hệ quả tất yếu của một nền hành chính thiếu minh bạch. Ai cũng tự cho mình cái quyền to hơn trách nhiệm được giao mà thực chất là những quyền đó nhân dân giao cho anh thực hiện chứ không phải của riêng anh hay dòng họ nhà anh.


23-3-2011
Nguyễn Duy Xuân
Nguồn :
http://trannhuong.com/news_detail/8594/CHUYỆN-CÔ-

Mần luật


“Án dân sự ở ta xử sao cũng được”, nhiều năm trước, Chánh toà tối cao Trịnh Hồng Dương đã có câu nói để đời. Hôm nay, đến lượt Chánh án Trương Hoà Bình cũng có câu nói lạ: Nếu thấy quyết định rõ ràng trái pháp luật thì toà sơ thẩm có quyền huỷ, trừ quyết định của Thủ tướng.
Ông không giải thích vì sao. Cũng không nói là cấp nào thì có quyền, hoặc không ai có quyền huỷ quyết định của Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ.


Việt Nam mình nó thế. Đối với các quyết định của các vị lãnh đạo thì làm sao mà sai được. Hơn nữa, nếu có “nhầm” thì chim to bằng cái phích cũng bố thằng thẩm phán nào dám tuyên huỷ.

Mấy thằng phóng viên lác đác ở Quốc hội hôm nay chơi trò ghép chữ, được một câu rất hay “Chánh án Trương Dương: Ở ta, án dân sự xử sao cũng được, chỉ có điều Thủ tướng thì không bao giờ sai”.

Nhân đây mới nói lại cái hồi LS Cù kiện quyết định của Thủ tướng, mình thấy lão này đúng là một con kiến lẩm cẩm. Cùng lắm chỉ “kiểm điểm nghiêm túc"” “rút kinh nghiệm sâu sắc” chứ làm sao mà Thủ tướng, hay quyết định của ngài ra toà được. Không biết các học vị tiến sĩ luật kiểu gì mà đến thực tế ở VN LS Cù còn chả tường.

Sáng nay, Quốc hội của chúng ta thảo luận một cách nguội ngắt, uể oải và rời rạc về Luật tố tụng dân sự sửa đổi. Dăm người, vài ý kiến, và có lẽ ngày mai cũng chỉ vài chục chữ trên báo, nếu căn cứ vào số lượng phóng viên có mặt ở Trung tâm báo chí.

Bác Nguyễn Đăng Trừng cách tân một cách cố chấp, đòi đuổi hết các viên kiểm sát áo xanh ra khỏi toà, vì theo bác “Việc dân sự cốt ở đôi bên”, là vì nguyên tắc của dân sự là coi trọng quyền tự thoả thuận, tự định đoạt.
Bác Trừng còn viện dẫn nghị quyết 49 về cải cái tư pháp ra để cãi nhau tay đôi với các Trương Hoà Bình, rằng: Dần dần rồi sẽ thế. Các nước trên thế giới giờ VKS chỉ còn giữ vai trò công tố (tức là chỉ tham gia các vụ án hình sự). Bác Trần Đình Nhã còn khuyên một câu cực hay: “Chúng ta nên hoà nhập dần với thế giới”.

Mình tự hỏi không hiểu các vị dân biểu cứ bàn đi bàn lại cái này làm quái gì khi mà trong thực tế nó rất ngớ ngẩn.
Bác Trần Quốc Vượng cho biết có những VKS cấp huyện đến 3 năm không có nổi một cái kháng nghị. Ngay bác Trừng cũng đã dẫn báo cáo nhiệm kỳ của Viện trưởng VKS, rằng VKS chỉ tham gia được có 0,44% phiên toà sân sự sơ thẩm. Chưa hết, còn đối với cấp toà thì kể từ khi pháp lệnh thủ tục giải quyết các phiên toà dân sự- được Uỷ ban thường vụ QH của các bác- ban hành năm 1989, cho đến nay “Không có trường hợp nào toà án thuỷ quyết định trái pháp luật”. Thế là có mấy cái tít hay: VKS 3 năm không một kháng nghị. Toà án 22 năm không hủy một quyết định trái pháp luật nào.

Nhưng cuối cùng thì Bác Vượng, một cách vô tình đã giúp bác Hoà Bình trả lời câu hỏi vì sao: “Với cơ quan Tòa án gắn liền với cơ quan hành chính thì một thẩm phán ở Tòa án huyện không thể hủy quyết định của Chủ tịch huyện, vấn đề này vừa có pháp lý, vừa có thực tế…Nguyên tắc chung ở nước ta chỉ có cấp trên mới hủy được cấp dưới, ngay cả cơ quan quyền lực Nhà nước, Hội đồng nhân dân hay Quốc hội đối với những quyết định cũng chỉ giám sát rồi có kiến nghị, không thể trực tiếp hủy được.”.

Đặt ra thẩm quyền của toà án làm gì nữa nhỉ khi mà chánh toà cấp huyện nhìn Chủ tịch như nhìn thấy cọp, khi chánh toà cấp tỉnh muốn tuyên tử hình một thằng cướp-giết-hiếp-kiêm ma tuý cũng phải cắp cặp mang hồ sơ sang họp 3 ngành, nghe chỉ đạo của thường vụ tỉnh uỷ. Và Quốc hội…có lẽ chỉ “mần luật trên lý thuyết”.

Nguồn :http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=5244

22 thg 3, 2011

Luật pháp mù mờ hay do sự thỏa hiệp trầm trọng ở “chóp bu” quyền lực ?


“Báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 9 sáng nay (21/3), Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho hay, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật với các tập thể, cá nhân trong Chính phủ liên quan đến tình hình sai phạm ở Vinashin…”( Vietnamnet )

Thông tin này khi được các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra đã làm cho vụ Vinashin, một vụ án nghiêm trọng nhất từ trước tới nay, một vụ án kinh tế đã làm thất thoát khối lượng tài sản lên tới gần 100.000 tỷ, tương đương với gần 5 tỷ USD, chiếm 1/20 tổng thu nhập quốc dân. Số lượng tài sản này “đã đội nón ra đi” dưới chiêu thức: đầu tư vào các dưn án kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ, không thu lại được vốn…

Hiện chưa có được câu trả lời tin cậy, đảm bảo có tính khả thi của người có trách nhiệm: khi nào có thể thu hồi được khối lượng tài sản công khổng lồ này? Nếu không thu hồi được xin hãy chặt đầu tôi đi ?!
Dư luận về vụ án này giống như một quả bóng xoáy trong lòng dư luận bấy lâu nay, bỗng xưng bị chọc một nhát, xì hơi, nằm liệt, tẹp lép… biến thành một đám da bầy nhầy…

Việc tháo van, xì hơi “quả bóng” trách nhiệm Vinashin trước dư luận tất yếu nó sẽ được chuyển hóa “ “khối u” này sang một dạng vật chất khác; bởi vì vật chất không tự nhiên mất đi và cũng không tự nhiên xuất hiện theo định luật bảo toàn năng lượng. Năng lượng xì ra của cái “quả bóng” trách nhiệm Vinashin này đã chuyển hó thành cái “vòng kim cô” trước hết siết chặt những cái đầu đang bốc lửa tại diễn đàn Quốc hội tại phiên họp mang ý nghĩa chợ chiều… Chắc chắn, trong cái phiên họp Quốc hội cuối khóa này, sẽ không ít vị muốn cái phiên họp này có vài lời để mong “không thành công cũng thành nhân”; thế nhưng mọi chuyện đã an bài, bóng đã chọc cho xì hơi rồi, còn đâu mà đá ?

Có thể hiểu tâm trạng này của một vài ông nghị được giao khoác áo đại diện của dân, thay mặt dân đứng ra giám sát các cơ quan công quyền, hiểu, cám cảnh cái vị thế “bù nhìn trông dưa” của mình qua sự vắn dài của ông Nguyễn Minh Thuyết với một trang Web cá nhân:” Còn gì nữa mà nói “…

Thật quá khen cho cái thao tác tổ chức táo bạo đến mức liều lĩnh, bất chất luật pháp, cương thường này; Thao tác này có thể tạo ra được ổn định nhất thời, tháo được kíp nổ của quả bom sắp nổ; thế nhưng cái thùng thuốc nổ ấy là lòng dân, là công luận thì vẫn còn nguyên; không ai bê đi đâu được. Và khi kíp nổ này bị moi ra tự trong thùng thuốc nổ ấy sẽ có kíp nổ khác ló đầu, nó khác với những quả bom cơ khí…

Với sự quyết định đã được thông báo này, Bộ Chính trị đã biến thành một bộ máy siêu quyền lực có thể hô biến bất cứ điều gì thứ gì đang diễn ra trên đất nước này? Với chủ trương này buộc lòng tất cả các đảng viên trong guồng máy của Đảng không thể có tiếng nói khác, nếu không bị kỷ luật?

Một vụ án chưa xét xử, những can phạm đã bị bắt chưa được đưa ra minh xét trước vòng móng ngựa đến minh định xem tội lỗi đến đâu, thế mà nó đã bị khoanh lại, đã được mặc định hình thành dạng án bỏ túi rồi thì bàn mà làm gì, nói mà làm gì, viết mà làm gì?
Một blog đã chua chát thốt lên trên blog của Phamvietdaonv: “Vậy là Bộ CT đứng trên cả pháp luật, trên tòa án”; Còn một blog khác thì cay đắng:” Đợi đến khi bọn nó bán hết nước Việt Nam này rồi "kỷ luật" một thể ???”

Trong khi đó Luật Hình sự quy định tham ô một tỷ có thể bị xếp vào khung hình phạt tử hình; thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được xếp khung từ 7 năm tù tới chung thân. Còn cái vụ án này…hơ…hơ…chỉ mấy thằng cò…con tép bì tống giam ?!

Người dân đang nuôi một hy vọng cho dù là nhỏ nhoi: sau Đại hội Đảng, một ekip mới hình thành sẽ tạo thêm sinh khí mới le lói nào đó; nhưng xem chừng mọi chuyện rồi vẫn “ vũ như cẩn “…

Một quyết định của Bộ Chính trị cho dù là của một cơ quan siêu quyền lực đi chăng nữa cũng không chỉ đăng báo là xong; đưa ra Quốc hội yêu cầu các đại biểu trong đó đến trêm 90 % là đảng viên ngậm miệng là yên chí lớn…
Bộ Chính trị là cái đầu của một Đảng macxit theo đường lối duy vật biện chứng chắc phải hiểu hơn ai hết định luật Bảo toàn năng lượng của Lômônôxôp:” Vật chất không mất đi và không tự nhiên xuất hiện mà nó chỉ có thể biến từ dạng này qua dạng khác?!”

100.000 tỷ đồng kia chắc chắn không tự mất đi mà đang được biến thành dạng nào đó: nó đã thành tài sản trong các loại túi; trong khi đó thì lòng dân, một dang vật chất khác đang tồn tại trong trạng thái bất mãn; khối “vật chất “ đang bị dồn nén chồng chất do tác động của sự thoái hóa biến chất của không ít cán bộ trong bộ máy công quyền mà Vinashin chỉ là một trong những vụ điển hình. Điều này Bộ Chính trị không dễ dàng hô biến nếu không củng cổ, đẩy lùi tiêu cực và lành mạng bộ máy công quyền…
Một quyết định dù sáng suốt, quang minh chính đại đến đâu, nếu chưa được dân đồng tình, cảm thông thì hãy coi chừng. Bởi nền tảng chính trị của người phương Đông đã từng đúc kết: Chở thuyền hay lật thuyền cũng bởi lòng dân…Không một chính thể mất lòng dân nào mà tự đứng vững được ?!Khi xưa có lẽ do trong tình cảnh " nếm mật nằm gai " nên mới có một Lê Lai đem thân mình ra cứu chúa! Còn ngày nay bói cũng không đâu ra vì ai cũng nhà lầu xe hơi đời mới nên tìm cách để hòa cả làng !
Xin được kết thúc bài viết bằng 2 câu thơ của một nhà tuyên huấn nổi tiếng của chế độ, ông Tố Hữu:
Gió hôm nay là bão nổi ngày mai
Trời chớp giật tất có ngày sét đánh…
( Bài thơ: Thù muôn đời muôn kiếp không tan...)
P.V.Đ

Nguồn :http://phamvietdaonv.blogspot.com/2011/03/sai-toi-muc-nao-thi-cac-quan-chuc-chinh.html