Liên tục bốn ngày liền,
10 vụ động đất xảy ra trong khu vực huyện Bắc
Trà My, nơi có đập thủy điện Sông Tranh II từng
có vấn đề kỹ thuật.
Trong khi người dân hốt
hoảng lo ngại con đập sẽ bị vỡ thì chính
quyền trung ương vẫn chờ đợi cấp dưới báo
cáo tình hình. Trong hoàn cảnh dầu sôi lửa
bỏng này liệu còn chần chờ bao lâu nữa?
Động đất liên tục
Sáng
ngày 7 tháng 9, trong khi UBND huyện Bắc Trà
My có cuộc gặp gỡ với giới chức Tỉnh Quảng
Nam thì một trận động đất khác lại diễn ra
tại khu vực này. Đây là lần thứ 10 người dân
huyện Bắc Trà My chứng kiến sự rung chuyển
khiến nhiều xã trong huyện tiếp tục sống
trong hồi hộp không biết tới lúc nào thì đại
họa sẽ đổ ập lên gia đình làng xóm của họ.
Ông Trần
Kim Hùng, phó chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam,
cũng là người có mặt trong cuộc họp cho biết
lần đầu tiên ông cảm nhận thế nào là sự sợ
hãi của người dân. Ông cũng ghi nhận rằng
động đất có thể là do thuỷ điện gây ra chứ
trước đây không có hiện tượng này.
10 trận
động đất xảy ra liên tục nhưng vẫn chưa đủ
để cơ quan chủ quản đập Thủy Điện Sông Tranh
lo ngại vì theo chủ đầu tư là EVN vẫn luôn
khẳng định con đập này dư sức chịu đựng mức
động đất cao hơn thế nữa. Không những người
dân tại huyện Bắc Trà My, nơi con đập Sông
Tranh II được xây dựng lo sợ mà khu vực hạ
du của 6 địa phương khác gồm Tiên Phước,
Hiệp Đức, Nông Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn và
cả thành phố Hội An đều có nguy cơ bị nước
lũ tàn phá nếu con đập bị vỡ.
Ông
Nguyễn Thế Tài Phó chủ tịch UBND huyện Bắc
Trà My cho biết tình hình hiện nay:
Động
đất liên tục đã 10 lần rồi dân chúng rất
hoang mang. Tôi đã báo cáo về tỉnh về trung
ương rồi. Liên tiếp các trận động đất 3-4 độ
richter nhưng trung ương cứ bảo là an
toàn…an toàn nhưng mà nhân dân đâu tin cậy
bao nhiêu vào những lời này. Tôi có đề nghị
trung ương họp báo cụ thể tại huyện Bắc Trà
My để nói rõ và cụ thể cho dân.
Hiện
nay thành phố đã đưa ông trong viện địa cầu
tới tính toán lại cụ thể để báo cáo chính
phủ. Tôi muốn cán bộ trung ương tới Bắc Trà
My có hội thảo chính thức. Riêng chúng tôi
thì báo cáo thường xuyên cho tỉnh rồi. Nhân
dân hiện nay rất hoang mang chúng tôi phải
động viên nhân dân là phải bình tĩnh, Huyện
sẽ có văn bản cụ thể gửi cho trung ương.
Viễn ảnh
con đập bị vỡ đang được 40 ngàn người dân
tại Bắc Trà My và hàng trăm ngàn cư dân khác
vùng hạ lưu chia sẻ chung mối lo về một trận
hồng thủy sắp cuốn trôi tài sản lẫn tính
mạng của họ.
Dân chúng hoang mang
Các nhà
khoa học trách nhiệm vẫn đang nghiên cứu xem
các vụ động đất vừa qua có phải phát sinh do
hồ chứa của đập quá lớn gây ra hiện tựơng
động đất kích thích hay do những lý do khách
quan khác. Nếu do sức chứa thì nhiều trận
động đất khác sẽ xảy ra tiếp theo và một vụ
vỡ đập sẽ không thể tránh khỏi.
TS
Nguyễn Huy Minh người trách nhiệm đã đến tận
con đập Sông Tranh để theo dõi mức độ rung
động cho biết:
Cái
rung động ở chân đập mà máy gia tốc của ban
Quản lý Thuỷ Điện Sông Tranh 2 ghi nhận được
thì nó là 88.3 cm trên bình phương có nghĩa
là nó tương ứng với động đất cấp 7. Như vậy
là nó chưa vượt quá động đất cực đại mà cái
đập ấy được thiết kế để chống lại động đất
cực đại.
Từ năm
ngoái khi sự cố nứt thân đập thủy điện Sông
Tranh II xảy ra đã tạo nên một làn sóng
tranh luận về tính bền vững của con đập này
và đơn vị chủ đầu tư là EVN đã không ít lần
lên tiếng trấn an dư luận. Quyết định xử lý
bằng keo chống thấm được giao cho công ty
của Trung Quốc thực hiện. Thế nhưng trong
một cuộc hội thảo, TS Phạm Bích San Đến từ
Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN cho
biết ông rất lo âu khi tất cả các tổ chức
nước ngoài nói với ông rằng họ rất e ngại về
công nghệ Trung Quốc mà EVN đang sử dụng để
xây đập.
Dù muốn
hay không yếu tố Trung Quốc vẫn đang âm ỉ
trong lòng dư luận và nó tạo thêm những lo
lắng rất có cơ sở về khả năng yếu kém sẽ gây
vỡ đập là điều có thể tiên đoán.
Mặc dù
các báo cáo liên tiếp đã được gửi về sau các
trận động đất nhưng không được trung ương
chú ý đúng mức. Cho tới hôm nay, 5 ngày sau
khi động đất xảy ra chính phủ vẫn chưa có
một quyết sách đúng đắn nào cho việc di tản
người dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Nhiều cán
bộ địa phương lo lắng như ngồi trên lửa khi
trực tiếp chứng kiến sự hoảng loạn của người
dân.
Phương án cho vỡ đập
Ông Đào Bội Thuyên, Phó chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức cho chúng tôi biết về nỗi lo lắng của ông cũng như người dân trong huyện:
Bây giờ nhà máy thủy điện nó đang có
phương án là để xác định khi có sự cố như
vậy thì nước ngập đến đâu nhưng nó chưa làm.
Chúng tôi rất muốn như vậy cho nên tôi vừa
gửi công văn cho tỉnh đề nghị là trong khi
chưa làm được điều này thì cũng phải có
chuẩn bị một phương án xấu nhất như vậy.
Chưa có phương án thì chúng tôi biết chạy đi
đâu? Tôi đề nghị phải có giải pháp là khi có
sự cố thì tôi thông báo cho người dân phải
lên trên độ cao để tránh nước lũ thôi chứ
biết làm sao bây giờ?
Ông
Thuyên đưa ra một phương thức báo động mà
nghe qua không khỏi ngậm ngùi. Trong thế kỷ
21 này khi khoa học kỹ thuật đã tiến bộ
chóng mặt thì ở một nơi như Hiệp Đức lại có
thể dùng súng để báo động như trong thời kỳ
chiến tranh:
Bây
giờ họ phải chờ thông báo của nhà nước vì
cấp trên chưa có phương án thì chúng tôi
không thể làm chi được mặc dầu là chúng tôi
cũng đề nghị rồi. Vừa rồi trong văn bản của
tôi đề nghị cho phép khi có sự cố vỡ đập thì
chỉ còn cách duy nhất là đem súng ra bắn để
thông báo cho người dân. Có được phép bắn
thì tôi mới thông báo cho dân được.
Anh
em tôi đã bàn rồi nếu tôi nhận đựơc thông
tin thì để truyền lại thông tin ấy cho dân
thì huyện đội lập tức bắn lên mấy loạt đại
liên rồi các xã nghe cũng bắn tiếp cho các
xã khác.
Người
dân Hiệp Đức đã có kinh nghiệm lụt lội rồi.
Năm 1964 nó đã ngập ở công trình 36, đó là
ngập lụt tự nhiên chứ còn xảy ra sự cố vỡ
đập thì tôi chưa biết thế nào. Vì bây giờ họ
chưa đo chưa có phương án nên tôi cũng không
thể nói như thế nào được.
Người
dân không thể không lo sợ khi biết rằng ban
quản lý dự án thuỷ điện 3 thuộc đơn vị quản
lý thuỷ điện Sông Tranh 2, đã bắt đầu tích
nước hồ chứa trở lại vào ngày 6/9. Việc làm
này đã thực sự làm cho người dân bức xúc hơn
khi tính mạng, tài sản của hàng chục ngàn
gia đình không đựơc tập đoàn EVN coi trọng.
Theo bản
tin của báo Sài Gòn Tiếp Thị cho biết với tư
cách là Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam,
ông Trần Kim Hùng khẳng định: “Nếu động
đất gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản của
dân thì tỉnh sẽ kiến nghị, kiên quyết buộc
chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu
quả thiệt hại”.
Nếu EVN
có khả năng bồi thường như lời ông Trần Kim
Hùng nói đi chăng nữa thì sinh mạng của dân
làm sao EVN cáng đáng nỗi khi chính bản thân
nó chỉ là một tập đoàn chỉ lấy chuyện doanh
thu làm trọng ?
Nếu có bồi thường tài sản
thì số tiền đó không phải từ túi của những
người trách nhiệm của EVN khi khẳng định con
đập an toàn mà là tiến thuế của nhân dân. Vì
vậy EVN không thể lấy lời hứa đền bù để đặt
cược sinh mạng của người dân vào ván bài
thủy điện.
Nguồn : MACLAM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét