3 khoản tiền lớn Ngân hàng Phương Tây chuyển cho các khách hàng Vũ Thùy Hương (160 tỉ), Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn (280 tỉ) và Công ty Đầu tư Sài Gòn (212,3 tỉ). Ngay sau đó cả 3 khách hàng này đã chuyển toàn bộ số tiền trên vào tài khoản cá nhân của ông Đặng Thành Tâm.
Đây là điều khuất tất nghiêm trọng cần phải được điều tra làm rõ. (Đặng Thành Tâm, Đại biểu Quốc hội, là em trai của cựu đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, người đã phải từ nhiệm vào tháng 5, 2012 do bị phát giác là "không trung thực khi khai báo lý lịch").
Đây là điều khuất tất nghiêm trọng cần phải được điều tra làm rõ. (Đặng Thành Tâm, Đại biểu Quốc hội, là em trai của cựu đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, người đã phải từ nhiệm vào tháng 5, 2012 do bị phát giác là "không trung thực khi khai báo lý lịch").
Ông nghị sĩ Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu?
Petrotimes
- Qua tìm hiểu của phóng viên Petrotimes , đến quý I/2012, Ngân hàng
Phương Tây (Trụ sở chính đặt tại thành phố Cần Thơ) là ngân hàng mất khả
năng thanh khoản và bị đặt trong tình trạng giám sát đặc biệt của Ngân
hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước cũng đã tiến hành thanh tra và chỉ đạo
tái cơ cấu tổ chức dẫn tới sự thay đổi lớn của thành phần cổ đông giúp
Ngân hàng Phương Tây hiện nay đã hoạt động bình thường.
Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm |
Tuy nhiên, những sai phạm của các cá nhân, của một số cổ đông không hiểu
vì sao cho tới nay chưa được xử lý. Ví dụ: Vi phạm nghiêm trọng Điều 55
khoản 3, Luật Các Tổ chức Tín dụng. Điều này quy định, cổ đông và người
có liên quan cổ đông đó không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một
tổ chức tín dụng. Trong khi đó, cổ đông Nguyễn Thị Kim Thanh, là vợ
của ông Đặng Thành Tâm và người có liên quan là anh, chị, em ruột… sở
hữu 35,78% vốn điều lệ của Ngân hàng Phương Tây.
Nghiêm trọng hơn, trong vòng 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8/2011, 3
khoản tiền lớn Ngân hàng Phương Tây chuyển cho các khách hàng Vũ Thùy
Hương (160 tỉ), Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn (280 tỉ) và Công ty
Đầu tư Sài Gòn (212,3 tỉ) theo các hợp đồng đầu tư ủy thác. Ngay sau đó
cả 3 khách hàng này đã chuyển toàn bộ số tiền trên vào tài khoản cá nhân của ông Đặng Thành Tâm. Đây là điều khuất tất nghiêm trọng cần phải được điều tra làm rõ.
Ông Đặng Thành Tâm hiện là Chủ tịch hoặc thành viên HĐQT hàng loạt công ty và đang là đại biểu Quốc hội.
Ngân hàng Phương Tây đã không thể cung cấp sao kê tài khoản cá nhân ông
Đặng Thành Tâm cho thanh tra Ngân hàng Nhà nước vì lý do ông Đặng Thành
Tâm bất hợp tác, xưng danh đại biểu Quốc hội được quyền bất khả xâm
phạm.
Ông Tâm quên mất rằng Điều 58 của Luật Tổ chức Quốc hội chỉ cho phép Đại biểu được quyền miễn trừ trước các cơ quan tố tụng khi được sự chấp thuận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Còn các hoạt động kinh doanh cá nhân, ông phải có nghĩa vụ thực thi các quy định của luật pháp, thậm chí phải thực hiện nghiêm túc hơn người bình thường. Vì sao ông Tâm phải "núp" sau Điều 58, không dám minh bạch hóa con đường đi của hơn 650 tỉ đồng? Phải chăng số tiền này được dùng vào những hoạt động mờ ám nào khác?
Ông Tâm quên mất rằng Điều 58 của Luật Tổ chức Quốc hội chỉ cho phép Đại biểu được quyền miễn trừ trước các cơ quan tố tụng khi được sự chấp thuận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Còn các hoạt động kinh doanh cá nhân, ông phải có nghĩa vụ thực thi các quy định của luật pháp, thậm chí phải thực hiện nghiêm túc hơn người bình thường. Vì sao ông Tâm phải "núp" sau Điều 58, không dám minh bạch hóa con đường đi của hơn 650 tỉ đồng? Phải chăng số tiền này được dùng vào những hoạt động mờ ám nào khác?
Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,
mọi hoạt động kinh doanh tài chính ngân hàng phải được minh bạch. Bất
kể người nào vi phạm luật pháp đều bị xử lý nghiêm minh. Hi vọng các cơ
quan pháp luật không bỏ qua những sai phạm và khuất tất nghiêm trọng
này.
Trích: Luật Tổ chức Quốc hội số
30/2001/QH10, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2001
...
Điều 58
Không có sự đồng ý của Quốc hội và
trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và
không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội. Việc
đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu
Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao.
Nếu vì phạm tội quả tang mà đại
biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để
Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xét và quyết định.
Trong trường hợp đại biểu Quốc hội
bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết
định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc
hội đó.
Đại biểu Quốc hội bị Tòa án kết án
thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, kể từ ngày bản án, quyết
định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ
quan, đơn vị nơi đại biểu làm việc cách chức, buộc thôi việc, nếu không
được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý.
15:46 | 06/09/2012
Nguồn : Bài này đã không còn tìm thấy ở Petrotimes
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét