Sách lược “Không đánh mà thắng” của Trung
Quốc trên biển Đông là tạo ra một thế trận với một áp lực cực lớn,
buộc đối phương triệt tiêu ý chí phản kháng, nếu phản kháng là sẽ
đối đầu quân sự, mà đối đầu quân sự là thảm bại.
Kẻ nào dám?
Kẻ nào dám?
Một thực tế, cho đến bây giờ, khả năng Trung
Quốc đối đầu quân sự với Mỹ, dành phần thắng để soán ngôi là không
thể.
Trung Quốc chưa đủ lực, mà bất cứ điều gì cũng phải có sự bắt đầu, cho nên, Trung Quốc bắt buộc phải “chọn trận mà chơi, chọn sân mà đấu”.
Trung Quốc chưa đủ lực, mà bất cứ điều gì cũng phải có sự bắt đầu, cho nên, Trung Quốc bắt buộc phải “chọn trận mà chơi, chọn sân mà đấu”.
Biển Đông là lựa chọn đầu tiên.
Đó là, chiếm trọn biển Đông mà không cần đánh.
Nấc thang cuối cùng của hành động tranh chấp
trong mưu đồ độc chiếm biển Đông, cụ thể hóa “đường lưỡi bò” của
Trung Quốc là thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với đầy đủ cơ
cấu tổ chức chính quyền, quân đội nhằm “sẵn sàng bảo vệ chủ quyền”
(đã, đang và sẽ chiếm đoạt trên biển Đông).
Đồng thời tổ chức hàng ngàn tàu đánh cá được sự
“bảo kê” của lực lượng tàu bán quân sự, khiêu khích, tràn vào khu
vực EEZ của Việt Nam…
Lực lượng Hải quân với trang bị vũ khí hiện đại,
vượt trội thì diễu võ, dương oai, hết cuộc tập trận này đến cuộc tập
trận khác.
Báo chí truyền thông mở hết công suất xuyên tạc,
kích động chủ nghĩa dân tộc, đe dọa dùng vũ lực, quân khu này, quân
khu kia đợi lệnh…
Trung Quốc nhằm mục đích gì?
Trước hết, Trung Quốc đã cố tình dồn ép, gây áp
lực rất lớn vào Việt Nam, không cho Việt Nam “khoảng trống để xử lý
kỹ thuật”. Nghĩa là, các tình thế mà Trung Quốc bày ra như trên đã
dẫn thì bất kỳ hành động phản kháng nào của Việt Nam cũng đều là
nguyên nhân bắt đầu của sự xung đột quân sự. Mà xung đột quân sự,
chiến tranh trên biển xảy ra, thì với khả năng hiện tại của Trung
Quốc, Việt Nam liệu có đủ sức đương đầu hay không? Việt Nam có dám
làm điều gì đó mà điều đó sẽ là nguyên nhân gây ra xung đột quân sự
hay không?
(Ngay cả các chuyên gia quân sự nước ngoài cũng
vội vàng, lo lắng, khuyên Việt Nam cảnh giác, không mắc mưu Trung
Quốc, tránh gây cớ cho Trung Quốc sử dụng vũ lực…chứng tỏ cái áp lực
mà Trung Quốc tạo nên ít ra đã có tác dụng).
Chiến tranh trên biển Đông hay xung đột quân sự
với Trung Quốc như một vật nặng hàng ngàn cân được Trung Quốc đem
treo lơ lửng trên đầu dân tộc Việt Nam buộc Việt Nam chỉ có một sự
lựa chọn duy nhất, hoặc là phản kháng, tức là chấp nhận đối đầu về
quân sự với Trung Quốc, hoặc là im lặng, ngậm đắng nuốt cay vào
lòng, chịu mất biển, mất đảo.
Đây chính là thông điệp mang tính “tối hậu thư”
mà Trung Quốc gửi đến dân tộc Việt Nam.
Và trong cách nhìn nhận, phán đoán của giới lãnh
đạo hiếu chiến Trung Quốc thì Việt Nam chỉ có thể là thúc thủ. Trung
Quốc không cần “ra tay” cũng có cái mình cần.
Tại sao Trung Quốc thực hiện sách lược này? Có 2
lý do.
Lý do thứ nhất là: “Không đánh mà thắng” là nghệ
thuật quân sự siêu đẳng nhất, là chiến thắng tuyệt đối nhất trong
chiến tranh mà binh pháp Tôn Tử truyền dạy, là nghệ thuật chủ yếu
dùng mưu lược, ngoại giao, sức mạnh, để áp chế và thậm chí khi cần
sẵn sàng hy sinh một cái giá rẻ mạt để đạt mục tiêu chiến thắng.
Xem ra trên biển Đông, Trung Quốc có lợi thế đó
là sức mạnh Hải quân để áp chế và lực lượng ngư dân tàu cá để thỏa
sức hy sinh với giá rẻ mạt.
Lý do thứ hai là: Cái lợi lộc từ thế “tọa sơn
quan hổ đấu” không ai được nhiều và hiểu bằng Trung Quốc. Trung Quốc
được như hôm nay cũng nhờ Mỹ hết sa lầy ở Việt Nam rồi đến chiến
tranh vùng Vịnh, Irắc, Apganixtan…và Nga thì mới đứng vững sau tai
họa Liên Xô sụp đổ.
Muốn bá chủ thế giới thì trước hết phải bá chủ
khu vực. Nhưng khuất phục các nước nhỏ trong khu vực bằng quân sự là
điều kiêng kị, bởi lẽ, rốt cuộc Trung Quốc cũng chỉ là 1 trong 2
hoặc 3 con hổ đấu nhau cho các quốc gia khác “tọa sơn quan hổ đấu”
mà thôi.
Đương nhiên, Trung Quốc không thể chấp nhận “mua
vui” cho các đối thủ tiềm tàng khác như Nga, Ấn, Nhật…và càng không
thể chấp nhận khi các đối thủ đó lại hỗ trợ trang bị vũ khí cho các
nước nhỏ gây khó cho mình.
Chắc chắn Nga, Nhật Bản, Ấn Độ… không thể chỉ “tọa sơn quan…” khi mà lợi ích quốc gia của họ gắn chặt trong đó được, họ còn hành động, thậm chí ráo riết.
Chắc chắn Nga, Nhật Bản, Ấn Độ… không thể chỉ “tọa sơn quan…” khi mà lợi ích quốc gia của họ gắn chặt trong đó được, họ còn hành động, thậm chí ráo riết.
Sa lầy để cho Nga, Nhật, Ấn…vượt lên là hạ sách,
trong khi đối thủ nặng ký nhất là Mỹ nhởn nhơ là vỡ mộng bá chủ thế
giới.
Bởi vậy, sách lược “không đánh mà thắng” trên biển Đông là sáng suốt, là sự lựa chọn khả thi của Trung Quốc trong tình hình hiện nay.
Bởi vậy, sách lược “không đánh mà thắng” trên biển Đông là sáng suốt, là sự lựa chọn khả thi của Trung Quốc trong tình hình hiện nay.
Nhà tư tưởng, quân sự Tôn Tử cũng dạy rằng:
“Biết địch, biết ta trăm trận, trăm thắng”.
Nhưng “biết địch” bằng cách suy từ “ta” ra, lấy
“ta” làm mọi chuẩn mực là thiếu khoa học và khách quan tức là hoàn
toàn mang tính chủ quan, thì 5 ăn, 5 thua mà thôi. Đây là điều rất
nguy hiểm và mạo hiểm khi tiến hành các chiến dịch quân sự.
Thực chất cốt lõi của sách lược “Không đánh mà thắng” là tạo ra một thế trận với một áp lực cực lớn, buộc đối phương triệt tiêu ý chí phản kháng, nếu phản kháng là sẽ đối đầu quân sự, mà đối đầu quân sự là thảm bại, là chết một cách rõ ràng, mười mươi.
Vậy, Trung Quốc có quá chủ quan hay không?
Thực chất cốt lõi của sách lược “Không đánh mà thắng” là tạo ra một thế trận với một áp lực cực lớn, buộc đối phương triệt tiêu ý chí phản kháng, nếu phản kháng là sẽ đối đầu quân sự, mà đối đầu quân sự là thảm bại, là chết một cách rõ ràng, mười mươi.
Vậy, Trung Quốc có quá chủ quan hay không?
Giới quan sát và nhân dân Trung Quốc còn nhớ đã
có 3 lần “khủng hoảng eo biền Đài Loan”. Không rõ, việc giải phóng
Đài Loan, thống nhất Trung Hoa có là nguyện vọng thiết tha cháy
bỏng, cấp bách của Trung Quốc hay không, nhưng lần nào Mỹ can thiệp
là y như rằng Trung Quốc lùi bước.
Đặc biệt mới đây, lần “khủng hoảng” thứ 3 năm
1996. Trung Quốc tiến hành tập trận quanh đảo Đài Loan và phóng tên
lửa bay qua hòn đảo này. Lập tức Mỹ điều 2 nhóm tàu sân bay chiến
đấu đi vào eo biển Đài Loan khiến Trung Quốc lùi bước, xuống thang
để “tránh xung đột với Mỹ”.
Với Việt Nam. 50 vạn quân Mỹ và phương tiện
chiến tranh hiện đại nhất thế kỷ 20 tràn vào miền Nam Việt Nam.
Trung Quốc can đừng đánh, đụng đến Mỹ anh chết, tôi chết lây. Việt
Nam vẫn quyết đánh. Hai nhóm tàu sân bay chưa là gì, Mỹ, ngoài hạm
đội 7, còn điều gần nửa Hạm đội 6 sang Việt Nam tham chiến, rồi trên
trời B52 mà mới nghe tên thôi, nhiều quốc gia đã run như cầy sấy,
thì vần vũ…nhưng Việt Nam vẫn đánh.
Đó là truyền thống dân tộc đã ngấm vào máu muôn
thế hệ.
Xem ra Trung Quốc và Việt Nam quá khác nhau về
sự cảm giác sức mạnh, cảm giác về nỗi sợ và đặc biệt khác nhau về
quyết tâm thống nhất đất nước.
Hành động của Trung Quốc trên biển Đông gần đây
là buộc Việt Nam phải triệt tiêu ý chí phản kháng vì sợ phải đối đầu
với lực lượng quân sự hùng mạnh là điều không thể, nhưng kích hoạt
tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam lại là điều có thể.
Nguồn : HOANGNGOCTHONG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét