Nhìn vào lịch sử tồn tại của Đảng CSVN, ta dễ dàng nhận thấy
Hội nghị TƯ được sử dụng làm vũ đài để các lãnh đạo Đảng bằng nhiều thủ
đoạn hạ gục nhau một cách tàn ác. Càng sát Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 11 dự định tổ chức vào tháng
10/2012, tình hình đấu đá nội bộ Đảng càng diễn ra khốc liệt, đặc biệt
trong những tuần gần đây. Từ lịch sử Đảng nhìn vào thực tế mâu thuẫn
hiện nay, người ta lo ngại rằng một trận huyết chiến điêu linh là khó
tránh khỏi trong Hội nghị TƯ 6 này.
Từ các Hội nghị TƯ của Đảng
Hội nghị TƯ 10 khóa 2 tháng 10/1956: đã khai trừ Lê
Văn Lương khỏi Bộ Chính trị về những sai lầm trong cải cách ruộng đất.
Trường Chinh bị buộc thôi chức Tổng Bí thư Đảng. Thực tế, Hội nghị TƯ 10
này là nơi thịt con dê Lê Văn Lương để tế thần nhằm gột rửa sự hoen ố
uy tín giữa lúc Đảng cần lòng tin của nhân dân trong cuộc đối đầu với
chính quyền ông Ngô Đình Diệm trong Nam. Cần nhắc lại là sai lầm trong
cải cách ruộng đất là sai lầm của cả tập thể lãnh đạo Đảng mà người đứng
đầu là ông Hồ Chí Minh.
Hội nghị TƯ 15 khóa 2 tháng 1/1959: với dấu ấn Lê
Duẩn được ngồi bên phải Hồ Chí Minh, trên ngôi các Ủy viên Bộ Chính trị
khác. Nên nhớ trước đó vị trí này thuộc về tướng Võ Nguyên Giáp. Tháng
5/1957, Lê Duẩn nhờ đường dây của tình báo Hoa Nam từ Sài Gòn đã ra Hà
Nội qua ngả Hồng Công – Quảng Châu. Mất gần 2 năm trời Hồ Chí Minh mới
thu xếp nổi trong nội bộ chiếc ghế này cho Lê Duẩn. Hai năm này là hai
năm đấu đá, giành ghế và bắt đầu gieo mầm cho mối cừu hận giữa Lê Duẩn
với tướng Võ Nguyên Giáp, với Hoàng Văn Hoan và với một loạt các tướng
lĩnh khác.
Hội nghị TƯ 25 khóa 3 tháng 10/1976: Lê Duẩn với Lê
Đức Thọ lừa Hoàng Văn Hoan, cử ông này đi Cu Ba, ở nhà ông Duẩn, Thọ chỉ
đạo làm nhân sự Trung ương cho đại hội Đảng 4, không đưa Hoàng Văn Hoan
vào TƯ, đây được coi như hình thức thanh toán không tuyên bố. Ông Hoàng
Văn Hoan rất hậm hực, mâu thuẫn giữa họ Hoàng với Lê Duẩn lên đến cực
điểm, sau đó Hoàng Văn Hoan đã đào tẩu qua Trung Quốc tại sân bay
Karachi nhân chuyến đi dưỡng bệnh tại CHDC Đức (tình báo Hoa Nam đón ông
Hoan ngay tại Karachi). Sau này ông Hoan bị tước hết các chức vụ, bị
kết án tử hình vắng mặt vào 6/1980. Hoàng Văn Hoan trở thành nhà lãnh
đạo cao cấp nhất của Đảng CSVN đào tẩu ra nước ngoài.
Hội nghị TƯ 5 khóa 5 tháng 12/1983: mâu thuẫn giữa
Lê Duẩn với tướng Giáp âm ỉ đã lâu, Hội nghị này được ông Duẩn sử dụng
để làm nhục tướng Võ Nguyên Giáp. Hội nghị nhất trí phân công Đại tướng
Võ Nguyên Giáp phụ trách Ủy ban Sinh đẻ kế hoạch. Tháng 4/1984, Hội đồng
Bộ trưởng ra Quyết định thực hiện kết luận trên của Hội nghị TƯ. Điều
hạ nhục tướng Giáp là quyết định này được đưa ra ngay sát dịp kỷ niệm 30
năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-1984). Trong dịp kỷ niệm này, báo
chí được chỉ đạo không nhắc đến vai trò của tướng Giáp.
Hội nghị TƯ 10 khóa 5 tháng 6/1986: Dấu ấn lớn nhất
là tham vọng tiếm quyền của ông Lê Đức Thọ. Tổng Bí thư Lê Duẩn ốm nặng
và phải nằm liệt trên khu nghỉ dưỡng Trung ương tại Quảng Bá. Ông Thọ đã
đấu ông Duẩn ngay tại giường bệnh của ông Duẩn. Đấu đá trong hội nghị
không ngã ngũ, kết cục Hội nghị buộc phải chọn thành phần trung lập. Ông
Nguyễn Văn Linh được chọn cơ cấu vào Bộ Chính trị và vào Ban Bí thư
Trung ương Đảng, giữ trọng trách Thường trực Ban Bí thư. Lê Duẩn chết
10/7/1986 trước khi tổ chức đại hội Đảng 6 vào 12/1986.
Hội nghị TƯ 8 khóa 6 tháng 3/1990: Hội nghị thảo luận và ban hành Nghị quyết Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc.
Hội nghị này đã quyết định cách chức Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung
ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với ông Trần Xuân Bách
vì đã “vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và kỷ luật của Đảng, gây
ra nhiều hậu quả xấu”. Thực tế, cuối năm 1989 ông Bách đã có bài nói
chuyện tại trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, trong đó ông đưa ra quan điểm đa
nguyên chính trị. Ông Linh đi đầu trong tư tưởng bảo vệ phe XHCN bằng
mọi giá nên đã triệt hạ ông Bách không nương tay. Với tư tưởng CNXH trên
lợi ích dân tộc, ông Linh góp phần quyết định vào thất bại tại Hội nghị
Thành Đô 9/1990.
Hội nghị TƯ 12 khóa 6 tháng 5/1991: Chuẩn bị nhân sự
cho Đại hội 7 tháng 7/1991, cụ thể hóa tư tưởng của Bắc Kinh trong Hội
nghị Thành Đô 9/1990 gạt ông Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi Bộ Chính trị, gạt
tướng Võ Nguyên Giáp ra hẳn khỏi Trung ương, dọn đường cho quá trình Bắc
Kinh nô dịch Hà Nội.
Hội nghị TƯ 10 khóa 7 tháng 4/1996: Trước đó đã có
hiềm khích giữa Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông Mười
muốn áp đặt vai trò lãnh đạo Đảng có tính bảo thủ nên đã chỉ đạo khai
trừ Nguyễn Hà Phan khỏi Bộ Chính trị trong một cáo buộc thiếu thuyết
phục là ông Phan làm tình báo cho CIA. Đòn này ông ra chủ yếu để dằn mặt
phái cách tân đứng đầu là ông Kiệt.
Hội nghị TƯ 4 khoá 8 tháng 12/1997: ông Lê Khả Phiêu
giữ chức Tổng Bí thư Đảng. Việc chuyển giao chức Tổng Bí thư không qua
bầu bán dịp Đại hội là điều bất thường. Ông Mười buộc phải ra đi trước
Đại hội Đảng vì chịu nhiều áp lực từ các ông cố vấn Ban Chấp hành
(Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công) và từ các đối thủ. Trong
Hội nghị này, các ông Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công phải
nhường ngôi Cố vấn cho các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt (vừa rút
khỏi Bộ Chính trị).
Hội nghị TƯ 11 (lần 1 và 2) tháng 1 & tháng 3/2001:
Chỉ trong hai tháng Ban Chấp hành phải tổ chức hai Hội nghị TƯ để đấu
Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Trước đó, ông Lê Khả Phiêu đã giải tán các vị
trí Cố vấn (Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt). Các vị này mất quyền lợi
nên đã tập hợp lực lượng “chơi” lại. Kết quả Lê Khả Phiêu chỉ làm Tổng
bí thư được nửa nhiệm kỳ và phải ra đi. Chức vụ này sau được chuyển giao
cho một nhân vật trung lập với tài năng hạn chế là ông Nông Đức Mạnh.
Tiến đến Hội nghị TƯ 6 khóa 11
Hội nghị TƯ chuẩn bị đại hội 11 là lâu nhất: Hội
nghị lần thứ 10 khóa X họp 7/2009 đã thống nhất ĐH 11 tổ chức vào nửa
đầu tháng 1/2011. Phải mất 4 kỳ Hội nghị TƯ đến hội nghị TƯ 14 họp tận
ngày 22/12/2010 mới ngã ngũ nhân sự sau khi phe ông Nguyễn Tấn Dũng đánh
đổ ông Hồ Đức Việt. Ngày 12/1/2011 khai mạc Đại hội Đảng 11. Nhân sự
cho Đại hội làm gấp và ẩu đến mức danh sách nhân sự giới thiệu đưa vào
TƯ còn viết sai tên nhiều đại biểu.
Trước đó, tham nhũng & tiêu cực tại nhiều tập đoàn kinh tế nhà
nước do Thủ tướng trực tiếp quản lý bị phát giác với các con số kỷ lục
(Vinasshin – tham nhũng & thất thoát hàng tỉ USD). Hậu quả là nhiều
chính sách sai lầm với những thao túng tư lợi trong các lĩnh vực tài
chính, tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản … đã đẩy nền kinh
tế quốc dân đến vực thẳm. Việt Nam chịu khủng hoảng toàn diện và sâu sắc
nhất kể từ 1985.
Hội nghị TƯ 4 khóa 11 họp cuối 12/2011: Chỉ ra một
số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng. Phe Đảng (Chủ tịch nước, Tổng Bí
thư) quyết định dùng chỉnh đốn Đảng làm vũ khí để nện đối phương (Nhóm
lợi ích – do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu).
Hội nghị TƯ 5 khóa 11 họp tháng 6/2012: Bàn về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng với
việc đưa ra chủ trương tái lập Ban Nội chính Trung ương chống tham nhũng
do Tổng Bí thư làm trưởng ban. Nội dung “tăng cường kiểm tra, giám sát
việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án
tham nhũng” được đưa ra làm vũ khí để phe Đảng nện phe Nhóm lợi ích.
Trong Hội nghị này, các Ủy viên Bộ Chính trị buộc phải tự kiểm điểm. Uy
tín của Thủ tướng xuống thấp nhất với kết quả phiếu tín nhiệm trong Bộ
Chính trị là 3/14. Tuy vậy, Thủ tướng vẫn không buông chức Trưởng Ban
Chống tham nhũng. Tổng Bí thư cũng giữ chức vụ này về tính chất do Ban
Nội Chính mới tái lập. Tình trạng “Nam liềm, Bắc búa” hiển hiện tại Ba
Đình sau Hội nghị này.
Trước Hội nghị, trang Quan Làm Báo được tung ra luôn cung cấp thông
tin cực kỳ “nhạy cảm” về Thủ tướng cùng đám thuộc hạ với độ chính xác
chưa từng có. Dân đen đi hết từ ngạc nhiên đến kinh hãi. Chỉ một thời
gian rất ngắn, trang mạng này đã kéo 20 triệu lượt người đọc.
Hội nghị TƯ 6 khóa 11 dự kiến họp vào tháng 10/2012:
Tiến tới Hội nghị này, phe Đảng chỉ đạo đánh vu hồi, bắt một loạt các
Soái, các Tướng, các Bố già. Thị trường chứng khoán VN mất hơn 5 tỉ USD
chỉ trong một ngày đêm. Có Tướng trốn truy nã bị tình báo phe Đảng đứng
chân bên nước bạn bắt cóc và bí mật đưa về Việt Nam. Bộ Công an VN công
bố tin bắt nhưng chính phủ nước bạn phủ nhận tin này. Vỉa hè nhân dân
thì đồn Tướng này đã bị thủ tiêu.
Phe Nhóm lợi ích dùng an ninh Bộ Công an bắt một loạt các nhân vật
thân cận với Chủ tịch nước nhân ông này đi họp APEC ở nước ngoài. Song
song với bắt bớ, báo chí cách mạng được cả hai phe huy động tham chiến,
liên tục đăng tin phục vụ các Soái, các Bố già khiến tình hình vô cùng
nóng bỏng. Việc động trời như vụ đàn áp, cướp đất ở Văn Giang thì chẳng
báo nào thèm đưa tin. Chỉ một Bố già muốn chứng minh sự hiện diện của
mình ngoài nhà tù mà vẻn vẹn trong một tiếng đồng hồ của một buổi sáng
ngày nghỉ, hàng vài chục báo/đài nhảy vào đưa tin tức thì cứ như Bố già
này mới là Tổng biên tập và là người trả lương cho tất cả các tòa báo,
nhà đài.
Trước đây vài tuần, các Soái, các Tướng, các Bố già bị bắt chỉ bị
khép vào các tội danh kinh tế. Nay, do cuộc chiến đến hồi khốc liệt, các
Soái, các Bố già đã bị ghép vào những tội nghiêm trọng hơn trong nhóm
tội danh về an ninh, chính trị. Chắc chắn trong những ngày tới sẽ có
nhiều tội danh “đặc biệt nghiêm trọng” được nặn ra chờ sẵn các Soái, Bố
già, Tướng. Nghe đồn còn có cả “Cương lĩnh lật đổ” mà phe Đảng đang tìm
kiếm khi thẩm vấn các Soái, Bố già trong đại lao. Ai là tác giả Cương
lĩnh? Có hay không âm mưu ám sát lãnh đạo cao cấp? Ai sẽ làm Tổng thống
theo mô hình Nga hậu Cộng sản? v.v. là những câu hỏi được phe Đảng đang
tra xét ráo riết…
Còn với Nhóm lợi ích, giờ đây cứ anh nào sở hữu cái máy tính với cái
USB 3G là có thể đủ điều kiện để được “đặc cách” cho đứng sau Quan Làm
Báo, được “tặng” các tội danh về an ninh chính trị với khung án mọt
gông…
Những diễn biến càng ngày càng cho thấy mọi mâu thuẫn sẽ được các phe
đưa ra thanh toán rốt ráo trong Hội nghị TƯ này. Đã xuất hiện tin là sẽ
có bầu bổ sung Bộ Chính trị, như vậy là có thể có việc một hoặc nhiều
vị trí chóp bu phải ra đi.
Hy vọng các phe nhóm sẽ gói ghém và giải quyết mọi mâu thuẫn trong
phạm vi “nội bộ” Đảng, thậm chí có thể phải tổ chức thêm các Hội nghị 6
lần 2, 3, 4, mở rộng v.v. mà không sử dụng đến đảo chính hay ám sát như
tin đồn để dân đen, đất nước vốn đã nhọc nhằn sẽ không bị vận vào vòng
can qua phe nhóm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét