Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

28 thg 9, 2012

Liệu đã đến lúc Đảng Cộng sản phải thay tên?

Những tuần lễ vừa qua nhiều biến động chính trị khiến đảng Cộng sản Việt Nam hơn lúc nào hết thấy cần phải tự chỉnh sửa mình để sống còn. Tuy nhiên rất nhiều đảng viên không tin vào nỗ lực này và nghi ngờ kịch bản mua thời gian để thỏa hiệp với nhau hơn là thực sự muốn thay đổi.

Từ ngày thành lập đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần gặp sóng gió nhưng hầu như đều vượt qua được vì những điều kiện lịch sử và quan trọng hơn hết là đảng viên được trang bị một loại vũ khí vô hình nhưng không sức mạnh nào đương cự lại đựơc: đó là lòng yêu nước chân thành và niềm tin tất thắng giặc ngoại xâm. Niềm tin ấy đã thể hiện qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ cũng như trong cuộc chiến ngằn ngày nhưng khốc liệt với kẻ thù phương Bắc.
Quyền lực và của cải 
Đảng viên Đảng Cộng sản sau những ngày lê thê trong ba cuộc chiến đẫm máu ấy người sống sót trở về lãnh nhận những vị trí khiêm nhường tại địa phương, cũng có người do có chuyên môn được phân bổ vào các chức vụ quan trọng, số còn lại trở về với gia đình sống đời đạm bạc và hầu hết rất chật vật với hoàn cảnh khó khăn của thời hậu chiến.


Số đảng viên được cấp nhà cấp đất tuy không nhỏ nhưng trường hợp đất đai của họ bị trưng thu như dân thường cũng không hiếm.
Trong vụ Văn Giang, số đảng viên thương binh kéo nhau đi biều tình chống trưng thu đất trái phép bị công an đàn áp, đánh đập đã làm hình ảnh đảng viên Đảng Cộng sản biến thể trầm trọng trong dư luận xã hội. Những hình ảnh phản cảm ấy dấy động mạnh mẽ trong cộng đồng đảng viên thổi bùng lên câu hỏi liệu đảng cộng sản có tốt đẹp như họ từng nghĩ hay không?

Xung đột trong đảng bắt đầu từ những ngày sau cuộc chiến tranh năm 1975, khi tài sản cả miền Nam được tận thu và xử lý tùy vào chức vụ của cán bộ quản lý. Ban đầu sự chia chác chưa xuất hiện công khai nhưng chỉ sau vài tháng, ánh mắt dửng dưng với của cải bởi lý tưởng cộng sản đã hoàn toàn bị khuất phục và bắt đầu các cuộc xẻ thịt rộng lớn, từ công xưởng, nhà máy, đất đai cho tới chức vụ trong chính phủ đều có cái giá của nó.

Cuộc đổi mới kinh tế trong thập niên 80 thực chất quyền lực được chia đều cho các phe nhóm trong đảng để nắm giữ những vị trí quan trọng của chính phủ và từ đó đồng tiền mọi ngóc ngách tràn về đẩy sự giàu có của nhiều đảng viên tăng cao.
Từ giàu có bất thường, họ trở thành ngông nghênh, biến thái và bất thường trong văn hóa sống khiến hình ảnh của người đảng viên càng cao cấp bao nhiêu thì đồng đội của họ càng nghi ngờ tính trung thực và trong sáng của họ bấy nhiêu. Chút uy tín được lập đi lập lại trong các cuộc họp chi bộ không còn mấy ai tin và từ sự mất lòng tin này không ít người đã ra khỏi đảng.

Dấu hiệu rạn nứt của đảng cộng sản
Có người âm thầm bỏ sinh hoạt đảng, nhưng cũng có người bỏ đảng với giấy thông báo đàng hoàng. Thậm chí họ thông báo cho cả nước biết sự ra đi của họ thông qua các trang mạng nổi tiếng. Anh Nguyễn Chí Đức, anh Nguyễn Hoài Nam là những người như thế. Anh Đức, người nổi tiếng vì bị công an đạp vào mặt cho biết nguyên nhân ra khỏi đảng:

-Tôi khẳng định phần lớn những người cộng sản là yêu nước. Họ theo cộng sản là để đánh đuổi thực dân Pháp và kỳ vọng xây dựng đất nước tốt đẹp hơn chứ họ cũng không có điều kiện tìm hiểu chủ nghĩa Max. Người Việt do bức xúc với thực dân Pháp đô hộ suốt mấy chục năm bị đè nén nên lúc ấy người theo đảng này người theo đảng khác và cuối cùng thì đảng Cộng sản thành công.
Nhưng dần dần người đảng viên thấy rằng cái chủ thuyết nó giống như một cái khuôn đúc vì nó cố định mà dòng chảy nó luôn biến động thì làm sao họ ép vào khuôn được? Từ đó tôi nhận thức là những suy nghĩ của mình nó không còn phù hợp với những cái cương lĩnh và điều lệ của đảng nữa.

Lý do thứ hai khiến những đảng viên nhiệt huyết như Nguyễn Chí Đức từ bỏ đảng là họ không thực hiện được hoài bão của mình, anh nói:

-Đúng là dân tộc mình cũng vẻ vang với mấy ngàn năm văn hiến nhưng tại sao lại hèn kém như vậy mình cũng cảm thấy chạnh lòng. Khi tôi quan sát dáng đi của người Việt Nam nhất là ngưới từ quê lên thành phố thì bao giờ cái dáng đi cũng có gì đó rụt rè. Trong khi đó thanh niên các nước như Hàn quốc, Nhật hay phương Tây thì nó rất nhanh và phong thái rất tự tin. Trong khi đó người Việt ngay trên đất nước của mình thì rất yếu ớt về mặt tinh thần.
Người như tôi luôn có tư tưởng cổ động cho thanh niên từ lúc còn hoạt động đoàn trong trường đại học. Mình muốn cổ động thanh niên nó mạnh mẽ hơn, dõng dạc tự tin và phát biểu thoải mái đó là suy nghĩ của tôi. Tuy nhiên tôi thấy Cộng sản không đáp ứng được cho mình làm những chuyện ấy vì vậy thì mình thấy rằng phải ra khỏi đảng vì nếu mình còn ở trong tổ chức đảng cộng sản thì mình không làm đựơc việc mà mình mong muốn tại vỉ tổ chức đảng cộng sản nó có những ràng buộc về luật lệ và mình cảm giác là không hợp nên xin ra thôi.

Ông Đỗ Xuân Thọ, cán bộ Viện Khoa Học Công Nghệ GTVT một đảng viên không còn trẻ để có hoài bão, ước mơ như ngày xưa ông đã từng có. Thế nhưng trước động thái mà đảng đang kêu gọi chỉnh đốn đối với ông chỉ là những công việc bề ngoài mị dân:

-Tôi đã về hưu sớm hai năm và tôi cũng bỏ đảng luôn. Tôi có thề khẳng định là tất cả mọi cái chắp vá, cải tiến, sửa đổi chính đốn đảng lần này đều là vô vọng. Không thể nào sửa chữa đựơc một cái hệ thống khi nó đã sai từ các nguyên lý, các tiền đề cơ bản.
Tất cả những đảng viên còn đi làm nhà nước thì họ thu người tuyệt đối lại, không phát biểu, phần lớn giữ thái độ trung lập. Thế còn những đảng viên đã về hưu rồi thì họ bàn tán vô cùng sôi nổi về cuộc đấu đá nội bộ này và họ chỉ mong xảy ra một cuộc như ở nước Nga mà ông Yeltsin đứng lên lãnh đạo đập tan cái chủ nghĩa xã hội này và mong muốn Nguyễn Tấn Dũng từ chức.

Hiện trạng tâm lý của đảng viên được ông Thọ miêu tả là hết sức tiêu cực, ngay cả những đảng viên giàu có và đầy thế lực cũng đang đánh nước cờ đào tẩu, ông Thọ cho biết:

-Nếu đảng viên có chức có quyền thì đang lo nơm nớp gửi tiền ra nước ngoài cho con đi du học dù nó ngu đến mức nào đi chăng nữa họ cũng cố gắng tống con ra nước ngoài với bất cứ giá nào vì họ biết tình hình trong nước là cực kỳ bất ổn. Cuộc chỉnh đốn đảng lần này chính là một cuộc thanh trừng nội bộ, tôi không nói là Nguyễn Phú Trọng nghĩ ra điều đó mà các tham mưu của ông Trọng, ông Dũng ông Sang nghĩ ra việc này.

Đảng Cộng sản Việt Nam xuất hiện năm 1930 khi tình hình chống Pháp đã chín muồi, hùng khí thanh niên sôi sục và lý tưởng giải phóng dân tộc cao vòi vọi. Trong khi hiện nay sau 68 năm, đảng không đưa ra được một lý tưởng cụ thể nào để thuyết phục đảng viên như những ngày đầu thành lập đảng. Một đảng chính trị thiếu mục tiêu tranh đấu, thiếu cương lĩnh chủ đạo để đảng viên tuân phục và nhất là ngọn cờ lý tưởng đã đựơc kéo xuống thì tương lai của nó ra sao?

Liệu khi những khiếm khuyết của chính nó không còn cách chữa trị nữa thì có nên thay thế bằng một đảng khác, không cầm quyền nhưng có chức năng giám sát chính quyền hay không? Lúc ấy không cần phải kêu gọi, lý tưởng vào đảng sẽ đựơc thanh niên thúc đẩy nhau gia nhập như thế hệ cha anh của họ 68 năm trước đã làm.
Một chính đảng với tư cách giám sát sẽ làm cho Việt Nam mạnh hơn, mặc dù phải hy sinh quyền lợi một số nhóm cầm quyền. Xu thế này đã và đang xảy ra trên khắp thế giới, liệu Việt Nam có tránh được hay không?


Nguồn :  Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Cựu đại biểu QH cũng 'kêu cứu'

BBC được biết cựu đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, chị gái đại biểu Đặng Thành Tâm, cũng đã gửi đơn kêu cứu lên Bộ Chính trị vụ nhân viên của bà bị bắt.
Lá Đơn kêu cứu khẩn cấp của bà Yến đề ngày 7/9 đã được gửi tới các ủy viên Bộ Chính trị và các đại biểu Quốc hội.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến khiếu nại việc mà bà gọi là "một số đối tượng tự xưng là công an bắt giữ, khám xét trái pháp luật" tại đại học Tân Tạo, mà bà là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Trước đó em trai của bà Yến, doanh nhân Đặng Thành Tâm, cũng gửi đơn kêu cứu lên Bộ Chính trị và Quốc hội về việc trưởng văn phòng đại diện công ty SGI của ông ở Hà Nội bị 'bắt cóc'.

Bộ Công an cho hay hôm 7/9 rằng cơ quan an ninh điều tra đã thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ đối với ông Nguyễn Duy Hưng, công ty SGI, vì hành vi Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 263 Bộ Luật Hình sự; và đối với bà Nguyễn Thị Bích Trang, công ty Tân Tạo, vì tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.
Hai vụ bắt giữ thực hiện tại hai thành phố khác nhau, nhưng được giới quan sát đánh giá là có liên quan và dường như nhằm vào hai chị em ông Đặng Thành Tâm.

Nhân viên hành chính

Đơn của bà Đặng Thị Hoàng Yến thuật lại vào lúc 4 giờ chiều ngày 6/9, "một nhóm tám người mặc thường phục tự xưng là an ninh Bộ Công an" tìm đến trường đại học Tân Tạo.
Những người này bị cáo buộc đã đề nghị cho kiểm tra máy tính của bà Nguyễn Thị Bích Trang – nhân viên lễ tân và hành chính của trường với lý do là “Qua an ninh mạng của Bộ Công an theo dõi phát hiện có virus độc hại phát đi từ máy tính" này.
Sau đó, theo lá đơn, những người này đã tiến hành lục soát phòng làm việc và máy tính của bà Trang trong khoảng hai tiếng đồng hồ với sự có mặt của bà, lúc đó đã "bị áp giải từ bên ngoài vào".

Đơn của bà Đặng Thị Hoàng Yến tố cáo: "Trong thời gian những người này khám xét thu giữ tài liệu, chị Trang đã cố gắng báo cho chúng tôi biết rằng: khoảng 5 giờ chiều ngày 5/9/2012 khi vừa xuống khỏi xe rước của Trường tại Cầu chữ Y nối liền quận 5 với quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh, là địa điểm xe của Trường Đại học Tân Tạo vẫn đưa đón chị Trang xuống Long An làm việc thì chị đã bị một nhóm người áp sát, khống chế và ép tống lên xe ô tô chở đi".
Thời điểm này cũng trùng với tố cáo của ông Đặng Thành Tâm, rằng ông Nguyễn Duy Hưng của công ty SGI cũng "bị một số người mặc thường phục khống chế bắt đi" vào chiều 5/9.

Bà Yến, người nhận là đang chữa bệnh ở Hoa Kỳ, viết trong đơn là đã trực tiếp gọi điện cho Thứ trưởng Công an Tô Lâm để hỏi tin tức, nhưng được trả lời là "Hoàn toàn không hay biết gì".
Bà Đặng Thị Hoàng Yến trong đơn đã khẩn cẩu "các cơ quan có thẩm quyền cứu giúp".
Bà cũng đề nghị làm sáng tỏ xem "ở đây có một âm mưu, có thể có tính ngụy tạo chứng cớ để đánh vào trường Đại học Tân Tạo và bà Đặng Thị Hoàng Yến... để ngăn chặn những âm mưu đen tối, bẩn thỉu có thể đang nhằm đến phá hoại đất nước, phá hoại cuộc chỉnh đốn Đảng do đồng chí Tổng bí thư đề ra".
Chưa rõ phản hồi của những nơi nhận đơn là như thế nào.

Từ nhiệm Quốc hội

Hai chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến và ông Đặng Thành Tâm gần đây đã gặp nhiều rắc rối.
Hồi tháng Năm, bà Yến đã phải nộp đơn xin từ nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội sau khi gặp cáo buộc gian dối trong khai báo lý lịch, tư cách Đảng viên cũng như việc ly hôn người chồng Việt kiều.
Sau đó, Quốc hội Việt Nam đã quyết định bãi nhiệm.
Hai chị em bà Yến và ông Tâm được cho là thân cận với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ thời kỳ ông Sang còn hoạt động ở TP HCM.

Mới đây, một số báo ở Việt Nam chạy bài tố cáo ông Đặng Thành Tâm gian lận tài chính, yêu cầu làm sáng tỏ và có biện pháp trừng phạt.

Nguồn : TẠI ĐÂY

27 thg 9, 2012

'Tình hai đêm' của quan chức Úc ở VN

Cựu đại diện cơ quan thương mại Úc (Austrade) tại Việt Nam, Elizabeth Masamune, vừa phải ra trước tòa án ở Melbourne hôm thứ Hai 24/9 trong vụ cáo buộc hối lộ liên quan công ty Securency.
Theo tờ The Age, bà Masamune đã thuật lại quá trình bị ông Lương Ngọc Anh, đại tá ngành an ninh của Việt Nam, "quyến rũ" trong thời gian bà công tác tại Hà Nội.
Bà Elizabeth Masamune từng là quan chức phụ trách thương mại cao cấp nhất của nhà nước Australia ở Việt Nam trong các năm từ 1999-2002.

Trong lời khai được trình lên cảnh sát, bà mô tả: "Sau bữa tối, ông ấy mời tôi cùng lên phòng khách sạn. Trong giây phút bồng bột, tôi đã nhận lời".

Theo lời khai, bà Masamune cũng thừa nhận bà đã 'quan hệ' hai lần với ông Lương Ngọc Anh, người đã làm môi giới hợp đồng in tiền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đang bị Cảnh sát Úc nghi là nhận tới 20 triệu Úc kim tiền hối lộ từ công ty Securency mà Ngân hàng Trung ương Úc sở hữu một nửa.

Hai lần tình ái này, mà bà Elizabeth Masamune thoạt tiên không khai báo với các điều tra viên, xảy ra sau khi bà cho rằng hợp đồng [in tiền] đã được ký kết "và vai trò của tôi không cần thiết nữa".
Bà Masamune nói lúc đó bà ''đang gặp vấn đề trong hôn nhân và tôi quý ông Anh''.


"Bị quyến rũ"

Theo lời khai của bà Masamune, vào khoảng tháng Tư hoặc tháng Năm 2002, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức một bữa tiệc ăn mừng quyết định mua công nghệ in tiền từ công ty Securency và tại đó ông Lương Ngọc Anh đã tiếp cận bà.

''Không khí lúc ấy thật là náo nức. Vào cuối buổi tiệc, sau khi ông Anh đã uống vài ly ông ấy đã đặt tay lên đầu gối tôi dưới gầm bàn hay làm một điều gì đó tương tự như vậy."
Bà thú nhận lúc đó bà "hơi sửng sốt vì chưa bao giờ nghĩ rằng ông ấy lại có tình cảm riêng tư gì dành cho tôi."

Khoảng một tháng sau đó, theo bà Masamune, ông Lương Ngọc Anh đã mời bà đi ăn tối và gạ gẫm bà.
''Phụ nữ Việt Nam bị cho là khá khắc nghiệt với chồng của họ và tôi có cảm giác ông Anh hơi sợ vợ."
Bà nói bà không có cảm tình hay gắn bó gì đặc biệt với ông Lương Ngọc Anh, nên sau đó "ông ấy tiếp tục như không có chuyện gì xảy ra".

Tòa cũng được xem một email gửi vài tháng sau sự việc nói trên, tức vào tháng Bảy 2002, trong đó bà Masamune viết cho lãnh đạo Securency rằng ông Anh than phiền rằng nếu Securency không hạ giá thì sẽ không thể ký được hợp đồng.

Lần thứ hai hai người quan hệ tình ái với nhau, theo bà Masamune, là vào năm 2006, sau khi bà đã rời khỏi Việt Nam.
Theo lời khai, bà Elizabeth Masamune ''hết sức tự hào về công việc của tôi, tôi cố gắng giữ uy tín mọi nơi mọi lúc và không bao giờ coi nhẹ lợi ích của khách hàng".

Sau khi cáo buộc quan hệ tình ái Úc - Việt vỡ lở, Austrade đã buộc phải kiểm tra an ninh toàn diện đối với các nhân viên của mình và xem xét lại quy chế tiếp cận thông tin mật của bà Elizabeth Masamune.

Công ty CFTD của ông Lương Ngọc Anh đã đóng vai trò cầu nối để Securency ký hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong vụ liên quan tới nhiều doanh nhân và quan chức hai bên.
Phía Việt Nam chưa có hành động gì trong khi Úc đang tiến hành điều tra các cáo buộc trong vụ này.


Nguồn : TẠI ĐAY

RỒI CŨNG ĐÂU VÀO ĐẤY

Như tin tức loan truyền, việc bỏ phiếu kỷ luật thủ tướng không được tiến hành tại cuộc họp 5 ngày của BCT vừa kết thúc và được trân trọng chuyển cho Hội nghị Ban chấp hành Trung ương sẽ họp toàn thể vào trung tuần tháng 10 tới.
Thế là thủ tướng thoát nạn rồi.
Xin được chúc mừng thủ tướng.
Vì sao tôi lại chúc mừng thủ tướng sớm như vậy?
Vì, tôi hoàn toàn tin tưởng Thủ tướng sẽ vượt qua cửa ải rộng trong cuộc họp toàn thể Ban châp hành TƯ vào tháng 10 tới. Tôi nhẩm tính có tới 70% các vị ỦVTƯĐ bỏ phiếu thuận cho thủ tướng, không những tại vị hết nhiệm kỳ mà kỳ tới chắc hẳn thủ tướng còn lên vị trí cao hơn.
Vì sao tôi lại đoan quyết như vậy?
Vì, chưa nói đến những lợi ích mà lâu nay thủ tướng chỉ chăm chắm chăm lo cho hầu hết các ủy viên trung ương đảng, từ trung ương đến địa phương, từ bộ đến ban, nganh, sở; từ tổng công ty đến công ty… mà cái chính là dân mình luôn có tâm lý trực chờ Dậu đổ thì bìm leo.

Việc 14 Ủy viên Bộ chinh trị nhất trí, đồng lòng không bỏ phiếu, tức là chẳng có Dậu nào ở đây bị đổ. Mà Dậu không đổ thì Bìm nào dám leo?
Các UVTƯĐ trong vụ việc này là Bìm. Dậu không đổ thì hẳn có ít Bìm dám leo lắm. Đó là một lý. Lý nữa, dân mình cũng thường xuyên có tâm lý ngóng trông lên. Trông lên, thấy trên cũng chỉ là kiểm điểm vậy thôi, bóng trong chân người nào thì cứ trong chân người ấy, thì Bìm ở dưới cũng chỉ chơi chơi vậy thôi, tức bỏ phiếu vậy thôi, trên không dám quyết thì dưới dại gì mà quyết, thắng chưa thấy đâu, tai họa có thể ấp đến liền. 70% phiếu thuận cho thủ tướng là vì vậy.
Còn tại sao lại như vậy ư?
Khi 14 Ủy viên BCT nhóm họp, bao nhiêu tin trên mạng nín thở, háo hức chuyến này thế nào thủ tướng cũng đi tong, chỉ dường như duy nhất Bà Đầm xòe là không tin có chuyện đó. Tại sao vậy? Các bạn có thể tìm đọc các bài của Bà Đầm Xòe trên các mạng khác còn lưu trữ vì blog badamxòe đã bị đánh sập, như bài ” Mèo vờn… mèo”, ” Tham lam, bản tính và sự lựa chọn”,  ”Cuộc chiến 5 ngày, thực chất chỉ là hưu chiến” để thấy rõ nguyên nhân, vì sao cuộc chiến lại như vậy. Đó là nguyên nhân chính và thuộc bản chất của chế độ ta.
Việc Thủ tướng đi thăm TQ chỉ là thêm một thùng nước lạnh dội vào đốm lửa đang leo lét cháy mà thôi, vì rất có thể thủ tướng đã thay mặt Đảng, Nhà nước, Chính phủ nước mình cầm ” nhật lệnh” của Tập Cậm Bình gửi về.

Dù sao thì Thủ tướng cũng đã thắng .
Xin chúc mừng thủ tướng.


Nguồn: PHAMVIETDAO

25 thg 9, 2012

Nỗi buồn Sông Tranh 2: Bỏ nhà xây, ở lều lá

Những trận động đất liên tục ở Bắc Trà My và các huyện lân cận (tỉnh Quảng Nam) mà trung tâm là Thủy điện Sông Tranh 2 đã gây nên những lo lắng triền miên cho người dân địa phương. Tuy nhiên đây chỉ là một trong các “dư chấn” của Thủy điện Sông Tranh 2.
Một trong những vấn đề gây bức xúc dư luận của Thủy điện Sông Tranh 2 là việc tái định cư (TĐC) và cấp đất cho dân bị ảnh hưởng bởi thủy điện để sinh sống và sản xuất. Những người dân địa phương chấp nhận bỏ quê hương, bản quán, mồ mả ông bà, bỏ cả cuộc sống ổn định để ra đi nhường đất xây dựng thủy điện, nhưng 5 năm rồi họ vẫn không được cấp đất sản xuất, phải sống đói khổ, tủi hổ bằng tiền, gạo hỗ trợ hàng tháng.
Nhiều hộ dân tại xã Trà Đốc bỏ nhà xây, dựng nhà gỗ ở để tránh thương vong do động đất.

Chỉ sợ nhà sập...
Những ngày giữa tháng 9 này, chúng tôi tìm đến các khu TĐC của người dân Thủy điện Sông Tranh 2 và thật chua xót khi nhìn đồng bào ở một nơi hẻo lánh, thiếu thốn đủ mọi thứ, như đang bị bỏ quên giữa rừng hoang.
Đường vào khu TĐC thôn 3A của xã Trà Đốc (Bắc Trà My) là con đường đất đỏ, nhầy nhụa sau những trận mưa. Hai bên đường, những ngôi nhà xây TĐC của dân nằm lọt thỏm giữa rừng núi hoang vắng. Bên cạnh mỗi nhà xây đóng kín cửa là một ngôi chòi tre, nứa lợp tạm. Nhà xây không một bóng người, gia đình nào cũng dồn qua ở chòi lợp tạm bên cạnh.
Có những chòi được dựng lên từ nhiều năm trước, ngay khi bà con về sống nhà TĐC. Lúc đó bà con phải dựng chòi tạm ở vì không chịu nổi cái nóng nực, bức bối của nhà xây. Hơn nữa đồng bào quen đốt lửa giữa nhà rồi quây quần chung quanh... Thói quen sinh hoạt có từ bao đời qua đó chỉ thích hợp với nhà sàn, tranh tre nứa lá. Tuy nhiên, đến gần đây những chòi tre đó càng được dựng nhiều hơn nữa khi động đất xuất hiện.
Tiếp chúng tôi trong một chòi lá lợp tạm, già Hồ Văn Xí (80 tuổi) ở thôn 3A buồn bã kể: “Từ ngày nhường đất xây dựng Thuỷ điện Sông Tranh 2, chuyển đến ở khu TĐC, cuộc sống chúng tôi cơ cực trăm bề. Đất đai không có để làm ăn, trong khi mấy ha đất màu mỡ ở quê cũ thì bị thủy điện nhấn chìm trong biển nước. Đến cái nhà cũng tạm bợ. Sống không chỉ thiếu thốn mà còn triền miên trong lo lắng”.
Già Xí cho hay, nhà TĐC không hiểu xây thế nào mà xuống cấp nhanh quá, qua mấy trận động đất còn thêm nứt toác, lở lói, xập xệ... “Những nhà xây này có khi mưa to gió lớn cũng có thể sập, đừng nói đến động đất. Chúng tôi không muốn trả giá sinh mạng mình cho những ngôi nhà TĐC kém chất lượng này, nên dựng lều ở để lỡ có đổ sập thì cũng đỡ thương tích nặng”- già Xí nói.

Khu tái định cư “nhiều không”
Chúng tôi bâng quơ suy nghĩ về những nhà sàn của đồng bào được làm đơn sơ nhưng người dân đã sống từ đời này sang đời khác, trong khi đó, nhà TĐC xây kiên cố, nhưng không ai dám ở.
Tại khu TĐC 3A hiện có gần 100 ngôi nhà xây và phần lớn đều bị người dân khóa cửa, bỏ hoang, hoặc chỉ dùng để cất đồ đạc, chất củi, cho trâu, bò trú ngụ vào ban đêm và lúc trời mưa. Những hiên nhà lát gạch men phủ đầy phân và nước thải trâu bò, bốc lên mồi hôi thối nồng nặc.

Chị Hồ Thị Lan (23 tuổi) một tay bế con nhỏ, một tay chỉ lên nóc nhà than phiền: Nhà TĐC không có sắt thép, toàn xây gạch, vữa. Động đất vừa qua làm cho đòn tay trên nhà bứt hết, toàn bộ hệ thống cửa gỗ, la phông đều bị hư hỏng, rớt xuống nền. Nhiều lúc mình muốn đem những miếng la phông này ra che chuồng gà, chuồng vịt...
Chị Lan cho biết thêm, bể nước được xây dựng to lắm, nhưng không hề có một giọt nước nào để sử dụng. Muốn có nước phải ra tận suối hơn 2km mới lấy được. “Nhưng khổ nhất là chúng tôi không có đất sản xuất, cũng không biết nghề gì để làm thêm. Từ khi chuyển đến khu TĐC này. dân chúng tôi khổ vô cùng...” - chị Lan lại lặp lại lời than này.
Theo ghi nhận của phóng viên NTNN, hầu hết các khu TĐC Thủy điện Sông Tranh 2 còn lại tại các xã Trà Bui, Trà Tân, Trà Giác, cũng đều trong cảnh bị đồng bào bỏ hoang. Làm sao đồng bào có thể sống được khi những nơi này đều giống nhau ở chỗ không có nước sinh hoạt hoặc hệ thống cấp nước sinh hoạt liên tục bị hư hỏng, đất sản xuất rất hạn hẹp hoặc không có. Ở lại thì chết đói, chết khát, nhiều đồng bào buộc phải bỏ nhà hoang về lại quê cũ ở để kiếm kế sinh nhai.

Kỳ 2: Rừng mất đất, dân mất nhà

Nguồn : DAN VIỆT

Tòa báo hạ bệ Đại biểu QH Đặng Thị Hoàng Yến bị tấn công

Báo Người cao tuổi trước đây đăng một loạt bài tố Đại biểu QH Đặng Thị Hoàng Yến khiến bà bị “ngã ngựa”. Bà nghị Yến sau đó đã thuê một Luật sư rất nổi tiếng kiện lại báo này vì vu khống.
Gần đây, báo NCT “đánh” nhiều nhân vật khác như Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch HN, đánh Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Bộ Công an …

Tuần trước, một nhóm “quần chúng tự phát” đã tấn công tòa báo này, khiến Tổng biên tập và phóng viên chịu một phen kinh hoàng.

Chiều thứ Sáu 14/9, một nhóm vài chục quần chúng tự phát bị kích động kéo đến trụ sở Báo Người cao tuổi tại 12 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, TP Hà Nội gây rối, dùng nhiều lời lẽ chửi bới đe dọa, xúc phạm tập thể phóng viên và lãnh đạo báo. Nhiều quần chúng này hùng hổ đòi xô lên gác tìm Tổng biên tập để “xử tại chỗ”. Nhờ một nhân viên “liều mình cứu chúa” mà ông Kim Quốc Hoa mới giữ được mạng sống.
Tòa soạn báo này tọa lạc tại 12 Lê Hồng Phong, khu vực được công an canh phòng cẩn mật ngày đêm, ngay sát nhà riêng nhiều đồng chí lãnh đạo đầu não Đảng và Nhà nước, và chỉ cách Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vài bước chân.
Báo Người cao tuổi có Công văn số 251/CV-BNCT gửi Công an TP Hà Nội và các cơ quan liên quan, yêu cầu ngăn chặn hành vi của nhóm người quá khích nêu trên; có biện pháp bảo vệ an ninh cho cơ quan Báo; bảo vệ an toàn cho lãnh đạo Báo. Tòa Báo cũng đã làm việc với Công an quận Ba Đình và Công an phường Điện Biên yêu cầu can thiệp tích cực hơn.
Một tuần đã trôi qua nhưng cuộc tập kích đầy kinh hoàng vào Tòa báo vẫn là điều rất khó hiểu. Quần chúng tự phát xưng danh là công dân quận Hà Đông, bức xúc trước bài viết của Báo về tiêu cực đất đai tại đây. Tuy nhiên, việc quần chúng “tự bức xúc” kiểu như trên thì chưa từng gặp ở Việt Nam, trừ khi đây là lực lượng được một thế lực lớn nào đó sai khiến. Việc cơ quan chức năng chậm can thiệp cũng là câu hỏi khó trả lời.
Cuộc tập kích này gợi lại vụ thương binh đến Viện Hán Nôm tụt quần ăn vạ blogger Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện. Về sau mọi người mới biết đó chỉ là một màn diễn nhỏ trong một kịch bản lớn của chính quyền.
.
Tòa soạn báo Người Cao Tuổi tại 12 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội:

 

Nguồn : Ở ĐÂY

Lại tính nhầm


Vụ án xử những người trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do hôm nay ở Sài Gòn là một vụ án chính trị, nghĩa là từ các thủ tục, thời điểm của phiên xử - ngay trước kỳ họp của Bộ Chính trị và của Hội nghị Bản Chấp hành Trung ương 6 để giàn xếp các vấn đề của sự suy thoái quyền lực - đến các bản án đều phục vụ đích chính trị.

Với các bản án phi lý và bất công đó, mười hai năm cho Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, mười năm cho Tạ Phong Tần, và bốn năm cho Phan Thanh Hải, các thế lực cầm quyền muốn gởi thông điệp gì? Và cho ai?


Hiển nhiên nó nhằm vào mục đích răn đe những gương mặt đang vận động chống bá quyền Trung Quốc và cho dân chủ, tự do ở Việt Nam. Nhưng nếu chỉ mục đích này thôi thì tòa án Việt Nam cũng hiểu rằng không cần một bản án mười hai năm.
Một bản án bốn năm năm, như thường thấy trong các trường hợp tương tự, cũng đã có thể phục vụ mục đích đó mà không phải gây ra thêm nữa phản ứng bất lợi cho chính quyền từ các thế lực xung đột trong Đảng, từ các tầng lớp đông đảo trí thức, từ các tổ chức nhân quyền quốc tế, và quan trọng hơn là từ các quốc gia tự do ở Phương Tây.

Một lý do khác cho những bản án chính trị loại này là phục vụ vào việc thế lực cầm quyền dùng chúng để sau này thương lượng với các thế lực bên ngoài cho những mục tiêu quyền lực và kinh tế khác.
Một bản án mười hai năm giảm xuống sáu bảy năm đem đến cho nhà nước một ấn tượng tốt đối với quốc tế về thái độ biết điều của nó hơn là một nguyên án sáu bảy năm. Bên cạnh đó, quan trọng hơn, là những mối lợi tương nhượng khác.

Một trong những hành xử kinh tởm nhất của các thế lực độc tài là dùng ngay chính các bản án tù tội đối với công dân mình để mặc cả với các quốc gia cổ xúy tự do và dân chủ trên thế giới cho mục đích duy trì quyền lực. Xưa nay nhà nước Việt Nam vẫn làm điều này. Nhưng một bản án mười hai năm tù cho một người chỉ xuống đường biểu tình chống ngoại bang và bày tỏ quan điểm chính trị của mình vẫn là một bản án chính trị không bình thường.

Trong tình huống lộn xộn của những xung đột nội bộ, của những cuộc thanh trừng và bắt bớ đối với các thế lực tài chính và chính trị, của những hứa hẹn cải cách hiến pháp và thể chế,… các bản án nặng nề đối với nhóm Câu lạc bộ Nhà Báo Tự do, đặc biệt là đối với Điếu Cày, người đã tạo được sự quý trọng trong đông đảo các tầng lớp sinh viên và trí thức bằng sự chính trực và ý chí không khuất phục của anh, gợi cho chúng ta nhớ lại bản án tử hình mà các thế lực độc tài Hàn Quốc đã giáng xuống cho Kim Dae Jung hồi những năm 80 của thế kỷ trước.

Rõ ràng là nhà nước sợ Điếu Cày. Có lý do để tin rằng các thế lực cải cách trong Đảng đã thỏa hiệp với giải pháp cách ly Điếu Cày ra khỏi xã hội trong khi họ đang xoay xở giàn xếp xung đột nội bộ và thực hiện những toan tính cải cách nhằm cứu vãn khủng hoảng.

Và đây chính là sai lầm của họ. Họ đã tính nhầm.

Sự sợ hãi lớn nhất của các thế lực cải cách là họ sẽ không kiểm soát được sự bùng nổ của xã hội một khi các định chế đóng vai trò gọng kìm duy trì bạo lực và bất công của nhà nước đối với xã hội được nới lỏng.
Nếu sự bùng nổ xã hội xảy ra thì không ai dám chắc, kể cả những người mới hôm qua đang ở đỉnh của quyền lực, có thể thoát khỏi sự giận dữ của bạo lực quần chúng.
Do đó, một cách bản năng, các thế lực độc tài, trước khi toan tính cải cách, có kế hoạch tiêu diệt hoặc cách ly những gương mặt đối lập có uy tín với mục đích là giữ quyền chủ động trong toàn bộ tiến trình cải cách.

Trực giác nói với họ rằng đó là một cách làm an toàn. Nhưng thực tế chứng minh ngược lại: nếu không có những gương mặt có đủ thẩm quyền đạo đức, như triển vọng đang hình thành từ sự chính trực và lòng dũng cảm của Điếu Cày, đứng ra lãnh đạo xã hội dân sự thì tất cả mọi cố gắng cải cách xuất phát từ xung đột quyền lực ở thượng tầng đều thất bại và xã hội sẽ rơi ngay vào bạo loạn một khi các định chế rạn nứt.

Xã hội Việt Nam ở giai đoạn này đã tích lũy một sự dồn nén quá lâu của những bất công xã hội mà trong ngắn hạn không có hướng điều tiết và hóa giải. Sức ép của sự dồn nén bất công này ngày càng có dấu hiệu bùng nổ. Nó chỉ chờ một cơ hội khi các định chế bạo lực nhà nước đã tạo ra sự bất công này rạn nứt.
Những thế lực cải cách trong Đảng sẽ mắc phải sai lầm rất lớn nếu nghĩ rằng họ có khả năng kiểm soát sức ép này. Thứ nhất, họ không có đủ tính chính đáng chính trị để làm điều này.
Thứ hai, họ không có đủ  quyết đoán để dùng bạo lực.
Thứ ba, ngay cả khi họ đủ quyết đoán hoặc do tình huống của những toan tính điên rồ, bạo lực nhà nước có nguy cơ sẽ làm sức ép bất công xã hội bùng nổ mãnh liệt hơn và thiêu cháy chính họ.

Nói ngắn lại: không có những gương mặt đối lập có đủ thẩm quyền đạo đức, nghĩa là có đủ sự chính trực và kiên định, để lãnh đạo xã hội dân sự, duy trì sự ổn định, thì mọi cố gắng cải cách thể chế ở thượng tầng đều có nguy cơ gây nên bạo loạn.

Gọi nó là quy luật hay gọi nó là kết quả của ý chí dân sự thì dân chủ vẫn là một tiến trình không thể đảo ngược. Các thế lực đang cầm quyền cũng đã hiểu ra điều này. Vấn đề còn lại là làm thế nào để có một cuộc chuyển tiếp dân chủ ôn hòa, không có bạo động, không có đổ vỡ, không có sự trả thù đối với thế lực cầm quyền độc đoán đã gây nên bất công và thảm họa, và quan trọng hơn cả là không để cho những thế lực cơ hội chính trị thao túng vì quyền lợi riêng tư. Một cuộc chuyển tiếp dân chủ như thế chỉ có thể xảy ra với sự tham dự của xã hội dân sự được lãnh đạo bởi những gương mặt đối lập có đủ thẩm quyền đạo đức để kiểm soát quyền lực, kiểm soát sự chuyển giao quyền lực giữa các phe nhóm, và để điều tiết nguy cơ bùng nổ của bạo loạn do sự dồn nén của bất công gây ra.

Chúng ta, những người bạn của Điếu Cày và của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do có lý do để lạc quan; các bản án nặng nề đối với anh và bạn bè anh một lần nữa khẳng định tính chính trực và lòng dũng cảm, không khuất phục của họ. Nhà tù và sự sợ hãi của quyền lực đối với họ khẳng định thẩm quyền đạo đức của họ.

Thế lực cầm quyền đã tính nhầm với những bản án phi lý và bất công cho Điếu Cày và các bạn của anh. Nhưng ở trong lao tù hay được tự do, cuộc vận động chuyển tiếp dân chủ ôn hòa của chúng ta vẫn rất cần những người như họ.

Chúng ta chúc họ chân cứng đá mềm.


Nguồn : TẠIDAY

21 thg 9, 2012

HỘI NGHỊ NGÀY MAI: "THỎA HIỆP" HAY " ĐÁNH NHAU"TIẾP ?

Ngày mai, Bộ chính trị sẽ nhóm họp 5 ngày để đi tới kết luận một số vần đề được đưa ra mà chưa kết luận trong kỳ họp kiểm điểm lần trước;
Các ý kiến chưa ngã ngũ vừa qua đã được giao cho Ủy ban Kiểm tra, xác minh để trình hội nghị Bộ chính trị lần này...

Các kết luận này sẽ được "luật đảng" hóa bằng hình thức đưa ra Ban chấp hành Trung ương xin kiến và có thể tiến hành biểu quyết để hợp thức hóa, bằng hình thức tập trung dân chủ tức số đông thống trị số ít; thiểu số phục tùng đa số trong phiên họp tháng 10...

Song song với diễn biến của các cuộc kiểm điểm của các ủy viên Bộ Chính trị là việc xảy ra các vụ án và các vụ bắt giữ một loạt cán bộ ngân hàng và cán bộ liên quan tới hoạt động kinh tế;

Dư luận vỉa hè cho rằng đây là cuộc ra tay của các nhóm ích bằng những cú ra đòn giáng thoi vào đội hình của nhau để nhằm mục đích phá vỡ thế quân bình phân chia quyền lực và thế bố trí chiến lược về nhân sự.
Dư luận vỉa hè vẫn đang đồn đoán về cuộc chiến giữa 2 nhóm lợi ích đang kình nhau trong trận chiến vừa qua: Nhóm lợi ích quây xung quanh Chính phủ và thân Chính phủ và nhóm lợi ích Đảng ...

Nhóm "lợi ích Đảng" muốn siết lại kỷ cương Đảng,chấn chỉnh lại các hoạt động kinh tế,quá trớn, sa đà của nhóm lợi ích đang nắm quyền sinh quyền sát các yết hầu kinh tế như các vụ án Vinashin,Vinalines,Ngân hàng...

Hiện nay, việc bắt giữ được Dương Chí Dũng đang là một ẩn số và các thông tin liên quan tớ nhân vật này đang bị giữ kín như bưng: liên quan tới ai, Dương Chí Dũng ăn chia với những ai; ai tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn ?Riêng vụ án Dương Chí Dũng đã hé lộ sự phân hóa,phân tâm sâu sắc trong ngành công an, lực lượng điều tra?

Trong cuộc chiến vừa qua, để tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi nhất là đối với các lão thành, đang trở thành một thế lực gây áp lực không nhỏ đối với chính trường Việt; nhóm lợi ích Đảng đã giương ngọn cờ chống tham những và cuộc chiến nhằm mục đích bảo vệ những "nồi cơm chim", diệt trừ sâu rầy để tấn công nhóm lợi ích chi phối các "mâm xôi có thịt" ( mượn ý của Trần Đăng Tuấn )...

Đây là cuộc chiến có những nét đặc thù và một bên đều có những chỗ mạnh,yếu khác nhau, chí tử về thế quân bình chiến lược, chiến thuật...

Có một vài thông tin cho biết: Cuộc chiến trong kỳ họp Bộ Chính trị sắp tới sẽ dẫn tới một kết cục thỏa hiệp, trung dung vốn là tư chất của TBT Nguyễn Phú Trọng nhằm cân bằng sự kình nhau giữa 2 "đầu lĩnh" Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang...

Nếu quả thực dẫn tới kết cục này thì đây là kết cục của một cuộc "đẽo chân cho vừa dày" bởi sự vụng về của anh thợ giày nửa mùa, nghiệp dư; thực tế những xung đột trong vừa qua đang đòi hỏi một sự ngã ngũ trong các vấn đề kinh tế xã hội đã và đang tích tụ biết bao những vấn đề bức xúc rất dễ gây cháy nổ thành các đám cháy lớn...
Nếu không làm rõ trắng đen để điều trị nhanh, dứt điểm thì sẽ dẫn tới những những tích tụ thành các khối u ác có khả năng làm vỡ tan những mảng lớn của xã hội....

Vậy thì chỉ còn cách là phải đánh nhau tiếp thôi ? Ai đánh,đánh như pía nào,vũ khí gì và khả năng đột phá đến đâu ? Đây là những vấn đề đang như trong hũ nút khiến cho dư luận vỉa hè không có điều kiện tham chiến...

Một thách thức không nhỏ của nhóm nhân danh đại diện cho những "nồi cơm chim" đó là họ đang phải đối đầu với một số đông đang bị liên lụy bởi các " mâm xôi có thịt "chi phối; Do vậy mà lực lượng này không thể không tính đến cái tình cảnh " chú lúc ni, mi lúc khác" hoặc "chân mình những lấm bê bê nỡ nào cầm đuốc mà rê chân người"; " Đã trót tương đồng trong một quán; Dẫu trà ôi rượu độc cũng là duyên "...Cái xu hướng chủ đạo số đông này rất có khả năng chi phối níu áo để ghìm cái cuộc họp Bộ Chính trị ngày mau vào kết cục "thỏa hiệp "...

Cái kết cục thỏa hiệp này rất dễ đẩy nhóm ích nhân danh những "nồi cơm chim" vào thế "Sượng sùng giữ ý rụt rè; Đã nhìn rõ mặt mà phải e cúi đầu..." vì cái sự thất thố nhãn tiến bởi những cú ra đòn kiểu "Cao Biền dậy non"; Và nếu phái của nhóm ích của những mâm xôi có thịt giữ được tỷ số hòa,tức thắng trên sân khách...thì đây là một bài toán nán giải, một cái thế rất dễ dẫn tới bế tắc toàn cục, đẩy đất nước vào "con đường hầm không lối thoát"; Sự bế tắc này không chỉ đối với cái Đảng đang nắm trong tay quyền sinh, quyền sát mà cả với tương lai tiền đồ,đất nước,dân tộc...

Liệu phái nhân danh "nồi cơm chim" có dám, có đủ khả năng quyết đấu đến cùng bởi cái chí khí: "Áo xiêm, ràng buộc lấy nhay; Vào luồn ra cúi công hầu làm chi "; "Phong trần mài một lười gươm;Những phường giá áo túi cơm sá gì" ... dẫu biết mình rồi sẽ bị rơi vào tình cảnh chết đứng như Từ Hải ???

Nếu ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang có thật sự muốn mở ra một kỷ nguyên mới cho Đảng Cộng sản VN, cho tiền đồ dân tộc thì nên đẩy cuộc chiến cho tới bờ tới đích, cho đến đầu đến đữa; còn khi đánh rắn không dập dầu thì sự nguy hại không chỉ cho riêng tương lai chính trị của các  ông...

Sau cuộc chỉnh đốn Đảng lần này, nên tiến hành một cuộc cách mạnh về thể chế, thực ra là trở lại mô hình Hồ Chí Minh, đổi tên Đảng Cộng sản trở lại là Đảng Lao động Việt Nam; cho tái thành lập lại 2 đảng Dân chủ và Xã hội như trước năm 1975...Có điều Đảng Dân chủ và Xã hội lần này nên là những Đảng chính trị thực chất chứ không phải là những món đồ trang sức..Chỉ có đó cách đó mới cứu Đảng cộng sản thoát khỏi tình cảnh vô lối,lăng loàn do sự chi phối, lộng hành của nhóm lợi ích" mâm xôi có thịt"...đang kéo bè kéo cánh làm tan hoang cơ đồ đất nước,dân tộc...

Nguồn: PHAMVIETDAO

CUỘC NHẬU NHẸT VĨ ĐẠI MANG NHÃN MADE IN VIỆT NAM


Họ đang cười vào mũi chúng ta, thách thức NQ4, thách thức Ý Đảng và cả Lòng Dân: "...Qua kiểm điểm đã khẳng định Ban Cán sự đảng Chính phủ luôn kiên định với Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng Chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh, đường lối của Đảng; trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc; ...".

Họ coi chúng ta là những đứa thiểu năng, họ muốn nói gì thì cũng sẽ nghe và tin vậy.

Related:
Hiện nay có đến 80% số nợ xấu (from 415.000 tỷ - dịch ra tiếng H'mong là mỗi người Vietnam, bất kể gái trai già trẻ phải chịu mất 3 700 000 ) thể hiện trên sổ sách đã hoàn toàn mất trắng do tham nhũng, do lãng phí, làm ăn kém hiệu quả....

Nếu gia đình bạn có 4 người thì đã đủ xây một "ngôi nhà tình nghĩa" cho chính bạn.  

Nếu đổi 332 ngàn tỷ đó ra $US theo tỷ giá bây giờ, nó là gần 16 tỷ $US.
Nếu số tiền đó chỉ gồm những tờ 100 dollar, nó cao gấp 2 lần đỉnh Everest.
Nếu xếp dọc những tờ 100 dollar đó, nó chỉ dài có.... 25 000 Km thôi, bạn ạ.

Nghĩa là bạn thoải mái xếp đến đủ 8 lần Bờ biển Vietnam.

(Bạn có thể tự kiểm tra:

- Kích thước tờ Dollar - tất nhiên - cho mọi mệnh giá: 156 mm x 66mm
- Nếu tờ Dollar còn mới, thì 233 tờ sẽ dày 1 Inch.
- Bờ biển Vietnam cớ 3 300 Km)

- một màn kịch hay và được viết lên
bởi một nhà biên kịch thiên tài?

Cái ta cần biết là: Nhà hát nào cho chúng diễn và ai là Giám đốc Nhà hát đó?
 
(http://mafiovi.blogspot.com/2012/09/no-ay-cuoc-nhau-nhet-vi-ai-mang-ten.html)
Nguồn: PHAM V. DAO

BÌNH LUẬN VỀ CHUYẾN ĐI HỘI CHỢ...

Tối qua thấy hình ảnh trên VTV Thủ tướng Dũng gặp Tập Cận Bình rất lạ. Không phải một chuyến thăm cấp nhà nước, mà chỉ là một cuộc đi “họp chợ” ở tỉnh lẻ miền sơn cước, vậy mà được Trần Bình Minh lo toan cẩn thận cảnh đón rước rình rang từ sân bay, rồi hình ảnh thân mật khá khác thường dù là không có màn ôm ấp, “đồng phục” như với họ Đới rất đau mắt người dân yêu nước

Đúng một năm trước, nhưng lời lẽ thật ngọt ngào “tình hữu nghị” “giữa hai đảng” …, bắt tay day day rất lâu, cho tới lời bình thật “chí tình” trong phóng sự.

Chủ tịch nước vừa có cuộc gặp Hồ Cẩm Đào xong, lại tiếp tới màn này, chưa kể cả lũ lượt báo giới trong đó nào là Trần Gia Thái, Lê Phúc Nguyên vừa qua khấu đầu “học hỏi”, Nguyễn Chí Vịnh vừa “đối thoại” liền đăng đàn nhấn mạnh “giữ ổn định” mới ba hôm trước, … giữa lúc thái độ điên cuồng chưa từng thấy của chúng với Nhật làm cả thế giới lo ngại còn đang chưa dứt, trò lấn chiếm biển đảo của VN vẫn đang tiếp diễn cho tận tới mấy ngày nay (coi thêm luôn: –  Trung Quốc thành lập doanh nghiệp ở Tam Sa -VOA; - Công ty Trung Quốc xâm phạm Hoàng Sa - VNE).

Phải chăng vì vấn đề “đối nội”, mà bên này bên kia cùng muốn tìm sự hậu thuẫn từ ngoài, để rồi quên đi chuyện chủ quyền, quên rằng rất cần gìn giữ, tìm thêm mối quan hệ tốt với bạn bè tốt đang cùng cảnh ngộ bị tên đại Hán ngang nhiên gây hấn? Đó là chưa kể đến vài ba động thái, tưởng nhỏ nhưng vào thời điểm này nó lại rất không … bình thường.
Như vụ đưa tên trang Biển Đông được cho là của “thế lực thù địch” vào cái thông báo vội vã khác thường, rồi cũng vội vã mà không cần thiết tuyên bố không “thèm” vay tiền làm như vỗ mặt Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, khi ông tỏ thịnh tình lo lắng cho VN, là người đi đầu duy nhất xúc tiến mạnh mẽ hoạt động ngoại giao cố hàn gắn một ASEAN vừa bị thày trò đại Hán+Husen cho một cú trời giáng.
Vội cho cuộc vui “họp chợ” này ư?

Nhiều lắm những chuyện đáng kể, như những “món quà” vội bất chấp lòng yêu nước của nhân dân đang sục sôi nhưng lại bị đè nén, dập tắt đến tàn nhẫn.
Ví như 2 “món quà” mọn liên tiếp của nhà báo mọn “sọc dưa-tắc kè” Danh Đức từ trời Nam xa xôi cũng đầy vẻ vội vã, không biết có phải nhắm tới làm đẹp cho phiên chợ chiều này?

Chẳng lạ khi tiếng trống chiêng quảng bá cho một hình ảnh thân phương Tây, ghét Tàu đã nhanh chóng tắt ngấm mấy ngày nay.
Bởi người ta dường như cũng nhanh chóng nhận ra hệ quả phản tác dụng của nó. Bởi lúc này, khi vào cuộc đấu cuối, tranh thủ trái tim khối óc dân đen không còn mấy cần thiết, mà rất cần sự ủng hộ của thằng “bạn vàng” khốn nạn, cùng quý vị “kiên định lập trường” … trung thành với Thiên Triều đang ôm quả tạ ngồi đó chờ ném vào đĩa cân nào trong giây phút chót.


Nguồn : BASAM

Chuyến đi sứ kỳ lạ

Chiều ngày 20/09, trên danh nghĩa tham dự Hội chợ ASEAN-Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức đặt chân đến Quảng Tây, Trung Quốc. Chuyến đi của ông Dũng là một sự kiện đáng quan tâm trong thời điểm các cuộc đấu đá chính trị ngày càng khốc liệt trong hàng ngũ chóp bu Đảng CS.

Giữa lúc nước sôi lửa bỏng, chuyến đi bất thường của ông Dũng được phía TQ tiếp đón tại sân bay bởi Hoàng Đạo Vỹ - Phó Chủ tịch Khu tự trị Dân tộc Choang cùng với một vài quan chức cấp thấp khác. Sau đó, một buổi gặp gỡ với Tập Cận Bình cũng được diễn ra, hai bên lập lại những luận điệu 'hữu nghị', 'hợp tác'... quá nhàm chán mà ai cũng biết.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mời Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam sau khi họ Tập lo giải quyết xong các đối thủ trong Đảng CS Trung Quốc. Tuy nhiên, viễn cảnh về một chuyến thăm chính thức giữa Nguyễn Tấn Dũng - trên cương vị Thủ tướng Việt Nam và Tập Cận Bình - trên cương vị Chủ tịch Trung Quốc vẫn còn khá mịt mù.

Cặp đôi 3 Dũng và Tập Cận Bình cùng đeo cra-vat xanh, thể hiện sự đồng lòng, đồng phục?

Ông Dũng đang đứng trước nguy cơ bị truất phế quyền lực, có thể đây là chuyến đi sứ sang Tàu cuối cùng của ông trên cương vị Thủ tướng. Tuy nhiên, một kịch bản tháo chạy theo kiểu Hoàng Văn Hoan sẽ khó có thể xảy ra.

Các nhóm lợi ích dưới tay Nguyễn Tấn Dũng còn đang giữ rất nhiều tiền. Lượng tiền này có nguy cơ mất trắng nếu xảy ra một cuộc 'đảo chính' ngai vị Thủ tướng. Vì thế, chuyến đi Trung Quốc của Nguyễn Tấn Dũng mục đích chính là để tranh thủ sự ủng hộ của 'thiên triều' chăng?

Với một kẻ tham lam vô độ như Nguyễn Tấn Dũng, việc gì cũng có thể xảy ra. Chuyến đi sứ Tàu lần này sẽ quyết định tính 'sống còn' đối với ngai vị của Thủ tướng.

Chúng ta không thể biết tường tận những gì diễn ra đằng sau chuyến đi với những buổi thảo luận kín, nhưng hãy cứ luôn đề phòng các hợp đồng bán nước sẽ được mang ra để đổi chác.

Nguyễn Tấn Dũng luôn ra vẻ không thần phục Bắc Kinh, bởi vì ông ta chỉ thần phục đồng tiền. Hãy nhớ, sự 'thần phục đồng tiền' khiến ông ta bán cả Tây Nguyên cho TQ tràn vào khai thác bô-xít. Đồng tiền cũng là nguyên nhân khiến Nguyễn Tấn Dũng trở nên mờ mắt và hoang tưởng.

Những kẻ độc tài hoang tưởng khi rơi vào đường cùng thường dùng mọi thủ đoạn để cố bám giữ quyền lực.

Sự hoảng loạn của Nguyễn Tấn Dũng khiến ông ta ban hành công văn 7169 rất dại dột đòi xử lý các trang Blog Dân Làm Báo, Quan Làm Báo, Biển Đông...

Nỗi sợ hãi mất quyền lực có thể dẫn đến hậu quả là một 'công hàm Nguyễn Tấn Dũng' 2012 theo chân người tiền nhiệm là TT Phạm Văn Đồng năm 1959.

Gần đây, dư luận vẫn râm ran kể cho nhau nghe chuyện vợ Thủ tướng thuê pháp sư, thầy bà cao tay để lập đàn giải hạn. Có người còn bảo hai vợ chồng 3 Dũng còn nhờ thầy yểm bùa các đối thủ chính trị... Biết sợ rồi chăng? Hóa ra kẻ vô thần đi theo Đảng từ hồi còn học lớp 3 như Thủ tướng cũng tin những chuyện này?

Dẫu sao tin đồn như trên khó kiểm chứng được. Nhân chuyện này, cũng muốn nhắc lại với Thủ tướng sự kiện mới xảy ra năm rồi đối với Trưởng ban Tổ chức TW Đảng Hồ Đức Việt. Chắc Thủ tướng còn nhớ, Hồ Đức Việt do quá hoang tưởng vì quyền lực nên mời thầy yểm bùa Tô Huy Rứa. Hậu quả là sau hội nghị TW 15, Hồ Đức Việt bị mất ghế Ủy viên Bộ Chính Trị, phải 'về vườn' một cách ê chề sau những tai tiếng ăn chơi bị bóc mẽ.
Nguồn : BON PHUONG

20 thg 9, 2012

Chỉ có Chính phủ VN ta mới có thể điềm tĩnh nổi


        Ban cán sự đảng chính phủ cũng vừa tự kiểm điểm xong sau một phiên kéo dài 5 ngày được loan báo là “nghiêm túc, cầu thị, thẳng thắn, trách nhiệm”. Những hạn chế, yếu kém được đánh giá thống nhất là: “Chưa thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước. Năng lực tư duy, tổ chức triển khai còn hạn chế. Thể chế hóa chủ trương, nghị quyết của đảng có mặt còn chậm, chưa sát thực tiễn. Hiệu lực, hiệu quả điều hành chưa cao, kinh tế, xã hội còn nhiều mặt yếu kém. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chưa đạt được mục tiêu đã đề ra là ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Một số lãnh đạo tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và bức xúc trong xã hội” (nguồn: website chính phủ )
          Ồ, như thế thì quả là một chính phủ quá yếu kém.

          Dương Chí Dũng được loan báo là đã bị bắt, nhưng chưa thấy thêm bất kỳ thông tin gì, cho dù chỉ là một bức ảnh.

          Sau một tháng bị bắt giam, ông trùm tài phiệt Nguyễn Đức Kiên được cơ quan điều tra thông báo là sẽ khởi tố 2 tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 139 và 165 bộ luật hình sự- Hai khung tội đều có mức cao nhất đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
          
          Ở một động thái khác, cơ quan điều tra quyết định bắt giam thêm 2 thuộc cấp của bầu Kiên: giám đốc và kế toán trưởng công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội Trần Ngọc Thanh- Nguyễn Thị Hải Yến.
          
           “Cú sút” bầu Kiên cùng sự kiện ACB thêm một kịch tính khi hôm qua 19/9, cả Chủ tịch và 2 Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng thương mại cổ phần Á châu ACB đồng loạt từ nhiệm. Ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch ACB (cựu Bộ trưởng Kế hoạch- đầu tư) được cho là “vì lý do sức khỏe”. 2 Phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang được loan báo là “vì lý do cá nhân”.

          Cùng lúc, Phó chủ tịch ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ông Phạm Trung Cang, cũng có đơn từ nhiệm vì “lý do cá nhân”. Tuy nhiên theo lời ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Eximbank thì ông Cang từ nhiệm “do liên quan đến trách nhiệm điều hành khi còn làm việc tại ACB".

          Ông Phạm Trung Cang nguyên là Phó chủ tịch HĐQT ACB được cử sang làm đại diện của nhóm ACB tại Eximbank và được bầu làm Phó chủ tịch HĐQT Eximbank vào tháng 4/2010. Đến 1/1/2011, theo quy định của ngân hàng nhà nước một cá nhân không được làm thành viên HĐQT của hai doanh nghiệp, ông Cang đã thôi Phó chủ tịch ACB để chỉ làm Phó chủ tịch Eximbank.
          Trước đó, Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải cũng được báo là “từ nhiệm vì lý do cá nhân”, nhưng sau đó vài ngày bị bắt.

          Trên một “trận chiến” khác, báo chí được một tuần rầm rộ tổng tấn công đả phá 2 trang blog mang tên “Quan làm báo” và “Dân làm báo”, sau một lệnh của Thủ tướng được phát ra từ công văn hỏa tốc của văn phòng chính phủ cho rằng những trang blog này đã “đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống đảng và nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch” và nghiêm cấm “cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động” này (nguồn: website chính phủ )

          Ở một động thái khác, trước đó, Trưởng văn phòng đại diện công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn (SGI), ông Nguyễn Duy Hưng đã bị bắt vì hành vi “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. SGI là công ty của đại biểu quốc hội giàu có tiếng tăm Đặng Thành Tâm.

          Cùng lúc đó, thêm một nhân vật nữa bị bắt giữ vì tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”: bà Nguyễn Thị Bích Trang, nhân viên công ty cổ phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (ITACO). Đây là doanh nghiệp của bà chủ Đặng Thị Hoàng Yến, chị ruột ông Đặng Thành Tâm, cựu đại biểu quốc hội vừa bị phế truất.

          Không nghe bà Yến lên tiếng. Nhưng ông Đặng Thành Tâm đã có văn bản, được gọi là “đơn kêu cứu” gửi Bộ Chính trị. Đơn của ông Tâm đồng thời được gửi cho nhiều vị đại biểu quốc hội đương nhiệm và cơ quan báo chí. Trong suốt mấy ngày qua, điện thoại của ông Tâm không liên lạc được. Còn bà Yến chị ông Tâm, nghe nói đang ở Mỹ.

          Nhiều lúc, nhiều người cũng chỉ muốn an phận, thôi thì mặc, như ai đó từng bảo “mọi việc đã có đảng và nhà nước lo”. Nhưng nhiều sự thể liên tiếp, dồn dập đến mức người điềm tĩnh nhất cũng phải nhổm dậy hỏi: đó là cái gì?


Nguồn : TRUONGDUYNHAT

Trung Quốc bị mắc mưu chiến lược tại Châu Á - Thái Bình Dương?

Những tưởng vụ Scarborough, biển Đông mà Trung Quốc làm cho dậy sóng tạm lắng xuống thì tranh chấp biển đảo ở Hoa Nam nổi lên quyết liệt giữa Nhật Bản-Hàn Quốc, Nhật Bản-Đài Loan là 3 đồng minh của Mỹ và nóng nhất là Nhật Bản-Trung Quốc. Điều gì đang xảy ra?
 
Nhiều người cho rằng với Trung Quốc, Mỹ giống như kẻ “thả gà ra để đuổi bắt”. Nghĩa là dung dưỡng cho Trung Quốc phát triển hơn 30 năm nay, giờ thấy Trung Quốc lớn mạnh mới hốt hoảng kiềm chế, đối phó…, rằng, đã quá muộn cho Mỹ khi phát hiện ra Trung Quốc có ý đồ truất ngôi bá chủ…Nhầm to đấy, chê Mỹ như vậy chẳng khác nào chê “đĩ không biết vén váy”.
Mỹ được mệnh danh là thực dụng, điều này nói lên tính khoa học và tính thực tiễn của Mỹ. Mỹ làm điều gì cũng phải có lợi, đúng lúc, đúng nơi.
 
Mỹ trở lại châu Á-TBD là do Trung Quốc và các nước trong khu vực này “mời” Mỹ đến đấy chứ!. Ai bảo tàu Cheonan bị chìm làm chi (té ra bị chìm là do chính mìn của Hàn Quốc); ai bảo Trung Quốc vào tháng 10/2011 định ăn tươi nuốt sống Nhật Bản trong vụ Nhật bắt tay thuyền trưởng vô danh tiểu tốt xâm phạm Senkaku làm chi…
Mỹ trở lại châu Á-TBD mới chỉ bằng tuyên bố, trong đó hùng hồn nhất là sẽ điều 60% lực lượng hải quân sang châu Á-TBD, đồng thời tiến hành một vài hoạt động cài thế, nhưng khu vực châu Á-TBD này đã nổi sóng.
“Tội” nhất là Nhật Bản. Bổng dưng, Nhật Bản phải lao vào vòng tranh chấp chủ quyền biển đảo gay gắt, quyết liệt với Nga, Trung Quốc và ngay cả 2 đồng minh là Hàn Quốc và Đài Loan, đặc biệt là Trung Quốc.
 
Tại sao Trung Quốc lại quyết liệt như vậy?
Ngay sau khi Chính phủ Nhật Bản công bố mua lại 3 hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân, mà vốn trước đây là cho thuê. Việc quốc hữu hóa mấy hòn đảo bị Bắc Kinh gọi là phi pháp và không có hiệu lực, đồng thời đe dọa thi hành biện pháp tùy thuộc theo sự phát triển tình hình.
Nếu như cho rằng, trước thềm Đại hội lần thứ 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc, cần lái sự chú ý của công chúng khỏi những vụ xì-căng-đan om sòm của nội bộ đảng cầm quyền, gắn với tên tuổi Bạc Hy Lai, Cốc Khai Lai và những danh tính khác, để chỉ ra rằng đảng và nhân dân Trung Quốc là một khối nhất trí…thì những hành động vừa qua của Trung Quốc kể cả điều 6 tàu Hải giám ra khu vực tranh chấp cũng chỉ đạt mục tiêu chính trị, vô thực.
Về phần mình, Chính phủ Nhật Bản cũng quan tâm khai thác chủ đề yêu nước, bởi rất cần phải xả van, hóa giải những dồn nén của công luận xã hội bắt nguồn từ những vấn đề chính trị trong nước. Đồng thời quan trọng nhất là đã đến lúc Nhật Bản được “cởi trói”, được tự mình tái vũ trang để chống lại “kẻ bắt nạt” (tất nhiên không phải là Hàn Quốc và Đài Loan) một cách “danh chính ngôn thuận”.
Nhật Bản tái vũ trang, không phải là chuyện đùa cho bất cứ quốc gia nào ở châu Á, nhất là Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà vị Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản tuyên bố: “Cần giữ nhà máy điện hạt nhân để răn đe…”. Điều này ai cũng hiểu và không có một chút nghi ngờ về khả năng, công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân trong tầm tay của Nhật Bản. Nhật Bản muốn là có.
Nhật Bản tái vũ trang, Trung Quốc phải cẩn thận, phải “suy nghĩ 2 lần”. Khu vực châu Á-TBD, Trung Quốc không thể muốn gì được nấy.
Rốt cuộc, tình hình tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nóng lên ai được lợi, Trung Quốc hay Nhật Bản?
 
Trung Quốc đã lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để trục lợi, nhưng quá đà. Nếu không có những kẻ quá khích nhảy xổ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khiêu khích. Nếu như không có hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật trên khắp Trung Quốc, xé cờ Nhật, chặn xe đại sứ quán… kích hoạt, hun nóng máu dân tộc Nhật  thì Nhật Bản chưa có cơ hội để quốc hữu hóa.
Nên nhớ rằng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc chỉ có thể gây nên khủng khiếp trong lòng đất nước Trung Hoa, nhưng chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Nhật Bản thì đã từng gây khủng khiếp cho cả thế giới.
 
Đến đây, dư luận có một câu hỏi mà không đặt ra thì không hiểu được bản chất của một vấn đề, rằng, Mỹ ở đâu và có vai trò gì?
Còn nhớ sự kiện ngày 16/3/2012 khi Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng vệ tinh vào ngày 12-16/4. Ngay lập tức Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Đài Loan cũng tuyên bố sẽ đánh chặn nếu nó bay sang không phận.
Không như các lần trước, lần này họ không chỉ nói suông. Nhật bản từ ngày 6/4 đã triển khai xong hệ thống đánh chặn ở phía đông gồm rất nhiều bệ phóng. Hàn Quốc cũng thế, triển khai xong các hệ thống đánh chặn phía tây với một tinh thần “nếu tên lửa Triều Tiên xâm phạm không phận của họ dù chỉ 1cm sẽ tiêu diệt”. Còn Mỹ thì đem thi thố sử dụng trang bị cực kỳ hiện đại trong dò tìm phát hiện tên lửa như radar X-Band và chia xẻ thông tin cho Nhật, Hàn…Sự chuẩn bị của 3 nước này có vẻ rất chi là “hồ hởi”.
Vệ tinh thì phóng không thành công, nhưng cái “của nợ” mà Mỹ, Nhật, Hàn và Đài Loan đã triển khai thì còn tồn tại hay không và nếu tồn tại thì để làm gì, với ai… chỉ có Trung Quốc mới trả lời được.
 
Thế trận ở châu Á-TBD, Mỹ và đồng minh đã cài xong.
 Còn bây giờ? Đương nhiên Mỹ và đồng minh phải tăng cường lực.
Nếu Trung Quốc cho rằng, Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng thì sẽ yếu đi, lúc đó Trung Quốc có quyền mơ ước. Có thể đúng, nhưng, Mỹ cũng có nhiều nước cờ hay để chơi với Trung Quốc.
“Cởi trói” cho Nhật Bản để chia xẻ trách nhiệm cũng đủ kiềm chế Trung Quốc. Tình hình đã khiến Nhật Bản không muốn không được khi mà Trung Quốc đang chuẩn bị ăn tươi, nuốt sống để trả thù cho nỗi nhục thế kỷ trước, như họ đã từng nói.
Vậy là, điều lo ngại của các quốc gia khu vực châu Á-TBD đã xuất hiện. Nhật Bản tái vũ trang chỉ là vấn đề thời gian.
 
Té ra thế giới cũng lắm người tài. Trung Quốc rất giỏi lợi dụng thời cơ thì Mỹ, Nhật, Hàn cũng thế, nhưng họ trên Trung Quốc một bậc bởi họ không chỉ thụ động lợi dụng mà còn giỏi tạo ra thời cơ để lợi dụng.
Trung Quốc sẽ làm gì khi về thế, Mỹ và đồng minh đã cài xong, về lực cũng đã được tăng cường, và, trong khi chính cái thế trận này Trung Quốc đang bị bao vây là chắc chắn?.
 
Xem ra ý tưởng dùng thuốc nổ cài vào tàu cá để tấn công hải quân Mỹ của ông tướng Hải quân Trung Quốc nào đó; dùng sức mạnh hải quân bắt nạt, đe dọa, lấn lướt các nước nhỏ để tranh dành vài hòn đảo không người trên biển… của các nhà chiến lược, học giả uyên thâm, những “đại trượng phu” của Trung Quốc sao quá tầm thường so với ý tưởng chiến lược của Mỹ và đồng minh trên khu vực châu Á-TBD.
Chẳng lẽ có được mấy hòn đảo giữa biển, Trung Quốc mới trở thành cường quốc biển hay sao?
 
Theo ông trung tướng Lưu Á Châu, tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, khi thảo luận vấn đề Đài Loan có một quan điểm được nhiều người tán đồng như sau: “Đài Loan như một cái ổ khoá. Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan thì ổ khoá ấy sẽ khoá chặt cánh cổng lớn của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không có lối ra biển cả”. Và ông Lưu Á Châu phản bác: Vậy, Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc biển, đâu có thể ngăn cản anh hàng xóm Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc biển. Eo biển Dover của Pháp cách nước Anh có 28 hải lý, Anh Quốc có thể ngăn cản Pháp trở thành cường quốc biển không?”.
Chưa dừng ở đó, ngày nay nhiều học giả Trung Quốc còn cho rằng Biển Đông là “sinh mạng của Trung Quốc” nữa cơ…thì quả là một sự ngụy biện cực đoan nguy hiểm.
Đúng vậy, một nước lớn mà tư tưởng dân tộc, hẹp hòi chi phối đường lối chiến lược thì khó mà thành một cường quốc khiến cho thế giới tâm phục khẩu phục, đặc biệt là khi muốn trở thành một cường quốc biển.
Vậy, cuộc chiến Trung – Nhật liệu có xảy ra không? Xin đừng tốn giấy mực để bàn luận chuyện này. Không đời nào xảy ra.

Nguồn : NGUYENNGOCTHONG