Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

1 thg 3, 2011

RÙA HAY BABA - Cái chính nằm ở đâu ?


CHUYỆN CŨ NGHE KỂ LẠI :
Những ngày đầu cách mạng tháng Tám thành công (1945) dạo ấy, nước sông Hồng lên to, trời vẫn mưa rất nhiều.Đứng trên đê, cho chân xuống có thể khỏa tới mặt sông. Nước Hồ Gươm ngập tràn tới phố Bảo Khánh. Trên mặt đường Lê Thái Tổ, một “cụ Rùa” to bằng vành bánh xe đạp bò lổm ngổm. Một ông lái xe ba -gác bắt gặp, thấy rùa to quá bèn bắt, lật ngửa ra, đặt lên xe, kéo về tận nhà ở phố Phan Phù Tiên, với dự tính làm một bữa rượu “liên hoan” no say với mấy vị hàng xóm.
Nhận được tin quần chúng, Công an Quận I- Hà Nội lúc bấy giờ, đã nhanh chóng cử hai chiến sĩ truy đuổi tới tận nhà đối tượng. Lúc ấy “cụ Rùa – tù binh ” vẫn còn nằm phơi bụng trên xe ba gác.
Cùng chứng kiến sự việc này từ đầu tới cuối có công an viên Lê Thế Hùng – chiến sĩ lực lượng Công an Xung phong ( Nay là cán bộ nghỉ hưu đã ngoài 80 tuổi vẫn còn sống tại Hà Nội).

Mười một năm sau, (1956), một cơn bão đổ bộ vào Hà Nội, cây cối đổ ngổn ngang. Một lần nửa nước Hồ Gươm lại tràn lên phố Bảo Khánh. Trước cửa Đền Hàng Trống lại một “cụ rùa” đang bò trên mặt đường. Mưa như trút nước. Không có đèn. Trời tối như mực.Một ông Xích lô đang cố chạy xe về nhà, tình cờ phát hiện, liền nhảy xuống, hai tay bê mai “cụ rùa”, cố sức đặt vào xe, rồi dẩy vội vào ngõ Hàng Hành. Sau đó, một mình ông ta dùng dây thừng thắt vào cổ “cụ rùa” kéo lên xà nhà để chuẩn bị xẻ thịt.
Được sự giúp đỡ của quần chúng, một lần nữa Công an Quận I – Hà Nội lại kịp thời can thiệp giải cứu cho cụ rùa này. Nhưng do bị dây thừng thít chặt cổ khi treo lên xà nhà, nên rùa rất yếu. Để phục hồi cho Rùa, UBND Hà Nội đã cho thả cụ rùa này ở ao bán nguyệt cạnh chân núi Nùng trong khuôn viên Vườn Bách Thảo (Hà Nội).

TẠI CỤ ỐM
Trong những ngày đầu xuân, “cụ” rùa Hồ Gươm là vấn đề nóng ran trên báo chí, diễn đàn. Mỗi khi “cụ” nổi, thông thường người ta lại gán với một hiện tượng linh thiêng nào đó. Nhưng giờ ngày nào “cụ” cũng nổi, dù chẳng có sự kiện gì, thì người ta mới tá hỏa: “Cụ” đang bệnh trọng! Mạng sống của “cụ” đang bị đe dọa với những vết thương, vết lở loét ngày một lan rộng.
Nhân dịp cả nước đang lo lắng dõi theo tình hình sức khỏe “cụ” rùa, xin đưa ra vài lời tranh luận về những điều còn chưa rõ ràng quanh “cụ” rùa Hồ Gươm, nhằm có một cái nhìn nhiều chiều, thấu đáo, để chúng ta hiểu hơn nữa và trân trọng, yêu quý hơn nữa “cụ” rùa – linh vật sống của dân tộc Việt.

Tôi cứ nhớ mãi cái lần đầu tiên ngồi trong căn phòng bừa bộn toàn sách trên tầng 2 căn phòng nhỏ của PGS.TS. Hà Đình Đức, còn được gọi là “giáo sư rùa”, trò chuyện với ông về rùa Hồ Gươm.

Thi thoảng, tôi lại lỡ miệng gọi cụ rùa là “rùa”, là “con”… lập tức bị ông nhắc nhở là nói trống không, thiếu tôn trọng. PGS. Hà Đình Đức lý sự thế này: “Tôi từng này tuổi còn phải gọi “cụ” rùa bằng “cụ”, anh có ba chục tuổi đầu mà gọi “cụ” là con thì khó nghe lắm”. Những lần sau, khi nói chuyện với ông Đức, cứ phải kính cẩn gọi “cụ” rùa Hồ Gươm bằng “cụ”, dù “cụ” chẳng phải loài người. Như thế, PGS. Hà Đình Đức vui lắm, tiếp chuyện rôm rả.
Thi thoảng, tôi trộm nghĩ, nếu loài vật mà nhiều tuổi hơn mình, mình phải gọi bằng anh, bằng chị, bằng chú, bằng bác, hay bằng cụ nếu nó bằng tuổi cụ mình, thì quả là ngớ ngẩn. Nhưng với rùa Hồ Gươm, cả nước, từ cháu bé bi bô biết nói đến cụ già tóc bạc, từ cô công nhân quét rác ven hồ đến quan chức lớn, đều đã kính cẩn gọi rùa Hồ Gươm bằng “cụ” cả rồi.

Việc gọi rùa Hồ Gươm bằng “cụ”, cũng có cái lý của PGS. Hà Đình Đức, vì rùa Hồ Gươm vốn gắn với truyền thuyết trả kiếm báu của vua Lê Lợi. Hồ Gươm và rùa đã thành những thứ linh thiêng, là hồn cốt của đất nước, nên việc gọi rùa Hồ Gươm bằng “cụ” đã nhận được sự hưởng ứng toàn diện.

Nhưng từ ngày tìm hiểu về rùa khổng lồ, cho đến khi gặp PGS. Đức, tôi cứ lăn tăn mãi, rằng không hiểu “cụ” rùa Hồ Gươm là rùa, là giải, giải Thượng Hải, hay là ba ba khổng lồ?

Riêng PGS. Hà Đình Đức thì khẳng định “cụ” rùa Hồ Gươm là một loài mới hoàn toàn. Để chứng minh cho quan điểm của mình, ông đã sang tận Trung Quốc nghiên cứu về giải Thượng Hải, trao đổi với các nhà khoa học khắp thế giới, để tìm ra mọi điểm khác biệt, để chứng minh rùa Hồ Gươm không phải giải Thượng Hải. Vì theo quan điểm của ông, rùa Hồ Gươm là loài mới, nên ông đặt tên khoa học là Rafetus leloii, tức Rùa Lê Lợi.
Ông Đức đã chụp sọ giải Thượng Hải rất nhiều, rồi so sánh với sọ rùa Hồ Gươm bảo tồn trong chùa Hưng Ký và ông phân tích hai cái sọ khác nhau thế này: cái tù, cái nhọn; cái ổ mắt bầu dục, cái ổ mắt tròn; tỷ lệ ổ mắt so với sọ khác nhau; xương chẩm cái như thìa, cái gờ nhỏ; phía hàm dưới cái gần hình thang, cái nhọn; hình thái của mai cũng khác nhau...

Ngoài ra, thông tin chắc chắn nhất mà ông Đức đưa ra, để chứng mình rùa Hồ Gươm là rùa Lê Lợi chứ không phai giải Thượng Hải: Cuối năm 2004, Viện Công nghệ Sinh học đã xét nghiệm AND để so sánh rùa hồ Gươm với các loài rùa khác và kết luận “rùa hồ Gươm là một loài rùa mới, thuộc dòng rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ”.
Trong số hàng trăm GS, TS, chuyên gia rùa hàng đầu thế giới, cũng có một số nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm của PGS. Hà Đình Đức, như TS. Peter Maylan (Đại học Eckerd), GS. Kraig Adler (Đại học Cornell - Mỹ). Hai nhà khoa học này đã đồng ý với quan điểm của ông Đức rằng rùa Hồ Gươm thuộc loài rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ, loài thứ 5 có ở Việt Nam và cũng là loài thứ 23 trên thế giới.

trong nước, cũng có một số nhà nghiên cứu như Lê Trần Bình, Phan Minh Tuấn và Lê Quang Huấn, thuộc Viện Công nghệ sinh học (ĐHQG HN) khẳng định, rùa hồ Gươm thuộc loài rùa lớn mai mềm nước ngọt ở Việt Nam, được phân bố tại nhiều điểm khác nhau trên sông Hồng, sông Mã, sông Đà... thuộc miền Bắc và chưa từng được nghiên cứu phân loại.
Vì không chấp nhận quan điểm rùa Hồ Gươm là giải Thượng Hải, nên mới đây, ông đã từ chối cung cấp tư liệu, hình ảnh mới nhất về “cụ” rùa cho một chuyên gia nước ngoài, khi vị chuyên gia này liên hệ với ông. Vị chuyên gia này rất cần tài liệu về rùa Hồ Gươm để trình bày tại một hội thảo ở Singapore. Ông Đức từ chối là vì chuyên gia này từng tuyên bố “cụ” rùa Hồ Gươm là giải Rafetus Swinhoei ở Thượng Hải.
Thậm chí, tại Hội nghị toàn quốc khoa học sự sống diễn ra mới đây, PGS. Hà Đình Đức đã đề nghị Sách đỏ Việt Nam không nên gọi “cụ” rùa Hồ Gươm là con giải, để tránh việc hiểu lầm rùa Hồ Gươm với giải Thượng Hải và giải nơi khác.
Tóm lại, PGS. Đức sống chết khẳng định cụ rùa của chúng ta không phải là loài Rafetus Swinhoei, hay còn gọi là giải Thượng Hải. Dù gì đi nữa, cũng phải công nhận, ông Đức là người quá yêu “cụ” rùa. Chẳng thế mà, ông đã bỏ ra 20 năm trời nghiên cứu, bảo vệ “cụ” rùa của chúng ta, mà không cầu bất cứ lợi lộc gì.
Còn ý kiến các nhà khoa học trong và ngoài nước thì thế nào? Liệu “cụ” rùa đáng kính và đáng mến của chúng ta có phải là một loài mới hoàn toàn, chưa từng được biết đến trong bộ sưu tập rùa, giải của thế giới?

TRANH KHÔN
Trong khi PGS.TS. Hà Đình Đức và một số nhà khoa học kiên quyết khẳng định rùa Hồ Gươm là một loài mới, không phải giải Thượng Hải, thì một số nhà khoa học không phản đối, song nhất quyết không nghe.Số nhà khoa học khẳng định rùa Hồ Gươm cùng loài với giải Thượng Hải chiếm số đông. Các nhà khoa học nước ngoài, thuộc các chương trình bảo tồn rùa của quốc tế hoạt động ở Việt Nam, sau quá trình nghiên cứu, cũng khẳng định rùa Hồ Gươm là giải, cùng loài với cá thể giải Thượng Hải, hiện chỉ còn 2 con ở Trung Quốc.

Bộ xương rùa Hồ Gươm giữ ở chùa Hưng Ký mấy chục năm qua hiện được trưng bày ở Bảo tàng Hà Nội

Giám đốc Chương trình rùa châu Á, ông Douglas Hendrie, đã có nhiều năm bỏ công sức lặn lội, tìm kiếm rùa nước ngọt khổng lồ ở Việt Nam. Chính ông đã tức tốc cứu chú rùa nặng 90kg bị người dân Sơn Tây tóm được thả về hồ Đồng Mô.
Nhà khoa học nghiên cứu về rùa có tầm vóc quốc tế này đã làm các loại xét nghiệm cần thiết (kể cả làm xét nghiệm ADN tại một cơ quan trong nước là Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật cho khách quan) và khẳng định rùa Đồng Mô cùng loài với rùa Hồ Gươm, cùng loài với cả hai con giải hiện đang được nuôi dưỡng trong vườn thú ở Trung Quốc.Ông Peter Richard, chuyên gia bảo tồn quốc tế, nhà khoa học hàng đầu thế giới về loài Rafetus Swinhoei, cũng khẳng định như ông Douglas Hendrie, rằng rùa Hồ Gươm chính là giải, cùng loài với rùa Đồng Mô, tiêu bản ở Hòa Bình và giải Thượng Hải.

Ông Peter Richard đã từng mang 2 bộ xương rùa từ Việt Nam sang Trung Quốc để so sánh và xác định chúng cùng một loài. Như vậy, cả so sánh hình thái, xương sọ, xét nghiệm ADN, các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã khẳng định “cụ” rùa Hồ Gươm là loài giải nước ngọt khổng lồ.
Tất nhiên, PGS. Hà Đình Đức, người coi “cụ” rùa Hồ Gươm là thánh thần, không bao giờ chấp nhận khẳng định này của các nhà khoa học thế giới. Dù rùa Đồng Mô có là giải Thượng Hải đi chăng nữa, thì cũng chẳng liên quan gì đến rùa Hồ Gươm, vì rùa Hồ Gươm là loài mới, là “rùa Lê Lợi” – cái tên do ông đặt.
Trong khi đó, một số nhà khoa học trong nước, theo quan điểm phản bác rùa Hồ Gươm là giải Thượng Hải, thì lại coi rùa Hồ Gươm cùng loài với rùa Đồng Mô, cùng loài với tiêu bản rùa Hòa Bình và ở dọc sông Hồng. Các nhà khoa học thống nhất gọi rùa hồ Gươm, rùa Đồng Mô là rùa nước ngọt mai mềm khổng lồ và đây là loài mới của Việt Nam


Sọ rùa thu được ở Thanh Hóa. Ảnh PGS. Hà Đình Đức cung cấp

Như vậy, rõ ràng, đã xảy ra 3 quan điểm khác nhau về 4 cá thể rùa duy nhất còn tồn tại trên trái đất (2 ở Thượng Hải, 1 ở Hồ Gươm và 1 ở Đồng Mô).
Các nhà khoa học quốc tế khẳng định cả 4 con rùa đều là Rafetus Swinhoei.
Một nhóm nhà khoa học trong nước khẳng định 2 cá thể rùa ở Việt Nam là loài mới, không liên quan gì đến Rafetus Swinhoei, gọi là rùa nước ngọt mai mềm khổng lồ.
Quan điểm thứ 3 thuộc về PGS. Hà Đình Đức: Rùa hồ Gươm là loài mới, không liên quan gì đến rùa Đồng Mô và giải Thượng Hải.
Các nhà khoa học thế giới đã xét nghiệp ADN rùa Đồng Mô nên “nói đã có sách, mách đã có chứng”. PGS. Hà Đình Đức so sánh qua ảnh, và khẳng định trên đầu rùa hồ Đồng Mô có chấm trắng, vàng, trong khi đầu rùa hồ Hoàn Kiếm hoàn toàn trơn tru! Theo các nhà khoa học quốc tế, những khác biệt nho nhỏ về hình thái, kích cỡ hộp sọ, màu da… không thể khẳng định chúng khác loài, cũng như không thể nói người Kinh ở Việt Nam là người, còn người da đỏ ở châu Mỹ là giống loài khác.


Ông Nguyễn Văn Thường, người ở cạnh đầm Ao Châu khẳng định rằng cụ rùa Hồ Gươm là... ba ba!

Vậy tóm lại, rùa Hồ Gươm là giống loài gì? Việc xác định rõ giống loài không phải là tranh cãi cho vui, mà điều này cũng rất quan trọng, bởi muốn bảo tồn gene, trước tiên phải xác định được giống loài đã.
Chỉ có việc này, mà các nhà khoa học tranh cãi mãi, dân chúng không biết tin theo ai nữa.

Không tìm được câu trả lời ở các nhà khoa học, tôi đành tự đi tìm câu trả lời cho mình bằng cách đi thực địa. Sau quá trình nhiều ngày tìm hiểu về rùa khổng lồ từng tồn tại rất nhiều ở các hồ nước dọc sông Hồng, tôi có thêm một số phát hiện thú vị: rùa Hồ Gươm là… ba ba!Tôi đã mang hình ảnh rùa Hồ Gươm, rùa Đồng Mô chụp đủ các góc: đầu, đuôi, mai, riềm… cho người dân sống quanh đầm Ao Châu (Hạ Hòa, Phú Thọ) và đầm Minh Quân (Yên Bái) xem. Tất cả người dân ở vùng này đều gọi là giải hoặc ba ba. Tôi hỏi đi hỏi lại rằng đây có phải rùa không, song họ đều lắc đầu.


Ông Trần Trọng Dần, ở cạnh đầm Minh Quân, chỉ tay vào cụ rùa Hồ Gươm và bảo đó là con giải

Người dân sống ở quanh hai cái đầm rộng cả ngàn ha này đều đã quá quen thuộc với những con giải, hay còn gọi là ba ba này. Chúng to như cái nong, đêm bò lên bãi lau sậy thở pho pho nghe phát khiếp. Cách đây chừng 30 năm, loài giải này có rất nhiều ở một số hồ đầm ở Phú Thọ và Yên Bái, và người dân thường xuyên tìm cách săn bắt để giết thịt như giết ba ba.


Với người dân Yên Bái và Phú Thọ, rùa là loài mai cứng như thế này

Người dân ở vùng Phú Thọ, Yên Bái phân biệt rạch ròi hình thái giữa rùa và ba ba (hoặc giải) qua chiếc mai. Theo họ, loài mai mềm, có riềm quanh mai thì là họ nhà ba ba. Ba ba to bằng cái nong, sống cả trăm năm ở các đầm, hồ lớn thì gọi là giải. Còn loài mai cứng, không có riềm, ít thịt, thì là rùa.Nếu xét tiêu chí này (theo cách dân gian song cũng rất khoa học), và theo quan điểm của người dân vùng Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình… thì cụ rùa Hồ Gươm đích thực là con giải hoặc ba ba.
Quan điểm của người dân vùng này cũng được nhiều nhà khoa học Việt Nam và thế giới ủng hộ, thậm chí Sách đỏ Việt Nam, từ điển cũng ghi nhận

Rùa Hồ Gươm là loài mai mềm, có riềm xung quanh rất rộng, bị gọi là con giải hoặc ba ba



Người nghiên cứu làm sáng tỏ cuộc tranh cãi này là Thạc sĩ Nguyễn Quảng Trường (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam).
Theo anh, rùa Hồ Gươm từng được tìm thấy ở Thanh Hóa, Hoà Bình, Phú Thọ, Hà Tây (cũ). Nó cũng không phải là loài mới mà được phát hiện từ khá lâu với tên gọi là giải Thượng Hải, có tên khoa học là Refetus Swinhoei.Trong luận án thạc sĩ mà anh bảo vệ thành công, có sự nghiên cứu rất kỹ lưỡng về loài giải. Luận án có tên "Nghiên cứu đặc điểm hình thái và bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài họ ba ba Trionychidae ở Việt Nam".
Trong luận án, anh đã căn cứ vào mẫu xương mai và sọ của loài rùa ký hiệu HN01 lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội, thu tại Hồ Gươm vào năm 1968; mẫu xương mai ký hiệu T91 lưu giữ tại Bảo tàng động vật (Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội thu tại sông Mã, Thanh Hóa); Mẫu sọ ký hiệu NQT85, lưu giữ tại Viện sinh thái thu tại xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì, vào tháng 6-2001, và thấy tất cả những con rùa "chủ nhân của các mẫu này" đều thuộc một loài có tên là giải Thượng Hải. Loài này cũng được tìm thấy ở Nam Trung Quốc. Các mẫu của loài này hiện vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng tự nhiên Thượng Hải và vườn thú Thượng Hải.
Cuộc “cãi vã” rùa Hồ Gươm là rùa hay giải còn là vấn đề dài dài. Nhưng có một thực tế là loài rùa khổng lồ này đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng toàn thế giới. Với hai “cụ” rùa còn lại ở Việt Nam, một “cụ” có nguy cơ già nua bệnh tật, lại sống trong môi trường tù túng, ô nhiễm, một “cụ” có nguy cơ bị săn bắt rất cao, không thể dám chắc, các “cụ” còn tồn tại được trên đời bao nhiêu năm nữa.
LỜI BÀN CỦA THIÊN HẠ
Căn cứ vào hình dáng cũng như tập tính sinh hoạt thì rùa hồ gươm là loài giải vậy mà 1 vài người cú gán ghép cho nó thành cụ rùa :
- Rùa khác với ba ba căn bản ở cấu tạo của cái mai . mai rùa có cấu tạo thường cứng và nhô lên cao hẳn chứ không bẹt như giải . rùa có thể rúc cổ , chân , đuôi toàn bộ hoặc gần như toàn bộ vào mai còn giải thì không thể làm như vậy .mai rùa có cấu tạo từ nhiều lớp xếp chồng lên nhau , khi rùa lớn lớp trong sẽ đẩy dần lớp ngoài .
Rõ ràng loài rùa hô gươm không có đặc điểm cơ bản này của rùa .
Về tập tính sinh hoạt của rùa hô gươm cũng khác hắn với loài rùa mà giống với loài giải hơn vì ba ba ( giải ) dành phần lớn cuộc đời sống dưới nước còn rùa thì không đặc biệt với những con rùa già chúng thường dành phần lớn thời gian ở trên bờ để sưởi ấm ít xuống nước
Cái từ rùa hồ gươm cũng như công nhận rùa hồ gươm là biểu tượng văn hóa ở hà nội cũng mới chỉ bắt đầu khoảng hai chục năm trở lại đây . Ngày trước giải hồ gươm nhiều người ta còn bắt về ăn thịt , còn tổ chức săn bây giờ chỉ còn mỗi 1 con lại bắt đầu gắn nó với tâm linh giá kể còn vài con thì mọi chuyện chắc chắn sẽ khác . Gắn với tâm linh Việt Nam là rùa chứ không phải là giải hay ba ba . Có lẽ con rùa trong truyền thuyết hồ gươm đã tuyệt chủng lâu lắm rồi giờ chỉ còn lại con giải đang bày trong tủ kính và 1 con còn sống . Với những loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng như giải ( rùa ) hồ gươm thì theo tôi nên có cách giải quyết bảo vệ như những loài đông vật có nguy cơ bị tuyệt chủng khác ( không gắn với tâm linh ) nên bắt nên bờ chữa trị vết thương lấy mẫu xét nghiệm ADN xác định loài và lưu trữ lại ADN
ĐÂY NỮA TRÊN DIỄN ĐÀN VHTT
Đức Khổng Tử bẩu, đối với thánh thần thì "Kính nhi viễn chi". Nay mai tóm cụ lên chân tháp rồi vật ngửa cụ ra để chích choác cho cụ, bọn PTV lại làm mấy cái ảnh cận cái bụng trắng hếu của cụ với cái "đuôi rùa" nữa em e rằng mất đi sự e ấp nửa kín nửa hở lâu nay thì lòng tôn sùng cụ cũng giảm đi ít nhiều.
Riêng cái vụ xếp cụ vào đâu thì em thấy thế này: Chả hiểu vị GS rùa ngâm kíu 20 năm đã có được những kết luận dì về cụ ngoài chuyện quyết không chịu xếp cụ vào loài Giải Thượng Hải mà đặt tên loài mới là Rùa Hồ Gươm hay Rùa Lê Lợi (đều không được giới chiên da cuốc tế công nhận).
Chuyện cụ thuộc loài nào chắc cũng không khó xác định, nhưng rõ ràng rùa thiêng/ hay hơn giải/ 33 nên cụ được chuyển thành "rùa mai mềm". Nay mai mà đâu đó có cụ rùa (thật) nào cần làm biểu tượng nhưng phải là 33 thì sẽ thành cụ "33 mai cứng"; chứ chẳng phải chiên da, như em thôi cũng thừa kinh nghiệm phân biệt, rằng 33 thì mu mềm, rùa thì có quy đầu cứng.
Em mà được dự hội thảo của Thủ đô bàn chuyện cụ, em đề xuất suy tôn cụ là "Đế", trả đúng về laòi của cụ là "Giải", gọi cụ là cụ "GIẢI ĐẾ", đảm bảo vẫn khoa học mà cao quý.
À, vụ diệt rùa tai đỏ, sao thấy có anh đại da chuyên kinh doanh loại này bảo bây dờ rùa tai đỏ hạ giá rồi mà vẫn còn bán được cho TQ khoảng 200k/kg, anh ấy đề nghị được phép thu mua, kinh doanh mà không cho? Dờ phát động phong trào thi đua giật danh hiệu "dũng sỹ diệt diệt rùa (tai đỏ)" , mỗi đầu (rùa tai đỏ) giá mấy chục k thì chắc cũng khá hiệu quả, chứ mấy cái bẫy đang thử kia bắt được 1 vài chú 1 lần sập thì có lại với tốc độ tăng cấp số nhân của chúng không?
Em mới đọc VNN, không hiểu căn cứ dì để VNN khẳng định cụ mấy trăm tuổi? Cụ lại còn là chứng nhân nữa thì cụ đã thành người thật rồi
TIẾN SĨ NGUYỄN QUANG A NÓI GÌ
Rùa nổi: hưng hay vong?

Chuyện
rùa hồ Gươm nổi đúng vào ngày 1-1-2010. Tôi không tín vào những thứ huyền bí, nhưng vì muốn biết người xưa đánh giá thế nào về chuyện rùa xuất hiện, nên giở sách ra xem. Rùa đúng là một trong tứ linh, bốn con vật linh thiêng.
Ngày xưa vua Hạ Vũ trị thủy, có con rùa thần đội thư nổi lên từ sông Lạc, và đấy là Lạc thư, một trong hai thứ trụ cột của Kinh Dịch: Hà đồ, Lạc thư.
Trong Khổng tử thế gia, Tư Mã Thiên chép lời của Khổng tử: "Sông Hà không thấy xuất hiện Hà đồ, sông Lạc không thấy xuất hiện Lạc thư, ta thế là hết." Toàn thư chép rất rõ lời bình của Ngô Sĩ Liên về chuyện con rùa:"Rùa là vật linh thiêng vì nó có thể báo điềm trước, nhưng đời nào cũng thường có, không như rồng phượng và kỳ lân ít thấy. Thế mà đương thời cho rùa là điềm lành mà đem dâng cho nhiều thế là làm sao?
Còn như trên ức có nét chữ chỉ là những vết trắng, nét đen xen nhau mà thôi, bầy tôi nhận là văn tự, đó là chiều ý vua mà nói nịnh thôi, có phải thực có chữ đâu. Cho nên người làm vua phải cẩn thận sự ưa chuộng ""Chuyện rùa vàng đáng tin chăng? Chuyện thần giáng đất Sần, chuyện đá biết nói cũng có thể là có. Vì việc làm của thần là dựa theo người, thác vào vật mà nói năng.
Nước sắp thịnh, thần minh giáng để xem đứa hóa; nước sắp mất, thần cũng giáng để xét tội ác. Cho nên có khi thần giáng mà hưng, cũng có khi thần giáng mà vong.
An Dương Vương hưng công đắp thành có phần không dè đặt sức dân, cho nên thần thác vào rùa vàng để răn bảo, chẳng phải là vì lời oán trách động dân mà thành ra như thế ư? Nhưng thế cũng còn là khá. Đến như lo họa hoạn về sau mà nài xin với thần, thì lòng riêng đã nảy. Lòng riêng một khi nảy mầm thì lẽ trời theo đó mà mất, sao thần lại chẳng gieo cho tai họa!
Rùa vàng trút móng thiêng trao cho, bảo là có thể đánh lui được quân địch, đó là mầm họa chăng? Như chuyện thần ban cho nước Quắc ruộng đất mà sao đó nước Quắc cũng mất theo. Sau [An Dương Vương] quả nhiên như vậy. Thế chẳng phải là thần theo người mà hành động sao? Nếu không có lời nài xin [với rùa vàng], cứ theo đạo lý mà làm, biết đâu quốc thống lại chẳng được lâu dài?"
Nguồn : Tren net

3 nhận xét:

  1. truyền thuyết hay những vấn đề về " tâm linh" chỉ mang tính chất lịch sử.
    thiết nghĩ những việc " rùa thần", " giải thánh" có đúng không. chí ít với khoa học
    Rùa là con vật " tâm linh" bởi nó gắn với truyền thuyết của nước nhà từ ngàn xưa.
    Nếu bây giờ nói " rùa HG" là " giải HG" hay " baba HG" thì nó không hay. Không hay là do nó không thuận với tâm linh. nhưng nó hay với khoa học.
    Thế giới người ta chỉ biết 1 từ " rùa" còn đâu những thành phần khác sẽ là chi, là bộ thuộc " rùa". chính vì ngôn ngữ Tiếng việt quá phong phú đâm ra nhiều quan điểm trái chiều là như vậy.
    Thiết nghĩ, nếu đã xét nghiệm DNA thì độ tin cậy không phải bàn. còn xét về hình thái giải phẫu thì không thể kết luận hoàn toàn, cho dù sự khác nhau giữa 2 loài rất lớn. bởi còn phụ thuộc vào môi trường sống, có thể thay đổi chút ít để phù hợp với nơi sống, hay 1 lý do đặc biệt mà đại diện cá thể được xem xét có những sự giống và khác nhau. dẫn tới sai lầm, mâu thuẫn trong nhiều vấn đề.
    À, từ đó tôi thiết nghĩ, HG có 1 hay mấy cá thể rùa ? Thời điểm này người ta bắt được 1 con khẳng định nó cùng với giải TH, thời điểm khác có ai chắc chắn đó là con lần trước nếu không gắn thiết bị theo dõi.
    việc phân tích DNA cũng phải công bố trình tự cụ thể để có độ tin cẩn cao nhất

    Trả lờiXóa
  2. nếu gọi baba là rùa thì khỏi phải tranh cãi

    Trả lờiXóa
  3. trước khi khẳng định là rùa hay baba cần phân biệt sự khác nhau giữa rùa với baba

    Trả lờiXóa