Ngay trước ngày Quốc hội khai mạc, sau cuộc họp bình ổn giá dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát, các báo ào ạt đăng lại tin của TTXVN dưới tiêu đề “Giá lương thực thực phẩm sẽ giảm 10-15%”.
Đáng lẽ nghe vậy bà con thiên hạ phải mừng đến rớt nước mắt. Tăng trong sức chịu đựng là được rồi, ở đây lại còn giảm, lại giảm đến 10-15%. Huống hồ, Bộ trưởng còn là bậc thượng thư, là tư lệnh ngành, nắm gạo nắm lợn trong tay. Lời nói của đại thần xưa nay đinh đóng cột chứ đâu phải đùa, đâu phải “Như dao chém xuống nước nước càng chảy mạnh”.
Đáng lẽ nghe vậy bà con thiên hạ phải mừng đến rớt nước mắt. Tăng trong sức chịu đựng là được rồi, ở đây lại còn giảm, lại giảm đến 10-15%. Huống hồ, Bộ trưởng còn là bậc thượng thư, là tư lệnh ngành, nắm gạo nắm lợn trong tay. Lời nói của đại thần xưa nay đinh đóng cột chứ đâu phải đùa, đâu phải “Như dao chém xuống nước nước càng chảy mạnh”.
Nhưng giá ngoài chợ như cành cong, con chim lòng tin của dân chúng cứ nghe cái gì đến giá là ngờ ngợ, là sợ.
Giá cả đang tăng khiếp đảm, như những mũi tên lao vun vút, cắm phầm phập vào lòng tin của dân chúng, nhất là “độ cong” của đà tăng, “độ thẳng” của chỉ số tăng giá lương thực thực phẩm, cái thứ mà người ta không thế cắt giảm hơn được nữa. Tăng đến mức một tờ báo, lại là tờ báo của ngành công an- đã giật tít “Công nhân nghỉ việc hàng loạt vì… đói”. Một tờ báo khác thì giật tít đầy kích thích, là “Giá thực phẩm tăng dựng đứng”.
Câu chuyện giá thực phẩm “dựng đứng” ngoài thực tế được phản ánh ít nhiều trong các báo cáo thống kê, cho dù, giữa giá thực tế và số thống kê là một trời một vực. Lần lượt hai thành phố lớn nhất nước, có tính chất đầu kéo CPI- công bố chỉ số giá. Chỉ số giá tiêu dùng ở Hà Nội tăng 1,32% và TP HCM là 1,07%. Nguy hiểm nhất, nhóm đóng vai trò đẩy giá, không phải là nhóm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu mà lại là nhóm lươg thực, thực phẩm. Ở Hà Nội, “cây rau, con cá” tăng 2,67% trong đó, nhóm hàng thực phẩm tăng cao kỷ lục, tới 3,47%.
Nhưng vì sao giá lương thực thực phẩm lại tăng “dựng đứng” như vậy? Là tại dịch bệnh? Nhưng dịch bệnh đã xảy ra từ hồi 2010. Vả lại, đến cá dưới sông, tôm ngoài biển cũng tăng thì đâu phải do dịch. (Hay là tại bọn Tàu săn ngư dân dữ quá). Tại “hiện tượng tăng giá tâm lý- một phản ứng tiêu cực nhưng hoàn toàn dễ hiểu, trước chỉ số lạm phát quá cao, khi mà cái gì cũng tăng một tí? Tại nguồn cung khan, chưa phân định bao nhiêu phần trăm khan do thiếu và bao nhiêu khan do đầu cơ? Tại thức ăn nhập khẩu tăng, một nghịch lý khi quốc gia xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới vẫn phải nhập 60% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi? Hay tại…xăng?
Tóm lại có nhiều cái tại. Nhưng không cái tại nào có thể lý giải hợp lý câu chuyện thịt lợn tăng với mật độ “mỗi ngày 2 giá” như trong thời gian vừa qua.
Mình nhớ hôm ngồi tàu đi Quảng Ngãi, anh Trưởng tàu cực trẻ, cực đẹp trai, cực thư sinh, cực lịch thiệp đã văn tục khi nói về giá. Anh bảo giảm là giảm thế đéo nào được. Đấy, 1 cuộn giấy vệ sinh trước có 700 đồng giờ nhà tàu đã phải mua 900. Như thế đã là mấy chục phần trăm rồi chứ ít à!
Giá đang tăng theo “buổi”, lạm phát vượt mốc ầm ầm thể này mà bảo giảm, kể cũng… hồn nhiên như cô tiên. Nhưng thôi, mình cứ ghi lại chuyện “giảm 10-15%” ra đây để làm đối chứng. Biết đâu ngành chăn nuôi lại phát minh ra loại thức ăn tăng phọt nào đó. Biết đâu Trung Quốc bỗng dưng trở thành người đồng chí tốt tha cho ngư dân tha hồ đánh bắt cá tôm…
Nhưng mình mới hy vọng được có một hôm thì mới biết nhiều khả năng sẽ được quả dưa bở to tướng. Ấy là bởi sáng nay, bác Hùng Phó Thủ tướng, trong bài phát biểu trước QH, đánh giá những kết quả kinh tế 6 tháng đầu năm là “tích cực” và “đáng khích lệ”.
GDP 5,57%, thấp hơn chỉ tiêu. Lãi suất thực treo thòng lọng trên đầu doanh nghiệp. Nhập siêu vẫn “đạt” hơn 6,6 tỷ USD. Thị trường bất động sản chết cóng. Thị trường chứng khoán- chứng chỉ phát triển của nền kinh tế, biến thành chùa. Và “chỉ tiêu” quan trọng nhất, hàng ngày hàng giờ nắm bóp dạ dày của dân chúng nhất- lạm phát- lên tới 13,29%, gấp đôi “chỉ tiêu” QH phê duyệt. Ấy thế mà những kết quả này vẫn được nhìn nhận là “tích cực”, là “đáng khích lệ”. Không biết khích lệ thì chúng còn đi về đâu nữa.
Nhưng quan trọng nhất, yếu tố “tích cực” và “đáng khích lệ nhất”, thể hiện sự lạc quan hồn nhiên nhất là Chính phủ vẫn mạnh dạn và dũng cảm phi thường khi xác định mục tiêu lạm phát của cả năm chỉ 15-17%, bất chấp các khuyến cáo.
Còn nhớ, khi con số này lần đầu được Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đưa ra trước Uỷ ban thường vụ QH, ông cũng thành thật gãi đầu gãi tai rằng đây là “con số phấn đấu”; rằng: kiềm chế ở mức 17% là rất khó khăn; rằng: khả năng giữ được 17-18% cũng là rất tốt rồi. Trần đời có một. Chỉ tiêu 7%, “giữ” được 17-18% mà vẫn là “rất tốt”. Trần đời giờ có thêm thuật ngữ mới là chỉ tiêu phấn đấu, một thứ chỉ tiêu đề ra dù biết không thể đạt được.
Thôi, mình cứ về nhà làm ký dưa bở trước cho lành.
Nguồn : ĐÀOTUẤN BLOG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét