Một tiếng nói ngoài vườn, một tiếng nói trong nhà, đã từ lâu tôi hiến mình cho cuộc chiến đấu vì hòa bình và công lý bên cạnh nước Việt Nam. Tôi đã coi đất nước này, dân tộc này như một trong những tấm gương đẹp nhất của lòng hy sinh, dũng cảm và tự hào.
Từ ít lâu nay, tôi tiếp tục cuộc chiến đấu ấy, trong nhà với tư cách công dân Việt Nam, và ngoài vườn với tư cách công dân Pháp. Ngoài vườn, tôi cũng chiến đấu với chức danh Chủ tịch một hội hữu nghị và trao đổi sư phạm, Hội ADEP Pháp - Việt, tôi cũng là Ủy viên Trung ương Hội Hữu nghị Pháp - Việt. Tôi viết những bài đăng trên các nhật báo và tạp chí khác nhau. Tôi không nghĩ rằng nhìn vào tất cả các hành động ấy, sự gắn bó của tôi với nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam có thể nào bị nghi ngờ. Cuối cùng, tuy không phải đảng viên của bất cứ đảng nào, tôi tự thấy từ sâu xa mình là cộng sản từ tim đến óc. Chính với danh hiệu ấy tôi đòi quyền được nói thẳng trong cái nơi đã trở thành nhà của mình.
Tôi biết rõ rằng bài viết này sẽ không bao giờ được đăng trên một tờ báo chính thức, toàn văn hay chỉ một phần cũng không. Ông Tổng biên tập sẽ lo sợ bị mất ghế và có thể mất cả thẻ nhà báo nữa. Đó là một tình cảnh khủng khiếp mà tôi không thể tự hào với tư cách công dân của nước này. Vì thế, tôi gửi bài cho một nhóm người mà tôi kính trọng và ngưỡng mộ vì lòng dũng cảm và việc làm hàng ngày của họ. Họ là những người yêu nước chân chính và những nhà dân chủ chân chính, được các tác giả kính trọng: họ không thêm không bớt chút gì những điều tôi nói và tôi khổ sở vì phải nói ra.
Tôi biết rõ rằng bài viết này sẽ không bao giờ được đăng trên một tờ báo chính thức, toàn văn hay chỉ một phần cũng không. Ông Tổng biên tập sẽ lo sợ bị mất ghế và có thể mất cả thẻ nhà báo nữa. Đó là một tình cảnh khủng khiếp mà tôi không thể tự hào với tư cách công dân của nước này. Vì thế, tôi gửi bài cho một nhóm người mà tôi kính trọng và ngưỡng mộ vì lòng dũng cảm và việc làm hàng ngày của họ. Họ là những người yêu nước chân chính và những nhà dân chủ chân chính, được các tác giả kính trọng: họ không thêm không bớt chút gì những điều tôi nói và tôi khổ sở vì phải nói ra.
Tôi đã theo dõi rất chăm chú những sự kiện mới nhất, trong đó các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã vứt bỏ mặt nạ, công khai tấn công các con tàu Bình Minh 02 và Viking II, ở sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tôi đã đi biểu tình chống hành động ấy ở thành phố Hồ Chí Minh; tôi đã đi biểu tình ở Paris; tôi đã viết một bài báo in trên một tờ báo Pháp và được ông Hoàng Hưng dịch ra tiếng Việt đăng trên BVN.
Tôi đã trình bày ở Paris bộ phim tài liệu mà tôi mới thực hiện về ngư dân Bình Châu và Lý Sơn - nạn nhân của những sự gây hấn thường trực của hải lực Trung Quốc. Lúc này tôi đang lo làm cho nó đạt các tiêu chuẩn Pháp và châu Âu để có thể phát hành rộng rãi. Tóm lại, tôi làm hết khả năng để «quốc tế hóa» việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc vi phạm luật quốc tế về hải quyền, vi phạm tinh thần và lời văn bản tuyên bố về ứng xử ở biển Đông Nam Á mà họ đã ký với ASEAN. Tôi làm hết khả năng để nêu rõ sự thật về sự dã man của hải lực Trung Quốc đối với những ngư dân không có vũ khí, thường là nghèo khó, đang đánh cá trong vùng biển của tổ tiên mình… Chỉ những hình ảnh trong phim cũng đủ là những lời buộc tội gay gắt và chứng tỏ rõ ràng hố ngăn cách khổng lồ giữa những lời lẽ hòa bình hay ho với sự dã man trong hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Tôi cống hiến hầu hết thời gian, rất nhiều trong món tiền lương hưu giáo học của mình. Các bạn Việt Nam của tôi biết rõ điều đó: tôi bỏ rơi những người thân, những người chí thiết của mình để theo đuổi cuộc chiến đấu công chính và đáng tôn vinh này bên cạnh những người Việt Nam yêu nước. Và tôi tự hào vì điều ấy!
Tôi đã đi biểu tình chống hành động ấy ở thành phố Hồ Chí Minh; tôi đã đi biểu tình ở Paris; tôi đã viết một bài báo in trên một tờ báo Pháp và được ông Hoàng Hưng dịch ra tiếng Việt đăng trên BVN.
Tôi đã trình bày ở Paris bộ phim tài liệu mà tôi mới thực hiện về ngư dân Bình Châu và Lý Sơn - nạn nhân của những sự gây hấn thường trực của hải lực Trung Quốc. Lúc này tôi đang lo làm cho nó đạt các tiêu chuẩn Pháp và châu Âu để có thể phát hành rộng rãi. Tóm lại, tôi làm hết khả năng để «quốc tế hóa» việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc vi phạm luật quốc tế về hải quyền, vi phạm tinh thần và lời văn bản tuyên bố về ứng xử ở biển Đông Nam Á mà họ đã ký với ASEAN. Tôi làm hết khả năng để nêu rõ sự thật về sự dã man của hải lực Trung Quốc đối với những ngư dân không có vũ khí, thường là nghèo khó, đang đánh cá trong vùng biển của tổ tiên mình… Chỉ những hình ảnh trong phim cũng đủ là những lời buộc tội gay gắt và chứng tỏ rõ ràng hố ngăn cách khổng lồ giữa những lời lẽ hòa bình hay ho với sự dã man trong hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Tôi cống hiến hầu hết thời gian, rất nhiều trong món tiền lương hưu giáo học của mình. Các bạn Việt Nam của tôi biết rõ điều đó: tôi bỏ rơi những người thân, những người chí thiết của mình để theo đuổi cuộc chiến đấu công chính và đáng tôn vinh này bên cạnh những người Việt Nam yêu nước. Và tôi tự hào vì điều ấy!
Nhưng, trong khi tôi lao hết mình vào cuộc chiến đấu này, tôi được biết tin gì đây? Rằng trong thời gian đó một đặc phái viên của Chính phủ Việt Nam, ông Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, sau một chuyến đi thăm Trung Quốc, tuyên bố với Thông tấn xã Việt Nam rằng «Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc». Tôi được biết là ông ta tự mình làm tiếng vọng cho đòi hỏi của Trung Quốc: «Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước». Mà không có một lời bình nào hết! Nghe thấy điều này là cơn ác mộng thật sự đối với tôi. Làm sao mà một nhà chức trách cao cấp của Việt Nam lại có thể dám nói về «quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện» trước những sự phá hoại cố ý và những sự khiêu khích hạ nhục? Những đồng bào ngư dân bị cướp bóc, một vùng biển bị cấm bởi bạo lực vũ trang? Một sự «hợp tác toàn diện » với chiến lược thôn tính biển Đông Nam Á của Trung Quốc? (Bởi vì hôm nay đó chính là lựa chọn chiến lược «cốt lõi» của nhà cầm quyền Trung Quốc).
Tôi có nằm mơ không đấy? Làm sao người ta có thể dám thuật lại mà không bình luận bài học luân lý mà kẻ đốt nhà vừa đốt vừa la làng và đề nghị «hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước»? Ai thiếu nghiêm túc một cách nghiêm trọng và chế nhạo một cách trâng tráo nhân dân Việt Nam? Tại sao ông Sơn không nói lên điều ấy? Phải chăng phép ngoại giao đồng nghĩa với sự nhục nhã, với sự khuất phục? Trong khi thật dễ dàng nhắc lại các sự việc xảy ra một cách khách quan.
Tôi có nằm mơ không đấy? Làm sao người ta có thể dám thuật lại mà không bình luận bài học luân lý mà kẻ đốt nhà vừa đốt vừa la làng và đề nghị «hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước»? Ai thiếu nghiêm túc một cách nghiêm trọng và chế nhạo một cách trâng tráo nhân dân Việt Nam? Tại sao ông Sơn không nói lên điều ấy? Phải chăng phép ngoại giao đồng nghĩa với sự nhục nhã, với sự khuất phục? Trong khi thật dễ dàng nhắc lại các sự việc xảy ra một cách khách quan.
Nội dung của những cuộc đàm phán thượng đỉnh giữa một nhóm người quyết định một cách độc đoán và không thể thay đổi về số phận của hàng trăm triệu người khác, những người không có quyền được biết cũng như quyền được nói, là gì?
Có phải ông Nông Đức Mạnh, những nhà lãnh đạo cao cấp khác và các cố vấn của họ đã ký kết một thỏa ước theo đó nước Việt Nam từ bỏ biển và các đảo của mình cho người đối tác tốt, láng giềng tốt, đồng chí tốt Bắc Kinh?
Dù thế nào thì đó cũng dường như là sự diễn dịch từ tuyên bố của phía Trung Quốc, kẻ đã lợi dụng chuyến viếng thăm của ông Sơn để tái khẳng định lập trường của mình. Nhưng, nhân đây xin hỏi, hôm nay ông Nông Đức Mạnh đi đằng nào mất rồi? Tại sao người ta không muốn nói cho chúng ta về thỏa ước kia nếu như nó có thực? Chính xác ra thì cái «nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước» là gì vậy? Tôi cũng không nghe thấy, trong giai đoạn cực kỳ hiểm nguy mà nước Việt Nam đang trải qua, tuyên bố nào của ông tân Tổng bí thư Đảng. Trong tình huống Tổ quốc lâm nguy, đâu là vai trò lãnh đạo mà Đảng thường cao ngạo, vai trò dẫn đường của nó ra sao rồi? Đâu là tiếng nói của nó? Khi thanh niên, sinh viên, người lao động, khi những gia đình và các trí thức ở trên đường phố thì «Đoàn thanh niên Cộng sản», tổ chức được coi là đại diện cho sự năng động và bảo vệ tổ quốc, ở đâu?
Có phải ông Nông Đức Mạnh, những nhà lãnh đạo cao cấp khác và các cố vấn của họ đã ký kết một thỏa ước theo đó nước Việt Nam từ bỏ biển và các đảo của mình cho người đối tác tốt, láng giềng tốt, đồng chí tốt Bắc Kinh?
Dù thế nào thì đó cũng dường như là sự diễn dịch từ tuyên bố của phía Trung Quốc, kẻ đã lợi dụng chuyến viếng thăm của ông Sơn để tái khẳng định lập trường của mình. Nhưng, nhân đây xin hỏi, hôm nay ông Nông Đức Mạnh đi đằng nào mất rồi? Tại sao người ta không muốn nói cho chúng ta về thỏa ước kia nếu như nó có thực? Chính xác ra thì cái «nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước» là gì vậy? Tôi cũng không nghe thấy, trong giai đoạn cực kỳ hiểm nguy mà nước Việt Nam đang trải qua, tuyên bố nào của ông tân Tổng bí thư Đảng. Trong tình huống Tổ quốc lâm nguy, đâu là vai trò lãnh đạo mà Đảng thường cao ngạo, vai trò dẫn đường của nó ra sao rồi? Đâu là tiếng nói của nó? Khi thanh niên, sinh viên, người lao động, khi những gia đình và các trí thức ở trên đường phố thì «Đoàn thanh niên Cộng sản», tổ chức được coi là đại diện cho sự năng động và bảo vệ tổ quốc, ở đâu?
Ông Sơn tuyên bố rằng: «Những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam - Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì phải bàn bạc giữa các bên liên quan khác». Vấn đề chủ quyền ở biển Đông Nam Á liệu có được các nhà lãnh đạo của chúng ta coi là một vấn đề giữa Trung Quốc với những nước ven biển khác, trong đó Việt Nam là thiết yếu, hay được coi như một loạt vấn đề song phương, quan điểm có lợi cho Trung Quốc? Đường lưỡi bò chẳng đe dọa TẤT CẢ các quốc gia ven biển hay sao? Nếu tôi không thật sự được thuyết phục, thì tuyên bố của ông Sơn gieo vào tâm trí tôi một nỗi nghi ngờ mong muốn đúng đắn của Việt Nam nhằm quốc tế hóa một xung đột thực sự có tầm vóc quốc tế.
Có phải Việt Nam vẫn hy vọng tiến thêm 1 milimet bằng cái lối họp hành thượng đỉnh song phương mà nhân dân không biết gì về nội dung, với một gã khổng lồ cứ mở mồm là khẳng định rằng lập trường của hắn là không thể thảo luận và chứng tỏ điều ấy mỗi ngày bằng những hành động chiến tranh của hải quân và «ngư dân» của hắn? Cái kiểu vờ vịt vô bổ và chỉ nhằm ru ngủ ấy phục vụ cho ai đây? Kẻ nào lợi dụng nó để có được thời gian tiến thêm trong việc thôn tính đã công bố, để ra vẻ mong muốn thương thảo hòa bình, để trong lúc đó huy động nhân dân mình vào một chiến dịch hằn thù chống lại Việt Nam?
Trong khi nhiều người bật khóc, hổ thẹn hay kìm cơn phẫn nộ, trong khi họ bất chấp dùi cui của chính những người cùng nòi giống với mình và sự đe dọa của cảnh sát để xuống đường khẳng định lòng yêu nước, cần phải ngưng ngay cái lối hành động ngoại giao giả tạo kia, vì nó làm nứt vỡ ngôi nhà mà chúng ta đang tìm cách tô trát, nó làm khô héo khu vườn mà chúng ta đang tìm cách khôi phục màu xanh.
Phải chấm dứt những quyết định bí ẩn ở thượng đỉnh. Ta thấy rõ những quyết định ấy đã đưa Việt Nam đến vị trí dễ thương tổn thế nào rồi. Nước này có một Quốc hội. Chính nó phải có những quyết định ở cấp quốc gia, trong một phiên thảo luận mở, công khai, minh bạch. Chính nó và chỉ nó đại diện cho tiếng nói của nhân dân và đất nước. Không ai, không nhóm lợi ích nào, không Đảng nào có quyền chiếm đoạt tiếng nói ấy. Đó chính là bản chất của tư tưởng Bác Hồ. Tư tưởng ấy thời sự hơn bao giờ hết khi nói về việc bảo vệ đất nước.
Hoàng Hưng dịch
Nguon : BOXIT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét